Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2020

Tim thai yếu thì nên ăn gì ?

Tim thai yếu nên ăn gì mà những mẹ bầu được chẩn đoán tim thai yếu luôn thắc mắc. Lựa chọn một chế độ ăn lành mạnh, giàu dinh dưỡng, tránh được những đồ ăn có hại sẽ giúp cải thiện tình trạng tim thai yếu và giúp em bé khỏe mạnh.

Tim thai yếu thì nên ăn gì ?

Tim là cơ quan phát triển sớm nhất của thai nhi. Ngay từ ngày thứ 16, phôi thai đã có 2 mạch máu tạo thành ống dẫn của tim nhưng lúc này hình dáng của tim vẫn chưa hình thành. Đến khoảng tuần thứ 5 của thai kỳ, phôi thai sẽ xuất hiện một hạt nhỏ ở giữa và phát triển thành tim thai. Nhưng phải đến tuần thứ 6 thì tim thai mới chính thức hoạt động. Đến tuần thứ 7 thì tim thai sẽ chia làm 2 buồng, nhịp đập rõ ràng hơn. Đến tuần thứ 14 thì nhịp tim thai sẽ rõ ràng, sang đến tuần 20 thì mẹ có thể dùng tai nghe bình thường để nghe được nhịp tim của bé.
Quá trình siêu âm trong 3 tháng đầu sẽ giúp bác sĩ xác định được nhịp tim thai của bé.
Thông thường, nhịp tim thai sẽ dao động từ 120-160 lần/phút. Ở tuần thứ 5-6, nhịp tim thai có thể là 110 nhịp/phút, đến tuần thứ 9-10 khoảng 170 nhịp/phút. Nếu thai nhi hoạt động nhiều, nhịp tim có thể tăng lên 180 nhịp/phút. Nhịp tim thai sẽ giảm dần vào cuối thai kỳ, tuần 14 khoảng 150 nhịp/phút, tuần 20 khoảng 140 nhịp/phút, những tháng cuối còn khoảng 130 nhịp/phút.
Nếu nhịp tim thai dưới 110 nhịp/phút gọi là tim thai yếu.

NGUY HIỂM CỦA TIM THAI YẾU

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tim thai yếu như khả năng lưu thông máu đến tử cung kém, mẹ bị huyết áp thấp, nhau thai bất thường, vỡ tử cung, thai nhi bị dị tật.
Thực tế cho thấy, tim thai yếu hết sức nguy hiểm. Tim thai yếu trong giai đoạn 3 tháng đầu có thể là dấu hiệu của sảy thai sớm. Ở tuần thứ 6-8, nếu nhịp tim thai nhi dưới 70 nhịp/phút thì tỷ lệ sảy thai là 100%, 90 nhịp/phút thì tỷ lệ là 86%, dưới 120 nhịp/phút thì tỷ lệ là 50%.
Những mẹ bầu bị tim thai yếu từ tuần thứ 5-6 của thai kỳ có nguy cơ sảy thai rất cao.

TIM THAI YẾU NÊN ĂN GÌ?

Tim thai yếu nên ăn gì là điều mà các mẹ bầu được chẩn đoán bệnh luôn thắc mắc. Theo tư vấn của các bác sĩ tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, các mẹ cần ăn đủ tất cả các chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, các loại vitamin và khoáng chất.
3 tháng đầu tiên là giai đoạn quan trọng để tim thai của bé phát triển. Lúc này mẹ phải bổ sung các dưỡng chất tốt cho tim như canxi, phốt pho, đồng, thiamine (vitamin B1), các axit béo omega-3, các vitamin và khoáng chất thiết yếu khác. Tham khảo những dị tật thai nhi thường gặp: https://nipt.com.vn/tin-tuc-su-kien/diem-mat-cac-di-tat-o-thai-nhi-thuong-gap
Các mẹ bầu cần bổ sung những dưỡng chất, vitamin, khoáng chất thiếu yếu cho sự phát triển của tim thai.
Chất đạm sẽ có nhiều trong thịt, trứng, sữa, các loại đậu. Đây là loại dưỡng chất giúp tế bào mô thai nhi phát triển.
Chất béo, đặc biệt là chất béo không bão hòa như omega-3, omega-6 cực kỳ quan trọng cho não bộ của bé. Các dưỡng chất này có nhiều trong cá hồi, dầu oliu, các loại hạt…
Mẹ bầu cũng cần bổ sung sắt để phòng chống thiếu máu do thiếu sắt. Thiếu máu chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tim thai yếu. Thịt đỏ, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh đậm… là nguồn sắt tự nhiên dồi dào cho các mẹ lựa chọn.
Bên cạnh những thực phẩm tốt cho thai nhi, mẹ bầu cần tránh các loại thực phẩm sau:
Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafein…
Các loại gia vị cay nóng như ớt, tỏi, hạt tiêu… vì nó không tốt cho mẹ bầu và thai nhi.
Các loại thực phẩm gây co bóp tử cung như đu đủ xanh, mướp đắng, rau ngót, ngải cứu, chùm ngây, dứa, nhãn, rau răm…
Những loại thực phẩm mẹ bầu không được ăn bởi chúng gây hại cho thai nhi.
Đây là những loại thực phẩm không tốt cho mẹ bầu, những trường hợp tim thai yếu thì càng phải tuyệt đối tránh.
Ngoài ra, các mẹ được chẩn đoán tim thai yếu thì không được lao động nặng, vận động mạnh để tránh gây nguy hiểm cho thai nhi.
Trên đây là những lưu ý cho mẹ bầu có tim thai yếu. Sau khi những mẹ bầu này sinh bé thì vẫn cần duy trì một chế độ ăn giàu dinh dưỡng để cải thiện sức khỏe trái tim cho bé yêu. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét