Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2019

Điều trị và phòng ngừa tiền sản giật cho thai phụ

Tiền sản giật đã tước đi mạng sống của rất nhiều phụ nữ mang thai hoặc khiến cho họ phải chịu những hậu quả nặng nề. Vậy điều trị tiền sản giật được thực hiện ra sao và làm thế nào để phòng ngừa? Cùng NIPT - illumina gentis tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé !

Điều trị và phòng ngừa tiền sản giật cho thai phụ

1. Tiền sản giật là gì?
Tiền sản giật (hay nhiễm độc thai nghén) là tình trạng rối loạn nguy hiểm thường gặp đối với phụ nữ mang thai sau tuần thứ 20. Các biểu hiện của tiền sản giật có thể kể đến như: cao huyết áp, mức protein trong nước tiểu gia tăng,...
Đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân gây ra tiền sản giật vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, một vài giả thuyết cho rằng tình trạng tiền sản giật trong thai kỳ có thể là do sự mất cân bằng prostaglandin, một chất giúp thư giãn cơ thể và duy trì hoạt động co bóp của các cơ trơn, đóng vai trò quan trọng trong sự vận động co lại của mạch máu trong quá trình mang thai của mẹ bầu.
Tiền sản giật gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé trong khi sinh nở, như làm tăng nguy cơ sinh non, sinh con thiếu cân. Đặc biệt, tiền sản giật có thể dẫn đến tình trạng SẢN GIẬT, trong đó mẹ bầu bị co giật, mất ý thức, có thể hôn mê nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài ra, tiền sản giật còn là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm sau sinh, bao gồm tai biến mạch máu não, tổn thương thận nghiêm trọng, bệnh thận mạn tính,...
Phụ nữ mang thai, nhất là vào giai đoạn sau của thai kỳ, càng gần lúc lâm bồn thì cần phải đặc biệt chú ý các dấu hiệu bất thường và có chế độ thăm khám thai hợp lý tại bệnh viện. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên thường xuyên kiểm tra huyết áp ngay tại nhà để sớm phát hiện các triệu chứng, từ đó cấp cứu và chữa trị tiền sản giật kịp thời, giảm thiểu những rủi ro đáng tiếc.
Tiền sản giật là bệnh lý nguy hiểm, dọa sinh non và gây ra nhiều vấn đề khác
2. Điều trị tiền sản giật như thế nào?
Tiền sản giật là căn bệnh nguy hiểm do có thể diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn và diễn biến đột ngột. Vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường như phù hai chân, nhức đầu, chóng mặt, nhìn mờ, hoa mắt, tăng cân nhanh, đau vùng thượng vị, tăng huyết áp, nước tiểu sậm màu, thì mẹ bầu cần đến ngay các trung tâm y tế để được thăm khám, xét nghiệm, phát hiện và điều trị tiền sản giật sớm.
Tại trung tâm xét nghiệm quốc tế gentis, thai phụ nghi ngờ tiền sản giật cần được làm các xét nghiệm cận lâm sàng như: công thức máu, đo chức năng thận, đo chức năng gan, xét nghiệm đông máu, nhóm máu, tổng phân tích nước tiểu. Và một số xét nghiệm thai kỳ như: Đo monitoring sản khoa, siêu âm thai Doppler và theo dõi cử động thai trên máy. Đặc biệt với các thai phụ có nguy cơ cao dễ bị tiền sản giật, có thể xét nghiệm yếu tố tân tạo mạch máu PLGF trong 3 tháng đầu thai kỳ để phát hiện sớm tiền sản giật.
Nếu là tiền sản giật nhẹ và thai phụ có đủ khả năng tự theo dõi tình trạng bệnh của bản thân, thì bác sĩ sẽ tư vấn kỹ càng và mẹ bầu có thể được về nhà nghỉ ngơi, tái khám mỗi tuần 1 lần. Mẹ bầu khi ở nhà cần theo dõi huyết áp 2 lần (sáng và chiều) mỗi ngày và ghi chú lại các thông số đo được ứng với các mốc thời gian.
Ngoài ra, mẹ bầu cần theo dõi cân nặng, tình trạng sức khỏe chung, dành thời gian nằm nghỉ ngơi, hạn chế làm việc và sẵn sàng thông báo cho bác sĩ về bất cứ diễn biến bất thường nào của bệnh. Trường hợp mẹ bầu bị tiền sản giật nhưng sức khỏe tốt, huyết áp vẫn ổn định, mẹ có thể vẫn được về nhà, chờ đến khi đủ tháng để chuyển dạ như bình thường. Còn nếu tình trạng nặng, có khả năng gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mẹ bầu, các bác sĩ sẽ cân nhắc, nếu tiên lượng xấu thì cần phải kích thích chuyển dạ ngay trong vài ngày.
Thai phụ bị tiền sản giật thường được khuyến khích sinh mổ hơn là sinh thường vì có nguy cơ sinh non thiếu tháng và khó khăn trong quá trình chuyển dạ. Tuy nhiên, khi thai nhi đã phát triển tới tuần thứ 35 và 36, cổ tử cung người mẹ đã mềm thì vẫn có cơ hội sinh thường, bác sĩ sẽ trao đổi kỹ và theo dõi sát mẹ bầu trong suốt quá trình chuyển dạ.
Giữ tinh thần và tâm lý thoải mái để việc sinh nở diễn ra dễ dàng hơn
3. Cách phòng ngừa tiền sản giật hiệu quả
Mặc dù đến nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra tiền sản giật trong thai kỳ, nhưng một số nghiên cứu nhỏ cho rằng, việc sử dụng aspirin ở liều thấp và việc bổ sung đủ canxi trong quá trình mang thai có thể hạn chế được nguy cơ tiền sản giật.
Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ cao có thể dẫn đến tiền sản giật như: mẹ béo phì, có bệnh tiểu đường, hút thuốc lá, mẹ lớn tuổi hoặc tăng nhiều ký trong thai kỳ ... Chính vì vậy để giảm nguy cơ tiền sản giật, mẹ bầu cần chú ý ăn uống dinh dưỡng vừa đủ các nhóm chất, không ăn quá nhiều các loại thức ăn nhiều tinh bột, nhiều đường, cai thuốc lá, không sử dụng các chất kích thích. Đối với các bà mẹ có cân nặng lớn trước mang thai, nên dùng hạn chế lượng muối trong bữa ăn, ưu tiên ăn các món hấp luộc, hạn chế chiên xào, các loại mắm, ăn uống nhiều trái cây và rau củ. Tốt nhất, mẹ bầu nên sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái, thực hiện chăm sóc tốt giai đoạn trước sinh cũng như khám thai định kỳ đúng hẹn để được bác sĩ thăm khám và tư vấn đầy đủ về thai kỳ. Ngoài ra, mẹ bầu cần phải chú ý quan sát các biểu hiện bất thường của cơ thể, nhằm phát hiện sớm và giúp cho quá trình điều trị tiền sản giật hiệu quả.
Trên đây là cách phòng ngừa và điều trị tiền sản giật trong quá trình mang thai. Gentis hy vọng với những thông tin trên, mẹ bầu có thể chủ động hơn trong dự phòng và điều trị bệnh tiền sản giật khi mang thai.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét