Thứ Hai, 24 tháng 8, 2020

Các bệnh về túi mật thường gặp khi mang thai

Mang thai là sứ mệnh thiêng liêng mà tạo hóa ban tặng cho người phụ nữ. Trong thời kỳ mang thai người mẹ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Một trong số đó là những bệnh lý về túi mật như sỏi mật, ứ mật thai kỳ, bùn mật,…Cùng sàng lọc trước sinh nipt tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

Các bệnh về túi mật thường gặp khi mang thai

Những bệnh lý túi mật thường gặp ở phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc sỏi mật

Sự mất cân bằng các thành phần trong dịch mật là nguyên nhân hình thành sỏi mật. Sỏi mật thường có sỏi cholesterol, sỏi bilirubinat canxi, sỏi canxi cacbonat.
Hormon progesterol được sản sinh trong thai kỳ làm giảm sự co bóp túi mật, giảm quá trình tống đẩy, bài tiết mật bị chậm lại dẫn đến sự hình thành sỏi và các bệnh nhiễm trùng khác như viêm túi mật.
Triệu chứng thường gặp gồm: đau bụng vùng hạ sườn phải xuất hiện khoảng 1h sau bữa ăn giàu chất béo, một số triệu chứng khác như: buồn nôn, vàng da. Nếu cơn đau kéo dài kèm sốt, ớn lạnh có thể là dấu hiệu cảnh báo hiện tượng túi mật bị viêm.

Ứ mật thai kỳ

Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao ứ mật do cơ thể sản sinh nhiều estrogen hơn trong thai kỳ. Lượng estrogen tăng có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong dịch mật và giảm co thắt túi mật, gây nên tình trạng ứ mật.
Người mẹ mắc ứ mật thai kỳ có thể dẫn đến các biến chứng như phân su trong dịch màng ối (thai nhi ra phân su trước khi sinh, gây cản trở việc thở của em bé), sinh non hoặc thai chết lưu.
Các triệu chứng của ứ mật thai kỳ bao gồm: ngứa dữ dội, nước tiểu sẫm màu, vàng da và mắt, mệt mỏi, phiền muộn, ăn mất ngon.

Bùn túi mật

Bùn túi mật xuất hiện khi cholesterol trong túi mật quá bão hòa và không đủ muối mật để hòa tan hết. Muối mật là một thành phần có cấu tạo như xà phòng, giúp hòa tan chất béo để cơ thể có thể hấp thu vào đường tiêu hóa. Nếu không có muối mật, chất béo dư thừa kết hợp với nhầy ở niêm mạc túi mật tạo thành bùn mật.
Trong một số trường hợp, bùn mật có thể hình thành nên sỏi mật hoặc bị loại bỏ cơ thể. Nếu bùn mật vẫn còn dai dẳng, các bác sỹ có thể kê thuốc tan sỏi cho người bệnh hoặc chỉ định phẫu thuật cắt túi mật khi bùn mật chiếm đến 2/3 túi mật hoặc gây biến chứng nguy hiểm.

Những dấu hiệu nguy hiểm của bệnh túi mật

Nhiều trường hợp các bệnh túi mật không được phát hiện, bởi không có triệu chứng và chưa gây ảnh hưởng đến chức năng túi mật. Nhưng nếu bạn gặp phải các triệu chứng sau đây thì nên sớm nhập viện để được điều trị kịp thời:
- Đau bụng vùng hạ sườn phải kéo dài trên 5h, đau có thể lan ra sau lưng hoặc dưới vai phải. Đau tăng lên khi hít sâu.
- Sốt nhẹ hoặc ớn lạnh
- Hiện tượng tắc mật: nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu, da và mắt vàng
- Buồn nôn và ói mửa
- Khó tiêu, đầy trướng
Hầu hết các triệu chứng này thường xảy ra trong 3 tháng cuối thai kì và sau khi sinh. Nhưng nếu người mẹ có nguy cơ cao mắc bệnh túi mật, các triệu chứng này sẽ xuất hiện sớm hơn.  Khám sàng lọc trước sinh là cách tốt nhất để các mẹ bầu yên tâm hơn trong thai kì.

Ai có nguy cơ cao mắc bệnh túi mật khi mang thai?

Người mẹ có nguy cơ cao bị sỏi mật và các bệnh lý túi mật khi mang thai nếu:
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh túi mật
- Béo phì, thừa cân
- Chế độ ăn nhiều chất béo và cholesterol
- Bệnh tiểu đường

Chẩn đoán bệnh túi mật khi mang thai

- Các triệu chứng của túi mật có thể bị nhầm với ốm nghén trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, kéo dài thì nên nghĩ đến các bệnh lý túi mật.
- Các thử nghiệm được sử dụng chẩn đoán sỏi đường mật như chụp cộng hưởng từ MRI, nội soi mật tụy ngược dòng, xét nghiệm máu được thực hiện khi có dấu hiệu viêm hay nhiễm trùng.
- Hầu hết các xét nghiệm chẩn đoán bệnh túi mật như chụp X quang, chụp xạ hình, chụp cắt lớp vi tính CT scan đều không an toàn khi mang thai.

Các biện pháp ngăn ngừa bệnh túi mật thai kỳ

Thật khó để có thể chịu đựng được những cơn đau bụng mật hành hạ. Biện pháp tốt hơn là phòng ngừa đừng để chúng xảy ra. Bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa được chúng nếu thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Kiểm soát tốt cân nặng: không ăn quá nhiều và không nhịn ăn quá lâu. Giữ một thể trọng ổn định, không để tăng cân quá mức.
- Tập thể dục thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng như Yoga, đi bộ để giữ cho cơ thể linh hoạt và mạnh khỏe.
- Giữ đường huyết ở mức ổn định: Những thay đổi về nội tiết tố khi mang thai khiến bà mẹ dễ mắc các bệnh như: tiểu đường, rối loạn mỡ máu, từ đó làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật. Bởi vậy, phụ nữ mang thai nên giữ đường huyết ở mức ổn định để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Để hạn chế mắc các bệnh túi mật trong thời kỳ mang thai không quá khó khăn, đôi khi chỉ là một số thay đổi nhỏ trong lối sống cũng có thể đem lại hiệu quả không ngờ. Hãy nói chuyện với bác sỹ nếu bạn lo lắng rằng mình có thể có nguy cơ hoặc nghi ngờ mắc các triệu chứng của bệnh lý túi mật.
Đọc thêm: khám sàng lọc trước sinh ở đâu uy tín chất lượng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét