Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2019

Nhiễm sắc thể loại Y và khám phá tương lai của đàn ông

Nhiễm sắc thể Y đang thoái hóa, vậy đến khi nào tình trạng này mới chấm dứt, hay nó sẽ tiếp tục diễn ra cho đến khi nhiễm sắc thể Y hoàn toàn không tồn tại nữa. Trong tự nhiên, có một số loài đã trải qua quá trình này, và chúng đã tiến hóa để tiếp tục duy trì nòi giống. Nền văn minh loài người có thể tiếp tục tồn tại chỉ với phụ nữ?>> Xét nghiệm ADN hành chính

Nhiễm sắc thể Y & nắm bắt tương lai của đàn ông

Nhiễm sắc thể Y đã ổn định?
Dĩ nhiên là quá trình mất mát gen trên nhiễm sắc thể Y nhiều khả năng là phi tuyến tính. Nó có thể nhanh hơn khi nhiễm sắc thể Y trở nên mất ổn định, hay có thể bình ổn khi Y bị mất đi các gen thiết yếu.
Giáo sư David Page. Ảnh: MIT
David Page, nhà sinh học ở Boston, kiên quyết bảo vệ danh dự của nhiễm sắc thể Y loài người, ông chỉ ra rằng mặc dù tinh tinh có cùng tổ tiên với chúng ta từ 5 triệu năm trước và đã mất đi một số gen từ đó đến nay, trong khi con người thì không. Thực ra, con người mất rất ít gen trong 25 triệu năm qua, kể từ khi chúng ta phân tách từ khỉ.>> Xét nghiệm ADN làm thẻ ADN cá nhân
Vậy có phải nhiễm sắc thể Y cuối cùng đã ổn định? Có lẽ nếu mất thêm bất kỳ gen nào trong 27 gen còn lại trên nhiễm sắc thể Y sẽ đánh đổi bằng sự sống hay khả năng sinh sản của người đó.
Nếu nhìn rộng ra ta sẽ phát hiện ngay cả những gen có chức năng quan trọng trên nhiễm sắc thể Y của người (như tạo ra tinh trùng) thì không có mặt trên nhiễm sắc thể Y của chuột, và ngược lại.
Đáng chú ý hơn cả, nhiều loài trong 2 nhóm gặm nhấm đã mất hoàn toàn nhiễm sắc thể Y. Liệu những gen trên Y đã được chuyển đến nhiễm sắc thể khác hay được thay thế, chúng ta vẫn chưa rõ. Vì thế, hoàn toàn có khả năng bắt đầu lại từ đầu mà không có nhiễm sắc thể Y.
Một thế giới không có đàn ông?
Nếu nhiễm sắc thể Y biến mất thì liệu sẽ không còn đàn ông? Nếu như thế thì đó là ngày tàn của loài người. Chúng ta không thể là loài chỉ có giống cái (như thằn lằn New Mexico) bởi vì có ít nhất 30 gen “gắn liền” với tinh trùng. Do đó chúng ta không thể tái tạo đàn ông.
Như thế thì liệu loài người sẽ diệt vong trong 4,5 triệu năm tới? Không hẳn như vậy. Các loài gặm nhấm không có nhiễm sắc thể Y đã tiến hóa một gen mới quy định giới tính, còn con người thì tại sao không?
Sẽ có một ngày, trái đất do phụ nữ thống trị? Ảnh: Shutterstock
Có lẽ điều này đã xảy ra tại một vài quần thể người ở những vùng hẻo lánh, nơi mà các tai nạn di truyền có nhiều khả năng biểu hiện ra ngoài. Cần phải tầm soát nhiễm sắc thể của tất cả các quần thể người trên trái đất thì mới biết chắc được.
Tuy nhiên, một nhóm người có gen giới tính mới sẽ không thể dễ dàng giao phối với người thuộc hệ XY hiện tại. Con của một phụ nữ XX và người đàn ông có gen giới tính mới nhiều khả năng là người chuyển giới hay ít nhất không có khả năng sinh sản. Rào cản sinh sản như thế có thể làm phân chia giống loài, như đã từng xảy ra với các loài gặm nhấm không có nhiễm sắc thể Y. Vì vậy, nếu chúng ta quay lại trái đất sau 4,5 triệu năm, có thể sẽ không còn con người hay một vài họ người khác nhau.
Dù sao đi nữa, 4,5 triệu năm là một thời gian dài. Nhân loại mới chỉ trải qua gần 100.000 năm. Có một số khả năng dẫn đến sự diệt vong của con người sớm hơn nhiều trước khi nhiễm sắc thể Y biến mất.

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2019

Tìm hiểu khái niệm về ADN, nhiễm sắc thể và cấu trúc

Nhiễm sắc thể (NST) là một phân tử dạng hình sợi chứa thông tin di truyền cho mọi thứ từ chiều cao tới màu tóc. Chúng được tào thành từ protein và một phân tử ADN, phân tử này chứa cấu trúc di truyền của sinh vật và được truyền từ cha mẹ. Ở người, động vật và thực vật, hầu hết các NST được xếp thành từng cặp trong nhân của tế bào. Ở người có 22 cặp NST thường.>> Thẻ ADN cá nhân
Tìm hiểu đinh nghĩa về ADN, nhiễm sắc thể & cấu trúc

Giới tính được quyết định như thế nào?
Con người có một cặp NST giới tính trong tổng số 46 NST. NST giới tính được gọi là X, Y và sự kết hợp của chúng quyết định giới tính của một cá nhân. Nữ giới có 2 NST XX và nam giới thì có 1 cặp XY. Hệ thống XY quy định giới tính được tìm thấy ở hầu hết các động vật có vú cũng như ở một vài loài bò sát và thực vật.
Một cá nhân mang NST XX hay XY được quyết định khi một tinh trùng thụ tinh cho một trứng. Không giống như các tế bào khác của cơ thể, tế bào trứng và tinh trùng – gọi là giao tử hay tế bào giới tính – chỉ chứa 1 NST. Các giao tử được tạo thành bởi quá trình phân bào giảm phân, kết quả tạo ra các tế bào sau khi phân chia với số lượng NST giảm đi một nửa so với cha mẹ, hay từ tế bào ban đầu. Ở người, điều này có nghĩa là tế bào cha mẹ có 2 NST và giao tử thì chỉ có 1.
Tất cả giao tử từ trứng của mẹ đều có nhiễm sắc thể X. Tinh trùng của cha thì một nửa chứa NST X và một nửa chứa NST Y. Tinh trùng là yếu tố quyết định giới tính của em bé. Nếu tinh trùng mang NST X, khi nó kết hợp với NST X của trứng tạo thành hợp tử là bé gái. Ngược lại, nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y thì tạo thành bé trai.
Con người có 22 cặp nhiễm sắc thể thường và 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính. Ảnh: U.S. National Library of Medicine
Cấu trúc NST X và Y
Trong khi các NST ở các bộ phận khác của cơ thể mang hình dạng và kích thước giống nhau – tạo thành một cặp tương đồng – NST X và Y lại có cấu trúc khác nhau.
NST X dài hơn đáng kể so với NST Y và chứa hơn một trăm gen. Bởi vì các gen trên NST X không có bản sao trên NST Y, nên các gen trên X chiếm lợi thế. Điều này có nghĩa hầu hết các gen trên NST X, dù có là gen lặn ở nữ giới, thì chúng sẽ được biểu hiện ở nam giới. Chúng được gọi là các gen liên kết với X. Các gen chỉ được tìm thấy trên NST Y thì được gọi là gen liên kết với Y và chỉ được biểu hiện ở nam giới. Các gen nằm trên NST giới tính được gọi là gen liên kết giới tính.
Có xấp xỉ khoảng 1098 gen liên kết với X, mặc dù hầu hết trong số đó không mang đặc tính nữ giới. Thực tế là chúng liên quan đến các rối loạn như bệnh máu khó đông, bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne, hội chứng X dễ gãy và nhiều hơn nữa. Chúng là nguyên nhân cho bệnh mù màu đỏ-xanh, một rối loạn di truyền phổ biến thường được tìm thấy ở nam giới. Những gen liên kết với X không liên quan đến giới tính cũng chịu trách nhiệm trong hội chứng hói đầu ở nam giới.>> chi phí kiểm tra adn
Những gen liên kết với X không liên quan đến giới tính cũng chịu trách nhiệm trong hội chứng hói đầu ở nam giới. Ảnh: © Drx | Dreamstime.com
Ngược lại với NST X, NST Y chỉ chứa 26 gen. 16 Gen trong số đó chịu tránh nhiệm duy trì tế bào. 9 Gen liên quan đến quá trình sản xuất tinh trùng, nếu một trong số chúng bị mất hoặc khiếm khuyết sẽ gây ra tình trạng số lượng tinh trùng thấp hoặc vô sinh. Gen cuối cùng được gọi là gen SRY, chịu trách nhiệm cho các đặc điểm giới tính ở nam. Gen SRY kích hoạt và điều khiển 1 gen khác không nằm trên NST giới tính là Sox9. Sox9 kích hoạt sự phát triển tuyến sinh dục trong tinh hoàn thay vì trong buồng trứng.
Những bất thường của NST giới tính
Những bất thường trong sự kết hợp của NST giới tính có thể gây ra một số đặc tính bất thường và hiếm khi gây chết người.
Bất thường ở nữ giới gây Hội chứng Turner hay Trisomy X. Hội chứng Turner xảy ra khi nữ giới chỉ mang duy nhất 1 NST X thay vì 2 như bình thường. Các triệu chứng bao gồm: cơ quan sinh dục tạo thành tế bào trưởng thành bình thường bị lỗi dẫn tới vô sinh, ngực nhỏ và không có kinh nguyệt, tầm vóc thấp, nặng hơn thì ngực hình màng chắn và có màng cổ.
Hội chứng Trisomy X gây ra bởi tình trạng cá nhân mang 3 NST X thay vì 2. Các triệu chứng bao gồm: tầm vóc cao lớn, chậm nói, suy buồng trứng sớm hoặc bất thường buồng trứng và cơ bắp yếu – mặc dù nhiều cô gái và phụ nữ không hề có biểu hiện.
Nam giới có thể bị ảnh hương bởi hội chứng Klinefelter. Các triệu chứng bao gồm ngực phát triển, một vài tỉ lệ bất thường như hông hớn, cao, vô sinh và tinh hoàn nhỏ.

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2019

Bật mí cơ sở khoa học của giám nghiệm ADN

Xét nghiệm ADN xác định người cha – mẹ với đứa con. Tất cả chúng ta đều được thừa hưởng ADN từ cha mẹ của mình, một nửa của mẹ và một nửa của cha. Vì thế, theo quy luật di truyền khi xét nghiệm ADN so sánh ADN của con với ADN của cha – mẹ giả định, sẽ xác định được chính xác mối quan hệ huyết thống cha (mẹ) – con.>> Xét nghiệm ADN hành chính

Tìm hiểu cơ sở khoa học của xét nghiệm ADN

Xét nghiệm này cũng có thể được sử dụng như một bằng chứng bổ sung về mối quan hệ huyết thống trong trường hợp cần xác định huyết thống mẹ-con mà người mẹ không thể cung cấp được mẫu xét nghiệm – hay nói một cách khác là xét nghiệm ADN ty thể này có thể sử dụng để xác định xem đứa trẻ có mối quan hệ huyết thống theo dòng mẹ với bà ngoại, bác, mẹ, dì… hay không?
Cơ sở khoa học
ADN ty thể có ở cả nam và nữ nhưng chỉ có nữ giới mới truyền ADN ty thể của mình cho tất cả những người con và thường không thay đổi qua nhiều thế hệ. Bằng việc so sánh trình tự của ADN ty thể của những người xét nghiệm có thể xác định được mối quan hệ huyết thống theo dòng mẹ.
Kết quả của xét nghiệm ADN ty thể chỉ là một trong hai kết quả sau:
ADN ty thể giống nhau: Những người tham gia xét nghiệm có mối quan hệ huyết thống theo dòng họ mẹ: bà ngoại – cháu trai / gái, Mẹ - con, dì – cháu trai/ gái, anh – chị em cùng mẹ hoặc cùng bà ngoại….
ADN ty thể khác nhau: Những người tham gia xét nghiệm không có mối quan hệ huyết thống theo dòng mẹ
Đối tượng tham gia xét nghiệm?
Những người cần xác định mối quan hệ huyết thống theo dòng mẹ: Bà ngoại giả định- cháu trai/gái, bác gái/dì giả định- Cháu trai/gái, Anh-chị em cùng bà ngoại? Anh-chị-em cùng mẹ?….
Loại mẫu và cách lấy mẫu xét nghiệm?
Trên cơ sở khoa học ADN tại hầu hết các tế bào trên cùng 1 cơ thể người là giống nhau. Nên bạn có thể lấy bất kỳ 1 loại mẫu nào đều có thể làm xét nghiệm với kết quả chính xác như nhau.
Hy vọng qua bài viết các bạn có thể hiểu được những kiến thức về xét nghiệm ADN là như thế nào. Nếu còn thắc mắc hãy gọi ngay cho chúng tôi theo hotline 1900 6049 để được chuyên gia tư vấn.

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2019

Đột biến genne đã giúp một gia đình không còn đau đớn

Có một gia đình ở Italy đã khiến nhiều nhà nghiên cứu giật mình khi mà họ không biết cảm giác đau là gì. Điều này cũng có nghĩa là dù bị bỏng hay gặp các chấn thương nghiêm trọng họ đều có thể...mỉm cười.>> trung tam xet nghiem adn

Đột phá gen đã trợ giúp một gia đình hết còn đau đớn

Gia đình kỳ lạ không hề biết đau
Một gia đình bao gồm 6 thành viên:bà ngoại, 2 con gái, cháu gái, 2 cháu trai tại Italy gần như không bao giờ biết đau. Thông tin này được chính thức đưa tin trên tờ Newsweek ngày 17/12 khiến nhiều người quan tâm và các nhà nghiên cứu chú ý. Ngay sau khi tin được đưa lên, các nhà khoa học đã bắt đầu tiến hành phân tích để tìm ra nguyên nhân.
Một gia đình ở Ý đã gây chú ý khi các thành viên trong gia đình này không hề có cảm giác đau từ khi sinh ra.

Sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận hiện tượng này xuất hiện do chứng mất cảm giác đau bẩm sinh. Điều này giải thích vì sao, từ khi sinh ra họ không hề cảm thấy đau đớn dù là tổn thương da thịt mức độ nghiêm trọng. Chuyên gia James Cox cho biết: "mật độ sợi thần kinh trong biểu bì của các thành viên trong gia đình này hoàn toàn bình thường. Do đó, chúng tôi nghi ngờ hiện tượng này là do gene gây ra"

Chính nghi ngờ này đã khiến các nhà khoa học tiến hành lấy mẫu máu để tách lọc ADN phân tích. Từ hành động này, ông và các đồng sự đã phát hiện ra một đột biến gene có cái tên: ZFHX2. Sau khi thử nghiệm trên chuột, họ nhận thấy rằng những con chuột được thay đổi gene này đều không biết đau. ≫> dịch vụ xét nghiệm ADN huyết thống
Cơ hội “vàng” cho những người bị đau mạn tính
Việc phát hiện gene gây đột biến khiến con người không còn cảm giác đau sẽ giúp đỡ rất nhiều những người bị đau mạn tính.

Nhờ nghiên cứu này có cơ hội chúng ta sẽ chữa được chứng đau mãn tính đang gây đau đớn cho tận 25 triệu người Mỹ. Đau mạn tính thường xuất hiện do các chấn thương, bệnh tật và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Theo thống kê, có tới 20% người Mỹ, tương đương với 42 triệu người cho biết họ bị các cơn đau ảnh hưởng đến cuộc sống: mất ngủ, không làm được việc,...Nghiêm trọng hơn, một bộ phận trong số đó đã xuất hiện các vấn đề tâm lý khác nhau như trầm cảm, mất ngủ. Thực tế các bác sĩ đã đưa ra nhiều biện pháp giảm đau nhưng vẫn có tới 50 - 75% bệnh nhân chết do các cơn đau từ vừa đến nặng.

Chuyên gia Habib chia sẻ: "Với việc phát hiện đột biến gene này chúng tôi có khả năng sẽ mở ra các phương hướng điều trị tối ưu hơn cho hàng triệu người bị đau mãn tính hiện nay. Đây quả thực là một tin mừng!"

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2019

Gợi ý giám định ADN cho "Thơ" thế nào?

Có lẽ, chưa bao giờ câu chuyện về những nghi án “đạo” tác phẩm văn chương lại trở nên nóng hổi, gây nhiều bức xúc như những ngày gần đây.>>giá xét nghiệm ADN huyết thống

Bật mí xét nghiệm ADN cho "Thơ" như thế nào?

Khi sự việc còn chưa rõ ràng, nhiều “phe nhóm” đã lao vào bút chiến, chỉ trích nhau không thương tiếc. Chưa vội bàn đến chuyện ai “đạo” của ai nhưng rõ ràng sự việc này đã cho thấy kẽ hở trong lĩnh vực bảo vệ tác quyền, sở hữu trí tuệ. Và đáng buồn hơn, là thấy cái giá mà chính những người cầm bút sáng tạo phải trả khi bản thân họ “hờ hững” với vấn đề bản quyền, bảo hộ sở hữu trí tuệ giữa thời đại văn minh này.>> https://phantichadn.com/bang-gia-lam-the-adn-ca-nhan
Không phải đến bây giờ, chốn “trường văn, trận bút” mới xảy ra tranh cãi bản quyền. Với một tác phẩm chưa đăng kí quyền sở hữu thì ai cũng có thể nhận, có thể kiện và thậm chí nhiều trường hợp giằng co, tranh chấp mãi vẫn còn bỏ ngỏ. Nghịch lý đang tồn tại là các đơn vị quản lý bản quyền ở ta vẫn hoạt động theo kiểu chủ động “gõ cửa” từng nhà văn để mời mọc, giục giã việc đăng kí bản quyền kẻo họ phải ngồi chơi, xơi nước. Trong lúc đó thì người viết vẫn cứ ung dung, với suy nghĩ “lúc nào ra tòa hẵng hay”!
Người Việt có câu "Trăm cái lý không bằng tí cái tình". Nó từng đúng như thế, nhất là với những nghệ sĩ, thi nhân vốn không màng danh vọng, lợi lộc. Nhưng không có nghĩa câu nói đó sẽ đúng mãi! Và trong thời buổi hiện tại, khi đã động đến danh lợi rồi có khi “trăm cái tình lại chẳng bằng một nửa cái lý”. Sự thật là như thế. Trong bất kỳ lĩnh vực gì, chứ chẳng riêng thi ca.
Mấy vụ lùm xùm liên tiếp về bản quyền giữa các nhà thơ đã có chút danh tiếng chắc khiến nhiều người trong giới phải buồn rầu. Nhưng xét cho cùng, chính họ đã không “văn minh hóa” sự nghiệp sáng tác của mình để bản thân bị cuốn vào cái mớ bòng bong thật – giả lẫn lộn. Cho dù ai là nạn nhân, ai là thủ phạm thì vẫn là nỗi đau thi ca thời hiện đại, là một vết đen khó xóa trên thi đàn.
Không ít nhà thơ vẫn hồn nhiên bảo: “Tôi kệ, viết cho sướng cái thân mình. Thằng nào thích trộm thì trộm, thích đạo thì đạo”. Nhưng họ không hiểu rằng sự “hồn nhiên nghệ sĩ” đó đã gián tiếp tiếp tay cho gian dối. Hoặc đơn giản, đó là sự hồn nhiên kém văn minh khi phớt lờ những điều kiện có sẵn để bảo vệ đứa con tinh thần của mình. Có nhà thơ, nhà văn lúc “gặp chuyện” mới nháo nhác đi tìm lại bản thảo. Có người đến mức “không hồn nhiên” được nữa thì đành bất lực nhìn tác phẩm của mình bị cướp mất bởi vì kẻ gian “văn minh” hơn. Văn minh thật đấy, bởi dù là kẻ trộm nhưng lại chuẩn bị rất tốt cho tranh chấp pháp lý
Phân biệt người thật - giả còn có xét nghiệm ADN, chứ sản phẩm trí tuệ mà hồn cốt như nhau thì chỉ có lương tâm và cao hơn là bằng chứng (bản quyền) mới phân xử được!.
Duy Linh/Báo Gia đình & Xã hội

