Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

Nguyên nhân nào khiến mẹ bầu bị dị ứng khi mang thai

Dị ứng khi mang thai là vấn đề xảy ra phổ biến ở nhiều mẹ bầu. Đa phần họ đều cảm thấy ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân và có khi ngứa toàn thân. Các triệu chứng này thường sẽ tự khỏi sau khi sinh em bé. Tuy nhiên trong giai đoạn này, các thai phụ tuyệt đối không được tùy ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ tránh ảnh hưởng đến thai nhi đặc biệt khi mang thai 3 tháng đầu.

Nguyên nhân nào khiến mẹ bầu bị dị ứng khi mang thai

Các biểu hiện thường gặp

– Mẩn ngứa: Nhiều phụ nữ mang thai bị mẩn ngứa ngoài da. Nó xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể (thường là ở lòng bàn tay, bàn chân). Kèm theo cảm giác ngứa là hiện tượng phát ban, nổi đỏ qua da. Thậm chí một số trường hợp còn sưng phù nề ở mặt. Ngoài tổn thương trên da, phụ nữ khi mang thai còn gặp một số triệu chứng khác về tiêu hóa, hô hấp, tai mũi họng.
– Buồn nôn và nôn: Đây không chỉ là triệu chứng của dị ứng khi mang thai mà còn là biểu hiện rất bình thường khi thai nghén. Thế nhưng, thai phụ có cảm giác buồn nôn và nôn có thể là do dị ứng với thức ăn. Một số người nôn mửa rất nặng đến nỗi chẳng ăn được gì, sụt cân trầm trọng, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất.
– Vấn đề tai, mũi, họng: Chứng hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi trong, đau tai, đau họng cứ diễn ra thường xuyên. Nguyên nhân này khiến nhiều mẹ bầu lo lắng và trầm cảm.
– Tiêu chảy: Chủ yếu là do dị ứng thức ăn hoặc ăn quá mức sau một thời gian kiêng khem dài. Mẹ nên tham khảo các xét nghiệm sàng lọc trước sinh chất lượng.

Nguyên nhân nào khiến dị ứng khi mang thai?

Hiện tượng dị ứng khi mang thai là dấu hiệu cảnh báo khi hệ miễn dịch bất thường. Sự thay đổi nội tiết và biến đổi của hormone trong thai kỳ khiến hệ miễn dịch phải chịu ảnh hưởng bởi một yếu tố nào đó từ môi trường bên ngoài. Đó có thể là khi thời tiết thay đổi đột ngột, ăn uống kiêng khem thiếu chất hoặc ăn uống quá mức, nhà cửa không sạch sẽ, thường xuyên tiếp xúc với chó, mèo, phấn hoa…

Mẹ bầu cần làm gì khi bị dị ứng?

Nguyên tắc điều trị dị ứng khi mang thai phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân. Nếu triệu chứng dị ứng chỉ do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể thì chị em phụ nữ có thể áp dụng các cách đơn giản sau:
– Dùng sữa dưỡng ẩm hoặc xà phòng không mùi, không hương sau khi tắm.
– Hạn chế tắm nước nóng hoặc ngâm mình quá lâu trong bồn tắm.
– Giữ gìn vệ sinh vùng kín bằng dung dịch vệ sinh chuyên biệt dành cho phụ nữ mang thai.
– Chườm mát hoặc chườm ấm (tùy thích) lên vùng da bị ngứa để giảm cảm giác ngứa.
– Tập thói quen súc miệng và rửa mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
– Tuyệt đối không gãi, không cào trực tiếp lên vết ngứa. Vì càng gãi càng ngứa, càng làm cho vết mẩn đỏ thêm xây xát và trầy xước, nhiễm trùng.
– Hạn chế đi ra ngoài khi trời đang quá lạnh hoặc quá nóng.
– Mặc quần áo có chất liệu mềm mại, thấm hút tốt, tránh mặc đồ quá chật.

Khi nào bạn nên đi khám

Nếu thực hiện các cách trên mà vẫn không có tác dụng, ngày càng xuất hiện nhiều nốt mẩn ngứa mới. Tình trạng dị ứng ngày càng lan rộng ra khắp toàn thân thì bạn nên đi khám tại chuyên khoa da liễu có uy tín. Trong trường hợp đó, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng thuốc điều trị các dị ứng. Mỗi loại thuốc đều có những thành phần và công dụng riêng. Chỉ có người có kiến thức y khoa chuyên môn mới cân nhắc và quyết định ra toa. Vì vậy, thai phụ không được tùy ý dùng thuốc sai cách, sai liều lượng. Không nên mua thuốc đại trà tại các cửa hàng bán thuốc bên ngoài.
Bệnh dị ứng khi mang thai tuy không ảnh hưởng đến em bé trong bụng nhưng lại gây nên nhiều nỗi khó chịu và khốn khổ ở mẹ bầu. Các chị em phụ nữ cảm thấy mệt mỏi, bực dọc hơn khi phải hạn chế ăn uống, mất ngủ. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Vì vậy, các mẹ bầu nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn sớm các phương pháp chữa trị chuyên môn góp phần làm giảm triệu chứng.
Những thắc mắc cần tư vấn liên quan đến các xét nghiệm khi mang thai vui lòng truy cập nipt.com.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét