Giữa cả "rừng" thông tin như hiện nay, hiểu biết đúng về cách chăm sóc sức khỏe khi mang thai là điều mà mẹ bầu nào cũng cần để bảo vệ chu đáo cho sức khỏe thai kỳ của mình.>> illumina
Năm kinh nghiệm vàng để thời kỳ thai nghén được khỏe mạnh nhờ bác sĩ chuyên khoa
Dưới đây là một vài kinh nghiệm quý giá được chia sẻ bởi GS. TS. BS. Nguyễn Duy Tài – Cố vấn chuyên môn Khoa Phụ sản, Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) để giúp mẹ khỏe mạnh từ lúc mang thai đến khi con chào đời:
Giữ sức khỏe trong 3 tháng đầu thai kỳ
Đây là thời điểm rất quan trọng của sự hình thành và phát triển phôi thai, nên mẹ cần tránh nhiễm bệnh, đặc biệt là các loại siêu vi, và chưa cần phải ăn nhiều trong giai đoạn này.
3 tháng đầu thai kỳ mẹ sẽ phải cố gắng giữ gìn sức khỏe và sự lạc quan
Ăn uống quá nhiều khiến mẹ đái tháo đường thai kỳ>> phòng xét nghiệm gentis
Nếu mẹ không ăn uống đầy đủ chất, chỉ lo uống sữa để con “thông minh” thì bữa ăn sẽ thiếu nhiều thành phần khác, dễ có nguy cơ làm cho trẻ nhẹ cân.Ngược lại, mẹ ăn uống dư thừa sẽ dẫn đến đái tháo đường thai kỳ, hoặc trọng lượng bé quá to với khung chậu của mẹ phải chuyển sang sinh mổ. Chưa kể, khi mẹ tăng cân quá nhiều sẽ khó lấy lại vóc dáng sau sinh, hay mắc bệnh đái tháo đường sau này.
Không có thuốc bổ hay thức ăn nào để con thông minh
Mẹ cần thực hiện ăn theo tháp dinh dưỡng cho người mang thai, đa dạng thức ăn và tăng cân hợp lý (vấn đề này sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể trong từng trường hợp). Các mẹ bầu không cần thiết phải đi săn lùng những loại đồ bổ tăng cường DHA.
Thực tế là, trong các loại thực phẩm hàng ngày có chứa rất nhiều DHA. Điều quan trọng là mẹ phải có chế độ ăn, nghỉ ngơi hợp lý, khám thai định kỳ. Khi mẹ khỏe mạnh, con mới khỏe mạnh. Thông minh là phạm trù khác và được tác động bởi nhiều yếu tố: sức khỏe tốt, giáo dục tốt, môi trường trưởng thành của trẻ…
Nghỉ tiền sản 1 tháng trước sinh
Tốt nhất, sau tuần 35 của thai kỳ, mẹ mang thai nên nghỉ tiền sản, vừa phù hợp luật pháp, vừa bảo vệ sức khỏe cho mẹ lẫn con. Vì khi các mẹ nghỉ ngơi, lượng máu đổ về tử cung và nuôi bào thai sẽ tốt hơn. Nhờ đó, vào tháng cuối của thai kỳ, trọng lượng thai nhi có thể tăng thêm từ 600 – 800 gram.
Trước khi sinh mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn
Cẩn thận nếu mang thai khi vết mổ cũ còn mới
Khi sinh mổ, vết mổ sẽ hình thành sẹo trên tử cung. Do đó, khoảng cách giữa hai lần mang thai dưới 1 năm rất nguy hiểm. Bởi khi mang thai, tử cung giãn nở, to lên gấp 20 lần bình thường. Và khi vết mổ cũ còn mới, có thể bung ra trong thời kỳ mang thai. Với trường hợp đã mang thai, bác sĩ sẽ theo dõi sát và khi gần đến ngày sinh, bệnh nhân thường được mổ sớm hơn ngày dự sinh từ 2 – 4 tuần.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét