Mang thai là thời kỳ bạn sẽ chứng kiến nhiều thay đổi lớn của cơ thể mình ngoài chuyện bụng sẽ to hơn và chân sẽ sưng lên. Bạn có bao nhiêu trong số 8 thay đổi khi mang thai dưới đây?>> tầm soát trước sinh không xâm lấn
Điều thú vị về các rối loạn khi mang thai
Phát triển một cơ quan hoàn toàn mới
Cơ thể mẹ không chỉ mang thai bé mà còn phát triển một cơ quan mới hoàn toàn là nhau thai. Nhau thai được hình thành khi trứng được thụ tinh. Lúc này, một túi phôi đa bào sẽ xuất hiện ở thành tử cung khoảng một tuần sau khi thụ thai. Lớp ngoài của túi phôi được gọi là lá nuôi phôi, sẽ nuôi dưỡng và phát triển kích thước của nhau.
Nhau thai chỉ là một cơ quan tạm thời, đồng thời là cơ quan nội tiết, tiết ra các hormone từ gonadotropin đến estrogen và progesterone, rất quan trọng cho việc duy trì sức khoẻ thai kỳ và chuẩn bị hình thành tuyến vú.
Xương yếu đi
Phần đầu của bé sẽ chèn ép lên xương chậu của mẹ. Tuy nhiên, khi mẹ mang thai, cơ thể mẹ tiết ra hormone relaxin giúp thư giãn, nới lỏng phần sụn nối liền các khớp xương. Nhờ vậy, việc mang thai thoải mái hơn nhiều.
Tuy nhiên, relaxin cũng đồng thời tác động đến các khớp xương trong cơ thể vì hormone này cao gấp 10 lần trong giai đoạn này. Đây là nguyên nhân khiến một số bà mẹ bị đau khớp, lưng và tăng kích cỡ giày suốt thời kì mang thai.
Một số thay đổi khi mang thai sẽ khiến bạn khó chịu nhưng luôn có cách để cải thiện>> xét nghiệm quốc tế gentis
Hay buồn nôn
Không ai dám chắc tại sao phụ nữ mang thai thường bị buồn nôn nhưng theo một nghiên cứu thì đây có thể là sự thích nghi của cơ thể để giúp phôi thai phát triển an toàn. Nghiên cứu cho thấy các cơn buồn nôn xuất hiện khi mũi và vị giác bị kích thích bởi những gì nặng mùi. Đây là dấu hiệu cho biết cơ thể đang cố gắng ngăn chặn việc hấp thụ những chất có thể nguy hiểm đến thai nhi.
Ợ chua
Triệu chứng này xuất hiện khi tử cung nở rộng, tạo áp lực và chèn ép hệ tiêu hóa. Thông thường, cơ vòng thực quản sẽ giúp hạn chế lượng axit trong dạ dày, khi áp lực trong ổ bụng tăng lên.
Tuy nhiên, trong thời gian mang thai, các hormone progesterone làm giãn cơ vòng đó. Vì vậy, thai nhi càng lớn thì áp lực đè lên ruột và dạ dày càng cao và mẹ phải đối mặt với chứng ợ chua lâu hơn.
Co thắt bàng quang
Nếu thường xuyên bắt gặp một phụ nữ mang thai đứng xếp hàng trước nhà vệ sinh thì hãy thông cảm bởi đó là nhu cầu “cấp thiết” trong ngày của nàng. Nguyên nhân là do thai nhi đang lớn dần, gây áp lực lên bàng quang, niệu đạo và cơ xương chậu. Không chỉ gây bất tiện vì phải ghé thăm nhà vệ sinh liên tục, mẹ còn đối mặt với hiện tượng són tiểu mỗi khi ho, hắt hơi hoặc thậm chí là cười lớn.
Lượng máu tăng 50%
Trong thời gian bầu bì, cơ thể mẹ cần lượng máu nhiều hơn bình thường. Đến tuần thứ 20 của thai kỳ, lượng máu trong cơ thể bạn đã tăng lên 50% so với trước khi thụ thai. Lượng máu này có thể gây nên một số tác dụng phụ như giãn tĩnh mạch, trĩ và da hồng hào do nhận được nhiều máu lưu thông hơn. Ngoài ra, nó có thể tạo áp lực làm sưng màng nhầy, dẫn đến chảy máu cam và nghẹt mũi.
Tay ngứa ran
Khi mang thai, không ít mẹ bầu mắc phải hội chứng ống cổ tay dù không phải ai cũng thường xuyên đánh máy hoặc chơi đàn. Biểu hiện dễ thấy nhất là tê hoặc ngứa ran ở tay. Chất dịch tăng lên, chiếm 25% tổng số cân nặng trong quá trình mang thai, có thể tích trữ ở bàn tay, mắt cá chân và làm chúng sưng lên. Ở cổ tay, chỗ sưng này có thể chèn ép các dây thần kinh làm tay có cảm giác ngứa, đau hoặc tê rần như có kiến bò. Tuy vậy, mẹ có thể phòng tránh bằng chế độ ăn cân bằng để tránh tăng cân quá nhanh.