Thứ Năm, 18 tháng 6, 2020

Phòng tránh tiền sản giật khi mang thai

Mẹ bầu bị tiền sản giật, có thể dẫn đến hệ quả không tốt tới sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là những biện pháp phòng tránh, nên biết. Cùng xét nghiệm không xâm lấn gentis tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết này nhé ~

Phòng tránh tiền sản giật khi mang thai

Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là hội chứng do thai nghén gây ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ (bắt đầu từ tuần thứ 20) với 3 triệu chứng: Tăng huyết áp, protein niệu và phù.
Tiền sản giật là giai đoạn xảy ra trước khi lên cơn sản giật (có thể kéo dài vài giờ, vài ngày, vài tuần hoặc chỉ thoáng qua tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh). 
Tiền sản giật dễ xảy ra khi xuất hiện các yếu tố thuận lợi:
- Đa thai đa ối
- Mẹ sinh con khi trên 35 tuổi, dưới 18 tuổi 
- Mang thai vào mùa lạnh ẩm
- Chửa trứng, biểu hiện tiền sản giật thường biểu hiện sớm.
- Thai nghén ở phụ nữ đái tháo đường, tăng huyết áp mạn tính, béo phì.
- Tiền sử có tiền sản giật - sản giật ở lần mang thai trước
- Hút thuốc lá hoặc sống trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc. 

Nguyên nhân dẫn đến tiền sản giật:

- Mẹ bầu bị một số chứng rối loạn như máu khó đông, tiền sử mắc bệnh tiểu đường, thận, hoặc bệnh tự miễn như lupus (lở ngoài da) trước đó.
- Trong nhà có người từng bị tiền sản giật (bà, mẹ, cô, dì hay chị em ruột...)
- Béo phì, thừa cân trong thai kỳ.
- Phản xạ trong căng tử cung trong đa thai, thai to.
- Thiếu máu cục bộ tử cung - nhau. Thực hiện đo độ mờ da gáy vào tuần bao nhiêu của thai kì.

Những biện pháp phòng tránh tiền sản giật: 

1. Thường xuyên tập thể dục: Chỉ cần tập với cường độ vừa phải không chỉ giúp mẹ bầu phòng tránh tiền sản giật mà còn duy trì cân nặng khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm, chống căng thẳng.
2. Ngăn ngừa mất nước: Nên uống khoảng 8 cốc nước mỗi ngày. 

3. Ngủ đủ giấc: Ngủ trước 11 giờ tối, ngủ đủ từ 8 tiếng trở lên và nên ngủ trưa.4. Khám thai định kỳ: Để kịp thời phát hiện ra những yếu tố bất thường ngoài ý muốn.5. Có chế độ ăn uống lành mạnh: Nên ăn nhạt, ăn thực phẩm giàu kali, bổ sung nhiều trái cây và rau củ tươi, chẳng hạn bơ, chuối, khoai lang, dưa chuột… sẽ giúp ngăn ngừa tiền sản giật.Ngoài ra, mẹ bầu nên bổ sung vitamin và khoáng chất, bao gồm: các vitamin C, B, E, D; axit folic, sắt, iốt, phốt pho, magie và canxi…
6. Duy trì cân nặng phù hợp: Thừa cân, béo phì sẽ ảnh hưởng xấu đến hormone và sự trao đổi chất cũng như gia tăng tình trạng viêm. Tất cả những điều này có liên quan đến việc gia tăng nguy cơ thuyên tắc phổi (PE), một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
Đọc thêm: Kỹ thuật chọc ối là gì ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét