Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021

Nhà có tang trong khi có thai mẹ bầu nên làm gì ?

 Trong quá trình mang thai, phụ nữ thường có sức đề kháng kém hơn so với người bình thường. Vì vậy, các bậc cha mẹ thường muốn bà bầu kiêng cữ nhiều thứ để tránh gặp phải điều không may. Vậy mẹ nên làm gì trong lúc nhà có tang khi mang thai cùng sàng lọc trước sinh gentis chúng tôi tìm hiểu nhé ?

Nhà có tang khi mang thai mẹ bầu nên làm gì ?

Theo quan niệm từ xa xưa, bà bầu nên kiêng đi đám tang vì sợ con trong bụng sẽ bị ma ám hay sinh con ra không được thông minh, khỏe mạnh… Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không có cơ sở khoa học nào chứng minh điều này là đúng và những nhận định này hoàn toàn là vô căn cứ. 

Theo bác sĩ, bà bầu không nên đi đám tang chỉ để tránh hơi lạnh ở đây làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ.

Trên thực tế, hơi lạnh là dấu hiệu môi trường nhiễm khuẩn do xác chết phát tán. Thi thể người chết thường bốc lên một loại hàn khí rất dễ gây cảm lạnh. Vì vậy, bà bầu nên lưu ý điều này để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mình, đặc biệt là trong ba tháng đầu và ba tháng cuối mang thai.

Nhà có đám tang cũng thường rất đông người ra vào nên không khí xung quanh sẽ có nhiều vi khuẩn tiềm ẩn nhiều mầm bệnh ảnh hưởng đến bà bầu.

Ngoài ra, bà bầu không nên đi đám tang cũng là tránh sự đau buồn, bi thương ảnh hưởng đến tâm lý trong quá trình dưỡng thai.

Do đó, tốt nhất là bà bầu vẫn nên tránh viếng người đã mất trong lúc mang thai để bảo vệ sức khỏe. Bạn có thể chọn thời gian thích hợp khác để đi viếng như sau 3 ngày, 49 ngày người thân mất… Trong trường hợp bạn không thể vắng mặt được ở đám tang, bạn có thể ngậm gừng sống, uống rượu tỏi hoặc nước lá nhót trước và sau khi tới nhà tang lễ. 

Những lưu ý cho bà bầu trong lúc nhà có tang khi mang thai

Việc nhà có đám tang là điều không ai mong muốn xảy ra, vậy nên bà bầu cần lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:

  • Mặc quần áo dài tay kín đáo, đi tất để tránh bị cảm lạnh.
  • Cần tránh xúc động quá mức để không ảnh hưởng tới thai nhi.
  • Cần tránh việc tiếp xúc gần quan tài khi nhà có đám tang.
  • Không nên ở đám tang quá lâu, nên tránh một số vị trí tập trung đông người, ngột ngạt.
  • Nên đốt một lò than bên trong có vỏ bưởi, bồ kết để giảm mùi hôi, giảm đi hơi lạnh trong nhà.

Ngoài ra, người trong nhà cần cảm thông với bà bầu, tránh để bà bầu phải ngồi cạnh quan tài vì tâm trạng quá đau buồn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Luôn cần có người thân bên cạnh để giúp đỡ bà bầu lúc này vì tâm lý của người mang thai không được ổn định.

Không chỉ bà bầu, những người mang bệnh hiểm nghèo hay người già, trẻ em cũng nên tránh đến viếng đám tang vì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.

Vợ có bầu chồng có đi đám tang được không?

Chồng có vợ mang bầu vẫn có thể đi dự đám tang, tuy nhiên cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Chồng nên đi đám tang lúc người vừa mất hoặc trước, sau khâm liệm 6 giờ. Những khoảng thời gian khác bạn không nên tới bởi thời điểm này khí lạnh, vi khuẩn của người chết có thể bám lên người của bạn.
  • Khi về hoặc sau khi rời khỏi đám tang, bà bầu cũng như người thân cận khác cần phải vệ sinh tay chân, rửa mặt bằng nước lá bưởi hoặc dung dịch cồn rửa tay để loại bỏ mầm mống gây bệnh. 
  • Cần đốt chậu lửa trước khi vào nhà để hơ nóng tay chân, quần áo, tắm rửa sạch sẽ mới được tới gần bà bầu.
Không chỉ có bà bầu cần chăm sóc sức khỏe trong lúc nhà có tang khi mang thai, mà người thân cận cũng cần phải vệ sinh sạch sẽ trước khi tiếp xúc với bà bầu. Điều này giúp tránh được những vi khuẩn gây bệnh cho bà bầu và làm ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Mẹ bầu khi có người thân mất cũng đừng quá đau buồn, bạn hãy lắng nghe con yêu trong bụng mách bảo mình cần làm gì, mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi!
Tham khảo thêm: xét nghiệm double test và xét nghiệm triple test là gì ?

Chủ Nhật, 30 tháng 5, 2021

Khi bà bầu bị bướu cổ thì nên ăn gì ?

 Bà bầu bị bướu cổ nên ăn gì? Bà bầu bị bướu cổ kiêng ăn gì là những câu hỏi mang tính quyết định hết bệnh hay còn bệnh trong quá trình chữa u tuyến giáp lành tính.

Bà bầu bị bướu cổ nên ăn gì ?

Mẹ bầu có thể lâm vào tình trạng bị bướu cổ (u tuyến giáp) khi cơ thể không dung nạp đủ iốt, gây tăng sinh phản ứng bù đắp phát sinh ở tuyến giáp.

Việc ăn uống thiếu iốt trong một thời gian dài, gây ra tình trạng không cung cấp đủ nhu cầu hợp chất mà tuyến giáp cần, kích thích tuyến giáp, làm tuyến giáp tăng sinh, sưng to. Khi tế bào tuyến giáp phì đại, tình trạng hoại tử có thể xảy ra, kèm theo xuất huyết hoặc vôi hóa.

Cứ 100 người bị bệnh bướu cổ thì có khoảng 95% người bị bướu lành tính, chỉ có khoảng 5% bị bướu ác tính. Căn bệnh này thường phổ biến ở nữ giới. Bà bầu bị bướu cổ không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn rất nguy hiểm nếu gặp phải bướu cổ ác tính. sàng lọc trước sinh là gì ?

Thực đơn dinh dưỡng có vai trò thiết yếu trong quá trình điều trị bệnh u tuyến giáp. Do vậy, bà bầu bị bướu cổ cần có chế độ ăn uống hợp lý để khôi phục sức khỏe, thoát khỏi căn bệnh này.

Trả lời câu hỏi bà bầu bị bướu cổ nên ăn gì, lời khuyên cho bạn là lựa chọn thực phẩm hợp lý theo nguyên tắc sau:

1. Bổ sung thức ăn có hàm lượng iốt cao như hải sản: sò, ngao, tôm, cua… Thêm một điều quan trọng khác nữa là thường xuyên dùng muối iốt.

2. Thức ăn giàu năng lượng, vitamin, đủ carbohydrate và protein.

  • Vitamin A: giúp cải thiện chức năng tổng hợp hormone ở tuyến giáp hiệu quả. Bạn có thể bổ sung vitamin này từ các loại rau củ có màu vàng và xanh đậm như bí đỏ, cà chua, cà rốt, rau diếp và các loại cá thu, cá ngừ, cá hồi…
  • Trả lời cho câu hỏi bà bầu bị bướu cổ nên ăn gì, các chuyên gia sức khỏe cho rằng những chế phẩm từ sữa có hàm lượng iốt, canxi, vitamin B và protein cao, rất tốt cho người bị bệnh bướu cổ cũng như người bình thường muốn phòng bệnh. Người bị bướu cổ thường mệt mỏi, chán ăn và khó tiêu. Do đó, để khắc phục tình trạng này, việc bổ sung sữa chua mỗi ngày giúp bổ sung các lợi khuẩn, tốt cho hệ tiêu hóa rất cần thiết, giúp bà bầu bị bướu cổ ngon miệng hơn.
  • Các loại hạt như hạt điều, hạt bí, hạnh nhân… chứa nhiều protein thực vật, magie, kẽm, đồng, vitamin E, B giúp tuyến giáp hoạt động hiệu quả hơn tốt cho mẹ và bé trong thai kỳ cũng là câu trả lời cho thắc mắc bà bầu bị bướu cổ nên ăn gì.

Bà bầu bị bướu cổ kiêng ăn gì?

Phụ nữ khi mang thai bị bướu cổ cần kiêng ăn các loại rau củ, thực phẩm sau đây:

1. Rau họ cải như cải xanh, bắp cải, củ cải. Những rau này sẽ sinh ra muối sunfoxianat. Chúng nhanh chóng chuyển thành axit sunfoxyanic là chất làm to tuyến giáp. Riêng bắp cải có chứa các hợp chất glucosinolate được gọi là lưu huỳnh. Các hợp chất này bị phá vỡ sinh ra isothiocyanates. Chất này phân hủy iốt, khiến tuyến giáp không được cung cấp đủ lượng iốt cần và còn ngăn cản sự hấp thụ iốt của tuyến này.

Ngoài ra, goitrin có trong bắp cải cũng là một chất có hại cho bà bầu bị bướu cổ. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn ăn loại rau này, để hạn chế sự hiện diện của các chất trên, bạn cần thái nhỏ rau và ngâm rửa kỹ. Isothiocyanates sẽ bị mất 75% khi bạn làm theo cách trên và nếu luộc sẽ mất đi 95%. Goitrin trong bắp cải cũng bị phân hủy.

2. Đậu nành

Các loại đậu đều tốt cho người bị bệnh bướu cổ nhưng đậu nành thì rất có hại. Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành, bao gồm cả một số mayonnaise có tính kháng giáp. Khi cơ thể thiếu thiếu iốt, đặc tính này sẽ gia tăng. Isoflavone trong sữa đậu nành ảnh hưởng tiêu cực đến những bệnh nhân bướu cổ thường xuyên sử dụng sản phẩm này.

3. Ngoài những thực phẩm trên, bà bầu bị u tuyến giáp lành tính kiêng ăn gì?

Bạn không nên dùng thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp được chế biến sẵn. Những thực phẩm này thường có chất phụ gia, chất bảo quản… Khi bà bầu bị bướu cổ dùng nhiều, chúng sẽ làm cho bướu phát triển nhanh hơn, mạnh hơn. 

4. Trái cây có chứa sắc tố thực vật như nho, như cam, quít, táo, lê

Những loại quả này có chứa flavone. Chất này sẽ bị vi khuẩn đường ruột phân giải thành axit diglycerobenzoic và axit ferulic. Đây là những chất làm ức chế chức năng tuyến giáp rất mạnh, khiến bà bầu bị bướu cổ lâm vào tình trạng nặng thêm.

5. Không nên dùng thực phẩm có tính kích thích: rượu, cà-phê… Chúng làm rối loạn hoạt động của tuyến giáp, kích thích hệ tiêu hóa, làm giảm khả năng hấp thụ thuốc điều trị bệnh.

6. Ăn nhiều chất xơ có thể ngăn cản cơ thể người bệnh hấp thụ các loại thuốc điều trị bệnh u tuyến giáp, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị bệnh. Do đó, bạn chỉ nên bổ sung lượng nhỏ chất xơ trong mỗi bữa ăn để việc điều trị u tuyến giáp đạt hiệu quả tốt nhất.

7. Đường và các chất tạo ngọt.

8. Nội tạng động vật.

9. Các loại thực phẩm có chứa nhiều gluten như lúa mạch, lúa mì,…

Bà bầu bị bướu cổ chủ yếu là do tình trạng thiếu iốt gây ra. Tuy nhiên, nếu gấp gáp bổ sung iốt quá nhiều, làm thừa iốt cũng sẽ gây ra những tác động tiêu cực cho mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vậy bà bầu bị bướu cổ nên ăn gì? Một chế độ ăn cân đối giữa các thành phần dinh dưỡng là tốt nhất cho bạn.

U tuyến giáp lành tính kiêng ăn gì có lời giải đáp đơn giản, bạn cần nhớ rõ khi lên thực đơn cho bà bầu bị bướu cổ! Ngoài ra, bạn cũng tránh buồn phiền, giận dữ, nên giữ cho cảm xúc ổn định, lạc quan để khôi phục sức khỏe tốt hơn, bạn nhé!

Tham khảo thêm: Bảng giá xét nghiệm nipt tại gentis  và sàng lọc trước sinh khi nào thì tốt nhất ?

Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2021

Đau hai bên thái dương và buồn nôn bà bầu lưu ý

 Đau đầu khi mang thai là tình trạng phổ biến, nhưng đau 2 bên thái dương và buồn nôn thì lại khác. sàng lọc trước sinh gentis đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn những thông tin về nguyên nhân gây nên cơn đau đầu, biểu hiện từng loại, cũng như gợi ý các biện pháp điều trị thích hợp. 

Đau hai bên thái dương và buồn nôn bầu cẩn trọng

Nếu gặp phải tình trạng đau 2 bên thái dương và buồn nôn trong thai kỳ, mẹ không nên xem nhẹ vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải những bệnh lý nguy hiểm đấy.


Lúc này, tốt nhất mẹ nên tìm hiểu rõ căn nguyên gây ra vấn đề để xác định liệu pháp giảm đau tốt nhất. Để thuận tiện cho bạn, gentis đã tổng hợp một vài nguyên nhân gây nên cơn đau đầu ở thái dương phổ biến, kèm theo những hướng điều trị phù hợp với từng loại để bạn tham khảo.

Truy tìm nguyên nhân khiến mẹ bầu đau 2 bên thái dương và buồn nôn

Đau đầu khi mang thai chẳng phải điều gì lạ, nhưng đau 2 bên thái dương và buồn nôn lại khác. Sản phụ trong trường hợp này thường trải qua cơn đau âm ỉ, buốt ở một hoặc cả 2 bên thái dương trong vài phút cho đến cả tiếng đồng hồ. Hiện tượng này bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

1. Đau đầu do căng thẳng thần kinh (tension headache)

Đây được cho là nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau 2 bên thái dương và buồn nôn trong thai kỳ. Biểu hiện dễ thấy nhất là mẹ bầu đau xung quanh đầu, căng tức 2 bên thái dương. Cơn đau thậm chí có thể lan ra sau gáy. Đau đầu dạng này thường kéo dài tầm 30 phút rồi sẽ thuyên giảm, nhất là khi người bệnh bắt đầu hoạt động thể chất.

Dù không gây biểu hiện buồn nôn quá nhiều nhưng đau đầu do căng thẳng thần kinh sẽ khiến bà bầu trở nên nhạy cảm với tiếng ồn hoặc ánh sáng. Thực tế rất khó phân biệt được tình trạng này với chứng đau nửa đầu. Vì vậy, bác sĩ sẽ dựa vào bệnh sử cũng như các biểu hiện lâm sàng của sản phụ để chẩn đoán.

Hướng điều trị: Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc giảm đau, kháng viêm chẳng hạn như paracetamol nếu cơn đau không xảy ra thường xuyên hoặc nhóm thuốc chống trầm cảm kết hợp cùng xoa bóp trị liệu nếu đau chuyển sang mãn tính.

2. Đau 2 bên thái dương và buồn nôn do đau nửa đầu (migraine headache)

Nghe tên là đã hiểu cơn đau sẽ khởi phát từ một bên đầu (thường là ở thái dương). Cơn đau theo nhịp, xuất hiện một bên hoặc có khi lan sang cả hai thái dương. Người bệnh đau nửa đầu thường trải qua 4 giai đoạn với các triệu chứng thay đổi lần lượt là:

  • Thay đổi tâm trạng, mệt mỏi, nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng, đau vai gáy
  • Nhìn thấy hào quang như quầng sáng hoặc đèn nhấp nháy
  • Kế đến, người bệnh sẽ đau khi vận động, người khác thì có thể kèm theo buồn nôn, nhạy cảm với mùi
  • Giai đoạn cuối của cơn đau sẽ là suy yếu, chóng mặt, mất tập trung.

Để biết liệu cơn đau 2 bên thái dương và buồn nôn có phải do bà bầu bị đau nửa đầu hay không, bác sĩ sẽ hỏi rõ mẹ về mức độ và tần suất của cơn đau trong ngày. Nếu kết quả là đúng, mẹ sẽ được khuyên nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ bên cạnh việc dùng thuốc do bác sĩ chỉ định.

3. Chứng đau đầu cervicogenic

Đây là bệnh lý có liên quan đến việc rối loạn cột sống cổ, chấn thương vùng cổ hoặc viêm khớp cột sống trên. Biểu hiện thường gặp gồm có đau 2 bên thái dương và buồn nôn, mờ mắt, cứng cổ, nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng, khó cử động cổ và nếu cố gắng cơn đau sẽ càng trở nên tệ hơn.

Tình trạng này cũng khá nghiêm trọng nên khi thấy những dấu hiệu trên, mẹ cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay. Hướng điều trị trong trường hợp này sẽ là dùng thuốc, luyện tập (tùy khả năng mỗi người), vật lý trị liệu. sàng lọc trước sinh là gì?

4. Bà bầu đau 2 bên thái dương và buồn nôn do mắc bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ

Viêm động mạch tế bào khổng lồ (giant cell arteritis – viết tắt GCA) là tình trạng viêm xuất hiện ở các động mạch vùng đầu, đặc biệt là thái dương nên giới khoa học còn đặt tên khác là viêm động mạch thái dương. Người bị viêm động mạch khổng lồ thường bị đau 2 bên thái dương và buồn nôn đi kèm với những triệu chứng phổ biến khác như đau da đầu, đau hàm khi nhai hoặc há miệng rộng, sốt, mệt mỏi, sụt cân ngoài ý muốn…

Việc sớm phát hiện bệnh sẽ ngăn rủi ro mẹ gặp phải những biến chứng khôn lường như mất thị lực, đột quỵ và túi phình động mạch chủ (tình trạng dẫn đến xuất huyết rất nguy hiểm). Các bác sĩ chẩn đoán bệnh bằng cách thực hiện xét nghiệm máu, chẩn đoán bằng hình ảnh và tiến hành sinh thiết nếu cần.

Việc điều trị triệu chứng đau 2 bên thái dương và buồn nôn cũng như chữa dứt điểm bệnh sẽ tùy vào bệnh án từng người. Với người bình thường, hướng điều trị sẽ là sử dụng corticosteroid liều cao nhưng phải rất thận trọng vì thuốc gây ra nhiều phản ứng không mong muốn như: tăng cân, tăng rủi ro nhiễm trùng, yếu cơ, mất xương, đường huyết cao…

5. Chứng phình động mạch não

Phình động mạch não là tình trạng hiếm gặp nhưng vẫn có khả năng xảy ra ở sản phụ gây đau đầu 2 bên thái dương và buồn nôn. Ngoài biểu hiện trên, người bệnh còn có thể bị cứng cổ, buồn ngủ và nhạy cảm với ánh sáng.

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ kết hợp các phương pháp như chụp cắt lớp vi tính mạch não, chụp cộng hưởng từ MRI. Hai phương pháp chính để trị bệnh thường được áp dụng nhất là phẫu thuật hoặc can thiệp nội mạch. Với can thiệp nội mạch, bác sĩ sẽ đưa một vật liệu bằng platinum vào lòng của túi phình để giải quyết vấn đề tại đây.

Mách mẹ bầu một vài biện pháp để ngăn ngừa cơn đau 2 bên thái dương và buồn nôn

Để ngăn ngừa cơn đau đầu xuất hiện và “làm phiền” bạn, hãy thử tham khảo một số lời khuyên dưới đây:

  • Nên có nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để đảm bảo mẹ bầu nhận được đủ vitamin và khoáng chất cần thiết
  • Sử dụng liệu pháp tắm muối epsom để thoát khỏi cơn đau đầu và cả những cơn đau nhức cơ bắp
  • Tạo thói quen massage nhẹ nhàng vùng vai, cổ
  • Để giảm căng thẳng, mẹ bầu có thể tìm đến biện pháp châm cứu
  • Tránh tiêu thụ quá nhiều cà phê, trà, hoặc bất kỳ thực phẩm có chứa caffeine nào khác. Vì caffeine sẽ khiến tình trạng của bạn thêm tệ hơn
  • Tập các bài thể dục nhẹ nhàng trong thai kỳ. Điều này không những giúp mẹ cải thiện sức khỏe mà còn hạn chế cơn đau đầu xuất hiện.

Hy vọng những chia sẻ vừa rồi đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng đau 2 bên thái dương và buồn nôn xảy ra trong thai kỳ. Nếu thấy có dấu hiệu nào bất thường, hãy lập tức đến bệnh viện để kiểm tra ngay mẹ nhé. mẹ bầu có thể tham khảo thêm : bảng giá sàng lọc trước sinh nipt tại gentis

Thứ Năm, 27 tháng 5, 2021

Bầu bị bệnh gút có ăn được thịt gà không

 Thai phụ rất nhạy cảm với thức ăn và chế độ dinh dưỡng luôn trực tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Hơn thế nữa, bà bầu bị bệnh cần càng phải thận trọng hơn. Liệu bà bầu bệnh gút có ăn được thịt gà không?

Bệnh gút có ăn được thịt gà không, nếu bạn đang mang thai? Mời bạn cùng nipt gentis tìm ngay lời giải đáp dưới đây nhé!

Bà bầu bị bệnh gút có ăn được thịt gà không

Bệnh gout khi mang thai là gì?

Bệnh gút thai kỳ đang gia tăng ở các mẹ bầu. Bệnh gút (gout) thai kỳ cũng giống như bệnh gút thông thường. Đây là một bệnh lý do rối loạn chuyển hóa purine, làm tăng axit uric trong máu gây ứ đọng tinh thể muối tại khớp, gây viêm khớp. Ngón chân cái hoặc đầu gối, mắt cá chân, cổ tay, cánh tay hoặc một hay nhiều khớp nào đó sưng tấy, nóng đỏ, đau dữ dội.

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ rất nhạy cảm. Nếu ăn uống không đúng cách, bồi bổ nhiều thực phẩm chứa purine chính là một trong những nguyên nhân dễ làm tăng axit uric trong máu gây nên bệnh gout ở giai đoạn thai kỳ. Do đó, khi bị bệnh gout thai kỳ, bạn nên đặc biệt chú ý chế độ ăn uống để tránh gây hại cho cả mẹ bầu và bé.

Mức axit uric bình thường đối với phụ nữ là 2,4-6 mg/dL. Nếu xét nghiệm phát hiện chỉ số tăng trên mức quy định, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp để bạn điều chỉnh, tránh mắc phải bệnh gout khi mang thai.

Thành phần dinh dưỡng của thịt gà

Thịt gà có mặt trong nhiều món ăn hấp dẫn đối với bà bầu như gỏi gà, gà nướng, gà hấp… Thịt gà giàu protein nhưng ít chất béo. Nhờ vậy, bà bầu ăn thịt gà có thể giúp cơ thể đủ năng lượng và hỗ trợ tốt cho kiểm soát cân nặng trong thai kỳ. Đây là loại thực phẩm mà cơ thể dễ tiêu hóa, dễ hấp thu. Thịt gà cũng đặc biệt chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như:

  • Vitamin B: hỗ trợ chống ung thư và ngăn ngừa các dạng ung thư liên quan đến di truyền.
  • Phốt pho: là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của xương, thúc đẩy hoạt động của hệ bài tiết.
  • Selenium: giúp gan và thận bài tiết tốt, ngăn chặn quá trình kết tủa axit uric, làm giảm nồng độ axit uric trong máu, giúp bệnh nhân gout kiểm soát tình trạng bệnh.
  • Protein cao: đảm bảo sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Bà bầu bị bệnh gút có ăn được thịt gà không?

Rõ ràng, nhiều dưỡng chất trong thịt gà, cụ thể là phốt pho và selenium rất tốt cho mẹ bầu bị bệnh gút. Cho nên với câu hỏi: “Bà bầu bị bệnh gút có ăn được thịt gà không?”, gentis khẳng định là có! Tuy nhiên, dù thịt gà rất tốt cho phụ nữ bị bệnh gút trong thai kỳ, bạn vẫn nên dung nạp chúng ở mức chừng mực và phù hợp. sàng lọc trước sinh là gì ?

Cách ăn thịt gà chữa bệnh gút cho bà bầu

Dù thịt gà có nhiều dưỡng chất tốt cho bà bầu bị bệnh gút, nhưng purine hiện diện trong thịt gà cũng gây hại cho bệnh nhân.

Mỗi bà bầu bị bệnh gút chỉ được ăn khoảng 110-175mg purine/ngày. Việc gia tăng lượng purine trong cơ thể là nguyên nhân chính gây bệnh gút.

Hàm lượng purine trong thịt gà khác nhau tùy thuộc vào vị trí của thịt và cách chế biến. Cụ thể như trong 100g thịt gà có lượng purine như sau: Thịt gà có da (175mg purine), thịt gà kho, rang (115mg), thịt gà luộc (159 mg), chân gà (110mg), ức gà (175mg). Lượng purine này sẽ tỷ lệ thuận với hàm lượng axit uric mà chúng chuyển hóa thành.

Dù được trả lời “Có” cho câu hỏi bệnh gút có ăn được thịt gà không thì bà bầu muốn ăn gà có thể ưu tiên món kho rang. Người bị bệnh gút nên ăn thịt gà rang trong hành trình điều trị bệnh gút. Căn cứ vào thông số trên, món này chỉ sản sinh 115mg purine, mức thấp nhất trong các cách chế biến, có thể giúp hạn chế lượng axit uric gây đau…

Ngoài ra, bệnh gút nên ăn gì và bệnh gút kiêng ăn gì đối với thịt gà? Bạn cũng có thể chọn những phần thịt gà ở vị trí có hàm lượng purine thấp như là một cách chữa bệnh gút bổ trợ, bảo vệ sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai kỳ. Không nên chọn các món chiên, rán có nhiều purine.

Thêm nữa, bạn chỉ nên ăn 2-3 bữa thịt gà/tuần, mỗi lần ăn không quá 100g.

Khi ăn, bạn nên kết hợp thịt gà với rau xanh để ngăn chặn lượng đạm thừa tích tụ và bữa ăn cũng ngon miệng hơn.

Một lần nữa, trước khi kết thúc giải đáp cho thắc mắc bà bầu bị bệnh gút có ăn được thịt gà không, gentis xin lưu ý rằng, bạn có thể ăn ở liều lượng vừa phải và tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ nhé! Tham khảo thêm dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà uy tín chất lượng !

Khi mang thai uống nước hòe có tốt hay không ?

 Cây hoa hòe mọc nhiều ở nước ta và là một loại thuốc quý. Hoa giúp trị một số loại bệnh. Nhưng liệu bà bầu uống nước hoa hòe có tốt không? sàng lọc trước sinh gentis sẽ cùng các mẹ tìm hiểu thêm nhé!

Mang thai uống nước hòe có tốt hay không ?

Cây hoa hòe là gì?

Cây hòe họ đậu, cao tối đa 7 mét và có lá kép. Hoa hòe là cơ quan sinh sản của cây, thường mọc thành cụm ở đầu cành. Hoa thường có màu trắng hoặc vàng nhạt. Quả hòe có dạng chuỗi hạt và lớn bé không đều nhau. Cây hòe có nhiều ở các tỉnh phía Bắc nước ta như Thái Bình, Hưng Yên và Hải Dương.

Hoa hòe chứa các hoạt chất như rutin, quercetin, betulin, sophoradiol, sophorin A, B, C và sophorose. Đây đều là những chất có thể sử dụng để làm thuốc rất tốt. Thông thường, Đông y sẽ dùng hoa hòe dưới dạng hoa đã được phơi khô để tiện sử dụng.

Hoa hòe có tác dụng gì?

Muốn biết bà bầu uống nước hoa hòe có tốt không, bạn cần biết công dụng của hoa hòe nói chung. Đây là một loại thuốc rất tốt với sức khỏe, cụ thể có một số công dụng nổi bật sau:

1. Tác dụng của hoa hòe: chữa các bệnh xuất huyết

Hoạt chất rutin chiếm tới 34% trong hoa hòe có tác dụng giảm tính thẩm thấu và tăng cường độ bền các mao mạch, từ đó giúp cầm máu hiệu quả. Để cầm máu, bạn sao hoa hòe thành than, sau đó sử dụng đắp trực tiếp lên vết thương. Máu sẽ ngừng chảy ngay tức thì.

2. Hoa hòe – dược liệu tốt cho tim mạch

Dược liệu từ hoa hòe có khả năng làm giảm huyết áp và kích thích nhẹ với tim. Khi nghiên cứu trên ếch, việc sử dụng glucozit (có trong hoa hòe) giúp giãn mạch vành và tăng lực co bóp của tim.

3. Uống nước hoa hòe có tác dụng gì? Hoa hòe có tác dụng hạ mỡ máu

Dược liệu từ hoa hòe được chứng minh là có thể làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Cụ thể, các loại cholesterol xấu trong gan và động mạch sẽ giảm rõ rệt nếu sử dụng hoa hòe trong một thời gian nhất định. Nhờ đó, dùng nước hoa hòe mỗi ngày còn có thể hạ mỡ trong máu về mức bình thường.

4. Hoa hòe tốt cho đường tiêu hóa

Uống nước hoa hòe có tốt không? Nước của hoa hòe sẽ giúp làm giảm co cơ trơn tại phế quản và đại tràng. Ở đây, chất rutin đóng vai trò quan trọng trong việc giảm co thắt tới 5 lần so với bình thường. Cho nên, hoa hòe cực kỳ có ích với các bệnh nhân có vấn đề về dạ dày.

Ngoài ra, hoa hòe còn được coi là có thể phòng trừ tiêu chảy. Theo một nghiên cứu mới nhất, những người uống hoa hòe thường xuyên ít có nguy cơ bị các chứng rối loạn tiêu hóa. Bởi hoa hòe có công dụng kích thích đường ruột, giúp các cơ quan này khỏe mạnh hơn. xét nghiệm double test và những điều cân biết !

5. Hoa hòe giúp ngủ ngon

Hoa hòe có tính mát, thanh nhiệt, an thần vì vậy giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ. Uống nước hoa hòe có tốt không? Nếu bạn bị khó ngủ, mất ngủ nên uống nước hoa hòe chữa mất ngủ để có thể ngủ ngon và sâu giấc hơn.

6. Hoa hòe điều trị cao huyết áp

Một số người bị cao huyết áp nên dùng nước hoa hòe vì nó có công dụng hạ huyết áp tốt. Hoạt chất rutin trong loại hoa này là một loại vitamin P không những giúp giảm huyết áp mà còn có vai trò phòng các biến chứng của huyết áp cao như xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não.

7. Hoa hòe chữa bệnh trĩ

Nếu bạn gặp các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, trĩ thì nên uống nước hoa hòe vì các hợp chất trong hoa tốt cho người bệnh trĩ. Cụ thể, chất troxerutin và oxymatrine có trong hoa hòe có đặc tính vận mạch, giảm viêm sưng do các mạch máu suy yếu, do vậy là một liệu pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

Bà bầu uống nước hoa hòe có tốt không?

Như chúng ta đã biết công dụng của hoa hòe khô lẫn nụ hoa hòe tươi. Đây thực sự là một dược liệu có ích cho sức khỏe. Nhưng uống nước hoa hòe có tốt không? Bà bầu uống nước hoa hòe được không? Sau đây là giải đáp đầy đủ nhất từ gentis bạn nhé!

Nước hoa hòe cũng có vị thanh mát, thơm ngon nên bạn có thể dùng thay trà để giải khát rất tốt cho cơ thể. Song hãy chú ý tới tác hại của hoa hòe, không phải ai cũng nên uống loại nước này.

Đặc biệt bà bầu không nên uống nước hoa hòe. Lý do là vì tác dụng của hoa hòe khô lẫn hoa hòe tươi đều có thể làm tăng co bóp tử cung. Đối với phụ nữ mang thai, việc uống nước hoa hòe thường gây động thai hoặc nặng hơn là sẩy thai. Kể cả phụ nữ sau sinh và trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, cũng không được dùng nước hoa hòe, bởi hoa có tính hàn không tốt cho trẻ nhỏ.

Bên cạnh bà bầu, những đối tượng sau đây cũng không nên dùng hoa hòe:

Hoa hòe có tính lạnh nên những người có vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, chậm tiêu, đi ngoài phân lỏng, bị thiếu máu không nên dùng.

Người bị huyết áp thấp cũng không được sử dụng trà hoa hòe vì có thể gây hạ huyết áp, nguy hiểm cho cơ thể.

Lưu ý khi dùng nước hoa hòe

Đối với người có thể uống được loại nước này, bạn cần lưu ý khi dùng:

  • Tránh sử dụng hoa hòe kém chất lượng. Nụ hoa hòe kém chất lượng, biến chất gây ảnh hưởng xấu tới tính mạng, vì vậy tuyệt đối không dùng. Thay vào đó, bạn nên chọn mua ở những cơ sở sản xuất uy tín, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Trước khi uống nước hoa hòe, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Hoặc nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc Tây nào thì cũng cần phải thận trọng vì nước hoa hòe có thể tương tác và làm giảm chức năng của thuốc.
  • Trong thời gian chữa bệnh bằng nước hoa hòe, nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường hoặc gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, bạn cần ngưng sử dụng ngay và tìm phương pháp khác phù hợp hơn.

Cách pha trà hoa hòe

Nước hoa hòe hay trà hòe là một loại đồ uống khá dễ làm. Bạn có thể thực hiện đơn giản tại nhà theo các bước sau đây:

  • Chuẩn bị nụ hoa hòe khô rồi cho vào ấm trà
  • Cho nước sôi vào để hãm qua, lắc nhẹ, sau đó đổ nước đi
  • Lại cho khoảng 300ml nước sôi vào ấm và đậy nắp lại. Đợi 15 phút cho tinh chất trong hoa hòe ngấm ra nước
  • Uống mỗi ngày, tuy vậy bạn chỉ nên uống tối đa trong một tháng thôi bạn nhé!

Cách sử dụng hoa hòe chữa bệnh như thế nào?

Hoa hòe là một loại dược liệu chữa bệnh hiệu quả trong Đông y. Cụ thể hoa hòe khô sẽ được chỉ định trong những trường hợp bệnh sau đây:

  • Người bị chảy máu cam, xuất huyết do bệnh trĩ: Sử dụng nụ hoa hòe, trắc bách diệp, ngải diệp mỗi vị thuốc 10g. Sao cháy và sắc uống 1 thang/ngày.
  • Người bị huyết áp, đau mắt và giảm thị lực: Dùng nụ hoa hòe kết hợp lá sen, mỗi vị 10g. Cho thêm 4g cúc hoa vàng rồi sắc uống 1 thang/ngày.
  • Người bị tiểu tiện ra máu: Dùng hoa hòe và trắc bách diệp, mỗi vị 20g. Kèm theo đó là hoàng liên và kinh giới, mỗi vị 8g nữa. Bạn sắc uống 1 thang/ngày, chia hai lần sáng, tối.
  • Người bị đi ngoài ra máu, mao mạch giòn, huyết áp cao: Chuẩn bị hoa hòe và thảo quyết minh, mỗi vị 10g, sao vàng rồi uống dưới dạng thuốc hãm, chia thành nhiều ngày.
  • Người bị trĩ nội, viêm ruột: Dùng quả hòe và kim ngân hoa, mỗi thứ 100g. Kết hợp cam thảo, nghệ vàng 10g nữa. Sau đó bạn tán bột, một ngày dùng 3 lần.

Hy vọng bài viết về nước hoa hòe đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Bà bầu uống nước hoa hòe có tốt không? Bà bầu tuyệt đối không nên dùng và ngay cả phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cũng vậy. Tuy nhiên, những người mắc bệnh mà trong bài có nhắc tới, hoặc người hoàn toàn khỏe mạnh có thể sử dụng bình thường, bạn nhé! THam khảo thêm: Đo độ mờ da gáy ở tuần bao nhiêu của thai kì ?

Thứ Tư, 26 tháng 5, 2021

Ăn bưởi thế nào đúng cách với bà bầu

 Bà bầu ăn bưởi đúng cách sẽ khỏe, đẹp. Vậy bạn đã biết nguyên tắc để ăn bưởi đúng cách chưa? dịch vụ sàng lọc trước sinh gentis mời bạn cập nhật ngay nhé!

Ăn bưởi như thế nào đúng cách với bà bầu

Ăn bưởi đúng cách là điều quan trọng cho những mẹ bầu thích ăn bưởi. Dù lợi ích của quả bưởi rất tốt cho sức khỏe nhưng chúng có thể biến thành “thuốc độc” đối với mẹ bầu nếu bạn ăn sai cách.

Đừng hỏi bầu ăn bưởi có tốt không, ăn bưởi có giảm cân không vì hầu như câu hỏi này “xưa như trái đất”. Khoa học đã chứng minh loại trái cây này rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là mẹ bầu. Nhiều phụ nữ mang thai còn coi ăn bưởi giảm cân đúng cách là phương pháp kiểm soát cân nặng thai kỳ hiệu quả. Song, điều bạn cần quan tâm hơn chính là việc ăn bưởi đúng cách là như thế nào

1. Ăn bưởi đúng cách: Ăn bưởi buổi sáng có tốt không?

Thời điểm ăn bưởi tốt nhất là vào buổi sáng. Song, bạn nên dùng sau khi ăn sáng 30-60 phút. Bưởi có nhiều vitamin, buổi sáng được cho là thời điểm vàng để cơ thể hấp thụ hết các vitamin này.

Vậy ngoài buối sáng thì ăn bưởi buổi tối có tốt không? Câu trả lời cho bạn là mẹ bầu có thể ăn bưởi bất cứ lúc nào trong ngày. Tuy nhiên, chỉ có buổi sáng, cơ thể mới hấp thụ tối đa các vitamin trong trái cây này.

2. Không nên ăn bưởi khi bụng đói

Bưởi có hàm lượng axit citric rất cao. Chất này có thể làm dạ dày bị tổn thương nếu bạn ăn bưởi khi bụng đói.

3. Bà bầu bị tiêu chảy: Không nên ăn bưởi

Theo Đông y, bưởi có tính hàn, mẹ bầu bị tiêu chảy, đau bụng không thích hợp để dùng. Ngoài ra, nếu bị đau dạ dày, tá tràng, bạn cũng không nên ăn bưởi.

4. Dùng chất kích thích: Không nên ăn bưởi

Mẹ bầu không nên dùng chất kích thích. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu đã hoặc đang uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá thì càng không nên ăn bưởi. Lý do là bưởi có chứa pyranocoumarin. Chất này làm men ruột hoạt động hiệu quả, khiến cơ thể tăng khả năng hấp thụ chất độc từ các chất kích thích, gây hại cho mẹ bầu và thai nhi.

5. Uống kháng sinh: Không nên ăn bưởi

Mẹ bầu hạn chế dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nếu phải dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ thì mẹ bầu cũng nên lưu ý khi ăn bưởi. Vitamin C trong bưởi sẽ cản trở việc ruột hấp thụ thuốc kháng sinh. Muốn ăn bưởi đúng cách trong trường hợp này, mẹ bầu chỉ nên ăn bưởi khoảng 2 giờ sau khi uống thuốc. gói xét nghiệm sàng lọc ung thư uy tín chất lượng tại Hà Nội.

6. Nên ăn cả phần cùi bưởi

Phần cùi trắng trong quả bưởi chứa rất nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Khi ăn bưởi, bạn có thể giữ lại phần cùi trắng làm chè bưởi để bổ sung chất xơ. Mẹ bầu lưu ý đừng cho quá nhiều đường vì sẽ không tốt nhé. 

7. Uống nước bưởi nhiều có tốt không?

Ăn bưởi tốt hơn uống nước ép bưởi. Múi bưởi có nhiều chất xơ, chất xơ này sẽ bị tách đi khi làm nước ép. Do đó, hãy ăn bưởi để tận dụng hết thành phần này bạn nhé!

8. Ăn bưởi ngay sau khi tách múi

Nếu bạn để lâu, bưởi có thể bị mất nước, khô, thậm chí bị ôi thiu. Lúc này, khi bạn ăn vào, bưởi sẽ kém ngon và còn ảnh hưởng tới sức khỏe trong thai kỳ.

9. Không nên ăn bưởi buổi tối nếu khó ngủ

Nếu mẹ bầu bị khó ngủ và bị chứng ợ nóng thì không nên ăn buổi tối. Lý do là bưởi có tính axit và ăn bưởi vào ban đêm có thể làm trầm trọng thêm chứng ợ nóng ở một số người. Tình trạng này thường nặng hơn khi nằm xuống. Bưởi cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của một số loại thuốc mà bạn có thể dùng trước khi đi ngủ. Trong trường hợp đó, bạn nên chọn một món ăn nhẹ khác.

Mẹ bầu cũng không nên uống nước ép bưởi trước khi đi ngủ. Nước ép trái cây chứa nhiều đường. Khi bạn uống nước trái cây, đường được hấp thụ nhanh chóng vào máu của bạn, giúp tăng cường năng lượng, dẫn đến khó ngủ.

10. Ăn bưởi xen kẽ với các loại trái cây khác

Như những thực phẩm khác, bạn không nên ăn một thứ quá nhiều. Thay vào đó, bạn nên xen kẽ với các loại trái cây khác để chó chế độ dinh dưỡng khoa học, đảm bảo đủ vitamin và dưỡng chất cho cơ thể.

Ăn bưởi đúng cách là điều rất quan trọng. Như bạn đã thấy là thông thường, thực phẩm luôn có các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể trong điều kiện được dùng đúng cách. Còn ngược lại, việc sử dụng sai cách có thể khiến thực phẩm thành thuốc độc đấy bạn ạ. Và với những phân tích trong bài viết thì bưởi cũng không ngoại lệ.

Tham khảo thêm : sàng lọc trước sinh khi nào chính xác nhất 

Thứ Hai, 24 tháng 5, 2021

Quan hệ bị rát khi mang thai tại sao ?

 Nhiều mẹ bầu bị đau rát khi quan hệ khi mang thai, vì vậy đời sống vợ chồng đang thăng hoa bỗng tụt dốc, mất hứng. Những thay đổi trong cơ thể do mang bầu khiến tình trạng này xảy ra thường xuyên. Mẹ bầu vì vậy càng thêm lo lắng và mệt mỏi. Bài viết sau sàng lọc trước sinh gentis sẽ hướng dẫn và giúp bạn giải tỏa vấn đề quan hệ bị rát này.

Quan hệ bị rát khi mang thai nguyên nhân tại sao

Để biết vì sao quan hệ bị rát khi mang thai, bạn cần biết thông thường do đâu mà chị em bị đau trong quan hệ tình dục. Đối với phái nữ nói chung, nguyên nhân khiến đau rát khi quan hệ có thể là do:
  • Màn dạo đầu chưa đủ làm “cô bé” ẩm ướt: Khi âm đạo chưa được kích thích đủ để trở nên ẩm ướt, cửa mình chưa mở, chưa sẵn sàng cho “cậu nhỏ” tiến sâu thì việc cọ xát sẽ khiến “cô bé” bị đau rát, khó chịu và muốn rút lui. Màn dạo đầu bởi vậy không nên làm qua loa, cần chăm chút để cả hai dễ thăng hoa và hòa hợp.
  • Âm đạo bị khô hạn: Chứng âm đạo bị khô này thường phổ biến ở phụ nữ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh sớm do sự suy giảm nội tiết tố nữ estrogen. Tuy nhiên, độ tuổi bị triệu chứng này càng ngày càng trẻ hóa, xảy ra cả với những cô gái độ tuổi 30. Sự suy giảm nội tiết tố nữ khiến cho âm đạo càng ngày càng tiết ra ít chất bôi trơn nên kích thích làm cho âm đạo ẩm ướt trở nên khó khăn hơn.
  • Hẹp âm đạo: Kích thước của âm đạo nếu bị hẹp cũng là nguyên nhân cản trở khả năng hòa hợp với “cậu nhỏ”, gây đau và căng vùng kín của chị em.
  • Các bệnh viêm nhiễm vùng âm đạo: Âm đạo bị viêm do nhiễm các loại vi khuẩn, nấm. Khi quan hệ, ngoài đau, rát, bạn còn có thể cảm thấy nóng, bỏng vùng kín, thậm chí bị chảy máu bất thường.
  • Tác dụng phụ của thuốc trị bệnh: Một số loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau có tác dụng phụ làm giảm ham muốn quan hệ của chị em và khả năng tiết dịch bôi trơn âm đạo.
  • Tâm lý căng thẳng: Lo âu hoặc bị ép buộc sẽ khiến phụ nữ không có khoái cảm làm cho vùng âm đạo khô và quan hệ bị rát.

Nguyên nhân quan hệ bị rát khi mang thai

Đối với các chị em trong giai đoạn thai kỳ, việc quan hệ bị rát có các lý do đặc thù của mẹ bầu như sau:

  • Thay đổi nội tiết tố khiến âm đạo khô rát: Tình trạng rối loạn estrogen khá phổ biến ở các mẹ bầu do hoạt động không điều hòa của cả hệ trục vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng hoặc do trục trặc ở các khu vực riêng lẻ. Tình trạng này khiến cho nhu cầu sinh lý của chị em suy giảm, chức năng tiết dịch bôi trơn âm đạo sẽ kém hơn, dẫn đến đau rát khi quan hệ.
  • Đau rát khi quan hệ khi mang thai là do tâm lý: Tâm lý lo sợ việc quan hệ sẽ ảnh hưởng không tốt tới thai nhi làm bà bầu mất hứng thú, đặc biệt là trong 3 tháng đầu, khi thai nhi chưa bám chắc vào tử cung và 3 tháng cuối thai kỳ khi thai nhi đã lớn và ngày càng ở vị trí thấp hơn trong tử cung. Đây cũng là đáp án cho câu hỏi khi mang thai tại sao phụ nữ quan hệ không có cảm giác.
  • Sức đề kháng của mẹ bầu cũng là lý do khiến quan hệ bị rát: Do sức đề kháng của mẹ bầu giảm nên nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa cao hơn. Các bệnh phụ khoa như đã nói ở trên không chỉ làm mẹ bầu đau rát mà còn có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm hơn. Vì vậy chị em cần tham vấn bác sĩ chữa trị các bệnh phụ khoa càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Đo độ mờ da gáy khi nào cho thai nhi là tốt nhất ?

Đau rát khi quan hệ khi mang thai có sao không?

Theo những phân tích trên, quan hệ bị rát có thể do yếu tố tâm lý, những thay đổi sinh lý hoặc cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh phụ khoa.

Không chỉ đơn giản là biểu hiện, sau khi quan hệ bị đau rát vùng kín chứng tỏ “cô bé” bị tổn thương cũng là một nguyên nhân khởi phát khiến cho mẹ bầu dễ dàng nhiễm các loại vi khuẩn, nấm gây ra các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung…

Bởi vậy, mẹ bầu cần phòng tránh và chữa trị chứng đau rát này theo những gợi ý dưới đây.

Mẹ bầu nên làm gì nếu quan hệ bị đau rát?

  • Mẹ bầu nên lựa chọn những tư thế phù hợp và nhẹ nhàng giúp tránh các tổn thương niêm mạc âm đạo cũng như em bé trong bụng. Nếu bạn đang bị viêm nhiễm, tốt nhất nên kiêng quan hệ vợ chồng cho đến khi chữa dứt điểm.
  • Trường hợp quan hệ bị rát khi mang thai do âm đạo bị khô, vợ chồng bạn nên kéo dài màn dạo đầu hoặc sử dụng gel bôi trơn (chú ý không nên lạm dụng và nên chọn các loại gel bôi trơn an toàn, không có tác dụng phụ cho âm đạo).
  • Mẹ bầu dễ viêm nhiễm các bệnh phụ khoa nên cần hết sức lưu ý giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, lựa chọn trang phục phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của thai kỳ.
  • Các loại xà phòng, dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa mạnh có thể gây kích ứng khiến âm đạo bị đau rát. Bởi thế mẹ bầu cũng nên tạm ngưng sử dụng chúng hoặc đổi sang các nguyên liệu vệ sinh âm đạo bằng tự nhiên.
  • Sức khỏe tốt nhờ chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, tâm trạng thoải mái sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng đau rát khi quan hệ khi mang thai.

Với mẹ bầu, ưu tiên trước nhất và quan trọng nhất là cần giữ sức khỏe cho bản thân và em bé. Chính vì thế, nếu bạn không thực sự thoải mái hoặc khó chịu khi quan hệ, đừng cố gắng chịu đựng mà cần nói chuyện và tâm sự để chồng hiểu và thông cảm.

Nguyên nhân đau rát khi quan hệ khi mang thai có thể do sinh lý nhưng cũng có thể do bệnh lý. Vì vậy, mẹ bầu không nên chủ quan mà nên thực hiện khám thai định kỳ hoặc khám ngay khi có dấu hiệu bất thường để có cách chữa trị kịp thời.

Hy vọng đến đây bạn đã hiểu được nguyên nhân và phương pháp tránh đau rát khi quan hệ khi mang thai. Chúc mẹ bầu sớm giải quyết được tình trạng khó chịu này nhé! Mẹ đừng quên làm đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc trước sinh, xét nghiệm double test cho thai kỳ khỏe mạnh nhất nhé !