Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2019

Chăm sóc cho sản phụ có thai thế nào tốt ?

Thay đổi nội tiết tố và đường tiêu hóa trong quá trình mang thai khiến cho việc ăn uống và sinh hoạt của sản phụ trở nên khó khăn hơn rất nhiều, đặc biệt là đối với những phụ nữ mang thai lần đầu.
Các mẹ bầu có thể lưu ý một số vấn đề sau để giúp chăm sóc bản thân và thai nhi một cách tốt nhất trong thời gian thai kỳ.

Chăm sóc cho sản phụ có thai thế nào tốt nhất ?

1. Giảm khó chịu ốm nghén
- Ăn theo sở thích của cá nhân để hạn chế tình trạng ốm nghén. Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Thức ăn nên được nấu mềm, dễ ăn và có thay đổi thực đơn hàng ngày để tránh nhàm chán. Tránh các đồ ăn kích thích dạ dày.
- Uống đủ nước, nhất là nước ép, sinh tố để bổ sung khoáng chất và bù nước,
- Có thể dùng các sản phẫm của gừng như: trà gừng , mứt gừng , gừng tươi.. Để làm giảm các triệu chứng khó chiu của nghén
- Vận động nhẹ nhàng với các bài thể dục dành cho phụ nữ mang thai. Xoa bóp, massage cơ thể.
- Không sử dụng các chất kích thích.
- Trong 3 tháng đầu mang thai mẹ nên tăng cường các loại thực phẩm có chứa sắt hữu cơ, canxi hữu cơ.
2. Những loại rau tốt cho cơ thể
Trong quá trình mang thai, việc bổ sung các vitamin và chất xơ từ rau, củ, quả rất cần thiết cho sản phụ. Việc chọn sản phẩm phù hợp cho cả mẹ và bé cần được lưu tâm thật kỹ.
- Cà rốt: Chứa hàm lượng cao beta-carotene, một tiền vitamin A, khi vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành vitamin A, giúp cho bé phát triển thị giác. Ngoài ra cà rốt còn chứa nhiều vitamin C giúp tăng hấp thụ sắt cho cơ thể.
- Cải xoăn: Phần đặc biệt của loại cây này là sự phong phú về chất xơ, vitamin và canxi. Giá trị dinh dưỡng của cải xoăn giúp em bé phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ.
- Bắp cải: Hàm lượng canxi và sắt có nhiều trong bắp cải. Hai dưỡng chất quan trọng cho mẹ và bé
- Cà tím: giúp bảo vệ bà mẹ và em bé khỏi sự tấn công của các gốc tự do, giảm cao huyết áp và các rủi ro khác. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng chỉ nên ăn cà tím với lượng vừa phải, nhiều quá sẽ không tốt cho cơ thể, đặc biệt một số mẹ bầu do cơ địa nhạy cảm có thể gây phản ứng ngứa và dị ứng.
- Măng tây: Kiểm soát lượng đường trong máu vì măng tây có chứa vitamin B cao, tăng sản lượng sữa đối với các bạn đang cho con bú.
- Rau bina: Hay còn gọi là rau bó xôi, là một loại rau rất bổ dưỡng với hàm lượng cao các vi chất rất tốt cho thai phụ.
3. Những lưu ý khi tập thể dục
Tập thể dục lúc mang thai là một điều tốt cho cơ thể của sản phụ. Việc tập thể dục đúng cách sẽ giúp giảm các triệu trứng đau nhức cơ thể và lưu thông khí huyết. Tuy nhiên, các mẹ không nên tập một cách tùy tiện, mà cần phải hiểu các quy tắc để an toàn cho cả mẹ và bé.
Những lưu ý cực kì quan trọng các mẹ cần nhớ
- Phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập.
- Chọn trang phục phù hợp
- Khởi động kỹ
- Tập luyện nhẹ nhàng
- Không nín thở lâu
- Không thay đổi động tác đột ngột
- Không tập đến kiệt sức
- Đi lại thư giãn sau khi tập, không ngồi ngay
- Uống nhiều nước

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2019

Giải đáp nhanh các thắc mắc về xét nghiệm NIPT

Xét nghiệm trước sinh không xâm lấn NIPT là một phương pháp sàng lọc nguy cơ bệnh di truyền thai nhi bằng máu mẹ. Xét nghiệm này giúp phát hiện sớm những bất thường về nhiễm sắc thể. Độ chính xác cao, bảo đảm được sự an toàn mà thực hiện dễ dàng và nhanh chóng.>> illumina

Phản hồi nhanh các rối mắc về giám nghiệm NIPT

2. Xét nghiệm trước sinh không xâm lấn NIPT phát hiện được dị tật nào?
Xét nghiệm NIPT chủ yếu phát hiện một số dị tật như:
Hội chứng Down ( Trimosy 21, thừa 1 nhiễm sắc thể 21 ).
Hội trứng Edward ( Trimosy 18, thừa 1 nhiễm sắc thể 18 ).
Hội trứng Patau ( Trimosy 13, thừa 1 nhiễm sắc thể 13 ).
Klinefelter, hội chứng 3X: Thừa nhiễm sắc thể giới tính ( X hoặc Y)….
5. Xét nghiệm trước sinh không xâm lấn NIPT như thế nào?
Nguyên lý của xét nghiệm NIPT: Tách cfDNA của thai nhi từ 4 -7 ml máu của người mẹ. Tỷ lệ cfDNA của thai nhi trong máu của mẹ phải >4% để có thế xác định những bất thường trên nhiễm sắc thể của thai nhi. CfDNA >4% thường thai nhi ở khoảng 10 tuần tuổi trở lên.
6. CfDNA là gì?
cfDNA ( Cell free DNA) là DNA của thai nhi được lưu thông tự do trong máu của người mẹ. Máu của người mẹ được lấy mẫu qua tĩnh mạch. Phân tích cfDNA là một phương pháp: Chẩn đoán trước khi sinh không xâm lấn thường được thực hiện trên các bà mẹ cao tuổi.
7. Khác nhau giữa NIPT và chọc ối là gì?
Ưu điểm:
Phương pháp sàng lọc mới nhất và chính xác nhất để phát hiện dị tật.. Độ chính xác rất cao, khoảng 99- 99,5%.
Không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
Xét nghiệm NIPT chỉ cần 10 ml máu của sản phụ.
Quy trình thực hiện đơn giản mà đảm bảo tính an toàn.
Giảm số lượng thai phụ trải qua các thủ thuật xâm lấn nguy hiểm và căng thẳng.
8. Xét nghiệm NIPT có thay thế chọc ối được không?
Xét nghiệm NIPT là xét nghiệm có độ chính xác rất cao >99%. Tuy nhiên đây vẫn là xét nghiệm sàng lọc không phải là xét nghiệm chẩn đoán. Do đó, xét nghiệm được lựa chọn nhằm gia tăng khả năng phát hiện bệnh và giảm số ca thực hiện các thủ thuật xâm lấn không cần thiết.
Tuy nhiên, xét nghiệm không có ý nghĩa thay thế cho các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán xâm lấn. Ví dụ như chọc dò ối hoặc sinh thiết gai nhau.>> xét nghiệm quốc tế gentis
9. Xét nghiệm NIPT có chính xác hay không ?
Đối với phương pháp xét nghiệm sàng lọc thông thường: Xét nghiệm Double test, Triple test và siêu âm độ mờ da gáy độ chính xác chỉ đạt khoảng 60-80%.
Độ chính xác của phương pháp xét nghiệm NIPT >99%.
10. Rủi ro xảy thai của xét nghiệm NIPT?
Phương pháp xét nghiệm thông thường tỷ lệ xảy thai có thể rơi vào khoảng : 0.2-1%.
Đối với phương pháp xét nghiệm NIPT tỷ lệ sảy thai là 0%
11.Thời gian xét nghiệm NIPT trong bao lâu?
Thời gian để thực hiện xét nghiệm NIPT nhanh chóng mà kết quả chính xác: Chỉ mất có 4 – 6 ngày để có thể nhận kết quả xét nghiệm NIPT.
12. Mẫu xét nghiệm NIPT?
Lấy mẫu xét nghiệm đơn giản. Chỉ cần lấy 4 – 7ml máu ở tĩnh mạch của thai phụ để thực hiện quá trình xét nghiệm.
13. Ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi không?
Vì chỉ lấy mẫu xét nghiệm là máu của thai phụ. Do đó, quá trình xét nghiệm NIPT không có tác động gì đến thai nhi. Như vậy, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thai nhi.
14.Trường hợp nào nên xét nghiệm NIPT?
Những người phụ nữ trên 35 tuổi.
Những người bi sảy thai liên tiếp.
Các trường hợp bị lưu thai với thai bị di dạng hoặc chết lưu thai không rõ nguyên nhân.
Những người có dấu hiệu bất thường trong siêu âm.
Những người có tiền sử sinh con mắc bệnh dị tật bẩm sinh như bệnh Down, bệnh Patau, bệnh Edward ,vv…
Sự bất thường của cha mẹ liên quan đến một trong những NST thử nghiệm.
Phụ nữ mang thai đã từng sử dụng thuốc tránh thai, thuốc hạ sốt, thuốc phục hồi nhiễm trùng, vv …
Phụ nữ mang thai trên 20+6 tuần tuổi, những người đã bỏ lỡ thời gian tốt nhất để sàng lọc huyết thanh.
Mang thai sinh đôi trở lên.
Phụ nữ bị mắc một trong các bệnh sau: Cao huyết áp, tiểu đường, lupus, tim, thận, ung thư, bệnh lây truyền qua đường tình dục, hen suyễn, động kinh.
15. Thời điểm nào xét nghiệm NIPT thì hợp lý ?
Thông thường để chính xác thì xét nghiệm dị tật bằng xét nghiệm NIPT ở tuần thứ 10 của thai kỳ trở đi. Bởi vì ở giai đoạn đầu <10 tháng đầu của thai kỳ lượng cfDNA của thai nhi trong máu của mẹ rất thấp. Nếu phân tích ở giai đoạn này thì dễ cho kết quả dương tính giả.
16. Dương tính giả, âm tính giả là gì?
Dương tính giả và âm tính giả được hiểu là kết quả xét nghiệm mà bạn nhận được là không chính xác. Vậy nên lựa chọn thời gian và phương pháp hợp lý để tránh những nhầm lẫn trong các xét nghiệm. Giúp bạn giảm chi phí trong khám xét và yên tâm hơn với kết quả xét nghiệm nhận được.
17. Dị tật bẩm sinh là gì?
Dị tật bẩm sinh là các hiện tượng của thai nhi hay khi trẻ sinh ra có dấu hiệu bất thường về chức năng, cấu trúc cơ thể hay chuyển hóa. Ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất hay trí tuệ của trẻ, cần được can thiệp chữa trị y tế hoặc phẫu thuật

Máu mẹ hé hở bí mật ADN thai nhi

Trăn trở về thủ thuật chọc ối nguy hiểm có thể tiềm ẩn nguy cơ sảy thai, một giáo sư người Hong Kong đã phát triển phương pháp thử máu chẩn đoán hội chứng di truyền tiền sản qua ADN của thai nhi trong huyết tương mẹ.>> illumina

Máu mẹ hé hở bí mật ADN bào thai

Đồng hồ điểm quá nửa đêm một tối mùa thu năm 1996 là lúc giáo sư Yuk Ming Dennis Lo tìm ra bước đột phá hứa hẹn thay đổi nền y học hiện đại. Phát hiện được ví như báu vật của Lo chính là một ADN di chuyển tự do trong máu, có thể giúp thực hiện những xét nghiệm tiền sản cho bào thai về hội chứng di truyền, tạo lập bộ gene hoàn chỉnh, thậm chí tầm soát ung thư ở giai đoạn sớm.
Tất cả chỉ nằm trong một xét nghiệm máu đơn giản.
Bí ẩn trong máu
ADN của bào thai di chuyển tự do trong huyết tương người mẹ là phát hiện đầu tiên của giáo sư Lo. ADN này chính là cửa sổ giúp chẩn đoán sức khỏe thai nhi trong hiện tại và cả tương lai. Tuy nhiên, phát hiện quan trọng lúc đó không làm giới y khoa hứng thú.
"Họ nghĩ rằng nó chỉ được dùng cho mục đích chọn lựa giới tính", giáo sư Lo, hiện là Giám đốc Viện khoa học sức khỏe Li Ka Shing, Hong Kong, nhớ lại.
Định kiến cho rằng đây chỉ là một ứng dụng hẹp và vấp phải các vấn đề đạo đức đã khiến giới khoa học bỏ lỡ một trong những đột phá lớn nhất thế kỷ 21. Thế nhưng, khó khăn này không ngăn cản Lo tiếp tục công trình đầy tâm huyết.
Khởi đầu của tham vọng vượt thời đại
Lo bắt tay truy tìm ADN của thai nhi trong máu mẹ tại đại học Oxford, Anh, nơi ông có cơ hội gặp nhà khoa học hàng đầu, giáo sư John Bell.
"Tôi được nghe giáo sư giảng về phản ứng chuỗi Polymerase (PCR), kỹ thuật khuếch đại một đoạn ADN thành hàng nghìn, thậm chí hàng triệu bản sao. Ông ấy nói kỹ thuật này sẽ thay đổi thế giới", nhà khoa học 52 tuổi hồi tưởng.
Sau khi học cách thực hiện PCR, Lo nhanh chóng lao vào nghiên cứu một ứng dụng hiệu quả cho kỹ thuật này. Đích đến là một kiểm tra an toàn và không xâm lấn nhằm phát hiện hội chứng Down thay cho phương pháp truyền thống chọc dò màng ối, thủ tục sản khoa phát hiện các bất thường như hội chứng Down thông qua kiểm tra tế bào của thai nhi trong dịch ối.
"Một cây kim lớn sẽ chọc xuyên qua bụng người mẹ tới tử cung", Lo mô tả thủ thuật có thể gây sảy thai với tỷ lệ ước tính 1%, theo thống kê của Cơ quan dịch vụ sức khỏe quốc gia Anh.
"Tôi tự hỏi vì sao các bác sĩ phải thực hiện thủ thuật nguy hiểm như vậy? Tại sao chúng ta không lấy một mẫu máu từ người mẹ để kiểm tra?" Ông nhớ lại những trăn trở thôi thúc ông tìm ra phương pháp chẩn đoán mới.
Tuy nhiên, kiến thức khoa học thời bấy giờ lại chậm một bước so với tham vọng của Lo. Những năm 1980 khi ông còn là sinh viên, giới chuyên gia vẫn tin rằng máu của thai nhi và người mẹ là hoàn toàn độc lập.
Công cuộc tìm kiếm ADN bào thai trong máu mẹ của Dennis Lo kéo dài ròng rã suốt 8 năm nhưng không mang lại kết quả. Tế bào thai nhi đi vào máu mẹ có số lượng quá ít ỏi, nghiên cứu vì vậy phải tạm ngưng.
Chìa khóa từ các phân tử
Năm 1997 là thời điểm bước ngoặt khi giáo sư Lo trở về Hong Kong. 3 Tháng trước đó, ông biết tới thông tin những bệnh nhân ung thư được phát hiện có các ADN từ khối u trôi nổi trong huyết tương (plasma).
Các nhà khoa học nhận thấy các tế bào ung thư chết đi có thể giải phóng vật liệu di truyền vào máu người bệnh, được biết với tên ADN tự do có nguồn gốc từ các tế bào khối u chết (ctADN).
"Tôi nghĩ một đứa trẻ lớn lên bên trong người mẹ cũng giống như ung thư phát triển trong cơ thể, ngoại trừ một điều tôi chưa từng thấy khối u nào nặng hơn 3,6 kg. Như vậy, nếu một khối u nhỏ có thể giải phóng đủ ADN cho chúng ta quan sát thì một bào thai cũng có thể làm điều tương tự", Lo giải thích.
Kiên trì với mục tiêu, Lo buộc phải tìm được cách trích xuất ADN từ huyết tương. Ông bất ngờ tìm ra lối thoát từ một phạm trù tưởng như không liên quan.
"Khi còn ở Anh, tôi thường nấu mỳ ăn liền, đun sôi nước dùng rồi cho mì vào. Tôi chợt nghĩ cách đơn giản nhất để xử lý huyết tương chính là đun sôi nó lên", Lo chia sẻ.
Cách thức đơn giản mang tới hiệu quả không ngờ. Khi đun nóng, protein trong huyết tương, thành phần có thể phá hủy AND bị triệt tiêu, trong khi đó, ADN cần cho nghiên cứu vẫn còn nguyên vẹn.>> xét nghiệm quốc tế gentis
Tuân theo quy trình này, Lo bắt đầu kiểm tra huyết tương của thai phụ tìm kiếm ADN của thai nhi và hoàn toàn bất ngờ khi nhìn thấy kết quả đầu tiên.
"Tôi không thể tin vào mắt mình, ADN của bào thai tìm kiếm lâu nay tồn tại trong chính phần mà chúng tôi đã bỏ lỡ suốt 8 năm qua".

Mô tả xét nghiệm máu chẩn đoán hội chứng Down cho thai nhi trong bụng mẹ. Ảnh: CNN

Từ khám phá tới ứng dụng
Nhiều năm sau phát hiện ADN mang tính đột phá, giáo sư Lo vẫn không tìm được người ủng hộ hay ứng dụng nào.
"Khám phá sẽ là một giải thưởng lớn nếu có thể trở thành xét nghiệm chẩn đoán hội chứng Down", ông nhớ lại lời khuyên từ giới chuyên gia.
Hội chứng Down là bệnh di truyền, xảy ra khi thai nhi đột biến dư một nhiễm sắc thể thứ 21. Thông thường, hội chứng được chẩn đoán bằng kiểm tra các tế bào thai nhi và đếm số lượng nhiễm sắc thể. Các nhà khoa học không tin ADN tế bào tự do có thể làm được điều này. Song, giáo sư Lo đã chứng minh điều ngược lại.
Trải qua một thập kỷ nghiên cứu, năm 2007, nhóm của giáo sư Lo phát hiện vì thừa một nhiễm sắc thể thứ 21, số lượng các phân tử sản xuất từ nhiễm sắc thể này sẽ gia tăng trong huyết tương mẹ nếu thai phụ đang mang bào thai mắc chứng Down.
"Mọi người nghĩ chúng tôi điên vì phương pháp này đồng nghĩa với việc phải thực hiện nhiều kỹ thuật phản ứng chuỗi trùng lặp (PCR)", Lo nói.
ADN của bào thai trong huyết tương, theo vị giáo sư, là rất nhỏ. Do đó, cần thực hiện PCR khuếch đại để tạo ra đủ dữ liệu cho phân tích. Chi phí đắt đỏ lúc ấy khiến phương pháp này trở nên phi thực tế nếu ứng dụng hàng loạt. Tuy nhiên, may mắn mỉm cười với giáo sư Lo vào năm 2008 nhờ sự ra đời của kỹ thuật chuỗi trình tự ADN thế hệ mới có thể tạo ra hàng triệu đoạn ADN chỉ trong thời gian ngắn.
Năm 2011, xét nghiệm máu kiểm tra hội chứng Down được triển khai hàng loạt, tới nay được hơn 90 quốc gia áp dụng. Theo thống kê mới nhất, hơn hai triệu phụ nữ mang thai đã sử dụng phương pháp mới không xâm lấn này trong xét nghiệm tiền sản.
Song song với lợi ích không thể bàn cãi là vấn đề chọn lựa giới tính bị lợi dụng từ xét nghiệm ADN thai nhi. Lo cho biết, ông rất lo lắng về những rủi ro đạo đức này và đã xây dựng nên những quy định nghiêm ngặt cấm sử dụng cho mục đích chọn lựa giới tính từ khi xét nghiệm được cấp phép.
Những khả năng vô hạn
Bí mật trong máu có thể ẩn chứa những khả năng vô hạn trong tương lai, theo giáo sư Lo. Xác lập trình tự bộ gene trước khi sinh là tiền đề kiểm tra những hội chứng có thể mắc phải sau này, trong đó có ung thư vú do đột biến gene BRCA1, ứng dụng trong dự đoán màu tóc hay tuổi thọ.
Vị giáo sư lưu ý chi phí cực đắt đỏ khiến những xét nghiệm này chưa thể thực hiện phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, "về cơ bản, chúng ta đã mở được cửa sổ không xâm lấn để tìm hiểu về cơ thể người".
Tìm kiếm ung thư
Giáo sư Lo đang tập trung nghiên cứu một xét nghiệm máu cho người trưởng thành nhằm chẩn đoán ung thư gan, mũi và vòm họng ngay từ giai đoạn đầu mà các phương pháp tầm soát khác không thể phát hiện.
Được mệnh danh là kỹ thuật "sinh thiết lỏng", phương pháp này truy tìm trong huyết tương những ctDNA giải phóng bởi các tế bào ung thư, qua đó xác định loại ung thư và giai đoạn mà một người đang mắc phải.
Xét nghiệm này đã được triển khai trên 10.000 nam giới trung niên ở Hong Kong và có khả năng cứu sống hàng trăm nghìn người trên thế giới nếu được áp dụng rộng rãi.
Bên cạnh đó, Lo còn sử dụng "sinh thiết lỏng" trong giám sát phản ứng thải loại khi ghép tạng và sức khỏe của bệnh nhân sau tai nạn giao thông.
Tham vọng tiếp theo
Giáo sư Lo đặt mục tiêu tiếp theo cho mình là một xét nghiệm ADN ít xâm lấn hơn, bằng cách sử dụng nước tiểu người mẹ.
"Hai giờ sau khi sinh, ADN của bào thai biến mất trong máu mẹ. Vậy ADN đó đã đi đâu? Chúng tôi đoán là trong nước tiểu", giáo sư nhận định.
Ông cho rằng nước tiểu có thể ẩn chứa một cửa sổ khác mở ra sức khỏe của người mẹ và em bé trong tương lai.
"Do đó, tôi nghĩ đây sẽ là 'kho báu' tiếp theo mà chúng tôi hướng tới", ông nói.

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2019

Các xét nghiệm bào thai nên làm khi ở 12 tuần tuổi

Thai nhi 12 tuần tuổi là một dấu mốc quan trọng trong quá trình hình thành và là giai đoạn thích hợp để thực hiện các xét nghiệm cơ bản để xác định có hay không các dị tật ở thai nhi cũng như tình trạng sức khỏe của người mẹ. Có nhiều xét nghiệm mà bà mẹ nào cũng cần phải làm khi em bé 12 tuần tuổi.>> xét nghiệm NIPT là gì

Những giám nghiệm bào thai cần làm khi ở 12 tuần tuổi

1. Xét nghiệm nhóm máu của mẹ khi thai 12 tuần tuổi
Trong thai kỳ cần xét nghiệm nhóm máu ABO và Rh bởi đây là hai hệ nhóm máu có vai trò rất quan trọng trong việc truyền máu.
Một hiện tượng tuy hiếm gặp đó là sự bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và con dẫn đến hiện tượng tán huyết gây nguy hiểm cho em bé. Yếu tố Rhesus (Rh) là một kháng nguyên hay protein nằm trên bề mặt của hồng cầu. Kháng nguyên D sẽ quyết định đến yếu tố Rh. Nếu một người có kháng nguyên D nghĩa là người đó mang Rh dương. Và ngược lại khi không có các kháng nguyên D tức là Rh âm. Khi người mẹ có Rh âm tiếp xúc với máu của con Rh dương, lập tức mẹ sẽ sinh ra phản ứng miễn dịch. Lúc đó cơ thể người mẹ sẽ sản xuất ra các kháng thể anti D để chống lại các tế bào hồng cầu mang Rh dương của em bé xâm nhập vào cơ thể mình. Nếu trong tương lai, người mẹ mang thai em bé tiếp theo có Rh dương thì các kháng thể anti D có sẵn này sẽ đi qua nhau thai và tấn công các tế bào hồng cầu của em bé gây ra bệnh tán huyết. Nếu em bé sơ sinh bị bệnh Rhesus(tán huyết) không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Xét nghiệm máu nhằm phát hiện tình trạng bất đồng nhóm máu khi thai 12 tuần
2. Xét nghiệm công thức máu khi thai 12 tuần tuổi

Xác định số lượng hồng cầu để sớm phát hiện người mẹ có bị thiếu hụt máu hay không nhằm đưa ra những lời khuyên hợp lý trong quá trình mang thai cũng như có kế hoạch cho thời kỳ sinh nở.
Xác định số lượng bạch cầu (bạch cầu đơn, lymphocytes, bạch cầu trung tính, basophils và eosinophils) để chẩn đoán tình trạng mắc các bệnh nhiễm trùng ở người mẹ.
Tìm ra số lượng tiểu cầu giúp phát hiện khả năng đông máu của bà mẹ, điều này có ý nghĩa đặc biệt trong quá trình chuyển dạ sinh con.
Xét nghiệm công thức máu là xét nghiệm khi thai 12 tuần tuổi
3. Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm
Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm khi thai 12 tuần tuổi là thực hiện các xét nghiệm phát hiện những bệnh có khả năng lây nhiễm qua đường tình dục, đường máu, lây từ mẹ sang con như xét nghiệm HIV, bệnh lậu, giang mai, viêm gan B, Chlamydia... Theo các nghiên cứu cho thấy, khoảng 50- 60% các bệnh lây truyền từ mẹ sang con chủ yếu do trong quá trình chuyển dạ, khi đứa trẻ chào đời bằng phương pháp sinh thường sẽ tiếp xúc trực tiếp với dịch âm đạo hoặc máu của mẹ hoặc do sự trao đổi máu mẹ - thai nhi. Ngoài ra đối với những trường hợp khó sinh bộ phận của người mẹ bị tổn thương thì nguy cơ lây nhiễm càng cao.>> phòng xét nghiệm gentis
4. Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai 12 tuần
Xét nghiệm nước tiểu nên được tiến hành định kỳ trong thai kỳ nhằm phát hiện các dấu hiệu bệnh đái tháo đường thai kỳ. Bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, nhưng có thể điều chỉnh bằng chế độ dinh dưỡng hay hoạt động hằng ngày. Vấn đề thừa đạm trong nước tiểu có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng có thể kèm theo bệnh cao huyết áp làm người mẹ có nguy cơ tiền sản giật.
5. Xét nghiệm Double Test hoặc Triple Test
Double Test, Triple Test là hai xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh giúp phát hiện và tầm soát nguy cơ dị tật ở thai nhi. Đây là các xét nghiệm không xâm lấn và dễ thực hiện.
Xét nghiệm Double test giúp phát hiện nguy cơ mắc bệnh của của nhóm hội chứng Down, Ba nhiễm sắc thể 13 (Trisomy 13) hay 18 (Trisomy 18). Được thực hiện bằng cách lấy máu mẹ kết hợp với kết quả đo độ mờ da gáy khi siêu âm xác định nguy cơ thai nhi mắc bệnh. Trong trường hợp Double Test tìm ra nguy cơ dị tật bẩm sinh thì cần tiến hành sinh thiết nhung mao màng đệm nhau thai. Nếu thai có nguy cơ dị tật bẩm sinh ở mức ranh giới, người mẹ cần thực hiện Triple test ở quý II của thai kỳ để xác định nguy cơ dị tật chắc chắn hơn
Xét nghiệm Triple test được làm ở quý II của thai kỳ (khoảng từ tuần thứ 14 đến tuần thứ 22) nhằm phát hiện các thai có nguy cơ mắc hội chứng Down, dị tật ống thần kinh ở não hay tủy sống và dị tật ba nhiễm sắc thể 18. Xét nghiệm này nhằm khẳng định lại xét nghiệm Double Test thông qua 3 chỉ số: hCG, AFP và Estriol.
Sự khác nhau Double test và Triple test là Double test giúp phát hiện sớm nguy cơ bị Down, còn Triple test xác đinh có nguy cơ thai có bị dị tật ống thần kinh hay không.
Xét nghiệm Double test và Triple test được thực hiện đơn giản bằng cách lấy máu của người mẹ

Trong trường hợp Double test và Triple test cho kết quả là nguy cơ cao thì sẽ tiến hành chọc ối giúp xét nghiệm xem chính xác có bị thai Down hay không.
6. Xét nghiệm Rubella IgM và IgG
Mục tiêu xét nghiệm là để tìm ra kháng thể Rubella IgG và Rubella IgM khi phụ nữ mang thai. Nếu nhiễm Rubella lần đầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì nguy cơ thai nhi bị Rubella bẩm sinh biểu hiện bằng các triệu chứng mù, điếc, tật não nhỏ, bệnh tim bẩm sinh lên đến 90%. Do đó, việc xét nghiệm sớm sẽ giúp phát hiện sớm Rubella ở mẹ, tránh những biến chứng gây nguy hiểm cho thai nhi.
Ngoài những xét nghiệm điển hình kể trên, còn có một số khác như xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, xét nghiệm điện giải đồ, dung nạp đường huyết,...

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2019

TÌm hiểu vài chú tâm khi mẹ bầu dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ

Khi mang thai mẹ chăm sức khỏe không chỉ cho mình mà còn vì con. Mọi sản phẩm mẹ sử dụng trên cơ thể sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến thai nhi. Sử dụng loại dung dịch vệ sinh phụ nữ nào thích hợp cho bà bầu và cần lưu ý những gì? Mẹ nên hiểu rõ hơn bao giờ hết.>> https://nipt.com.vn/

TÌm hiểu vài chú ý khi bà bầu dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ

Dưới đây là 5- Không khi chọn dung dịch vệ sinh vùng kín giúp mẹ bầu có một thai kì khỏe mạnh
Không sử dụng dung dịch vệ sinh bất kì mà cần lựa chọn loại chuyên biệt cho phụ nữ mang thai, sau sinh để đảm bảo tính an toàn và pH âm đạo phù hợp>> Gói NIPT - illumina Cao Cấp
Không sử dụng dung dịch vệ sinh chứa mùi thơm, có màu và tạo bọt nhiều. Bởi những chất này sẽ làm cho các lợi khuẩn cư ngụ bên trong vùng kín mẹ bầu bị tiêu diệt. Ngoài ra, độ pH cũng sẽ bị mất cân bằng tạo điều kiện thuận lợi để các hại khuẩn càng phát triển lan rộng hơn .
Không sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, bộ Y tế VN chưa cấp phép lưu hành
Không sử dụng các sản phẩm chưa được thử nghiệm lâm sàng vì làn da mẹ Bầu giai đoạn này vốn nhạy cảm, rất dễ bị kích ứng
Không sử dụng các sản phẩm chứa các thành phần không phải là từ thiên nhiên và trồng theo phương pháp hữu cơ

Một số vấn đề về sức khỏe hay gặp khi có bầu

Khi mang thai, cơ thể người mẹ có rất nhiều sự thay đổi, gây khó chịu và khiến mẹ lo lắng. Khi gặp các vấn đề này, trước tiên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi đi khám định kì hàng tháng. Ngoài ra, một số thông tin sau có thể khắc phục các vấn đề bạn đang gặp phải.>> xét nghiệm quốc tế gentis

Các vấn đề về sức khỏe thường gặp khi có thai

Táo bón thai kỳ
Táo bón thai kỳ là hiện tượng rất phổ biến với các bà mẹ mang thai. Sự thay đổi nội tiết trong cơ thể có thể làm bạn bị táo bón từ rất sớm. Những tháng sau của thai kỳ, việc bé đang to lên cũng làm giảm nhu động ruột làm tăng khả năng táo bón. Để ngăn ngừa táo bón bạn có thể:
Ăn những thực phẩm có nhiều chất xơ như: bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau quả, các loại đậu như đậu lăng
Tập thể dục thường xuyên để giúp cơ bắp luôn săn chắc. Việc này cũng có thể hạn chế khá nhiều nguy cơ táo bón.
Uống nhiều nước sẽ làm mềm các chất thải, giúp bạn dễ dàng đào thải hơn
Bổ sung sắt cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón. Tuy nhiên đây lại là việc làm không thể thiếu khi mang thai, vì vậy nên lựa chọn những thuốc sắt dạng nước hoặc những loại thuốc sắt được nghiên cứu chứng minh giảm táo bón khi mang thai.
Chuột rút
Chuột rút khi mang thai là những cơn đau đột ngột, sắc nét ở bắp chân hoặc bàn chân, thường phổ biến vào ban đêm. Đến nay những cơn chuột rút hầu như vẫn chưa rõ nguyên nhân nhưng bạn có thể khắc phục bằng cách tập thể dục nhẹ nhàng và thường xuyên, đặc biệt là cử động mắt cá chân và cẳng chân để cải thiện sự lưu thông máu có thể ngăn ngừa chuột rút. Bạn có thể thử bài tập sau:

Uốn cong và duỗi chân mạnh mẽ lên xuống 30 lần
Xoay chân 8 lần 1 chiều và 8 lần khác theo chiều ngược lại
Lặp lại với chân kia
Khi chuột rút đột ngột, mẹ có thể sơ cứu như sau: Kéo ngón chân cứng lên về phía mắt cá chân; gập bàn chân vuông góc với cẳng chân hoặc chà mạnh cơ bắp.
Xuất hiện các cơn chóng mặt khi mang thai
Phụ nữ khi mang thai thường cảm thấy chóng mặt, điều này là do sự thay đổi nội tiết hoặc thiếu máu não. Ngất xỉu sẽ xảy ra nếu não của bạn không nhận đủ máu và do đó không nhận đủ oxy. Bạn có thể cảm nhận sự chóng mặt khi thay đổi tư thế đứng quá nhanh nhưng cũng có thể khi bạn đang nằm và ngồi dậy.>> illumina
Để tránh các cơn chóng mặt bạn nên:
Đứng dậy từ từ sau khi ngồi hoặc nằm
Nếu bạn cảm thấy chóng mặt khi đang đứng, bạn nên tìm 1 chỗ ngồi nghỉ ngơi hoặc nằm xuống và nghiêng về một bên
Nếu đang nằm mà thấy chóng mặt hãy nằm nghiêng qua một bên
Không nên nằm ngửa, đặc biệt sau 28 tuần vì có nguy cơ thai lưu cao hơn
Uống thuốc sắt hàng ngày theo đúng chỉ định và liều lượng của bác sĩ để có một lượng sắt dồi dào tạo máu đủ cho cả mẹ và con
Thân nhiệt cao
Bạn có thể thấy người bạn nóng hơn bình thường khi mang thai, điều này là do sự thay đổi nội tiết, tăng cung cấp máu cho da. Bạn cũng sẽ dễ đổ mồ hôi hơn, lúc này bạn nên:
Mặc quần áo rộng làm từ sợi thiên nhiên vì chúng dễ thấm, thoáng khí hơn sợi tổng hợp
Giữ cho phòng ốc luôn thông thoáng
Rửa mặt/ tắm nhiều hơn để cảm thấy luôn mát mẻ
Són tiểu
Són tiểu là một vấn đề phổ biến trong và sau khi mang thai. Phụ nữ mang thai đôi hay về cuối thai kỳ đôi khi không thể ngăn rò rỉ nước tiểu khi ho, cười, hắt hơn, hoặc đột ngột đứng dậy. Hiện tượng này chỉ diễn ra tạm thời vì cơ sàn chậu (xung quang bàng quang) bị giãn nhẹ để chuẩn bị cho việc sinh nở. Tuy nhiên, nếu đây là một vấn đề lớn của bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ trong thời gian khám sức khỏe nhé!
Đi tiểu nhiều
Đi tiểu nhiều lần thường bắt đầu sớm trong thai kỳ tới tận lúc sinh, nhất là trong những tháng cuối. Lý do là, đầu em bé lớn hơn sẽ cấn vào bàng quang và gây ra hiện tượng mắc tiểu liên tục.
Để giảm nhu cầu đi tiểu vào ban đêm, bạn nên giảm đồ uống vào tối muộn, và hãy chắc chắn rằng đó là những thức uống không cồn và không cafeine.
Thay đổi về da và tóc
Thay đổi nội tiết tố diễn ra trong thai kỳ sẽ làm cho sắc tố ở núm vú và khu vực xung quanh trở nên sậm màu hơn. Màu da của bạn cũng có thể tối đi đôi chút. Không những vậy, các vết nám, tàn nhang, nốt ruồi cũng thâm hơn. Một số người khác lại xuất hiện một đường thâm chạy dọc từ rốn xuống. Da cũng nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời nên dùng kem chống nắng nếu tiếp xúc thời gian lâu với ánh sáng mặt trời. Trong thời gian mang thai, tóc bạn cũng sẽ dày và nhờn hơn. Sau khi sinh xong tóc rụng nhiều.
Tất cả những thay đổi này sẽ giảm dần sau khi sinh em bé.
Giãn tĩnh mạch
Giãn tĩnh mạch chân trong thời gian mang thai là hiện tượng tĩnh mạch nổi xanh lên trên bề mặt da. Mặc dù không thoải mái và mất thẩm mỹ nhưng tình trạng này sẽ biến mất sau khi sinh bé. Tuy nhiên khi giãn tĩnh mạch mẹ cũng nên chú ý:
Tránh đứng lâu
Không ngồi hai chân vắt chéo
Cố gắng không tăng quá nhiều trọng lượng vì điều này làm tăng áp lực lên chân
Thử dùng tất áp lực có thể làm giảm các triệu chứng nặng chân, căng tức bắp chân
Kê cao chân lên gối khi ngủ
Tập chân với bài tập giảm chuột rút, phối hợp với đi bộ, bơi lội sẽ giúp lưu thông máu nhiều hơn.
Trong quá trình mang thai, các mẹ nhớ chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung sắt suốt thời gian mang thai để có thai kỳ khỏe mạnh và thuận lợi nhất.

Thai nhi quay đầu sớm, CHẮC hẳn sẽ sinh sớm?

Dấu hiệu thai nhi quay đầu sớm có đúng là mẹ sẽ sinh con thuận lợi chăng? Vậy thai nhi quay đầu sớm là thời điểm nào của thai kỳ? Câu trả lời là đây.>> illumina

Bào thai quay đầu sớm, CHẮC hẳn sẽ đẻ sớm?

Các chuyên gia cho rằng thai nhi quay đầu sớm, nhưng là sớm so với thời điểm an toàn trong tam cá nguyệt thứ ba là một dấu hiệu tốt. Mẹ có thể yên tâm phần nào về cuộc vượt cạn thuận tự nhiên của sắp tới.
Dấu hiệu thai nhi quay đầu sớm
Khi bước sang tuần thai 30 trở đi, mẹ nên siêu âm để biết chính xác nhất việc thai đã xoay đầu hay chưa. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dự đoán điều này thông qua vị trí thai máy, cử động tay, chân của trẻ trong bụng mẹ.

Mẹ hãy để ý xem hiện tại bé đạp ở phần trên hay dưới bụng, để xem bé đã có sự thay đổi về vị trí chưa. Khoảng 80% thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu từ tuần thai thứ 28 – 29.
Thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu từ tuần thai thứ 28 – 29
Nếu trước thời gian này thì chính là dấu hiệu thai nhi quay đầu sớm. Một vài trường hợp bác sĩ chẩn đoán thai nhi đã quay đầu về ngôi thuận từ tháng thứ 5.
Hơn nữa, nếu bé nhà bạn là con đầu lòng thì có thể bé sẽ quay đầu trong tuần thứ 35, còn nếu là đứa con thứ 2 trở đi thì thời điểm xoay ngôi thai có thể muộn hơn.
Vị trí quay đầu của thai nhi như thế nào là tốt?
Vị trí tốt nhất là ngôi thai thuận, tức là đầu chúc xuống và gáy của bé quay về phía bụng mẹ( ngôi trước). Vị trí này giúp bé đi qua đường vòng của hông một cách dễ dàng và thoải mái, mẹ cũng cảm thấy đỡ đau đớn hơn so với các vị trí khác khi sinh.
Các chuyên gia cũng cho rằng nếu khi sinh vị trí của bé nằm ở vị trí đáy của khung xương chậu, vòng đầu lớn nhất của bé cũng sẽ đặt ở vị trí rộng nhất của xương chậu khi đó bé sẽ ra đời cách dễ dàng.
Mẹ nên siêu âm đều đặn để biết thai quay đầu đúng vị trí hay chưa?
Một số ít trường hợp bé nằm đúng chiều nhưng gáy lại nằm quay về phía cột sống của mẹ, trường hợp này được gọi là ngôi sau.
Vị trí này không tốt cho mẹ trong quá trình chuyển dạ vì dễ gây vỡ ối khi chuyển dạ, trong quá trình chuyển dạ xuất hiện những cơn đau dữ dội phía lưng, thời gian chuyển dạ của mẹ cũng sẽ bị kéo dài ra.
Thai nhi quay đầu sớm có sao không?
Như đã chia sẻ ở trê, việc thai nhi quay đầu sớm từ đầu tam cá nguyệt thứ ba là quá trình tự nhiên, mẹ bầu có thể yên tâm việc này không có gì đáng lo ngại.
Chỉ có một lưu ý nho nhỏ nếu bé quay đầu trước tuần thai thứ 35, bầu nên tránh vận động nhiều nếu không bé có nguy cơ “tụt xuống” khu vực xương chậu nhanh hơn và dẫn đến việc sinh sớm.
Với một số ít trường hộp, thai nhi dù đã quay đầu, nhưng mặt lại quay về bụng mẹ, đây gọi là ngôi sau. Ở vị trí này, quá trình vượt cạn sẽ gặp những rắc rối sau:
Thời điểm vừa bắt đầu chuyển dạ, màng ối nhanh chóng bị vỡ, dễ gây suy thai
Nếu không sinh nở kịp sẽ gây nguy hiểm đến sự an toàn tính mạng của trẻ
Mẹ phải đối mặt với chứng đau lưng dữ dội
Thời gian chuyển dạ kéo dài hơn dự tính
Khả năng dùng các thủ thuật khác để hỗ trợ việc lấy thai là rất cao
Những ngày cuối thai kỳ, mẹ nào cũng đầy hồi hộp, ngóng trông khoảnh khắc bé yêu sẽ chào đời. Đôi khi, ngày dự sinh sẽ không chính xác bằng các dấu hiệu của cơ thể. Mẹ ơi, cùng "điểm danh" những dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần nhé.

Thai bao nhiêu tuần thì quay đầu?
Ngôi thai đầu chính là yếu tố quyết định mẹ có thể sinh thường hay không. Tư thế này tức là thai nhi quay đầu chúc xuống dưới, gáy quay về phía mẹ.
Chính điều này giúp tạo một áp lực lên tử cung, giúp tử cung dễ dàng mở rộng hơn khi xuất hiện các cơn co thắt đầu tiên. Từ đó giúp thiên thần nhỏ chào đời an toàn và thuận lợi.>> xét nghiệm quốc tế gentis
Câu hỏi đặt ra là khi nào thì thai nhi quay đầu xuống? Mỗi thai nhi sẽ có một thời điểm quay đầu khác nhau, nhưng thông thường ngôi thai sẽ thuận khi mẹ bầu bước sang tuần thứ 35.
Đó là cột mốc với những ai mang thai lần đầu. Tuy nhiên với các mẹ mang thai lần thứ hai, thời điểm quay đầu này sẽ muộn hơn, thường rơi vào khoảng tuần thứ thai thứ 36, 37.
Thai nhi quay đầu sớm là tín hiệu mừng cho quá trình chuyển dạ
Thai nhi quay đầu mấy lần?
Nếu theo sát lịch khám và siêu âm thai theo chỉ định của bác sĩ, ngay từ tháng thứ 5 của thai kỳ mẹ đã biết thai nhi quay đầu về ngôi thuận hay không. Hầu hết các bé sẽ giữ ngôi thai này cho đến khi mẹ sinh.
Theo các số liệu thống kê khoảng 80% thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu từ tuần thai thứ 28 – 29, còn 20% còn lại sẽ rơi vào 2 trường hợp quay đầu sớm và trễ hơn.
Và thai nhi chỉ quay đầu một lần duy nhất. Vì lúc bé quay đầu “khoang chứa” đã bắt đầu chật hẹp không thể thích thì quay ngược, không thích thì quay xuôi được.
Ngôi thai ngược có sao không?
Có ngôi thai thuận thì cũng có ngôi thai ngược. Nhờ sự can thiệp của khoa học kỹ thuật y tế hiện đại, ngày ngay các bác sĩ đã có thể phát hiện nhiều trường hợp ngôi thai bị ngược, mông quay về phía tử cung (ngôi ngược) hay có những thai nhi đã quay đầu, nhưng phần gáy lại nằm phía bên cột sống (ngôi sau).
Phần lớn các mẹ bầu rơi vào tình trạng ngôi ngược hoặc ngôi sau này sẽ được khuyến khích sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con khi chuyển dạ.
Nếu ngôi thai ngược, bác sĩ vẫn có những biện pháp an toàn để can thiệp nên không việc gì phải lo lắng
Phương pháp giúp thai nhi quay đầu dễ dàng
Nếu ở tuần thai thứ 35 mà thai nhi vẫn chưa chịu quay đầu, mẹ có thể áp dụng một vài phương pháp nhẹ nhàng sau tại nhà để nhắc nhở bé cưng đã đến lúc “mình gặp nhau”.
Lưu ý để đầu gối thấp hơn hông khi ngồi: Chọn các loại ghế đổ người về phía trước hay kê thêm một tấm nệm trên mặt ghế.
Tập thể dục: Mẹ bầu nên tập một vài động tác kết hợp chân, tay, hông sẽ khiến thai nhi xoay đầu nhanh hơn. Mẹ có thể tham khảo bài tập sau: Tư thế bầu nằm thẳng lưng, vùng xương chậu nâng cao khoảng 20 – 30cm so với mặt sàn. Sau đó, giữ nguyên tư thế trong khoảng 15 phút.
Nằm nghiêng 3 tháng cuối thai kỳ: Hãy chuyển sang tư thế nằm nghiêng bên trái. Nằm tư thế này sẽ giúp thai nhi dễ xoay đầu hơn đồng thời không ảnh hưởng tới quá trinh cung cấp dinh dưỡng, oxy nuôi thai nhi.
Tập bò mỗi ngày: Mẹ bò bốn chân và mỗi ngày nên thực hiện động tác này khoảng 10 phút, tư thế này tránh cho bé nằm ở ngôi sau.
Ở tam cá nguyệt cuối, bạn vẫn nên duy trì các bài tập thể dục để chuẩn bị một nền tảng sức khỏe tốt cho suốt giai đoạn mang thai và nuôi con nhỏ sau này. Dưới đây là gợi ý các bài tập cho mẹ bầu trong từng tháng mang thai, điều sẽ giúp bạn thực hiện được việc chuẩn bị thể chất quan trọng đó.
Thai nhi quay đầu sớm trong giới hạn cho phép từ 28-37 tuần thai không phải là điều lo lắng. Vấn đề cần quan tâm nhất lúc này chính là sức khỏe của mẹ, tránh vận động mạnh để hạn chế nguy cơ sinh sớm.

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2019

Dính trĩ khi có thai & những vấn đề nên chú ý

Thông thường, khi mang thai thường có tình trạng bà bầu bị trĩ, đặc biệt trong ba tháng cuối thai kỳ. Bệnh cũng có thể phát triển trong lúc mẹ đang chuyển dạ và trở nên phổ biến sau khi sinh bé.>> xét nghiệm quốc tế gentis

Bệnh trĩ khi mang bầu & các vấn đề nên lưu ý

Bị trĩ khi mang thai sẽ gây ra tình trạng khó chịu, ảnh hưởng sức khỏe bà bầu. Bà bầu bị sa búi trĩ cần tìm hiểu kỹ về căn bệnh này cũng như cách điều trị căn bệnh này.
Tại sao phụ nữ mang thai rất dễ bị bệnh trĩ?
Mang thai dễ khiến bạn bị trĩ, giãn tĩnh mạch ở chân và đôi khi ngay cả trong âm hộ vì nhiều lý do.
Tử cung của bạn phát triển gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ dưới. Điều này có thể làm chậm sự tuần hoàn máu từ nửa dưới cơ thể, tăng áp lực lên các tĩnh mạch dưới tử cung và làm tử cung sưng lên.
Táo bón, một trong những chứng phổ biến khi mang thai, cũng là “thủ phạm” gây ra hoặc góp phần làm bệnh trĩ thêm trầm trọng. Đó là do sự căng cơ dẫn đến bệnh trĩ và phụ nữ thường có xu hướng căng cơ khi phải gắng sức rặn để đi vệ sinh.
Ngoài ra, sự gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone trong thời gian mang thai khiến các thành tĩnh mạch dễ bị sưng. Progesterone làm chậm nhu động ruột và khiến bạn dễ bị táo bón.>> Gói NIPT - illumina Cơ Bản
Dấu hiệu của bệnh trĩ khi mang thai
Có hai dạng trĩ trong và trĩ ngoài. Nếu là trĩ trong, bạn có thể không biết cho tới khi thấy chút máu trên giấy vệ sinh. Trĩ ngoài tạo cảm giác như có 1 vật gì đó phình to ra khỏi hậu môn với hình dạng như một quả nho.
Nếu bạn nghi ngờ, hãy lấy một cái một gương và kiểm tra. Hãy chuẩn tinh thần vì chúng không phải thứ đẹp đẽ để nhìn.
Kích thước trĩ không nhất thiết phải phải chỉ số cố định và rõ rệt. Một số phụ nữ mô tả nỗi đau của bệnh trĩ giống như một “ngồi lên một con dao sắc” hoặc “bị rạch bởi một lá bài”. Tuy nhiên, nếu bạn thấy mình bị trĩ mà không cảm thấy đau đớn thì cũng không cần lo lắng.
Hiện tượng chảy máu cũng có thể xảy ra nếu trĩ lớn và bị căng. Triệu chứng này cũng nguy hiểm vì nó có thể dễ bị nhầm lẫn bởi các nguyên nhân gây chảy máu trong khác.
Bệnh trĩ có nhiều dấu hiệu khác nhau nên mẹ cần chú ý phát hiện điều trị kịp thời
Nếu bạn lo lắng hãy kiểm tra hãy tới cơ sở y tế. Việc này sẽ tốt hơn cho sự an toàn của bạn và con bạn.
Phụ nữ bị giãn tĩnh mạch âm hộ thường dễ bị bệnh trĩ hơn. Thừa cân trước khi mang thai, đa thai; thừa nhiều nước hoặc ít vận động, tất cả sẽ góp phần gây nguy cơ bị trĩ khi mang thai.
Bệnh trĩ gây cảm giác rất khó chịu do đau phía trong và xung quanh hậu môn. Chúng cũng có thể cảm thấy ngứa và gây áp lực cho cơ thể. Tất cả những cảm giác này sẽ trải nghiệm rất khác biệt nếu bạn chưa từng trải qua trước đó.
Một số phụ nữ cho biết rằng sau khi quan hệ tình dục, cảm giác đau nhói xung quanh búi trĩ cũng bị gia tăng. Điều này xuất phát từ sự gia tăng nói chung lượng máu chảy đến và bị dồn ứ lại tại các khu vực âm đạo/vùng đáy chậu/hậu môn trong quá trình giao hợp.

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2019

Kiểm tra trước sinh và tầm quan trọng của nó

Xét nghiệm tiền sản là sử dụng những phương pháp thăm dò trong thời kỳ thai nghén nhằm phát hiện các bất thường về hình thái hay nhiễm sắc thể của thai. Đây là những phương pháp chẩn đoán sớm các dị tật bẩm sinh của thai, từ đó đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời, nhằm giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh, tỷ lệ trẻ bị dị tật, khuyết tật nặng nề…>> kiểm tra trước sinh

Kiểm tra trước sinh và tầm quan trọng của nó

Xét nghiệm tiền sản là để khảo sát tình trạng sức khỏe thai nhi và các dị tật thai nhi trước khi thai nhi được sinh ra. Dị tật thai nhi chiếm 20-25% các nguyên nhân tử vong chu sinh. Do đó, tầm soát dị tật thai nhi là phần quan trọng trong chẩn đoán tiền sản.
Ngoài ra, việc phát hiện sớm những khuyết tật có thể sửa chữa được sau sinh như chẻ vòm hầu, tay chân khoèo… giúp thai phụ và gia đình chuẩn bị tâm lý tốt hơn.
Xét nghiệm phát hiện gen gây bệnh THALASSEMIA
Sẽ là một gánh nặng cho gia đình nếu đứa con ra đời bị bệnh thalassemia vì phải được truyền máu thường xuyên mà kết cục thì cũng sẽ phải tử vong trước tuổi trưởng thành vì các biến chứng của việc tích tụ sắt trong gan hay các cơ quan khác do hậu quả của việc truyền máu. Chính vì vậy việc tầm soát gen thalassemia cho các phụ nữ trước hay sau khi mang bầu nhưng trước khi sanh con là rất cần thiết.
Người phụ nữ trước hay sau khi mang bầu, nếu xét nghiệm công thức máu cho thấy có nguy cơ thalassemia thì phải được xét nghiệm phát hiện gen β-thalassemia hay a-thalassemia. Nếu sản phụ có mang gen thì phải xét nghiệm máu cho chồng. Nếu chồng cũng mang gen thì phải làm xét nghiệm tiền sản cho thai nhi để xác định thai có hay không mang gen hay hay sẽ chắc chắn bị bệnh thalassemia.
Mẫu để làm xét nghiệm là máu kháng đông bằng EDTA, có thể giữ ở nhiệt độ thường trong vòng 24 giờ hay phải giữ lạnh 4-8oC trong vòng 3 ngày. Kết quả sẽ có trong vòng 3 ngày sau khi nhận được mẫu để BS cho sản phụ lời khuyên thích hợp.
Hình 1: Kết quả phát hiện gen thalassemia. Β-thalassemia là kết quả giải trình tự (A) HBE dị hợp; (B) Cd41/32 dị hợp. A-thalassemia là GAP-PCR (C) 96C, 128, 129, 130, 131,133, 138, 148: aa/aa (âm tính). 132, 135, 136, 137, 139, 140, 141, 147, 149: Aa/–SEA (SEA dị hợp). 134: Aa/-4.2 (4.2 dị hợp). 142, 127C: –SEA/–SEA (SEA đồng hợp)
Xét nghiệm trước sanh không xâm lấn (NIPT)
Nguy cơ bị dị tật thai nhi do sự đột biến gia tăng số lượng của các nhiễm sắc thể (NST) là 1/16.000 đối với NST 13 (hội chứng Patau), 1/5.000 đối với NST 18 (hội chứng Edwards) và 1/700 đối với NST 21 (hội chứng Down). Ngoài ra các đột biến NST X hay Y cũng có thể xãy ra. Các đột biến này không di truyền nhưng có thể xãy ra trong quá trình sinh tinh, sinh trứng hay trong quá trình phân chia tế bào để hình thành bào thai. Tuổi bà mẹ càng lớn thì nguy cơ này càng cao.>> xét nghiệm quốc tế gentis
Các xét nghiệm double test, triple test và siêu âm độ mờ da gáy cùng phối hợp tuổi thai và tuổi mẹ có giá trị sàng lọc nhưng độ đặc hiệu không cao, vì có nhiều ca bất thường trên double test và triple test cũng như độ mờ da gáy nhưng thai vẫn bình thường. Muốn xác định có hay không có bất thường số lượng các NST 13, 18, 21, X/Y của thai nhi thì phải làm xét nghiệm qF-PCR hay FISH trên các tế bào lấy từ chọc ối. Tuy nhiên đây là kỹ thuật xâm lấn và chỉ có thể làm từ thai 16 tuần.
Xét nghiệm trước sanh không xâm lấn NIPT (Non-Invasive Prenatal Testing) thực hiện trên máu mẹ là giải pháp thích hợp và tiên tiến nhất, có thể sàng lọc các nguy cơ thai nhi bị dị tật do bất thường số lượng các nhiễm sắc thể 13, 18, 21, X/Y và có thể cả 19 cặp nhiễm sắc thể còn lại với độ chính xác trên 99.9%. H
Mẫu để làm xét nghiệm là: (1) Máu kháng đông bằng EDTA, (dùng ống chân không EDTA của BD). Với loại mẫu này thì phải giữ lạnh 4-8oC cho đến khi đến phòng xét nghiệm nhưng tổng thời gian không được quá 24 giờ. (2) Máu kháng đông bằng ống STRECK, mẫu này phù hợp cho các nơi xa vì thời gian bảo quản lên đến 15 ngày ở nhiệt độ phòng. Kết quả sẽ có trong vòng không quá 10 ngày kể từ khi lấy mẫu.
Hình 2: Một kết quả NIPT cho thấy thai bị nguy cơ cao “Trisomy 21”. Các nhiễm sắc thể 13, 18 và X/Y là bình thường.
Các nhiễm sắc thể khác cũng bình thường nên không được hiển thị.

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2019

Gợi ý tình trạng bà bầu bị trào ngược dạ dày

Bà bầu bị trào ngược dạ dày sẽ gặp phải cảm giác khó chịu, chán ăn ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.>> https://nipt.com.vn/

Tham khảo tình trạng bà bầu bị trào ngược dạ dày

Vậy nguyên nhân nào khiến bà bầu bị trào ngược dạ dày? Làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Bà bầu bị trào ngược dạ dày do đâu?
Trào ngược dạ dày là chứng bệnh mà hầu hết phụ nữ mang thai đều gặp phải. Nó không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn gây nên tình trạng chán ăn. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Có hai nguyên nhân khiến bà bầu bị trào ngược dạ dày. Đầu tiên đó là do sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai khi mà lượng progesterone tăng lên.
Đây là loại nội tiết tố giúp cơ tử cung giãn nở nhưng cũng là nguyên nhân khiến cửa van dạ dày giãn ra.
Trào ngược dạ dày khiến bà bầu khó chịu, buồn nôn
Lúc này một lượng axit dạ dày sẽ bị tràn ra gây cảm giác nóng ran, khó chịu. Nó còn làm các cơn co thắt của thực quản và ruột chậm lại ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Như vậy thức ăn ở trong dạ dày lâu hơn khiến lượng axit tăng lên.
Nguyên nhân thứ hai làm bà bầu bị trào ngược dạ dày là do kích thước thai nhi lớn dần. Điều này gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới khiến axit bị đẩy lên thực quản.
Theo thống kê thì có khoảng một phần ba phụ nữ mang thai bị trào ngược dạ dày từ ba tháng đầu. Đến giai đoạn cuối thì con số tăng lên gấp đôi.
Biểu hiện trào ngược dạ dày khi mang thai
Bà bầu có thể nhận biết chứng trào ngược dạ dày qua các dấu hiệu sau đây:
Vùng ngực nóng rát, khó chịu
Thường xuyên ợ nóng, ợ hơi
Bị đau ở thượng vị
Buồn nôn, nôn khan
Rát họng khó nuốt
Giọng khàn, ho khan
Nó còn gây ợ nóng, nôn khan khó chịu cho mẹ bầu
Một số thai phụ khi gặp tình trạng này liền đi xét nghiệm để chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng điều này không quá cần thiết.
Khi khám thai định kỳ các bác sĩ sẽ căn cứ vào các triệu chứng, tình trạng để đánh giá và làm những xét nghiệm cần thiết. ≫> xét nghiệm quốc tế gentis
Biện pháp khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày
Trên thực tế hiện tượng trào ngược dạ dày do mang thai sẽ tự động biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài sẽ cực kỳ khó chịu và khiến bà bầu không muốn ăn uống.
Ăn uống khoa học là cách tốt nhất tránh kích thích dạ dày
Điều này sẽ khiến em bé bị thiếu dinh dưỡng, kém phát triển. Bởi vậy, bà bầu bị trào ngược dạ dày cần thực hiện các biện pháp sau để cải thiện chứng bệnh này:
Chia nhỏ bữa ăn: Việc ăn quá no sẽ khiến dạ dày bị căng, hoạt động co bóp không ổn định. Nên cách này sẽ tránh được việc axit bị dư thừa trong dạ dày. Mẹ bầu nên chia nhỏ bữa chính thành 7 – 8 bữa nhỏ trong ngày.
Tuyệt đối nghỉ ngơi sau khi ăn: Việc nghỉ ngơi không chỉ đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu mà còn giúp thức ăn được chuyển hóa tốt hơn.
Tránh bị căng thẳng, stress: Khi lo âu hay căng thẳng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Vậy nên lời khuyên cho mẹ bầu là hãy giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ để bị chứng trào ngược dạ dày làm phiền.
Không ăn thực phẩm chua, nóng: Bởi chúng sẽ khiến niêm mạc nhu động ruột bị kích thích gây trào ngược. Tránh ăn các món chứa nhiều gia vị, cà phê, trà, chocolate, hạn chế món chiên xào…
Ăn chậm và từ từ: Vì nếu ăn nhanh, nuốt đại cho xong sẽ khiến không khí đi vào dạ dày gây trào ngược.
Không được vừa ăn vừa uống: Hay trộn chung cơm với canh sẽ vì điều này khiến dạ dày bị quá tải và kích thích axit sản sinh nhiều hơn.
Tập luyện thể dục thể thao: Bà bầu bị trào ngược dạ dày nên chăm chỉ đi bộ, bơi lội, vận động nhẹ nhàng… để thức ăn tiêu hóa tốt hơn, giảm sản sinh axit trong dạ dày. Điều này còn giúp tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Không nằm sau khi ăn: Thay vào đó hãy đi dạo vài vòng, ngồi nghỉ trước khi nằm. Khi gặp phải cảm giác khó chịu thì nên ngồi dậy.
Kiểm soát trọng lượng: Việc tăng cần quá nhiều sẽ khiến cảm giác khó chịu ở dạ dày tăng lên. Vì thế, mẹ bầu cần có chế độ ăn uống của bà bầu hợp lý để tăng cân vừa đủ.

Các bà bầu đừng nên chủ quan nếu bị đau bụng dưới lúc có bầu

Đau bụng dưới bên trái khi mang thai có thể là một triệu chứng bình thường của thai kỳ. Tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu nguy hiểm, cảnh báo sảy thai.>> illumina

Các bà bầu đừng coi thường nếu bị đau bụng dưới lúc có thai

Bởi vậy bà bầu không được chủ quan cần nắm rõ nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái khi mang thai. Cũng như cách khắc phục tình trạng này để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.
Vì sao phụ nữ bị đau bụng dưới bên trái khi mang thai?
Theo những thống kê không chính thức thì có khoảng 80% bà bầu gặp phải tình trạng đau bụng dưới khi trong thai kỳ. Nó có thể là một biểu hiện thông thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Nguyên nhân đầu tiên gây đau bụng dưới bên trái khi mang thai là do trứng thụ tinh được cấy vào thành tử cung. Đi kèm với đó là các triệu chứng ốm nghén và những cơn đau sẽ biến mất sau vài tuần.
Cơn đau bụng có thể là dấu hiệu trứng đang làm tổ trong tử cung
Thứ hai là do sự kéo dài tử cung và căng thẳng của dây chằng. Khi bào thai càng phát triển, dây chằng bên trái bị kéo căng sẽ gây nên những cơn đau bụng. Có khi cơn đau kéo dài đến tận háng.
Ở những tháng cuối thai kỳ dịch vị trong dạ hay tá tràng tăng lên là một lí do tiếp theo khiến bà bầu bị đau bụng dưới. Ngoài ra, việc thay đổi hooc môn gây rối loạn tiêu hóa cũng là thủ phạm gây nên tình trạng này.
Bà bầu đau bụng dưới bên trái và những nguy cơ tiềm ẩn
Như đã nói ở trên nếu cơn đau sảy đến thường xuyên và dữ dội, kèm triệu chứng bất thường thì bạn cần nghĩ ngay đến các nguyên nhân nguy hiểm khác:
Mang thai ngoài tử cung:
Khi gặp tình trạng này ngoài những cơn đau bụng khủng khiếp, kéo dài thì thai phụ còn bị buồn nôn, chảy máu âm đạo bất thường.
Trứng được thụ tinh không làm tổ trong tử cung mà lại nằm ở ống dẫn trứng hoặc vòi trứng gây nên những cơn đau sau khoảng 6 – 7 tuần. Lúc này không còn cách nào khác ngoài việc đình chỉ thai sớm.
Đau bụng do thai ngoài tử cung là tình huống nguy hiểm
Cảnh báo sảy thai:
Trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ người mẹ có nguy cơ sảy thai cao nhất. Khi bị sảy thai sẽ xuất hiện những cơn đau quặn ở bụng dưới, đi kèm cơn co thắt, âm đạo ra huyết hồng hoặc đỏ tươi.
Vậy nên khi gặp cơn đau bụng như co rút âm ỉ hoặc nhói kèm theo những cơn đau nhói ở lưng hoặc xương chậu thì bạn cần đến bác sĩ ngay.
Tiền sản giật:>> phòng xét nghiệm gentis
Nhiều phụ nữ đau bụng dưới bên trái khi mang thai là do bị tiền sản giật. Tình trạng này xảy đến do thai phụ bị tăng huyết áp, gây rối loạn mạch máu dẫn đến căng vùng bụng.
Đi kèm với đó là cảm giác buồn nôn, khiến mắt, gan, thận hoạt động không ổn định. Biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng của mẹ bầu nên phải cực kỳ cẩn trọng.
Những triệu chứng bệnh phụ khoa nguy hiểm mẹ cần chú ý trong thai kỳ Mẹ rất dễ mắc bệnh phụ khoa khi mang thai do những thay đổi đột ngột ở vùng kín mẹ có thể nhầm lẫn dấu hiệu của bệnh và những biểu hiện thông thường. Dưới đây là những chấn đoán và giải đáp của bác sĩ từ bệnh viên phụ sản trên toàn quốc.

Bị nhiễm trùng đường tiểu:
Ở mức độ viêm nhiễm nặng sẽ gây nên những cơn đau rát, nóng buốt ở vùng bụng dưới bên trái. Bởi vậy khi thấy ngứa vùng kín, đi tiểu bị rát, nước tiểu đổi màu… thai phụ cần đi khám ngay.
Cách khắc phục tình trạng đau bụng dưới bên trái khi mang thai
Khi bị đau vùng bụng dưới bên trái gây nên bởi những nguyên nhân thông thường, bà bầu có thể giảm đau bằng những cách thức đơn giản sau:
Thay đổi vị trí nằm nghiêng sang bên phải một cách từ từ và nghỉ ngơi thoải mái để giảm các cơn đau.
Thực hiện các bài tập nghiêng theo hướng dẫn của bác sĩ để loại bỏ cơn đau bụng dưới bên trái khi mang thai
Dùng túi nước ấm, túi chườm nóng đặt lên vùng bị đau.
Ngâm tắm nước nóng để thư giãn, giữ cho tinh thần thoải mái.
Đối với những trường hợp cơn đau bụng kéo dài kèm theo chảy máu âm đạo, khó thở thì mẹ bầu cần đến các bệnh viện, phòng khám để kiểm tra ngay.
Khám thai định kỳ giúp cả mẹ và thai nhi tránh được những nguy cơ tiềm ẩn
Bởi dù xác suất không lớn thì cũng không loại trừ trường hợp bà bầu gặp phải các tình trạng nguy hiểm, thậm chí là bị u nang buồng trứng.
Tốt nhất trong suốt thai kỳ bạn nên đi khám định kỳ theo hướng dẫn. Và nếu đau bụng dưới bên trái khi mang thai phải theo dõi sát sao và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay.

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2019

Một số hội chứng di truyền thường gặp ở trẻ nhỏ

Trẻ được sinh ra khỏe mạnh nhưng đột ngột tử vong sau vài ngày, vài tuần, hoặc vài tháng sau sinh hoặc phải được gắn với máy móc thiết bị để có thể sống được là nỗi đau của nhiều bậc làm cha mẹ có con bị những bệnh hiếm và hội chứng di truyền hiếm gặp. Hiện nay có khoảng hơn 7000 căn bệnh hiếm được ghi nhận trên toàn thế giới và 90% của các căn bệnh hiếm là không có phương pháp điều trị hiệu quả. Tư vấn di truyền trước khi thực hiện các xét nghiệm sàng lọc gen di truyền là bước đầu để chuẩn bị tốt hơn cho con. Cùng điểm qua một số bệnh hiếm và hội chứng di truyền bố mẹ có thể truyền lại cho trẻ nhé.>> Xét nghiệm NIPT

Một số hội chứng di truyền hay gặp ở trẻ nhỏ

1. Bệnh Butten
Bệnh Batten là một hội chứng di truyền rất hiếm gặp nhưng gây ra hậu quả nghiêm trọng. Ước tính ảnh hưởng đến 1 trong mỗi 50.000 lần sinh tại Hoa Kỳ. Trong khi các trường hợp xảy ra trên toàn thế giới, bệnh Batten phổ biến hơn ở các vùng của Bắc Âu, như Thụy Điển hoặc Phần Lan. Bệnh Batten là một trong những hình thức phổ biến của bệnh lipofuscinosis dạng sáp của tế bào thần kinh và một trong 50 dạng của bệnh lưu trữ lysosome. Do các đột biến di truyền, lysosome của các tế bào (não và hệ thần kinh trung ương) mất khả năng loại bỏ các chất thải hoặc vật liệu dư thừa của các tế bào. Kết quả là các chất thải này tích tụ trong tế bào và gây ra các vấn đề khiến cơ thể không thể hoạt động bình thường.
Bệnh Butten là một hội chứng di truyền ảnh hưởng đến trẻ nhỏ ở những năm đầu đời.
Bệnh Batten ảnh hưởng đến cả nam và nữ. Các triệu chứng của bệnh Batten thường bắt đầu từ khoảng 5 đến 10 tuổi. Một số triệu chứng của bệnh Butten bao gồm mất thị lực hoặc co giật. Theo thời gian, trẻ mang bệnh sẽ mất đi khả năng kiểm soát các chi của cơ thể. Một số mô não cũng không còn hoạt động được. Trẻ mang bệnh cũng sẽ mất trí nhớ theo năm tháng. Các triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm:
Thường bị những cơn co giật, ảo giác
Tuần hoàn máu ở hai chi dưới kém phát triển, khiến trẻ vụng về, chân tay lúng túng
Mất ngủ
Gặp khó khăn trong việc di chuyển
Phát âm và nói chuyện khó khăn
Mất trí nhớ theo thời gian
Bệnh Batten là một hội chứng di truyền rối loạn lặn tự phát, có nghĩa là bệnh chỉ xảy ra ở trẻ nếu cả bố lẫn mẹ đều là người mang gen lặn của bệnh này. Nếu chỉ có bố hoặc mẹ là người mang gen mầm bệnh Batten, đứa con của họ sẽ được coi là một người mang gen lặn và có thể truyền tiếp gen này cho thế hệ tiếp theo nếu bạn đời của đứa trẻ cũng là người mang gen bệnh Batten.
Hiện chưa có biện pháp điều trị cụ thể nào để chữa trị hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh Batten. Các phương pháp điều trị triệu chứng của bệnh thường được áp dụng để kiểm soát và làm cho trẻ thoải mái hơn. Ví dụ, co giật có thể được kiểm soát bằng thuốc chống co giật. Một số nghiên cứu cho thấy bệnh Batten có thể phát triển chậm hơn khi cho trẻ sử dụng Vitamin C và E trong điều trị. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào cho thấy phương pháp khả thi trong việc ngăn chặn tình trạng tử vong của trẻ mắc bệnh. Trẻ mắc bệnh Batten thường chỉ có thể sống đến tuổi thiếu niên hoặc đầu những năm hai mươi. Nếu cả bố và mẹ đều mang gen bệnh thì nên cân nhắc tư vấn di truyền trước khi quyết định có con.
2. Hội chứng CANDLE (Chronic Atypical Neutrophilic Dermatosis with Lipodystrophy and Elevated Temperature Syndrome)
Hội chứng CANDLE (tạm dịch: Bệnh da trung tính không điển hình mãn tính với chứng rối loạn phân bố mỡ và tăng nhiệt độ) là một bệnh tự nhiễm hiếm gặp. Đây là một hội chứng di truyền mới, với 4 ca bệnh được ghi nhận lần đầu vào năm 2010. Hội chứng di truyền CANDLE xảy ra ngay từ khi trẻ vừa chào đời. Tính đến năm 2015, có tổng cộng 30 ca mắc hội chứng này được ghi nhận.
Nguyên nhân của chứng rối loạn lặn tự phát này là đột biến ở gen PSMB8 hoặc đột biến ở một số gen có liên quan khác được truyền từ bố hoặc mẹ sang cho con. Một nghiên cứu được tiến hành bởi Brehm và các cộng sự vào tháng 11 năm 2015 đã phát hiện thêm các gen mang đột biến có thể gây hội chứng CANDLE, bao gồm PSMA3 (mã hóa α7), PSMB4 (mã hóa β7), PSMB9 (mã hóa β1i) và protein trưởng thành proteaseome (POMP).
Trẻ mắc hội chứng CANDLE có môi dày, mí mắt bị sưng, ngón tay ngón chân cụp lại và tình trạng phát ban ở da nghiêm trọng. Ngoài ra, bệnh nhân còn thường xuyên sốt cao, nội tạng bị viêm nhiễm nặng, gây ra những biến chứng như gan lớn. Trẻ mắc hội chứng CANDLE thường tử vong do suy yếu hoặc tổn thương nội tạng.>> phòng xét nghiệm gentis
Hội chứng CANDLE là một hội chứng di truyền cực hiếm gặp, gây viêm nhiễm nặng đến nội tạng của bé
Hiện chưa có cách điều trị hiệu quả cho hội chứng CANDLE. Không giống như các rối loạn viêm nhiễm khác, bệnh nhân với CANDLE không đáp ứng với các thuốc điều trị ức chế để ngăn chặn sự viêm nhiễm tự động của cơ thể. Trẻ mắc hội chứng di truyền này có nguy cơ tử vong cao. Nếu sống sót được thì chất lượng cuộc sống cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì vậy, gia đình có tiền sử liên quan đến các dị tật bẩm sinh nên tìm kiếm sự hỗ trợ cả về mặt thông tin lẫn tinh thần từ các dịch vụ tư vấn di truyền và tư vấn tâm lý. Tư vấn di truyền giúp bố mẹ quyết định liệu có mang thai nếu nguy cơ mắc hội chứng di truyền này cao. Tư vấn tâm lý giúp hỗ trợ về mặt cảm xúc cho bố mẹ khi nhận được kết quả không mong muốn.
3. Bệnh phổi kẽ trẻ em (Childhood Interstitial Lung Disease)
Bệnh phổi kẽ trẻ em, được viết tắt bởi cụm từ tiếng Anh chILD, là một thuật ngữ chỉ một nhóm bệnh phổi di truyền hiếm gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và cả thanh thiếu niên. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết tất cả nguyên nhân gây nên bệnh phổi kẽ trẻ em. Đa số trường hợp bệnh không thể tìm ra nguyên nhân cụ thể. Một số trường hợp có thể dẫn đến bệnh phổi kẽ trẻ em bảo gồm:
Trẻ sinh non với các rối loạn, hội chứng di truyền như bệnh màng trong, dẫn đến tình trạng thiếu surfactant và suy hô hấp nặng. Thiếu surfactant protein C có là một dạng di truyền trội nhiễm sắc thể thường và thường kết hợp với bệnh phổi mô kẽ.
Dị tật bẩm sinh gây ra các vấn đề ở cấu trúc hoặc chức năng của phổi.
Tiếp xúc và hít phải các chất có khả năng gây tổn thương phổi như nấm mốc, vi rút, vi khuẩn gây viêm nhiễm.
Bệnh nhân mắc chứng trào ngược dạ dày khiến acid đi ngược lên cổ họng và vào phổi.
Hệ miễn dịch yếu.
Bệnh gây hại đến các mô bao quanh phế nang và ống phế quản, túi không khí khiến chức năng phổi và lượng oxy trong máu giảm. Hệ hô hấp bị ảnh hưởng nặng khiến việc hít thở trở nên khó khăn đối với trẻ mắc bệnh.
Nếu gia đình từng có trường hợp sinh con hoặc có thành viên từng được chẩn đoán với bệnh phổi kẻ, bố hoặc mẹ (hoặc cả hai) có tiền sử mắc các bệnh nghiêm trọng liên quan đến phổi, đặc biệt là ung thư phổi và trải qua quá trình điều trị ung thư bằng hóa trị hoặc xạ trị thì nên cân nhắc tiến hành các dịch vụ tư vấn di truyền và làm các xét nghiệm gen để kiểm tra rủi ro mang thai cũng mắc bệnh. Đây là bệnh không thể chữa khỏi và có thể dẫn đến tử vong.
4. Bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne (Duchenne muscular dystrophy – DMD)
DMD là là bệnh di truyền lặn liên kết giới tính, có bản chất là do đột biến gen Dystrophin nằm trên cánh ngắn của nhiễm sắc thể giới tính X. Vì cơ chế di truyền này mà bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne chủ yếu ảnh hưởng đến thai nam. Các bé gái có thể kế thừa gen gây bệnh DMD nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh.
Đây là một trong những rối loạn di truyền phổ biến ảnh hưởng đến việc sử dụng các cơ tự nguyện của cơ thể. Bệnh loạn dưỡng cơ DMD có tỷ lệ mới mắc vào khoảng 1 trên 3,500 bé trai. Trẻ mắc bệnh loạn dưỡng cơ phát triển bình thường ở những năm đầu đời. Bệnh tiến triển nặng từ khoảng 2 đến 6 tuổi, khiến trẻ gặp khó khăn trong những hoạt động cần sử dụng đến hệ cơ như đi bộ, chạy, leo cầu thang. Trẻ lớn lên với bệnh loạn dưỡng cơ phải sống với các triệu chứng như:
Mệt mỏi
Khó thở
Gặp nhiều vấn đề về tim do tim to
Thường mất khả năng đi bộ ở tuổi 12
Hai chi trên yếu, không hoạt động được nhiều
Trẻ cũng sẽ gặp khó khăn trong việc ngẩng đầu lên do cổ yếu. Các cơ quan trọng trong nội tạng như tim và các cơ hô hấp thường bị ảnh hưởng sau khiến trẻ gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng liên quan đến tim hoặc hệ hô hấp. Giai đoạn tiến triển cuối cùng của bệnh là khi bé trai không thể sử dụng các cơ của mình nữa, phải ngồi xe lăn và không thể tự mình thực hiện bất kì hoạt động nào. Đây là một hội chứng di truyền gây tử vong. Ngay cả đối với những bé trai được điều trị tốt nhất cũng khó có thể sống qua tuổi 30.
Mặc dù nhiều nghiên cứu về bệnh DMD đang được thực hiện, hiện chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoặc ngăn chặn tiến triển của bệnh theo thời gian. Một số loại thuốc giúp làm chậm quá trình thoái hóa cơ, cải thiện sức mạnh ở cơ, và giúp phục hồi năng lượng cho người bệnh thường được dùng trong điều trị bệnh DMD. Tuy nhiên, các loại thuốc thường có tác dụng phụ nghiêm trọng nếu dùng trong một thời gian dài. Trị liệu vật lý cũng thường được áp dụng để kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Chẩn đoán bệnh DMD thường dựa trên sự phát triển của các triệu chứng bệnh trong những năm mầm non của trẻ. Cha mẹ hoặc giáo viên bắt đầu nhận thấy trẻ gặp khó khăn khi leo cầu thang hoặc đuổi theo kịp với những đứa trẻ khác. Bệnh loạn dưỡng cơ DMD còn có thể được phát hiện qua các xét nghiệm sàng lọc người mang gen lặn bởi cơ sở di truyền, giúp bố mẹ đưa ra được quyết định tốt hơn về việc quyết định mang thai. Trước khi quyết định thực hiện bất kỳ xét nghiệm gen nào, bố mẹ nên cân nhắc các dịch vụ tư vấn di truyền để có được thông tin chính xác nhất trước khi tiến hành xét nghiệm bởi vì trong một số trường hợp, bố mẹ sẽ không phải thực hiện bất kỳ xét nghiệm gen nào.

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2019

Các thay đổi của người mẹ trong 3 tháng đầu mang bầu

Cùng với sự phát triển của thai nhi là những thay đổi về mặt tâm lý cũng như thể chất của người mẹ. Đừng quá lo lắng nếu mẹ không trải qua tất cả hay một số biểu hiện thai nghén. Mỗi phụ nữ khi mang thai đều có những trải nghiệm riêng. Điều quan trọng là theo dõi sự thay đổi của cơ thể theo từng tuần trong giai đoạn phát triển của thai nhi để kịp thời can thiệp khi gặp những triệu chứng quá nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe của mẹ. Các triệu chứng thường gặp trong 3 tháng đầu bao gồm:>> phòng xét nghiệm gentis

Một vài thay đổi của mẹ trong 3 tháng đầu có thai

Ra huyết: Mẹ có thể sẽ thấy một vài đốm máu nhỏ trong những tuần đầu của thai kỳ. Đây là dấu hiệu cho thấy trứng đã được thụ tinh, đánh dấu cho sự bắt đầu của quá trình hình thành thai nhi trong bụng mẹ. Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ cũng sẽ tiết ra một lượng chất nhờn qua cửa mình, bắt đầu ở khoảng tuần thứ 8 và nhiều lên khi mẹ bước vào những tuần cuối của 3 tháng đầu thai kỳ.
Thay đổi thân nhiệt: thân nhiệt của mẹ thường tăng lên trong khoảng 18 ngày trong thời gian rụng trứng. Đây là triệu chứng hoàn toàn bình thường của cơ thể để chuẩn bị cho việc thụ tinh. Nếu quá trình thụ tinh thất bại, nhiệt độ cơ thể mẹ sẽ trở về trạng thái bình thường.
Đau lưng hoặc đau bụng dưới: Để chuẩn bị cho quá trình mang thai, tử cung của mẹ trong giai đoạn này sẽ co giãn và gây nên những cơn đau ở vùng bụng dưới cũng như sau lưng. Nghỉ ngơi nhiều là cách tốt nhất để làm dịu những cơn nhức mỏi. Cơn đau sẽ kéo dài qua suốt các giai đoạn phát triển của thai nhi, tùy cơ địa của mỗi người mà mức độ và tần suất của những cơn đau sẽ khác nhau.>> Gói xét nghiệm NIPT
Chướng bụng: Các hooc môn trong cơ thể mẹ thay đổi thất thường ở những tuần đầu của thai kỳ khiến mẹ cảm thấy hơi chướng bụng ngay trước và sau kỳ kinh nguyệt cuối cùng của mình.
Thay đổi tâm trạng thường xuyên: Cung bậc cảm xúc của mẹ sẽ bắt đầu có những thay đổi đầu tiên, mẹ sẽ dễ khóc, dễ cười, và dễ bùng nổ cảm xúc.
Đau đầu, mệt mỏi: Nhiều mẹ than phiền về những cơn đau nửa đầu trong 3 tháng đầu mang thai. Điều này có thể liên quan đến nồng độ các hooc môn đang thay đổi trong cơ thể mẹ. Mẹ cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi nhiều vì cơ thể đang “đốt năng lượng” để nuôi dưỡng bé. Chườm túi nước nóng, tập thể dục nhẹ nhàng và nghỉ ngơi sẽ giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn.
Ốm nghén. Những cơn buồn nôn có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nhưng thường nhất là vào tuần thứ 4 cho tới tuần thứ 9 của thai kỳ.
Thay đổi ở ngực: Mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy những cơn đau ở ngực vào khoảng tuần thứ 3, đầu ti của mẹ sẽ đổi màu sậm đi để chuẩn bị sữa cho quá trình nuôi con. Đến tuần thứ 9 trong giai đoạn phát triển của thai nhi, ngực của mẹ sẽ bắt đầu to lên.
Đi tiểu nhiều: Mẹ có thể sẽ thấy buồn tiểu nhiều hơn trong giai đoạn này do kích thước bàng quan trở nên to hơn khi mang thai. Các triệu chứng sẽ rõ rệt nhất vào tuần thứ 5 trong 3 tháng đầu của giai đoạn phát triển thai nhi.
Thèm ăn hoặc kén ăn: Mẹ có thể sẽ thêm một số thức ăn lạ mà trước đây mình không thích hoặc đột nhiên ghét và không ăn nổi các món mà trước khi mang thai đều là món “tủ”. Kén ăn có thể là một cơ chế tự nhiên để bảo vệ bé khỏi những thực phẩm độc hại hay không hợp với cơ địa của bé.
Nổi mụn: Đúng vậy! Những thay đổi hooc môn trong cơ thể mẹ có thể sẽ khiến mụn bắt đầu xuất hiện. Cần phải hỏi bác sĩ trước khi mẹ bắt đầu sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc kem trị mụn nào.
Táo bón: Vào khoảng tuần thứ 8, mẹ sẽ bắt đầu có những cơn táo bón. Táo bón trong thai kỳ là một hiện tượng hết sức tự nhiên, và có khoảng môt nửa phụ nữ đều bị. Uống nhiều nước và ăn nhiều rau và chất xơ là lời khuyên vàng để giảm triệu chứng. Nếu tình trạng không khá lên hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, cần đến gặp bác sĩ.
Nghẹt mũi: Mang thai có thể khiến cơ thể tạo ra nhiều chất nhầy hơn, và một trong những triệu chứng bất ngờ là sổ mũi. Mẹ sẽ phải cần nhiều khăn giấy đấy, nhất là vào khoảng tuần thứ 9 của 3 tháng đầu thai kỳ.

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2019

Phòng tránh và chữa trị bệnh nhờ xét nghiệm di truyền

Nghiên cứu về di truyền đang tạo ra những lối đi mới trong việc chủ động phòng ngừa và điều trị một số lượng đáng kể các loại bệnh lý, từ nhẹ cho tới nghiêm trọng, bằng những phương thuốc và liệu pháp được cá nhân hóa cho từng trường hợp bệnh khác nhau.>> Gói xét nghiệm NIPT

Phòng tránh cùng chữa trị bệnh dựa vào xét nghiệm di truyền

Bệnh sử gia đình có thể giúp tôi như thế nào trong việc phòng ngừa bệnh tật?
Khoa học đã chứng minh về tính di truyền của các bệnh như tim mạch, hen suyễn, ung thư, và tiểu đường. Một số bệnh hiếm như chứng rối loạn đông máu (máu loãng hoặc máu không đông), bệnh u xơ nang (cystic fibrosis), hay bệnh hồng cầu hình liềm (sickle cell anemia) cũng là những bệnh được truyền lại qua từng thế hệ trong gia đình. Khi gia đình có bố hoặc mẹ mắc chứng huyết áp cao, con của họ sẽ có nguy cơ cũng bị huyết áp cao khi trưởng thành.
Tìm hiểu về các bệnh lý thường xảy ra ở các thành viên trong gia đình mình và thông tin bệnh sử gia đình đến bác sĩ sẽ giúp bạn biết được liệu bản thân cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh lý mang tính di truyền đó hay không. Từ đó, những phương pháp phòng tránh (như thay đổi thói quen sống, xét nghiệm gen, tiến hành tầm soát ung thư di truyền) có thể được tiến hành chủ động hơn, giúp phát hiện sớm và điều trị thành công bệnh tật.
Từ những thông tin về bệnh sử của gia đình, các bác sĩ và các chuyên viên y khoa có thể đưa ra những thông tin riêng cho trường hợp sức khỏe của bản thân ở các khía cạnh sau đây:
Thời gian và tần suất tầm soát bệnh
Thói quen ăn uống khoa học để tránh các bệnh di truyền thường xuất hiện trong gia đình
Tập thể dục thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa mắc các bệnh di truyền
Tránh hút thuốc và uống nhiều rượu bia, đồ uống có cồn đối với cá nhân có nhiều thành viên ruột thịt mắc các bệnh ung thư liên quan, như ung thư phổi hay ung thư đại trực tràng
Xét nghiệm gen cho từng loại bệnh đặc trong để hỗ trợ cho quá trình chuẩn đoán và điều trị
Làm thế nào để biết về bệnh sử của gia đình?
Một công cụ khá hữu ích trong việc tạo “cây gia đình” là trang “My Family Health Portrait”, được tạo ra bởi Liên đoàn phẫu thuật Mỹ (U.S Surgeon General) thuộc chiến dịch “U.S. Surgeon General’s Family History Initiative” (tạm dịch: Sáng kiến nâng cao nhận thức về bệnh sử gia đình). Mục đích của chiến dịch này nhằm nâng cao nhận thức của người dân Mỹ về các bệnh di truyền qua cây gia đình của họ.
Một sơ đồ di truyền mẫu từ công cụ My Family Portrait có thể giúp cho các bác sĩ trong khâu tư vấn di truyền.
Chỉ cần một máy tính có kết nối mạng và thông tin về bệnh của các thành viên trong gia đình, công cụ này sẽ giúp cá nhân biết về nguy cơ mắc các bệnh di truyền của mình. Tuy nhiên, trang My Family Health Portrait chỉ vẽ ra sơ đồ di truyền chứ không chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh. Cần thực hiện các xét nghiệm gen để biết được rủi ro chính xác nhất. Sơ đồ gia đình chỉ là bước đầu.
Di truyền có thể giúp như thế nào trong điều trị bệnh?
Mỗi năm có tới hơn 2 triệu người Mỹ gặp những tác dụng phụ nghiêm trọng từ thuốc được kê đơn và hàng trăm người chết vì dùng thuốc không hợp với cơ địa của mình. Phương pháp điều trị “one-size-fits-all” (một cách điều trị chung cho số đông) có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng vì mỗi bệnh nhân đều khác nhau. Lĩnh vực di truyền giúp tìm ra phản ứng của từng cá nhân đối với các loại thuốc điều trị. Phương pháp này có tên gọi là “dược động học” (pharmacogenetics/pharmagenomics).
Một vài ví dụ của di truyền trong điều trị bệnh:
Cấu trúc di truyền của mỗi người ảnh hưởng đến cách mà cơ thể “tiêu hóa” các loại thuốc được dùng trong điều trị bệnh. Xét nghiệm di truyền có thể kiểm tra một số enzyme đặc trưng ở gan để tìm ra cách mà cơ thể người đó phân giải các chất ỏ trong thuốc. Ở một số người, những enzyme ở gan này kém hoạt động hơn, khiến khả năng hấp thụ thuốc không tích cực bằng những người khác. Xét nghiệm gen di truyền giúp tìm ra liều lượng thích hợp cho những cơ địa đặc biệt (ví dụ như thuốc chống trầm cảm trong điều trị các bệnh tam thần).
Xét nghiệm gen di truyền đối với một loại thuốc có tên gọi Herception trong điều trị ung thư vú. Xét nghiệm di truyền tìm các thụ thể estrogen trong khối u và thẩm định mức độ hiệu quả của thuốc.
Trẻ em mắc bệnh bạch cầu có thể xét nghiệm gen di truyền để tìm ra liều lượng thích hợp trong hóa trị ung thư.>> xét nghiệm quốc tế gentis
Ngoài ra, xét nghiệm di truyền còn được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác (xem thêm ở mục bên dưới).
Những vấn đề của việc sử dụng thông tin di truyền trong điều trị bệnh
Một số vấn đề có thể là mối quan tâm khi sử dụng kết quả của các xét nghiệm gen di truyền để điều trị bệnh bao gồm:
Thuốc đặc chế thường có giá thành cao
Không phải ai cũng có điều kiện tiếp cận đến các phương pháp điều trị di truyền mới
Bảo mật thông tin từ xét nghiệm gen di truyền
Cần nhiều nghiên cứu hơn về lĩnh vực di truyền
Xét nghiệm di truyền là gì?
Xét nghiệm di truyền là loại xét nghiệm y khoa tìm ra những thay đổi ở NST, gen, hoặc protein trong cơ thể. Kết quả của xét nghiệm di truyền có thể xác nhận hoặc loại bỏ nguy cơ mắc một bệnh di truyền của người yêu cầu xét nghiệm. Xét nghiệm di truyền còn rất hữu ích để kiểm tra sức khỏe sinh sản. Trước khi kết hôn, bố mẹ có thể làm xét nghiệm gen vợ chồng để tìm nguy cơ truyền lại cho con những gen mầm bệnh như hội chứng X dễ vỡ, teo cơ tuỷ SMA, v.v. Có thể phát triển thành những hội chứng di truyền nghiêm trọng. Hiện có hơn 100 loại xét nghiệm gen di truyền đang được sử dụng. Ngoài ra, hiện cũng đang có rất nhiều nghiên cứu về xét nghiệm di truyền với nhiều loại gen khác đang được tiến hành.
Một số phương pháp có thể được sử dụng để xét nghiệm di truyền
Các xét nghiệm di truyền phân tử (xét nghiệm trên hệ gen) đánh giá bản chất của các gen đơn hoặc độ dài của gen để tìm những biến thể hoặc đột biến bất thường dẫn đến các rối loạn di truyền.
Xét nghiệm di truyền nhiễm sắc thể phân tích toàn bộ bộ NST hoặc độ dài của các AND của cơ thể để xem liệu có những thay đổi di truyền đáng chú ý nào không, chẳng hạn như sự xuất hiện dư thừa của một NST gây ra một hội chứng bệnh di truyền (ví dụ: hội chứng siêu nữ khiến trẻ có 3 NST X).
Xét nghiệm di truyền sinh hóa nghiên cứu lượng protein và mức độ hoạt động của protein để tìm các bất thường để chỉ ra những thay đổi ở AND có thể dẫn đến các rối loạn di truyền.
Xét nghiệm di truyền là tự nguyện. Bởi vì xét nghiệm di truyền có lợi ích cũng như các hạn chế và rủi ro, quyết định về việc tiến hành các xét nghiệm di truyền là một vấn đề cần được bàn bạc kỹ lường trong gia đình. Các bác sĩ chuyên về di truyền học hoặc chuyên viên có thể giúp đỡ bằng cách tư vấn di truyền nhằm cung cấp thông tin về những ưu và khuyết điểm của xét nghiệm.
Các loại xét nghiệm di truyền hiện nay
Xét nghiệm chẩn đoán: Kết quả của xét nghiệm chẩn đoán giúp xác nhận sự chẩn đoán về các triệu chứng của một bệnh di truyền và được sử dụng để phân tích hoặc chữa trị những dạng bệnh có liên quan đến nhiễm sắc thể hoặc di truyền (ví dụ như xét nghiệm gen trong hỗ trợ chẩn đoán và điều trị ung thư di truyền). Kết quả của xét nghiệm di truyền này có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn trong việc chăm sóc và kiểm soát bệnh.
Xét nghiệm thể mang (hay xét nghiệm người mang gen mầm bệnh): là loại xét nghiệm được sử dụng để xác định xem một người có mang một bản sao của gen bị đột biến gây ra các rối loạn di truyền. Xét nghiệm thể mang thường được thực hiện cho những cặp vợ chồng hoặc cá nhân có bệnh sử gia đình mắc các bệnh di truyền để xác định nguy cơ mang thai đứa con cũng mắc các bệnh đó.
Xét nghiệm tiền sản (hay sàng lọc trước sinh): Đây là xét nghiệm được thực hiện trong thời kỳ mang thai để tìm nguy cơ mắc các hội chứng và dị tật bẩm sinh phổ biến như hội chứng Down, hội chứng Patau, hay hội chứng Edwards. Một số rối loạn nghiêm trọng như bệnh u xơ nang (CF) cũng có thể được sàng lọc. Các hội chứng và dị tật bẩm sinh thường được phát hiện qua các lần kiểm tra sức khỏe thường quy của thai phụ, bao gồm các xét nghiệm như siêu âm, xét nghiệm máu, hay chọc dò ối. Hiện nay, nhiều phụ nữ mang thai đang dần chuyển qua thực hiện xét nghiệm NIPT vì bản chất không xâm lấn và an toàn của xét nghiệm này.
Sàng lọc sơ sinh là xét nghiệm được thực hiện khi bé vừa chào đời bằng cách lấy máu gót chân của trẻ để đem đi phân tích xét nghiệm gen di truyền. Kết quả sẽ cho biết liệu bé có nguy cơ mắc một hội chứng hay rối loạn nào đó mà đã bị bỏ sót trong quá trình mang thai.
Xét nghiệm tiên đoán triệu chứng: Đây là loại xét nghiệm gen tìm kiếm những thay đổi di truyền, hoặc đột biến, có liên quan đến các bệnh di truyền. Xét nghiệm di truyền tiên đoán triệu chứng được thực hiện trước khi có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh và hữu ích cho những người có tiền sử mắc các bệnh di truyền chữa trị được (như hội chứng Huntington).
Pharmacogenomics: Đây là loại xét nghiệm gen để tìm những phản ứng của cơ thể với các loại thuốc khác nhau, từ đó có thể “cá nhân hóa” liều lượng cho từng bệnh nhân để giảm tác dụng phụ và đạt được hiệu quả cao nhất.
Làm sao để biết là tôi nên làm xét nghiệm di truyền?
Nếu có một hoặc nhiều bệnh rạng sau đây, nên cân nhắc xét nghiệm di truyền:

Xét nghiệm di truyền cho ung thư

Xét nghiệm di truyền cho sinh sản

Xét nghiệm di truyền cho các bệnh tim mạch di truyền
Lợi ích của xét nghiệm di truyền
Xét nghiệm di truyền có nhiều lợi ích to lớn, cho dù kết quả là dương tính hay âm tính. Kết quả xét nghiệm gen di truyền có thể giúp người yêu cầu xét nghiệm có được cảm giác nhẹ nhõm vì biết được bản thân không có nguy cơ cao mắc các bệnh lý nghiêm trọng như ung thư. Ngoài ra, xét nghiệm di truyền còn giúp mọi người đưa ra quyết định sáng suốt về việc quản lý chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là đối với các bệnh tim mạch. Các xét nghiệm gen di truyền trong sinh sản có thể giúp vợ chồng đưa ra quyết định về việc có con. Sàng lọc sơ sinh có thể xác định các rối loạn di truyền sớm của trẻ ngay khi bé vừa chào đời để có thể bắt đầu điều trị, tránh các ảnh hưởng về lâu dài.
Xét nghiệm di truyền ở đâu?
Để yêu cầu xét nghiệm gen di truyền, bạn có thể đến các khoa di truyền và sinh học phân tử ở các bệnh viện ở thành phố. Các bệnh viện tư nhân lớn hiện cũng đã cung cấp các xét nghiệm di truyền ở nhiều lĩnh vực.
Nếu bạn có quan tâm nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy liên hệ với Asia Genomics để có được sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ lúc bắt đầu cho tới lúc nhận kết quả xét nghiệm gen và được giải thích bởi các bác sĩ.

Chia sẻ hội chứng DiGeorge là gì?

Hội chứng DiGeorge, còn gọi là hội chứng mất đoạn NST 22q11.2. Một số hệ thống cơ thể phát triển kém và có thể có vấn đề y tế từ một khuyết tật tim đến các vấn đề hành vi và hở hàm ếch.>>> https://nipt.com.vn/

Chia sẻ hội chứng DiGeorge định nghĩa là gì?

Hội chứng DiGeorge là gì?
Hội chứng DiGeorge là hội chứng do vi mất đoạn 22q11.2 trên nhiễm sắc thể (NST) thường gặp nhất với tỉ lệ ước tính là 1/4000 -1/6000 trẻ sinh sống. Hội chứng này được tìm thấy với tỉ lệ 1/68 ở những trẻ dị tật bẩm sinh và khoảng 2,4 % những trường hợp chậm phát triển tâm thần trí tuệ.
Các vấn đề sức khỏe thường liên quan đến hội chứng mất đoạn 22q11.2 bao gồm dị tật tim, chức năng miễn dịch kém, hở hàm ếch, các biến chứng liên quan đến mức canxi máu thấp và sự trì hoãn phát triển các vấn đề hành vi và cảm xúc. Số lượng và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng liên quan đến hội chứng mất đoạn 22q11.2 khác nhau.
Dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng DiGeorge
Những dấu hiệu & triệu chứng thường gặp của hội chứng DiGeorge là:
Tiếng thổi ở tim và da xanh tái do lưu lượng máu giàu oxy giảm (tím tái) do kết quả của suy tim
Nhiễm trùng thường xuyên
Một số đặc điểm trên khuôn mặt như cằm không phát triển, tai thấp, khoảng cách hai mắt xa nhau hoặc một rãnh hẹp ở môi trên
Một khoảng trống trên vòm miệng (hở hàm ếch) hoặc các vấn đề khác với vòm miệng
Tăng trưởng chậm
Khó ăn, không tăng cân hoặc các vấn đề về đường tiêu hóa
Các vấn đề về hô hấp
Cơ bắp yếu
Phát triển chậm, như chậm lật, ngồi hay các mốc phát triển trong giai đoạn nhũ nhi
Nói chậm hoặc nói giọng mũi
Học kém hoặc khuyết tật về học tập
Có các vấn đề về hành vi
Có thể bạn gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia, bác sỹ hoặc gọi đến tổng đài 1800 2010 để được tư vấn miễn phí
Nguyên nhân gây ra hội chứng DiGeorge
Khoảng 90% bệnh nhân mắc hội chứng DiGeorge mang đột biến mất đoạn nhỏ ở cánh dài của nhiễm sắc thể 22 (22q11.2). Sự mất đi khoảng 30 gen tại vùng này được cho là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và phát triển bất thường của một số mô trong quá trình phát triển phôi, từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 10 trong thai kỳ, khi mà tuyến cận giáp, tuyến ức, môi, tai và cung động mạch chủ đang được hình thành.
Hội chứng DiGeorge có di truyền không?
Hội chứng này di truyền theo cơ chế di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường, vì chỉ cần mất đoạn xảy ra ở một trong hai chiếc NST của cặp NST 22 ở mỗi tế bào là đủ để gây ra hội chứng này. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp mắc hội chứng này là do phát sinh ngẫu nhiên trong quá trình hình thành tế bào sinh sản (trứng hoặc tinh trùng), hoặc trong quá trình phát sinh phôi sớm. Người mắc hội chứng này thường có gia đình bình thường, không có ai mắc bệnh nhưng chính họ lại có thể di truyền hội chứng này cho con cái. Trong 10% số trường hợp mắc hội chứng là do thừa hưởng một NST số 22 bị mất đoạn từ bố hoặc mẹ.
Chẩn đoán và điều trị
Chẩn đoán
Việc chẩn đoán hội chứng DiGeorge được dựa trên các vấn đề về sức khỏe, biểu hiện lâm sàng, hình ảnh siêu âm đối với trường hợp trước sinh; cùng với đó là xét nghiệm di truyền để phát hiện mất đoạn trên NST 22 (MLPA, FISH, microarray hoặc giải trình tự thế hệ mới). Bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm trong trường hợp bệnh nhân gặp các vấn đề sức khỏe hoặc bệnh tương tự như trong hội chứng DiGeorge, đặc biệt là dị tật tim.
Đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt là những người thuộc nhóm có nguy cơ cao, việc xét nghiệm, chẩn đoán sớm trẻ mang đột biến là yếu tố cực kì quan trọng; giúp cha mẹ chuẩn bị kiến thức, tâm lý; khắc phục kịp thời các khuyết tật, giảm thiểu nguy hiểm và tăng cường chất lượng sống sau này của trẻ:
Chẩn đoán xâm lấn: Sinh thiết gai nhau (tuần 10-12), chọc dò dịch ối (tuần 15-20) hoặc lấy máu dây rốn thai nhi (sau tuần 20) là các phương pháp thu mẫu để tiến hành các xét nghiệm di truyền trong giai đoạn mang thai.>> xét nghiệm quốc tế gentis
Xét nghiệm trước sinh không xâm lấn (NIPT): một số xét nghiệm trước sinh không xâm lấn có thể giúp phát hiện đột biến mất đoạn 22q11.2 ở DNA thai nhi tự do lưu thông trong máu mẹ với độ chính xác cao dựa trên giải trình tự thế hệ mới và các thuật toán phân tích so sánh. Tuy nhiên, xét nghiệm này chỉ được coi là xét nghiệm sàng lọc.
Xét nghiệm di truyền hội chứng DiGeorge cũng được sử dụng trong chẩn đoán di truyền trước làm tổ. Đây là kỹ thuật được thực hiện nhằm mục đích tầm soát đột biến của phôi trước khi chuyển vào buồng tử cung của bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm.
Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT – illumina
Là một phương pháp mới và hiện đại nhất hiện nay, NIPT – illumina đã nhanh chóng khẳng định vị trí hàng đầu, được nhiều mẹ bầu tại các nước tiên tiến lựa chọn. Xét nghiệm thực hiện phân tích ADN tự do của thai nhi có trong máu mẹ để sàng lọc những hội chứng dị tật bẩm sinh cho bé. Là xét nghiệm không xâm lấn, giải trình tự ADN tự do của thai nhi, bởi vậy kết quả của NIPT – illumina kết luận thai nhi có hoặc không mắc hội chứng dị tật bẩm sinh với độ chính xác lên đến 99,9% – tương tự như chọc ối.
Sàng lọc NIPT – illumina được thực hiện ngay từ tuần thai thứ 10 cho đến hết thai kỳ, mẹ bầu không cần xác định tuần thai cụ thể nào để làm xét nghiệm, đồng thời chỉ thực hiện xét nghiệm một lần duy nhất mà không cần thực hiện lại hay thực hiện thêm các phương pháp sàng lọc khác.
Điều trị
Mặc dù không thể chữa khỏi được hội chứng DiGeorge, các bác sĩ có thể điều trị các triệu chứng mắc phải:
Thiểu sản tuyến cận giáp: có thể được can thiệp bằng cách bổ sung thêm Canxi và Vitamin D.
Nếu các sai hỏng ở tuyến ức xảy ra ở mức độ nặng hoặc không có tuyến ức, trẻ mắc bệnh sẽ có nguy cơ gặp phải một số dạng nhiễm trùng nghiêm trọng. Khi đó, cần phải điều trị bằng cách cấy ghép mô tuyến ức, đặc biệt là tế bào tủy xương hoặc các tế bào máu chuyên hóa để chống lại bệnh tật.
Trẻ gặp vấn đề về chức năng của tuyến ức thể nhẹ hoặc trung bình có thể sẽ hay bị nhiễm trùng, ví dụ như bị cảm hoặc nhiễm trùng tai. Các trẻ mắc bệnh này được điều trị tương tự như ở các trẻ khác và tiêm chủng theo trình tự thông thường. Chức năng của hệ miễn dịch có thể được cải thiện dần khi trẻ lớn lên.
Chẻ vòm hầu/ họng: Các đặc điểm bất thường này có thể được khắc phục nhờ phẫu thuật.
Các vấn đề về phát triển của cơ thể: có thể được can thiệp bằng một số liệu pháp về ngôn ngữ, nghề nghiệp và phát triển. Trong trường hợp mà trẻ được chẩn đoán mắc hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD), trầm cảm, tâm thần phân liệt hoặc các rối loạn về sức khỏe tâm thần và hành vi khác thì có thể phải thực hiện một số liệu pháp điều trị đặc biệt.
Dị tật tim: Hầu hết các dị tật tim liên quan đến hội chứng DiGeorge đòi hỏi phải được phẫu thuật để chỉnh lại cấu trúc tim và tăng lượng máu giàu oxi cho cơ thể.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia, bác sỹ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hotline: 1800 2010