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

Hãy cẩn thận khi đổ tội qua xét nghiệm ADN

Báo Tuổi trẻ ngày 14/12/2009 có một bài viết đáng chú ý về xét nghiệm DNA. Câu chuyện có thể tóm lược như sau. Ông Nguyễn Văn Tho (người địa phương quen gọi là Tư Tho), quê quán ở xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, 47 tuổi, góa vợ từ năm 30 tuổi. Cách đây 12 năm, con gái ông lúc đó mới 15 tuổi có quan hệ với T, một thanh niên trong làng làm nghề tài xế xe tải. Kết quả của mối quan hệ này là một đứa bé. Gia đình bên T thoạt đầu đồng ý làm đám cưới nhưng sau đó thì không giữ lời hứa. Những gì xảy ra sau đó là một chuỗi sự việc buồn:

Hãy thận trọng lúc kết tội qua dịch vụ xét nghiệm ADN

Ngày 14/11/1998, Tư Tho bị bắt vì kết quả giám định DNA tại phân viện khoa học hình sự của Bộ Công an xác định ông Tư Tho là cha ruột của đứa trẻ với xác suất 99.97%.
• Ông Tư Tho kêu oan. Tổ chức giám định pháp y trung ương của Bộ Y tế làm xét nghiệm DNA thì thấy T là cha ruột đứa trẻ chứ không phải ông Tư Tho.
• Đến ngày 10/9/2001, Bộ công an lại làm giám định do Tiến sĩ Nguyễn Trọng Toàn làm chủ tịch, và kết luận rằng ông Tư Tho là cha ruột đứa bé với xác suất 99.999%. Ông Tư Tho bị phạt 3 năm tù giam.
• Đến tháng 7/2003, Tòa án phúc thẩm tối cao TPHCM tuyên án hủy hồ sơ vì quá trình lấy mẫu đã vi phạm qui định tố tụng.
• Tòa án tỉnh Tiền Giang không chịu kết luận của tòa án TPHCM nên lại đưa ông Tư Tho ra tòa và kết quả là ông bị phạt 3 năm tù.
• Không đầy 2 tháng sau, Tòa án phúc thẩm tối cao TPHCM lại tuyên bố hủy bỏ vụ án.
• Ngày 29/9/2005, công an tỉnh Tiền Giang lại cho xét nghiệm DNA (lần thứ 4) và Viện khoa học hình sự kết luận rằng ông Tư Tho là cha đứa bé với xác suất 99.997%. Dựa vào kết quả này tòa án Tiền Giang tuyên phạt ông Tư Tho 5 năm tù giam.
• Ông Tư Tho và con gái kêu oan. Ngày 24/8/2007, Tòa án phúc thẩm tối cao TPHCM lại tuyên bố hủy bỏ vụ án.
Câu chuyện đến đó, tôi không biết kết cục sự việc ra sao, vì bài báo không tường thuật thêm. (Báo chí VN thường rất chán, tường trình câu chuyện chẳng đến nơi đến chốn, cứ để lơ lửng như là nhà văn viết tiểu thuyết vậy). Tuy nhiên, câu chuyện nói lên sự nguy hiểm trong việc dựa vào DNA để kết tội. Trước đây, tôi cũng đã có một bình luận chung về vấn đề này và chỉ ra những sai sót trong suy luận mang tính “Prosecutor’s Fallacy” và những bất định trong việc xét nghiệm DNA. Tôi nghi ngờ rằng phía Bộ Công an đã sai lầm khi kết tội ông Tư Tho. Sai lầm này rất cổ điển mà giới luật sư và khoa học các nước phương Tây đã từng kinh qua.
Xác định quan hệ huyết thống qua xét nghiệm DNA là một việc làm cực kì khó khăn và phức tạp. Khó khăn và phức tạp là do sự kết hợp giữa hai lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn rất cao: đó là di truyền học và toán thống kê. Cách làm đơn giản và cơ bản nhất là phân tích allele (biến thể gien) của nhiều gien từ người mẹ, đứa bé, và người tình nghi là cha. Sau đó là một loạt tính toán phức tạp để ước tính (chỉ có thể “ước tính” mà thôi) xác suất quan hệ huyết thống hay probability of paternity (POP).
Mỗi bước và qui trình trên đều có thể sai sót. Nếu sai sót xảy ra từ bước thứ nhất thì tất cả các kết quả và thông tin hai bước sau trở thành vô nghĩa, và bằng chứng không được chấp nhận trước tòa. Đặc biệt là trong bước một, kết quả xét nghiệm DNA có thể sai sót về kĩ thuật như enzyme có vấn đề, hoặc mẫu máu bị nhiễm hay hư hỏng, hoặc nồng độ muối [dùng cho phân tích DNA] bất bình thường, hoặc do lẫn lộn mẫu máu, hoặc đơn giản do sai sót của kĩ thuật viên. Rất khó biết tỉ lệ sai sót trong bước một là bao nhiêu (vì ít ai chịu công bố sai sót kĩ thuật!), nhưng kinh nghiệm của người viết bài này thì tỉ lệ sai sót có thể dao động từ 1 đến 5%. Ở Mĩ, qua tái thẩm định 75 báo cáo trùng hợp hồ sơ DNA, người ta phát hiện 3 sai sót trong bước 1, tức tỉ lệ 4%.
Ước tính xác suất POP khá phức tạp, và có khi phải có sự hỗ trợ của chuyên gia toán thống kê. Chúng ta biết rằng 50% biến thể gien của đứa trẻ được di truyền từ cha, và 50% từ mẹ. Thông thường, một số gien hay loci được phân tích để tăng cao xác suất POP. Mỗi gien có 2 hay nhiềubiến thể gien (allele), và 2 biến thể gien này kết hợp thành dạng gien (genotype). Trong xét nghiệm xác định quan hệ huyết thống, biến thể gien của đứa trẻ được so sánh với mẹ và “cha” để xác định xem một biến thể đó xuất phát từ mẹ hay “cha”. Chẳng hạn như nếu đứa bé có dạng gien AB, và người mẹ có dạng gien AC, thì có thể xác định rằng biến thể A đến người mẹ, và biến thể B xuất phát từ người “cha”. Do đó, nếu người “cha” không có biến thể B thì chắc chắn không phải là cha đứa bé (với giả định rằng không có mutation hay đột biến gien).
Trong trường hợp không thể loại trừ khả năng người đàn ông là cha, thì câu hỏi kế tiếp là xác suất mà một người đàn ông chọn ngẫu nhiên từ cộng đồng dân số có hồ sơ DNA (qua biến thể gien) trùng hợp với đứa bé là bao nhiêu? Thông thường, người ta phải xét nghiệm nhiều gien chứ không phải chỉ 1 gien. Bao nhiêu là đủ? Khó có câu trả lời, nhưng ở Mĩ người ta thường xét nghiệm 9-15 gien. Trong ví dụ trên, tôi dùng A, B, C để kí hiệu biến thể gien, nhưng trong thực tế vì có nhiều gien nên các chuyên gia thường sử dụng mã số từ các microsatellite markers (như 9, 17, 21, v.v…) để nhận dạng biến thể gien.
Đầu tiên là tính “chỉ số cha” (paternity index hay PI). Chỉ số này được tính cho mỗi gien với công thức: PI = X / Y, trong đó X là xác suất mà người đàn ông truyền biến thể gien đến đứa bé, Y là xác suất mà một người đàn ông khác chọn ngẫu nhiên từ cộng đồng truyền biến thể đó cho đứa bé. X = 1 nếu người “cha” có dạng gien homozygous (tức AA hay BB), và X = 0.5 nếu người “cha” có dạng gien heterozygous (như AB). Còn Y có thể ước tính từ tần số biến thể gien trong cộng đồng.
Để minh họa cho vấn đề, tôi lấy một ví dụ trong y văn như sau. Trong trường hợp này các chuyên gia phân tích 9 markers của người mẹ, đứa bé, và người đàn ông bị tình nghi là cha. Cột sau cùng là biến thể gien cần tìm hiểu. Chẳng hạn như với marker D81179, đứa bé có dạng gien 13/14 và người đàn ông là 13/15, cho nên biến thể cần tìm hiểu là 13. Đối với marker FGA, dạng gien của người đàn ông là 21/21, tức là homozyygous.
Bước kế tiếp là xác định tần số biến thể gien cần tìm hiểu trong cộng đồng. Để có những số liệu này cần phải làm nghiên cứu rất khó khăn. Số liệu về tần số biến thể gien trong cộng đồng ở Mĩ là như sau:>> https://phantichadn.com/xet-nghiem-adn-huyet-thong
Dựa vào những tần số này, chúng ta có thể ước tính PI như sau. Chẳng hạn như với marker D8179, người đàn ông có dạng gien 13/15 (tức heterozygous), nên X là 0.5, và tần số biến thể 13 xuất hiện trong cộng đồng là 0.308; do đó, PI = 0.5 / 0.308 = 1.62. Riêng đối với marker FGA thì PI = 1 / 0.176 = 5.68 vì người đàn ông có dạng gien homozygous:
Từ đó, chỉ số tích lũy PI, gọi tắt là CPI là:
CPI = 1.62 x 12.2 x 4.0 x 3.6 x 2.28 x 5.68 x 1.4 x 1.82 x 2.9 = 27,234.
Bước kế tiếp là áp dụng định lí xác suất Bayes để ước tính POP. Xác suất POP thực ra được ước tính dựa vào công thức:
POP = CPI / (CPI + (1 – prior probability)),
trong đó “1 – probability” là “xác suất tình nghi”, tức là trước khi có kết quả xét nghiệm, xác suất mà người đàn ông là cha đứa bé. Xác suất này thường được ước tính là 0.5 (50%), nhưng đây là một sai lầm nghiêm trọng. Giả dụ như probability là 0.5, số liệu trên cho phép chúng ta ước tính POP như sau:
POP = 27234 / (27234 + (1-0.5)*100) = 99.99%.
Bây giờ, quay lại trường hợp ông Tư Tho, có nhiều câu hỏi đặt ra:
1. Qui trình lấy mẫu máu như thế nào, nhiệt độ bảo quản là bao nhiêu, lab phân tích DNA được các hiệp hội sinh hóa quốc tế công nhận chưa? Tỉ lệ sau sót trong phân tích DNA là bao nhiêu?
2. Những gien hay markers mà các trung tâm của Bộ Công an và Bộ Y tế phân tích là những gien hay markers nào? Sử dụng SNP hay là microsatellite? Hai cách chọn này có ảnh hưởng lớn đến kết quả.
3. Tần số biến thể của các gien này trong cộng đồng được ước tính ra sao? Theo tôi biết ở VN rất ít làm nghiên cứu về gien, vậy thì tần số của những gien đó đến từ đâu, sắc dân nào, ai làm, và đã công bố trên tập san khoa học nào? Không có những con số này, tất cả tính toán đều vô nghĩa.
4. Phương pháp tính POP của Bộ Công an và Bộ Y tế cần phải minh bạch hóa. Phương pháp tính cụ thể là gì, và những giả định đằng sau của cách tính là gì. Đây là vấn đề cực kì quan trọng, vì Viện khoa học hình sự kết luận rằng ông Tư Tho là cha đứa bé với xác suất 99.997%.
Đây là những câu hỏi rất quan trọng và có liên quan đến bản án dành cho ông Tư Tho. Sự thật là có khác biệt về kết quả phân tích giữa Bộ Y tế và Bộ Công an, và điều này nói lên vấn đề kĩ thuật. Do đó, vấn đề nằm ở khâu kĩ thuật và phương pháp, kể cả phương pháp tính toán. Những gì tôi trình bày trên đây cực kì cơ bản và có tính cách minh họa; trong thực tế cách tính toán phức tạp hơn nhiều và đòi hỏi phải có chương trình máy tính hỗ trợ. Ngay cả cách tính PI cũng phải hết sức cẩn thận vì có thể sai lầm như mô tả trong bài báo từ thập niên 1980s (CC Li, et al. Basic fallacies in the formulation of the Paternity Index. Am J Hum Gent 1985;37:809-18). Một phương pháp ước tính khác tốt hơn là do một “tổ sư” di truyền học đề nghị vào năm 1986 (RC Elston, Probability and Paternity Testing. Am J Hum Gent 1986; 39:112-122) nhưng khá phức tạp nên tôi không mô tả ở đây. Điểm chính cần biết là: ước tính PI và POP không dễ chút nào. Nhất là ở đây, trong trường hợp người cha tình nghi lại là ông ngoại, thì việc tính toán phức tạp hơn. Không biết những chuyên gia pháp y trong Bộ Công an và Bộ Y tế tính toán như thế nào. Phương pháp này cần phải minh bạch hóa để người khác có thể bình luận.
Nhưng nếu sai sót trong khâu phân tích DNA hay trước đó là các lấy và bảo quản mẫu máu, dù có máy tính đi nữa thì kết quả vẫn sai sót nghiêm trọng. Trong quá khứ đã có nhiều (rất nhiều) trường hợp mà công lí bị sai lầm nghiêm trọng chỉ vì sai lầm về cách phân tích và diển giải DNA. Do đó, kết án một người nào đó dựa trên DNA cần phải hết sức thận trọng. Nếu không chắc ăn, cách tốt nhất là chờ và tham vấn chuyên gia, kể cả chuyên gia nước ngoài. Tôi nghĩ không nên kết tội ông Tư Tho khi những bằng chứng về DNA vẫn còn bất định. Trong bối cảnh thiếu nghiên cứu khoa học như ở VN thì việc kết tội ông ấy là quá vội vàng.

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2019

Bật mí vụ án oan ngoại tình trong suốt 30 năm bởi trao nhầm con

Khi nhìn thấy con gái vừa chào đời, người nam giới lập tức nhận định rằng vợ mình ngoại tình và cũng đã ly hôn sau khi cho cô một trận đòn nhừ tử. Tiếp đó, anh ta đã ra tay sát hại một người trong làng vì nhận định rằng vợ mình qua lại với chính người này. Sự tắc trách của những bệnh viện đã để cho một mái ấm gia đình tan vỡ… >> xét nghiệm adn huyết thống

Gợi ý vụ án oan ngoại tình suốt 30 năm vì trao nhầm con

Sự nhầm lẫn tai hại
Năm 1986, Elvira Tuligenova nhanh chóng được đưa đến một bệnh viện ở thành phố Chelyabinsk, Nga sau khi có dấu hiệu chuyển dạ. Cả thai kì trôi qua mà không có sự bất thường nào, Elvira rất háo hức được gặp mặt con. Nhưng rồi, từ giây phút con gái chào đời, cuộc đời cô cũng rẽ sang một hướng khác.
Sau cuộc vượt cạn thành công nhưng đau đớn, Elvira cố mở mắt nhìn con gái bé bỏng. Mái tóc đen cùng đôi mắt đen láy của con mãi in sâu trong tâm trí cô. Elvira mỉm cười hạnh phúc rồi thiếp đi vì quá mệt mỏi. Vài giờ sau thức giấc, cô hồi hộp chờ đón con gái về với mình. Tuy nhiên, vừa được y tá trao tay, Elvira giật mình khi thấy đứa bé không phải là con mình. Chị lập tức trả lại đứa bé vào bảo y tá: "Cô nhầm rồi! Đây không phải con gái tôi".
Lyuchiya và người mẹ đã nuôi mình từ khi lọt lòng
Nhìn vào mái tóc vàng, đôi mắt xám của đứa trẻ ấy, Elvira chắc chắn đây không phải đứa con mà cô vừa sinh ra cách đây vài giờ. Nhưng đáp lại, nữ y tá thậm chí chẳng nhìn kỹ gương mặt của đứa bé nhưng lại cứ khăng khăng là không hề có sự nhầm lẫn nào.
Quá tức giận, Elvira lập tức nói chuyện với bác sĩ phụ trách nhưng đáng buồn thay, ông chẳng xem đó là vấn đề nghiêm trọng. Vị bác sĩ vẫn cố thuyết phục Elvira rằng đây chính là con gái cô bởi đứa bé vẫn đeo thẻ mang tên Elvira.
Không thể làm gì, Elvira chỉ còn biết đợi chồng tới để nói về những nghi ngờ khủng khiếp của mình. Tuy nhiên, khi anh ta vừa bước vào phòng và nhìn thấy con gái, thay vì nghe vợ giải thích, người chồng lập tức cho rằng vợ mình ngoại tình và lao vào đánh cô không thương tiếc dù mới sinh. Càng van xin, Elvira càng bị đấm đá túi bụi. Sự việc chỉ dừng lại khi nhân viên bệnh viện tới can thiệp.
Mấy ngày sau, khi xuất viện trở về nhà cũng là lúc Elvira nhận được đơn ly hôn. Vì ám ảnh chuyện phản bội của vợ một cách mù quáng, người đàn ông này sau đó không lâu đã ra tay sát hại một người trong làng vì cho rằng vợ đã qua lại mờ ám với nạn nhân.
Elvira đặt tên cho cô bé là Lyuchiya và càng lớn càng không giống bất kỳ ai trong nhà. Mang tội ngoại tình, chồng vào tù, những lời xầm xì xung quanh đã khiến Elvira bị áp lực nặng nề. Cô lao vào uống rượu để khỏa lấp sự đau khổ và vài năm sau qua đời vì nghiện rượu nặng. Những đứa con của gia đình Elvira, trong đó có cả cô bé Lyuchiya buộc phải vào trại trẻ mồ côi.>> Bảng giá làm thẻ ADN cá nhân
Sự thật sau 30 năm
Một buổi tối mùa hè năm 2016, cũng tại thành phố Chelyabinsk, gia đình bà Zoya Tuganova (69 tuổi) quây quần bên nhau xem truyền hình. Tivi lúc này đang phát thông tin về một vụ nhầm con tại bệnh viện. Đột nhiên, Zoya thốt lên đầy ngạc nhiên khi nghĩ tới câu chuyện của mình.
Ekaterina khi còn nhỏ và lúc trưởng thành
30 năm trước, bà hạ sinh con gái thứ 3 nhưng ngay từ khi được bế con trên tay, bà đã vô cùng hoang mang khi con gái có mái tóc và đôi mắt đen, khác hoàn toàn vợ chồng bà. Khi nói về những nghi ngờ của mình, chồng bà cũng kinh ngạc không kém vợ nhưng khi nhìn cơ thể bé bỏng đang nằm ngủ ngon lành, ông chỉ biết trấn an bà rồi cả hai mang bé gái về nhà. "Nếu bác sĩ bảo là con chúng ta thì nhất định là con chúng ta rồi", bà nhớ lại lời chồng khi đó.
Zoya đã đặt tên cho cô bé là Ekaterina và nuôi nấng, yêu thương, chăm sóc hết mực. Cô bé lớn lên trong sự quan tâm, thương yêu của gia đình nhưng sự thật cô bé không giống bố mẹ thì chẳng thể nào xóa nhòa được.
Sau hôm xem chương trình truyền hình đó, Zoya không lúc nào thôi nghĩ về nó. Bà bỗng nhớ lại ngày hôm sinh con ở bệnh viện, có một phụ nữ nữa tên Elvira Tuligenova cũng sinh con gái như mình, vào cùng một thời gian.
Lén lấy sợi tóc của con gái đi xét nghiệm, dù đã gần như biết trước kết quả nhưng Zoya vẫn không tránh khỏi cảm giác hụt hẫng và đau khổ khi không biết con đẻ mình đang ra sao.
Suy nghĩ mãi, bà Zoya quyết định kể lại câu chuyện này với Ekaterina. Sau phút kinh ngạc, Ekaterina đã hiểu và cũng muốn biết cha mẹ thật sự của mình nên cả hai đã đi tìm kiếm. Cuối cùng, họ tìm thấy Lyuchiya. Cuộc xét nghiệm ADN sau đó cho thấy Zoya và Lyuchiya có quan hệ huyết thống.
Sự thật được phơi bày, hiện nay, Zoya cùng Ekaterina và Lyuchiya đang lên chiến lược kiện những bệnh viện năm xưa đã tạo ra vụ việc nhầm con đầy mối đe dọa này khiến một mái ấm gia đình phải tan nát, người chết, kẻ vào tù.
Nguồn: sưu tầm