Khám thai định kỳ là một quy trình tiêu chuẩn
giúp cho bác sĩ thăm khám theo dõi được sự phát triển của thai nhi, phát hiện
ra những biến đổi khác thường về nhiễm sắc thể và đồng thời lên kế hoạch dự
sinh sao cho giờ phút lâm bồn được diễn ra thuận lợi nhất. Vậy đâu là những vấn
đề và nỗi băn khoăn hàng đầu của các bà mẹ mang thai trong suốt thai kỳ, đặc
biệt là về quy trình khám sàng lọc trước sinh theo từng giai đoạn?
Những câu hỏi về khám thai định kỳ
CÓ THỂ TỰ XÂY DỰNG CHẾ
ĐỘ DINH DƯỠNG HAY KHÔNG?
Chế độ dinh dưỡng và khả năng thu nạp thức ăn
của mỗi bà mẹ mang thai không hề giống nhau. Nó còn tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu
tố bên cạnh sở thích cá nhân như chỉ số BMI trong từng thời điểm, tiểu sử bệnh
lý của bản thân người mẹ mang thai cũng như cả gia đình, chất lượng sinh hoạt
trước và trong thời gian mang thai, có mắc bệnh tiểu đường từ trước hay có rủi
ro mắc tiểu đường thai kỳ hay không,…
Tuỳ theo từng yếu tố đánh giá mà bác sĩ thăm
khám sẽ tư vấn một cách chi tiết nhất, giúp mỗi thai phụ có cái nhìn chính xác
nhất về thể trạng bản thân để từ đó xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Các mẹ bầu
đặc biệt là người lần đầu mang thai không nên làm theo những chế độ ăn uống
kham khổ trên mạng internet, sách báo hoặc nguồn tin không chính thống.
VACCINE UỐN VÁN CÓ VAI
TRÒ GÌ VÀ TIÊM VÀO LÚC NÀO?
Vaccine uốn ván bao gồm hai mũi, được tiêm ở hai
giai đoạn khám thai định kỳ khác nhau nhưng điểm chung là đều rơi vào khoảng
quý cuối của thai kỳ. Tác dụng của hai mũi vaccine này là giúp cho thai nhi
được bảo vệ khỏi những yếu tố có hại đến từ môi trường bên ngoài, đặc biệt nguy
hiểm nếu chúng xảy đến vào đúng thời điểm người mẹ chuyển dạ.
Đối với những bà mẹ mang thai kể từ lần thứ hai
trở đi, thì mỗi lần như vậy sẽ phải được tiêm nhắc lại thêm một mũi vaccine uốn
ván. Phụ nữ dự định có thai cũng nên đề phòng trước bằng các mũi tiêm vaccine
khác như sởi, quai bị, viêm gan B,…nhất là khi tiền sử bệnh lý của gia đình có
sự xuất hiện của những chứng bệnh mang tính di truyền cao.
DẤU HIỆU CỦA ĐÁI THÁO
ĐƯỜNG THAI KỲ VÀ ĐỐI TƯỢNG DỄ MẮC PHẢI?
Chúng ta đã nghe quá nhiều về đái tháo đường
thai kỳ và những hệ quả khó lường mà nó mang lại trong suốt giai đoạn mang
thai. Hầu hết chứng đái tháo đường thai kỳ sẽ tự khỏi khi bé vừa chào đời,
nhưng nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị sớm từ trong thai kỳ sẽ khiến
cho quá trình lớn lên của trẻ gặp nhiều rủi ro hơn. Vậy đâu là những đối tượng
phụ nữ mang thai dễ mắc đái tháo đường thai kỳ?
- ·
Đã từng bị đái tháo đường thai kỳ trong những lần mang thai trước
- ·
Phụ nữ bị thừa cân béo phì
- ·
Phụ nữ mang thai ở độ tuổi đã cao, thường từ sau năm 35 tuổi trở đi
- ·
Trong gia đình hoặc bản thân đang bị đái tháo đường type 2
Dấu hiệu của đái tháo đường thai kỳ thường dễ bị
nhầm lẫn với những hiện tượng thông thường khác do suy nhược cơ thể. Nhưng nhìn
chung nếu bạn đang gặp phải ít nhất hai trong số những dấu hiệu kể sau thì hãy
ngay lập tức đến thăm khám tại các cơ sở sản khoa có uy tín:
- ·
Mệt mỏi trong người và cảm giác không có tinh thần làm việc
- ·
Khát nước thường xuyên và sử dụng lượng nước nhiều hơn thường ngày
- ·
Huyết áp tăng bất thường dù trước đây không có tiền sử bệnh tim mạch,
huyết áp
- ·
Cảm giác muốn đi tiểu xuất hiện nhiều lần, tần suất tăng dần theo thời
gian
THUỐC VÀ THỰC PHẨM CHỨC
NĂNG NÀO CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAI NHI?
Câu trả lời là tất cả các loại thuốc và thực
phẩm bổ dung dạng viên uống, chất lỏng,…đều ít nhiều có khả năng ảnh hưởng đến
thai nhi, cá biệt một số loại còn ảnh hưởng đến chính sức khoẻ người mẹ trong
thai kỳ. Bà mẹ mang thai thường được khuyên dùng những viên uống bổ sung sắt,
axit folic và tránh xa các loại thuốc kê toa.
Tuy nhiên trên thực tế không phải thuốc kê toa
nào cũng có tác động tiêu cực đến cả mẹ và bé, đặc biệt khi được sử dụng với
liều lượng nhất định cùng với sự theo dõi và thăm khám từ bác sĩ chuyên khoa.
Ngược lại những viên uống bổ sung sắt hay axit folic tuy có lợi cho sức khoẻ
thai phụ, giúp sức cho quá trình phát triển thuận lợi của thai nhi nhưng bà mẹ
mang thai cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ, đặc biệt là bác sĩ khám thai định
kỳ trước khi chọn mua và sử dụng.
TUẦN THỨ 6-8 ĐI KHÁM
THAI CÓ QUÁ SỚM HAY KHÔNG?
Quá trình tinh trùng của người cha gặp được
trứng ở người mẹ rồi sau đó di chuyển vào tử cung mất từ 10-15 ngày, đây chính
là lúc bào thai đã định hình gần như trọn vẹn dù kích thước là chưa đủ lớn để
quan sát đầy đủ các chi tiết hay bộ phận.
Bà mẹ mang thai có thể đến khám thai vào tuần
thứ 6 để kiểm tra sức khoẻ một cách tổng quát, cũng như được biết thêm về tình
trạng thai nhi và thai liệu đã đi vào tử cung an toàn hay chưa. Quá trình này
có thể trễ hơn từ 1-2 tuần ở một số ít trường hợp phụ nữ mang thai, để chắc
chắn hơn bạn có thể đợi đến tuần thứ 8 hoặc thứ 10 của thai kỳ để đến thăm khám
tại các cơ sở y tế gần nhất. Đo độ mờ da gáy ở tuần bao nhiêu thai kì ?
BỊ CẢM CÚM TRONG 3 THÁNG
ĐẦU THAI KỲ BÁO HIỆU ĐIỀU GÌ?
Bất cứ một dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe
thai phụ trong 3 tháng đầu thai kỳ, trong đó có bệnh cảm cúm đều có thể là báo
hiệu cho một bất thường nào đó trong quá trình phát triển của thai nhi. Chính
vì thế các bác sĩ thường sẽ cho thai phụ thực hiện sàng lọc double test trong
khoảng 3 tháng đầu thai kỳ, giúp sàng lọc và phát hiện các dị tật bất thường
(nếu có) ở trẻ cùng với những rủi ro về bệnh lý trong tương lai.
(ảnh)
PHÂN BIỆT CHUYỂN DẠ THẬT
VÀ CHUYỂN DẠ GIẢ
Trong giai đoạn cuối của thai kỳ đặc biệt là từ
tuần thứ 30 trở đi, phụ nữ mang thai thường sẽ gặp phải tình trạng chuyển dạ
giả đặc biệt là với những thai phụ lần đầu có thai. Cách nhận biết cơn đau
chuyển dạ thật bao gồm các biểu hiện đi kèm dưới đây:
- ·
Vỡ nước ối
- ·
Xuất hiện dịch nhầy màu hồng nhạt
- ·
Cảm giác đau bụng kèm theo co thắt tử cung
Bên cạnh đó khi chuyển dạ giả, cơn đau bụng sẽ
nhẹ nhàng hơn và nhanh chóng qua đi. Nhưng khi chuyển dạ thật, thai phụ sẽ cảm
nhận cơn đau một cách rõ rệt, khoảng cách giữa những lần đau cũng ngắn hơn và
mức độ của cơn đau cũng sẽ tăng dần.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét