Phù chân khi mang thai là một hiện tượng phổ biến trong những tháng cuối của thai kỳ. Sẽ là tin vui nếu dấu hiệu bà bầu bị phù chân chứng tỏ con sắp chào đời nhưng sẽ chẳng lành nếu đó là triệu chứng của tiểu đường thai kỳ.>> xét nghiệm NIPT là gì
Phù chân khi mang thai hãy cẩn thận đối với các hậu quả
Thông thường, hiện tượng phù chân khi mang thai và sau sinh thường xảy ra trong khoảng thời gian từ sau tuần thai thứ 20 và trong một vài ngày sau khi vượt cạn. Phù chân cũng có thể đi kèm với cảm giác đau, khó chịu.
Bà bầu bị phù chân sớm có sao không?
Tuy hiện tượng phù chân khi mang thai thường không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, mẹ bầu vẫn nên cảnh giác với hiện tượng này nếu đến sớm trong tam cá nguyệt thứ hai, vì trong nhiều trường hợp, đó là dấu hiệu báo trước của tiền sản giật.
Ngay khi thấy những dấu hiệu sau đi kèm với phù chân, mẹ nên chủ động đến bệnh viện để kiểm tra:
Mặt, chân, tay sưng lên một cách bất ngờ.
Đau đầu dữ dội
Thị giác gặp vấn đề như nhìn mọi thứ bị nhòe, chói
Đau dữ dội dưới các xương sườn
Nôn mửa
Theo dân gian, bà bầu bị phù chân 3 lần là tới ngày sinh
Nếu mẹ thuộc các nhóm sau đây thì càng nên cẩn thận với tình trạng phù chân hay sưng phù ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể:
Mẹ trên 40 tuổi
Khoảng cách giữa 2 lần mang thai từ 10 năm trở lên
Mang thai đôi hoặc đa thai
Chưa từng mang thai hoặc sinh con trước đó
Trong gia đình từng có người bị tiền sản giật.
Chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 30
Bị cao huyết áp từ trước khi mang thai
Đã từng bị tiền sản giật
Tình trạng tiền sản giật xảy ra không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong cho cả mẹ và thai nhi. Do đó, mẹ cần hết sức chú ý những bất thường đi kèm với tình trạng sưng phù chân.
Nguyên nhân phù chân khi mang thai
Để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của thai nhi, khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ sản sinh thêm 50% lượng máu bằng cách bổ sung sắt cho bà bầu và các loại chất lỏng. Chính vì vậy mà khi mang thai, hầu như mẹ bầu nào cũng sẽ hơi bị sưng nhẹ.
Tùy vào cơ địa cũng như sức khỏe của từng bà mẹ mà triệu chứng này sẽ xuất hiện ở những khoảng thời gian khác nhau nhưng chủ yếu là vào tháng thứ 5 hoặc vào 3 tháng cuối của thai kỳ.
Khi bạn đứng liên tục trong một thời gian dài, lượng máu dồn về chân nhiều hơn bình thường cũng là nguyên nhân khiến đôi chân bạn bị sưng lên đấy. Ngoài ra, yếu tố dinh dưỡng cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng phù nề ở các mẹ bầu.
Cách giảm chứng phù chân khi mang thai
Hiện tượng phù chân khi mang thai thường vô hại đối với sức khỏe của mẹ bầu. Thêm vào đó, các mẹ có thể áp dụng rất nhiều cách khác nhau để giảm phù chân.
Bài tập chân cho mẹ bầu
Mẹ có thể tập những động tác đơn giản này ngay khi đứng hoặc ngồi. Các cử động nhẹ nhàng sẽ giúp gia tăng tuần hoàn, giảm sưng tấy và giúp phòng ngừa chuột rút.
Bước 1: Co và duỗi bàn chân lên xuống khoảng 30 lần.
Bước 2: Xoay tròn bàn chân theo chiều kim đồng hồ khoảng 8 lần và xoay theo chiều ngược lại 8 lần.
Sau đó, lặp lại bước 1 và 2 với chân còn lại.
Chân bị phù đồng nghĩa với việc size giầy cũng cần phải đổi
Đứng, nằm, ngồi đúng tư thế giúp bầu giảm sưng chân
Để giảm tình trạng phù chân, mẹ bầu nên thực hiện những lời khuyên sau:
Không đứng quá lâu ở một tư thế.
Đi giày vừa chân, không đi giày có quai ngang cổ chân hay giày quá chật vì sẽ làm giảm tuần hoàn, khiến chân càng sưng hơn.
Vào lúc rảnh rỗi trong ngày, mẹ nên nằm gác chân lên cao hơn tim. Ngoài ra, việc kê cao chân càng nhiều càng tốt sẽ giúp giảm phù chân hiệu quả.
Uống nhiều nước hơn
Việc uống nhiều nước sẽ giúp kích thích thận bài tiết và nhờ đó, giảm tình trạng giữ nước trong cơ thể. Nếu mẹ ít uống nước, thận sẽ nhận được tín hiệu rằng cơ thể đang cần giữ lại nước và làm tình trạng phù thũng càng nặng thêm.
Hạn chế dùng cà phê
Cà phê là một thức uống gây mất nước trong cơ thể, khiến các cơ quan nhận được tín hiệu rằng cần giữ lại nhiều nước và làm tình trạng sưng phù ngày càng trầm trọng hơn.
Giữ cân bằng điện giải trong cơ thể
Những chất điện giải chính trong cơ thể bao gồm canxi, ma-giê, kali và natri. Nhiều mẹ bầu kiêng ăn mặn vào những tháng cuối thai kỳ do lo sợ muối sẽ làm cơ thể giữ nước nhiều hơn. Việc hoàn toàn thiếu vắng các loại muối và các chất điện giải không giúp cải thiện tình trạng phù chân mà còn làm cho vấn đề thêm nặng.
Nếu không bổ sung chất điện giải thông qua chế độ dinh dưỡng thì mẹ có thể thử cách ngâm mình trong bồn tắm pha các loại muối để tăng cường điện giải thẩm thấu qua da.
Biến chứng của bà bầu bị phù chân trong thai kỳ nặng
Như đã nói ở trên, phù chân, tay, mặt kèm theo các triệu chứng đau đầu, đau bụng, mờ mắt thì mẹ bầu cần đi khám càng sớm càng tốt vì sưng phù cũng là dấu hiệu của tiền sản giật nếu không được điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé.
Gặp phải tình trạng phù chân khi mang thai, trước hết, mẹ nên bình tĩnh bởi đây không phải là biểu hiện bệnh mà nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể tích nước. Bên cạnh việc áp dụng những tuyệt chiêu giảm phù chân kể trên, mẹ nhớ duy trì lối sống năng động với các bài tập nhẹ nhàng hàng ngày. Không chỉ giúp cơ thể sảng khoái, các bài tập cũng giúp cải thiện tuần hoàn và giảm sưng phù.>> https://nipt.com.vn/goi-xet-nghiem-nipt-illumina
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét