Phụ nữ chẳng mấy khi bầu bí, nên trong thời gian nhạy cảm này, mẹ bầu không nên cố ôm đồm quá nhiều việc nhà mà hãy khéo léo “nhường” chồng để vừa khoẻ mẹ, khoẻ con, lại giúp các bố cảm nhận được trọng trách của mình trong việc chăm sóc vợ bầu. Cùng dịch vụ sàng lọc trước sinh gentis liệt kê danh sách 5 việc nhà mà vợ bầu nên nhường ngay cho chồng nhé!
Chia sẻ 5 công việc nhà mẹ bầu nên nhường chồng làm
Tiếp xúc với hoá chất độc hại
Một số loại hóa chất sử dụng trong gia đình nhìn tưởng vô hại nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bà bầu, có thể kể đến như nước tẩy rửa bồn cầu – nhà bếp, thuốc xịt côn trùng, sơn tường,… Khi tiếp xúc những hóa chất này, không chỉ khứu giác nhạy cảm trong thời kỳ mang thai dễ khiến bà bầu bị nôn ói, mà nhiều thành phần có khả năng thôi nhiễm khi tiếp xúc, hít phải trong các hóa chất cũng sẽ có tác động tiêu cực tới thai nhi. Lời khuyên từ các chuyên gia là mẹ bầu nên “nhường” những công việc có tiếp xúc hoá chất cho chồng, ngoài ra cũng nên lưu ý hạn chế tiếp xúc với các yếu tố như mỹ phẩm, môi trường khói bụi, ô nhiễm,…
Di chuyển đồ đạc
Với bà bầu thì việc tự tay chuẩn bị mọi thứ để đón thiên thần nhỏ có thể coi là niềm vui bất tận. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng lưu ý hãy chỉ nên chọn việc vừa sức như may vá, thêu thùa, cắt dán, và để những công việc như bê vác đồ đạc nặng, di chuyển bàn ghế cho “soái ca bố”. Nguyên nhân là những công việc này dễ khiến mẹ bầu mệt mỏi, tạo áp lực nặng lên thai nhi, thậm chí là nguy cơ té ngã gây nguy hiểm. Thay vào đó, mẹ có thể là “chuyên gia ý tưởng” và gợi ý cho bố những phương án trang trí, sắp xếp phù hợp với nhu cầu của cả mẹ và con.
Công việc nhà (dọn dẹp và giặt giũ)
Công việc nhà hàng ngày thường không quá nặng nhọc, nhưng tuỳ vào tính chất công việc mà mẹ bầu cũng có thể nhờ bố hỗ trợ. Điển hình là những việc thường yêu cầu động tác cúi gập người hoặc đứng lên ngồi xuống nhiều như dọn dẹp và giặt giũ. Đây là những động tác dễ tạo áp lực cho thai nhi và khiến mẹ bầu bị mất thăng bằng. xét nghiệm double test là gì ?
Chăm sóc thú cưng
Với nhiều gia đình, việc nhà có bà bầu đồng nghĩa với thú cưng sẽ phải “di cư”. Nhưng trên thực tế không nhất thiết phải như vậy, thú cưng có thể ở nhà với lưu ý bà bầu “nhường” việc chăm sóc thú cưng cho chồng. Trước tiên, bà bầu cần hạn chế tiếp xúc với các chất thải của thú nuôi vì chúng chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn, ví dụ phân mèo có kí sinh trùng Toxoplasmosis có thể lây sang người qua đường tiếp xúc, gây bệnh nguy hiểm. Để an toàn, bà bầu hãy để chồng giúp việc đưa thú cưng đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ để loại bỏ ký sinh trùng, đồng thời vệ sinh thường xuyên để dọn sạch lông và chất thải. Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên tiếp xúc nhiều với thú cưng trong thời gian mang bầu để đảm bảo sức khoẻ cho cả mẹ và con.
Nấu ăn
Việc làm bếp vốn đã khá vất vả, nên sẽ càng nặng nề hơn với các mẹ bầu đang trong thời kỳ cả ngày “đeo ba lô”. Hơn nữa khi nấu ăn, khí ga cháy làm nồng độ canbonoxit cao hơn rất nhiều lần so với bên ngoài cũng ảnh hưởng không tốt tới bà bầu và thai nhi. Ngoài ra, mùi dầu mỡ cũng làm tăng tình trạng nghén gây nôn ọe nhiều hơn. Chính vì vậy, mẹ bầu đừng ngại ngần nhường một phần “trọng trách” này cho chồng, vừa để chồng thể hiện sự ân cần, chăm sóc đối với vợ, vừa giữ gìn sức khỏe cho cả mẹ và con.
Đọc thêm: Thực hiện đo độ mờ da gáy ở tuần bao nhiêu của thai kì !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét