Thứ Tư, 24 tháng 6, 2020

7 vấn đề sức khỏe cần khám trước khi mang thai

Đi khám, kiểm tra và xét nghiệm trước khi mang thai có vai trò quan trọng giúp các cặp vợ chồng xác định khả năng thụ thai của mình. Nếu trong trường hợp có bệnh thì sẽ được các bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời nhằm tăng khả năng thụ thai, ngăn chặn ảnh hưởng xấu đến thai nhi và đảm bảo sức khỏe thật tốt trong suốt thai kì. Cùng xét nghiệm sàng lọc trước sinh tìm hiểu kĩ trong bài viết sau.

7 vấn đề sức khỏe cần khám trước khi mang thai

1, Kiểm tra hệ thống sinh sản và khám phụ khoa

Không chỉ những người bị hiếm muộn con cái mới cần kiểm tra sức khỏe. Những người đang chuẩn bị làm mẹ, thậm chí đang cân nhắc về vấn đề này cũng cần kiểm tra sức khỏe sinh sản. Bởi vì kiểm tra không chỉ giúp các cặp đôi xác định tình trạng sức khỏe mà còn giúp tránh những sai lầm thường gặp khi muốn có con. Kiểm tra sức khỏe sinh sản trước khi mang thai giúp các cặp đôi phòng ngừa và điều trị kịp thời các chứng bệnh liên quan đến nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, viêm âm đạo, bệnh lậu, giang mai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Nếu bị các bệnh này trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi, dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non. Các chị em cũng cần kiểm tra cổ tử cung, xét nghiệm HPV, nếu không may người mẹ bị ung thư buồng trứng thì khả năng mang thai ngoài tử cung rất cao và hai vợ chồng cần phải cân nhắc chuyện mang thai đầy nguy hiểm này.

2, Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu trước khi mang thai để biết nhóm máu của mẹ, tình trạng máu có tốt không, có bị thiếu máu hay không, có cần bổ sung thêm sắt và với hàm lượng bao nhiêu để đảm bảo tốt cho quá trình mang thai. Việc xét nghiệm máu rất cần thiết để đề phòng trường hợp mẹ bị thiếu máu cần truyền máu từ bên ngoài vào. Ngoài ra, người mẹ cũng cần xét nghiệm hóa sinh máu, xét nghiệm đường huyết trong máu xem có bị mắc bệnh tiểu đường hay trục trặc về chức năng thận hay không. Đặc biệt, xét nghiệm máu cũng để xác định yếu tố Rh nhằm phòng tránh bất đồng nhóm máu mẹ và con. Xét nghiệm sẽ cho biết người mẹ âm tính hay dương tính với Rh. Nếu người mẹ âm tính với Rh (Rh-), còn chồng dương tính với Rh (Rh+) thì bé có thể mang Rh(+). Khi đó, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những chất kháng thể làm thai nhi bị đào thải hoặc trẻ sẽ dễ bị tử vong ngay khi sinh. 

3, Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu trước khi mang thai sẽ giúp các mẹ phát hiện xem có bị viêm đường tiết niệu hay mắc các bệnh tình dục, đồng thời tìm các bất thường khác trong nước tiểu như máu, đạm, đường, vi khuẩn… để còn có phương pháp điều trị dứt điểm trước khi có thai. Xét nghiệm nước tiểu còn giúp chẩn đoán sớm bệnh thận. Loại xét nghiệm này cần thiết đối với phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ và nên thực hiện trong 3 tháng trước khi mang thai. Việc kiểm tra cần thiết này giúp người mẹ tránh được những gánh nặng khi bước vào thai kỳ và hạn chế ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

4, Kiểm tra sức khỏe tổng quát

Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các cơ quan như gan, tim, phổi, huyết áp để phát hiện và điều trị bệnh sớm nếu có. Đồng thời siêu âm ổ bụng để phát hiện bất thường ở các tạng trong ổ bụng như gan, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng. Bên cạnh đó xét nghiệm tầm soát một số bệnh có thể lây truyền qua cho con như viêm gan siêu vi B, C, HIV, giang mai… sẽ được các bác sĩ tư vấn trước khi quyết định có con. Điều quan trọng là các mẹ cần tiêm phòng trước khi mang thai một số bệnh như cúm, rubella, thủy đậu, viêm gan siêu vi B… ít nhất 3 tháng trước khi quyết định có thai để đảm bảo thời kỳ mang thai diễn ra an toàn và thai nhi sinh ra được khỏe mạnh. Khi mang thai các mẹ cần thực hiện chẩn đoán trước sinh sớm đề phòng tránh các dị tật thai nhi không mong muốn.

5, Kiểm tra chế độ dinh dưỡng

Thừa cân hay thiếu cân đều gây ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ. Thừa cân có thể gây ra nhiều vấn đề trong quá trình thụ thai và nhiều biến chứng trong khi mang thai như cholesterol cao hay huyết áp cao dẫn đến bệnh tiền sản giật. Nếu bị thiếu cân thì nguy cơ sảy thai, sinh con nhẹ cân sẽ cao hơn các bà mẹ khác. Do đó các cặp đôi cần đảm bảo bữa ăn có đầy đủ dưỡng chất cần thiết để tăng số lượng cũng như chất lượng trứng và tinh trùng theo một chế độ dinh dưỡng khoa học mà các bác sĩ tư vấn.

6, Kiểm tra bất thường nhiễm sắc thể

Các ca sảy thai có thể bắt nguồn từ sự bất thường nhiễm sắc thể. Để tầm soát điều này, trước khi mang thai người mẹ có thể kiểm tra máu tĩnh mạch. Đồng thời, xét nghiệm này có thể cho biết các bệnh di truyền mà người mẹ có khả năng mắc phải khi còn trong độ tuổi sinh đẻ để biết được khả năng trẻ có thể mắc bệnh gì từ mẹ. Xét nghiệm này cũng được thực hiện trước 3 tháng mang thai. Kiểm tra các vấn đề về di truyền và được tư vấn trước khi mang thai có thể giúp người mẹ an tâm rằng con trẻ sẽ không có nguy cơ bị các bệnh này. Người cha cũng cần tiến hành kiểm tra sức khỏe của mình. Qua đó, có thể phát hiện và điều trị kịp thời một số bệnh lý như: bệnh mãn tính, bệnh di truyền… Việc tìm hiểu lịch sử gia đình sẽ đem lại những thông tin quan trọng liên quan đến những rối loạn về máu, các rối loạn mang tính di truyền, rối loạn nhiễm sắc thể, hoặc dị tật bẩm sinh. Các bệnh di truyền thông thường bao gồm cả bệnh máu không đông, thiếu máu, thiếu hồng cầu, hoặc xơ nang…

7, Khám răng miệng

Hầu hết các phương pháp và loại thuốc dùng để điều trị trong nha khoa đều được khuyến cáo thận trọng với phụ nữ mang thai. Do đó nếu người mẹ nào có bất cứ vấn đề về răng miệng trong khoảng thời gian mang thai phải lưu ý cần được tư vấn của các bác sĩ để đảm bảo an toàn cho con. Hơn nữa, các bệnh về răng miệng cũng gây những ảnh huởng nhất định cho thai kỳ của người mẹ. Bệnh nha chu sẽ làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật, sinh non và sảy thai. Viêm nướu và nhiễm trùng nướu sẽ sinh ra một loại vi khuẩn có thể theo đường máu vào nhau thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Việc khám răng miệng trước khi mang thai sẽ giúp các bác sĩ phát hiện và xử lý triệt để các căn bệnh nguy hiểm này.
Trên đây là 7 vấn đề sức khỏe cần khám trước khi mang thai. Việc khám trước khi mang thai sẽ giúp các cặp vợ chồng phát hiện và điều trị kịp thời các căn bệnh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đồng thời có phương hướng chăm sóc sức khỏe của mình thật hiệu quả để chuẩn bị cho thời kỳ mang thai sắp đến nhiều thành công như mong đợi!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét