Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2020

Sinh non khi con được 33 tuần nguy cơ gì với thai nhi

Thai nhi 33 tuần có thể chào đời sớm hơn dự định rất nhiều. Do vậy, bạn cần biết được những biến chứng sẽ xảy ra cũng như cách xử lý.
Trẻ sơ sinh chào đời trước khi mẹ bầu mang thai ít nhất 37 tuần thường được gọi là sinh non. Sự phát triển của trẻ sơ sinh lúc này vẫn chưa đi đến cột mốc cuối cùng trong toàn bộ chu kỳ 40 tuần mang thai. Do đó, cần phải có biện pháp phòng ngừa và xét nghiệm trước sinh để đảm bảo em bé được an toàn và khỏe mạnh.

Sinh non khi con được 33 tuần nguy cơ gì với thai nhi

Nguyên nhân thai nhi 33 tuần sinh non

Có khá nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu chuyển dạ sinh non khi mới mang thai được 33 tuần. Những nguyên nhân đó bao gồm:
  • Mang đa thai
  • Bị nhiễm một căn bệnh khiến cơ thể phải chuyển dạ sớm
  • Kích thích trong tử cung hoặc cổ tử cung không có khả năng giữ an toàn cho em bé
  • Các vấn đề liên quan đến nhau thai có thể cần phải sinh em bé sớm hơn bình thường.
  • Rủi ro cho thai nhi tuần 33 sinh non
Trẻ sinh non dễ gặp phải một số rủi ro về sức khỏe, chẳng hạn như:

1. Nhẹ cân

Nếu em bé chào đời vào tuần thứ 33 của thai kỳ, cân nặng của trẻ thường vào khoảng 1,5 – 3 kg. Em bé dưới 2 – 2,5 kg sẽ cần đến những biện pháp hỗ trợ để có thể sống cho đến khi đạt được trọng lượng tiêu chuẩn.
Trọng lượng là thước đo của chất béo có trong cơ thể em bé, một yếu tố cần thiết nhằm duy trì nhiệt độ cơ thể an toàn bên ngoài tử cung. Các loại máy sưởi hay lồng ấp đều có thể được sử dụng nhằm đảm bảo bé sẽ luôn trong tình trạng ấm áp.

2. Khả năng bú kém

Để bé tăng cân nhanh nhất có thể thì việc cho ăn là điều cơ bản cần phải thực hiện. Tuy nhiên, những em bé được sinh ra trước khi bước sang tuần thứ 34 không thể bú mẹ hiệu quả như mong muốn. Điều này cũng đồng thời dẫn đến việc phải cho bé ăn theo cách khác bởi tình trạng không bú tốt sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, tạo ra chứng khó tiêu và các biến chứng nặng hơn.
Trong những trường hợp như vậy, cho ăn bằng ống là cách duy nhất để đảm bảo em bé có được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết. Ống này sẽ đi thẳng vào dạ dày hay thậm chí có thể được tiêm qua tĩnh mạch. Hội chứng patau khi mang thai là gì ?

3. Phát triển kém

Một phần lớn sự phát triển của trẻ sơ sinh xảy ra bên trong bụng mẹ, quá trình này chuẩn bị cho bé có thể nhận thức được thế giới sau khi chào đời. Cho đến tuần thứ 35 của thai kỳ, não bộ của bé chỉ bằng 66% so với trẻ sinh đủ tháng. Do thai nhi 33 tuần sinh non, bộ não không có cơ hội phát triển đầy đủ, điều này có thể dẫn đến các vấn đề về hành vi sau này trong cuộc sống.

4. Nguy cơ nhiễm trùng cao

Giống như não, một hệ thống khác đòi hỏi về thời gian bên trong bụng mẹ để có thể hoạt động ở mức tối ưu khi bé được sinh ra là hệ thống miễn dịch. Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, em bé sẽ được tăng cường các kháng thể. Điều này giúp con vượt qua sự tấn công của vi khuẩn và tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra sau khi sinh.
Để đỡ sinh cho một ca chuyển dạ sinh non, các bác sĩ thường phải áp dụng nhiều thủ thuật y tế để giữ em bé sống. Điều này có thể làm tăng đáng kể nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng nặng hơn cho trẻ.

Cách chăm sóc trẻ sinh non khi mới 33 tuần tuổi

Vì trẻ sinh non cần có chế độ chăm sóc khác biệt so với trẻ sinh đủ tháng, bạn nên chú ý một số điều sau đây:
  • Hạn chế số lượng người tương tác với em bé cho đến khi con có thời gian phục hồi
  • Nếu bất cứ ai bị bệnh hoặc có dấu hiệu của bệnh, đừng để người đó tiếp xúc với em bé vì hệ thống miễn dịch của con vẫn đang phát triển
  • Trước khi chạm vào em bé, hãy chắc chắn tay của bạn sạch sẽ và đã được khử trùng…

Tỷ lệ sống sót của thai nhi 33 tuần

Tỷ lệ sống sót của em bé được sinh ra trong tuần thứ 33 của thai kỳ là 98%. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy em bé của bạn sẽ sống và phát triển khỏe mạnh.

Bé cưng được sinh ra khi mẹ bầu mới mang thai 33 tuần sẽ ở trong lồng ấp bao lâu?

Đối với một em bé được sinh ra ở tuần thứ 33, thời gian lưu trú tại phòng chăm sóc đặc biệt thường dựa trên các biến chứng mà trẻ mắc phải. Trong hầu hết các trường hợp, quãng thời gian sẽ không quá dài. Các rắc rối về hô hấp có thể được điều trị sớm nhưng vấn đề cho ăn sẽ mất khá nhiều thời gian để bé làm quen với phản xạ mút và nuốt.
Dẫu cho ra đời khá sớm, nhưng khả năng thai nhi 33 tuần phát triển tốt là khá cao. Do đó, bạn đừng quá lo lắng và hãy chăm sóc bé theo lời khuyên của bác sĩ.

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2020

Những dấu hiệu thai yếu mà mẹ bầu cần lưu tâm

Dấu hiệu thai yếu và dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh đều là vấn đề cần được mẹ bầu quan tâm lưu ý để bé yêu chào đời một cách hoàn hảo nhất.

Những dấu hiệu thai yếu mà mẹ bầu cần lưu tâm

Trong tháng thứ 5 của thai kỳ, bào thai dần trở nên phản ứng mạnh hơn đối với âm thanh, ánh sáng và sự đau đớn. Đây là giai đoạn bé cũng phải đối mặt với các mối đe dọa khác nhau có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển đến từ trực tiếp hay gián tiếp.
Nếu các vấn đề biểu hiện rõ ra bên ngoài, biện pháp khắc phục có thể được thực hiện. Nhưng làm thế nào để bạn nhận ra bé cưng không khỏe mạnh khi con còn trong bụng mẹ? Câu trả lời rất đơn giản, bạn chỉ tham khảo những cảnh báo cho dấu hiệu thai yếu sau đây của nipt gentis :

1. Bề cao tử cung

Chiều cao cơ bản của tử cung trong thời gian mang thai giúp bác sĩ đánh giá xem liệu thai nhi trong tử cung của bạn có phát triển bình thường hay không. Để thực hiện, mẹ bầu sẽ được yêu cầu nằm xuống và bác sĩ sẽ dùng thước dây đo khoảng cách từ xương mu đến đỉnh tử cung. Thông thường, sau mốc 16 tuần, độ dài của bề cao tử cung sẽ trùng với tuổi thai.
Trường hợp bề cao tử cung không đạt như mong muốn cho thấy thai kỳ của bạn đang có vấn đề. Lý do có thể là bạn có quá nhiều hoặc quá ít nước ối hoặc thai ngôi mông. Trong trường hợp xấu nhất, điều này còn cho thấy thai nhi không phát triển đúng cách cũng như trở thành dấu hiệu thai yếu mà bạn cần lưu tâm.

2. Thiếu hoặc không có tim thai

Mặc dù tim thai nhi bắt đầu đập sau tuần thứ 5 của thai kỳ nhưng chỉ khoảng từ tuần thứ 10 thì việc nhận biết tim thai mới trở nên dễ dàng hơn. Việc dò tim thai có thể được thực hiện thông qua thiết bị y tế hoặc chạm vào bụng mẹ bầu và đếm số nhịp đập mỗi phút.
Đôi khi nhiệm vụ dò nhịp tim thai trở nên thất bại do em bé thay đổi vị trí hoặc gặp vấn đề về nhau thai. Trong trường hợp như vậy, bác sĩ sẽ gợi ý bạn tiến hành kiểm tra tim thai ở lần khám thai tiếp theo.
Mặt khác, nếu vẫn không thể dò tim thai, xét nghiệm siêu âm có thể được tiến hành để tìm ra lý do. Trong một vài trường hợp, tim thai không đập, đập yếu là dấu hiệu thai yếu hoặc thậm chí thai chết lưu. Đo độ mờ da gáy giúp phát hiện sớm những loại dị tật, hội chứng down, edwards trong thai kỳ.

3. Thai nhi phát triển chậm trong tử cung (IUGR)

Thai nhi chậm phát triển trong tử cung (IUGR) cản trở quá trình phát triển của thai nhi. Nếu mẹ bầu có kết quả xét nghiệm dương tính, điều này có nghĩa rằng kích thước em bé trong bụng nhỏ hơn 10% so với tuổi thai.
Khi mẹ bầu gặp phải tình trạng này, các biến chứng như khó thở, lượng đường trong máu và nhiệt độ cơ thể cao có thể phát sinh hoặc thậm chí kéo dài ngay cả sau khi sinh. Dĩ nhiên, thai nhi chậm phát triển trong tử cung (IUGR) là dấu hiệu thai yếu khá rõ ràng. Do vậy, cần phải quan sát chặt chẽ tình trạng này.
Nguyên nhân gây ra có thể đến từ hoạt động bất thường của nhau thai, ngăn cản bé nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết. Những lý do khác bao gồm vấn đề về thận, thiếu máu và mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ.

4. Mức hCG thấp

hCG là một loại nội tiết tố do nhau thai sản xuất trong lúc mang thai. Nồng độ hCG có xu hướng dao động trong suốt thai kỳ tùy thuộc vào tam cá nguyệt. Thông thường, nồng độ hCG sẽ cực kỳ cao trong tuần 9 – 16 của thai kỳ.
Các mức bình thường khác nhau tùy theo từng cá nhân, do đó mức hCG thấp không phải là lý do để bạn hoảng sợ. Tuy nhiên, sẩy thai, không có phôi thai (trứng trống) hoặc mang thai ngoài tử cung có thể khiến mức độ hCG thấp và trở thành dấu hiệu thai yếu rất nguy hiểm.

5. Chuột rút quá mức

Việc mang thai thường đi kèm với cảm giác đau nhức. Tuy nhiên, đau nhức cực độ khiến bạn liên tưởng đến tình trạng đau bụng kinh là một cảnh báo dấu hiệu thai yếu khác. Trong thời gian đầu của quá trình bầu bí, hiện tượng này do lưu lượng máu kém gây ra nhưng nếu nó vẫn kéo dài, bạn có thể cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

6. Chảy máu

Trong thời gian mới mang thai, một số phụ nữ sẽ trải qua tình trạng âm đạo có xuất hiện một vài đốm máu nhỏ. Đây được xem là điều bình thường và thường được gọi là máu báo thai. Tuy thế, mẹ bầu vẫn nên đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ để chắc chắn thai nhi không gặp vấn đề nguy hiểm nào. Chảy máu khi mang thai tiềm ẩn nguy cơ sẩy thai, dấu hiệu chảy máu tử cung bất thường hoặc chảy máu cấy ghép.

7. Đau lưng dữ dội

Giống như các triệu chứng khi mang thai khác, đau lưng cũng nằm trong những điều phổ biến khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu. Nguyên nhân nằm ở việc em bé lớn dần lên và tạo ra lực trên vùng cột sống và lưng dưới. Cảm giác này trở nên tồi tệ hơn khi bạn mang đa thai.
Mặt khác, nếu cơn đau bắt nguồn từ phía trước cơ thể và tiến dần về phía lưng thì đây có thể là dấu hiệu thai yếu hoặc bé đang gặp vấn đề. Do vậy, hãy tìm đến bác sĩ ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường này.

8. Tiết dịch âm đạo khi mang thai

Cơ thể tăng tiết dịch âm đạo khi mang thai là do sự thay đổi nội tiết tố. Thông thường, dịch tiết âm đạo sẽ có màu sắc trong suốt hoặc trắng ngà và không kèm theo mùi hôi.
Tuy nhiên, nếu mẹ bầu nhận thấy dịch âm đạo tiết ra mang màu vàng, hơi ngả xanh kèm theo mùi hôi thì đừng trì hoãn việc đến bác sĩ. Dịch tiết âm đạo bất thường có thể bởi bệnh viêm cổ tử cung, cho thấy dấu hiệu thai yếu hoặc thậm chí sẩy thai.

9. Ngừng ốm nghén đột ngột

Ốm nghén và mang thai có mối tương quan với nhau. Thông thường, ốm nghén sẽ tự biến mất vào cuối tam cá nguyệt thứ nhất hoặc thậm chí sớm hơn mà không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, đối với một số cá nhân, hiện tượng ngừng ốm nghén đột ngột có thể là do nồng độ hCG thấp, là dấu hiệu cảnh báo thai yếu hoặc thậm chỉ ra tình trạng sẩy thai.

10. Nhau thai thay đổi vị trí

Tình trạng nhau thai đổi vị trí cũng là một trong những dấu hiệu thai yếu khác. Khi nhau thai bong ra khỏi tử cung sớm, thai nhi sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Do vậy, hãy thường xuyên kiểm tra vị trí của nhau thai.
Mẹ bầu hãy chú ý đến những dấu hiệu mà cơ thể đang cảnh báo. Điều này giúp bạn bảo vệ bé yêu tốt hơn. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có nghi ngờ hoặc cảm thấy không ổn.

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2020

Hiện tượng vỡ ối non là gì ? có gây nguy hiểm cho mẹ bầu

Vỡ ối non là một biến chứng phức tạp. Mẹ bầu có nguy cơ sinh non đáng kể trong vòng một vài ngày sau khi vỡ màng ối.
Một nguy cơ lớn khác của vỡ ối non là các mô nhau thai có thể bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Điều này gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con. Bài viết này hãy cùng nipt gentis tìm hiểu rõ hơn nhé !

Ai có nguy cơ bị vỡ ối non?

Một số yếu tố nâng cao nguy cơ bị vỡ ối ở mẹ bầu gồm:
  • Chảy máu âm đạo trong thai kỳ
  • Viêm nhiễm đường sinh dục
  • Từng sinh non trong lần mang thai trước
  • Hút thuốc trong thời gian mang thai…

Dấu hiệu vỡ ối non

Triệu chứng của vỡ ối ở mỗi phụ nữ mang thai sẽ khác nhau nhưng có thể kể đến:
  • Âm đạo bất ngờ chảy dịch
  • Cảm giác ẩm ướt ở đồ lót
Nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Phương pháp chẩn đoán trước sinh mẹ bầu bị vỡ ối non

Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ thích hợp để nhìn vào bên trong âm đạo cũng như tìm kiếm dịch rỉ từ cổ tử cung. Ngoài ra, những xét nghiệm cần thiết khác có thể bao gồm:
  • Kiểm tra độ cân bằng pH: Mức độ cân bằng pH của nước ối khác với dịch âm đạo và nước tiểu. Bác sĩ sẽ dùng giấy quỳ (1 loại giấy nhận dạng độ pH) để kiểm tra về vấn đề này
  • Nhìn vào kính hiển vi: Khi nước ối khô, nó có hoa văn giống cây dương xỉ
  • Bạn cũng có thể được đề nghị siêu âm để kiểm tra mức nước ối bao quanh em bé.
  • Điều trị vỡ ối non
Quá trình điều trị cho tình trạng này sẽ phụ thuộc vào triệu chứng và sức khỏe tổng thể của mẹ bầu cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng.

1. Nhập viện và nghỉ ngơi tại giường

Khi nhập viện, bác sĩ sẽ có cơ hội được theo dõi sát sao sức khỏe thai phụ và chú ý đến các vấn đề như:
  • Dấu hiệu chuyển dạ hoặc các cơn gò
  • Cử động, nhịp tim của thai nhi
  • Dấu hiệu của nhiễm trùng, chẳng hạn như sốt hoặc đau. Nhịp tim của thai nhi cũng có thể tăng lên vì điều này.

2. Thuốc

Mẹ bầu có thể sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc:
  • Corticosteroid: Loại thuốc này có thể giúp kích thích trưởng thành phổi thai, từ đó giúp làm giảm nguy cơ suy hô hấp ở trẻ sinh non.
  • Kháng sinh: có tác dụng phòng ngừa hoặc điều trị nhiễm trùng. Nếu thời gian vỡ ối kéo dài, bác sĩ sẽ kê kháng sinh cho bạn.
  • Các loại thuốc sản khoa: Chúng được sử dụng để ngăn chặn chuyển dạ sinh non.

3. Khởi phát chuyển dạ

Tùy tình trạng của mẹ hoặc bé hoặc cả hai, bác sĩ có thể sẽ phải cho mẹ bầu dùng thuốc khởi phát chuyển dạ sớm. Điều này sẽ được cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Biến chứng của vỡ ối non

Tình trạng vỡ ối non có thể khiến mẹ bầu và thai nhi phải đối mặt với các vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe như:
  • Sinh non: Vỡ ối non là nguyên nhân của 1/4 tổng các ca sinh non.
  • Nhiễm trùng nước ối và nhiễm trùng màng ối
  • Nhau thai bong non
  • Các vấn đề với dây rốn
  • Sinh mổ…

Có thể ngăn ngừa tình trạng vỡ ối non được không?

Hiện không có biện pháp nào có thể giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng vỡ ối non. Tuy nhiên, bạn vẫn nên duy trì lối sống lành mạnh, chăm sóc bản thân kỹ càng trong suốt thai kỳ. Nếu bạn nghiện thuốc lá, hãy trình bày để bác sĩ giúp bạn từ bỏ.
Đọc thêm: đo độ mờ da gáy tuần bao nhiêu ?

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2020

Mang thai khi đã mãn kinh cần lưu ý những gì ?

Làm mẹ mà một thiên chức thiêng liêng mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng mong có được. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, dù rất mong mỏi nhưng nhiều phụ nữ vẫn không thể có con, đặc biệt là khi họ đã bước sang độ tuổi mãn kinh. Mang thai khi đã mãn kinh có thật sự bất khả thi hay không? cùng nipt gentis tìm hiểu trong bài viết sau đây !

Mang thai khi đã mãn kinh cần lưu ý những gì ?

Mãn kinh là gì?

Mãn kinh là thuật ngữ dùng để đề cập đến giai đoạn buồng trứng của phụ nữ ngừng hoạt động hoàn toàn. Mãn kinh là thời kỳ đánh dấu sự kết thúc của chu kỳ kinh nguyệt cũng như quá trình sinh sản của phụ nữ. Đây là giai đoạn bình thường mà mỗi người phụ nữ đều phải trải qua trong cuộc đời của mình.
Buồng trứng của phụ nữ chứa một lượng lớn trứng. Chu kỳ kinh nguyệt và chu kỳ rụng trứng được kiểm soát bởi các hormone như estrogen và progesterone được sản xuất từ buồng trứng. Khi buồng trứng không còn khả năng sản sinh ra trứng nữa thì chu kỳ kinh nguyệt cũng kết thúc và thời kỳ mãn kinh bắt đầu. Thực hiện sàng lọc trước sinh giúp tìm ra hướng giải quyết sớm khi mẹ đang bước vào giai đoạn mãn kinh.

Sự khác nhau giữa mãn kinh và tiền mãn kinh

Điểm khác nhau đầu tiên giữa tiền mãn kinh và mãn kinh chính là kinh nguyệt. Cơ thể phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh vẫn có khả năng sản sinh ra estrogen và vẫn có kinh nguyệt theo chu kỳ bình thường. Còn phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh đã mất kinh ít nhất 12 tháng.
Tiền mãn kinh là giai đoạn mà cơ thể chuẩn bị cho quá trình mãn kinh, đây được xem như là bước chuyển giữa thời kỳ có kinh và mãn kinh. Trong khi đó, mãn kinh là một tình trạng lâm sàng mà khi đó kinh nguyệt của phụ nữ đã chấm dứt hoàn toàn.
Tiền mãn kinh là thuật ngữ dùng để mô tả quá trình “chuyển giao” sang mãn kinh, khi đó, cơ thể của bạn bắt đầu sản sinh ra ít estrogen và progesterone hơn. Chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ trở nên bất thường cả về mật độ lẫn thời gian hành kinh.
Trong giai đoạn này, nồng độ hormone dao động có thể dẫn đến tình trạng bốc hỏa và đổ mồ hôi vào ban đêm. Tuy nhiên, trong thời kỳ mãn kinh, nồng độ hormone LH và FSH tăng cao, quá trình rụng trứng cũng dừng lại hoàn toàn.
Một số phụ nữ thắc mắc rằng liệu thời kỳ mãn kinh sẽ kéo dài trong bao lâu. Câu trả lời chính là mãn kinh sẽ kéo dài đến suốt quãng đời còn lại của bạn.

Có thể mang thai khi đã mãn kinh hay không?

Đây là câu hỏi rất thường gặp ở những phụ nữ đã bước vào độ tuổi mãn kinh. Khi mãn kinh, buồng trứng đã mất hẳn khả năng sản sinh ra trứng, do đó bạn không còn khả năng mang thai nữa. Do đó, bạn không cần phải dùng đến các biện pháp tránh thai mà không lo “dính bầu”.
Tuy nhiên, nếu quan hệ tình dục một cách bừa bãi mà không có biện pháp phòng tránh, bạn có thể mắc phải các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai, thậm chí là HIV. Vì vậy, bạn vẫn nên thực hiện các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục.
Đôi khi, bạn có thể nghe kể về những trường hợp phụ nữ mang thai và sinh con khi đã 60 – 70 tuổi. Nguyên nhân có thể là do những người này bước vào tuổi mãn kinh trễ hơn người khác hoặc mang thai nhờ sự trợ giúp của y học.

Phụ nữ có thể mang thai khi đã mãn kinh nhờ sự trợ giúp của y khoa không?

Trong một số trường hợp, dù đã mãn kinh nhưng nhiều phụ nữ vẫn mong sinh con. Trong trường họp này, dù không thể mang thai một cách tự nhiên nhưng bạn vẫn có thể sinh con nhờ sự trợ giúp của các phương pháp hỗ trợ sinh sản. Lúc này, các bác sĩ có thể sử dụng một số phương pháp để giúp bạn mang thai như:
  • Nếu bạn mãn kinh chưa lâu và buồng trứng vẫn còn các nang noãn, bác sĩ có thể tác động để kích thích các noãn (trứng) phát triển trở lại. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu cho thấy, phôi phát triển từ trứng của những phụ nữ này thường xuất hiện các bất thường trong nhiễm sắc thể, không thể phát triển thành thai nhi hoặc có thể dẫn đến dị tật ở trẻ.
  • Nếu bạn đã mãn kinh quá lâu, buồng trứng sẽ teo dần lại, các nang noãn cũng thu nhỏ kích thước nên không thể thực hiện phương pháp kích thích. Khi đó, nếu muốn có thai, cách duy nhất là tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm. Khi y học ngày càng phát triển, phụ nữ đã dần quen với việc “đông lạnh trứng”, đây là phương pháp bảo quản trứng ở nhiệt độ thấp trong một thời gian dài. Trứng sau khi được rã đông sẽ được thụ tinh trong ống nghiệm cùng với tinh trùng của người chồng. Trong trường hợp không dự trữ trứng, bạn cũng có thể thụ tinh nhân tạo nhờ xin trứng của người hiến. do mo da gay la gi ?
Thêm vào đó, bạn sẽ phải thực hiện một số liệu pháp hormone để cơ thể sẵn sàng cho việc thụ tinh cũng như mang thai. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ theo dõi và quyết định xem liệu sức khỏe của bạn có phù hợp để tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm hay không. Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia sản khoa trước khi quyết định thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm khi đã mãn kinh.

Có thể đảo ngược quá trình mãn kinh không?

Trên thực tế, y học vẫn chưa thể làm gì để đảo ngược quá trình mãn kinh. Tuy nhiên, ngày nay, các bác sĩ có thể áp dụng một số biện pháp tác động để làm chậm quá trình này.
Việc sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là một trong những phương pháp điều trị thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu lâm sàng. PRP rất giàu cytokine và hormone, hứa hẹn sẽ giúp phục hồi hoạt động của buồng trứng trong một quãng thời gian nhất định. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn cần phải được nghiên cứu lâm sàng thêm nữa.

Những rủi ro mà mẹ bầu có thể gặp phải khi mang thai ở tuổi mãn kinh

Khi tuổi của thai phụ càng lớn, các nguy cơ gặp phải trong thai kỳ cũng tăng theo. So với phụ nữ trẻ tuổi, bạn có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn nếu mang thai khi ngoài 35 tuổi, bao gồm:
  • Khi thụ tinh trong ống nghiệm, bạn có thể gặp phải tình trạng mang đa thai (mang từ 2 thai trở lên). Điều này có thể khiến cân nặng của bé thấp, sinh non hoặc sinh khó.
  • Thai chết lưu hoặc sẩy thai.
  • Bệnh đái tháo đường thai kỳ, từ đó có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe cho cả mẹ và bé.
  • Phụ nữ lớn tuổi thường không đủ sức để sinh thường mà phải sinh mổ.
  • Huyết áp cao, đây là một trong những nguy cơ có thể gặp phải khi mang thai ở tuổi mãn kinh. Nếu được chuẩn đoán bị huyết áp cao trong thai kỳ, bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi và cho bạn dùng thuốc để ngăn ngừa các biến chứng trong tương lai.
  • Dễ mắc phải tình trạng nhau tiền đạo (placenta praevia), hiện tượng này có thể gây chảy máu và cần phải được điều trị bằng thuốc.
Ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ và quá trình mang thai, bé cưng sinh ra từ những bà mẹ mang thai khi đã mãn kinh có thể gặp những biến chứng nguy hiểm như:
Sinh non hoặc nhẹ cân
Nguy cơ mắc phải các dị tật bẩm sinh như hội chứng Down, dị tật cơ xương hoặc các bệnh liên quan đến phổi hoặc tim mạch. Tỷ lệ mắc dị tật bẩm sinh ở những trường hợp này thường rất cao, vì vậy các mẹ cần tiến hành các biện pháp chẩn đoán sàng lọc trước sinh để phát hiện dị tật bẩm sinh ở trẻ và xem xét liệu mình có nên giữ lại thai hay không.
Trẻ dễ bị chậm phát triển hoặc gặp các vấn đề về nhận thức.

Bạn cần chuẩn bị những gì cho quá trình mang thai khi đã mãn kinh?

Mang thai là một giai đoạn quan trọng và đòi hỏi các mẹ phải chuẩn bị rất nhiều thứ. Đặc biệt những phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm trong quá trình mang thai và chuyển dạ hơn người bình thường, vì vậy, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng hơn để có một thai kỳ an toàn. Bạn có thể thực hiện những việc sau đây để tăng khả năng thụ thai và giảm thiểu rủi ro khi mang thai ở tuổi mãn kinh:
  • Trước khi nghĩ đến việc mang thai, điều đầu tiên bạn cần làm là đảm bảo sức khỏe của bản thân. Ba tháng trước thời gian dự định có thai, hãy uống bổ sung vitamin và axit folic. Bạn cũng có thể bắt đầu dùng thêm vitamin D và canxi, các chất này rất quan trọng trong việc hình thành xương, răng và đảm bảo sự phát triển của thai nhi.
  • Cố gắng duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) nằm trong khoảng từ 18,5 – 24,9% trước khi muốn mang thai. Béo phì là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến thai kỳ của bạn, đặc biệt là đối với phụ nữ đã mãn kinh. Bạn nên cân nhắc chế độ ăn nhiều protein và giảm lượng calo tiêu thụ để đảm bảo cân nặng và chỉ số BMI phù hợp. Tránh dùng các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, đường và các thực phẩm đóng hộp.
  • Bạn cần phải đến gặp bác sĩ để thực hiện một số xét nghiệm như chụp X-quang tuyến vú, xét nghiệm PAP, hemoglobin, lipid, xét nghiệm tìm ra các bệnh lây qua đường tình dục và đái tháo đường… Những xét nghiệm này rất hữu ích trong việc tìm ra các yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến quá trình mang thai của bạn.
Phụ nữ khi đã bước sang độ tuổi mãn kinh thì không còn khả năng mang thai tự nhiên được nữa. Nếu muốn sinh con ở độ tuổi này, bạn có thể nhờ đến các phương pháp y học như thụ tinh trong ống nghiệm hoặc kích thích trứng.
Tuy nhiên, khi có ý định mang thai, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và tiến hành các xét nghiệm cần thiết nhằm đảm bảo rằng sức khỏe của bạn phù hợp để mang thai. Mang thai khi đã mãn kinh tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất định, vì vậy các bà mẹ cần chuẩn bị đầy đủ tâm lý cũng như sức khỏe.

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2020

Cùng tìm hiểu kích thước thai nhi trong 3 tháng đầu mang thai

Việc so sánh kích thước thai nhi theo từng tuần với một loại trái cây hay rau quả nào thân thuộc nào đó sẽ giúp bạn có thêm góc nhìn thú vị hơn về sự phát triển của bé yêu. Cùng nipt illumina gentis tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé !

Cùng tìm hiểu kích thước thai nhi trong 3 tháng đầu mang thai

Kích thước của thai nhi từ tuần 1 – 3

Tuần thứ nhất của thai kỳ bắt đầu vào ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt gần đây nhất, sau đó là hiện tượng rụng trứng xảy ra vào cuối tuần thứ hai. Nếu trứng được thụ tinh trong vòng 12 đến 24 giờ sau khi rụng trứng thì hợp tử (trứng được thụ tinh) sẽ đi qua ống dẫn trứng trong tuần thứ ba.
Hợp tử trải qua quá trình nhân lên của tế bào để tạo thành phôi nang, cuối cùng gắn vào nội mạc tử cung, dẫn đến thụ thai.
Kích thước thai nhi: Không thể xác định.
Cảm giác của mẹ bầu: Bạn có thể bị chảy máu nhẹ. Hiện tượng này còn được gọi là chảy máu cấy ghép với dịch tiết âm đạo màu hồng hoặc đỏ. Các triệu chứng khác bao gồm đau bụng nhẹ, mệt mỏi, buồn nôn, tiết dịch âm đạo và tăng nhiệt độ cơ thể.

♥ Kích cỡ thai nhi tuần thứ 4

Kích thước thai nhi: Lúc này, bé vừa lớn bằng hạt anh túc.
Chiều dài thai nhi: 0.1cm.
Trọng lượng thai nhi: Nhẹ hơn 1g.
Sự phát triển của thai nhi:
  • Nhau thai sản xuất nội tiết tố gonadotropin màng đệm ở người (hCG) nhằm duy trì sức khỏe cho niêm mạc tử cung. Ngoài ra, nội tiết tố này cũng phát ra tín hiệu để buồng trứng ngừng rụng trứng và dừng chu kỳ kinh nguyệt trong một vài tháng.
  • Phôi bao gồm ba lớp là ectoderm, mesoderm và endoderm. Những lớp này phát triển thành các mô và các cơ quan khác nhau của cơ thể.
  • Mắt và nụ chi bắt đầu xuất hiện.
  • Nhịp tim và tuần hoàn máu bắt đầu đi vào hoạt động.
Cảm giác của mẹ bầu: Bạn có thể bị đầy hơi, chuột rút nhẹ vùng chân, đau ngực, mệt mỏi và buồn nôn trong tuần này.

♥ Kích thước thai nhi tuần thứ 5

Kích thước thai nhi: Bé có kích thước bằng một hạt tiêu.
Chiều dài thai nhi: 0,1cm.
Cân nặng của bé: Dưới 1g.
Sự phát triển của thai nhi:
  • Bé có ngoại hình khá giống bò sát
  • Sự phát triển của hệ thần kinh và đường tiêu hóa bắt đầu diễn ra
  • Chồi chân và cánh tay với ngón tay có màng bắt đầu xuất hiện
  • Các tế bào hình thành ống thần kinh phát triển sâu vào tủy sống và não.
Cảm giác của mẹ bầu: Dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn, mệt mỏi, chóng mặt, táo bón, thèm ăn, đi tiểu thường xuyên, ngực mềm là một vài triệu chứng bạn có thể gặp phải trong tuần này.

♥ Kích cỡ thai nhi tuần thứ 6

Kích thước thai nhi: Bé có kích thước bằng hạt lựu.
Chiều dài thai nhi: Khoảng 1cm.
Cân nặng thai nhi: Dưới 1g.
Sự phát triển của thai nhi:
  • Vỏ đại não bắt đầu phát triển
  • Tuyến tụy bắt đầu sản xuất glucagon
  • Tay và chân bé nhìn giống như mái chèo
  • Vỏ thượng thận bắt đầu hình thành trên thận
  • Tai, cơ hoành hình thành, miệng bắt đầu phát triển tuyến nước bọt.
Cảm giác của mẹ bầu: Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, không thích ăn uống, đi tiểu thường xuyên, nhạy cảm mùi và thường xuyên thay đổi tâm trạng trong tuần mang thai thứ 6 này.

♥ Kích thước thai nhi tuần 7

Kích thước thai nhi: Con lớn bằng quả việt quất.
Chiều dài thai nhi: Khoảng 1cm.
Cân nặng của bé: Dưới 1g.
Sự phát triển của thai nhi:
  • Da mờ và mỏng
  • Hình thành chức năng dây rốn
  • Gan bắt đầu sản xuất các tế bào máu
  • Tuyến tụy bắt đầu hình thành insulin
  • Mắt, tai, miệng và mũi đã có sự khác biệt
  • Quá trình tiêu hóa bắt đầu với sự phát triển của ruột
  • Não phân chia thành não trước, trung não và não sau
  • Các tế bào não đang được tạo ra với tốc độ 100 tế bào/phút
  • Nephron trong thận bắt đầu hình thành. Chúng là đơn vị lọc cơ bản của thận.
Cảm giác của mẹ bầu: Ở tuần mang thai thứ 7, bạn có thể gặp phải các tình trạng như ốm nghén, mệt mỏi, nổi mụn, thèm ăn, nước bọt tiết ra quá nhiều, chuột rút nhẹ vùng chân, đau bụng.

♥ Kích thước thai nhi tuần 8

Kích thước thai nhi: bằng hạt đậu trứng cút.
Chiều dài thai nhi: 1.6cm (từ đỉnh đầu đến mông).
Cân nặng thai nhi: Dưới 1g.
Sự phát triển của thai nhi:
  • Cột sống của thai nhi phát triển
  • Máu liên tục được bơm đến phôi qua dây rốn
  • Tất cả bốn buồng tim được phát triển trong tuần này
  • Hệ thống thần kinh và não bắt đầu trao đổi tín hiệu điện
  • Kích thước của đầu không cân xứng với kích thước cơ thể
  • Võng mạc bắt đầu phát triển và ruột có kích thước dài hơn.

♥ Kích cỡ của thai nhi tuần 9

Kích thước thai nhi: Bé có kích thước bằng quả anh đào.
Chiều dài thai nhi: 2,3cm.
Cân nặng thai nhi: 2g.
Sự phát triển của thai nhi:
  • Bé có mắt và miệng rõ
  • Vị giác được phát triển
  • Khung xương bắt đầu hình thành
  • Cơ bắp tay chân đang phát triển
  • Các cơ quan cơ thể đang phát triển
  • Ngón tay và ngón chân đang phát triển
  • Cánh tay và khuỷu tay vẫn đang phát triển
  • Các nang tóc và núm vú bắt đầu hình thành
  • Các tế bào máu bắt đầu hình thành trong gan

♥ Kích thước của thai nhi tuần 10

Kích thước thai nhi: Lúc này, bé sẽ bằng một quả tắc (quất) ngọt.
Chiều dài thai nhi: 3,1cm.
Cân nặng thai nhi: 4g.
Sự phát triển của thai nhi:
  • Đầu cân đối với cơ thể
  • Phôi thai bây giờ được gọi là thai nhi
  • Khung xương đang phát triển với hình dạng phù hợp
  • Khuôn mặt bé bắt đầu có hình dạng rõ ràng, hình thành tai và mí mắt.

♥ Kích thước thai nhi tuần 11

Kích thước thai nhi: Bằng 1 mầm cải brussels.
Chiều dài thai nhi: 4,1cm.
Cân nặng thai nhi: 7g.
Sự phát triển của thai nhi:
  • Tim bắt đầu bơm máu
  • Móng tay đang phát triển
  • Bé bắt đầu mở và đóng nắm đấm tay
  • Não và hệ thần kinh vẫn đang phát triển
  • Chồi răng bắt đầu phát triển trong miệng
  • Bộ phận sinh dục có thể được nhìn thấy qua siêu âm
Giai đoạn thai nhi được 11 tuần các mẹ có thể đi siêu âm đo độ mờ da gáy để tìm ra những bất thường và dị tật thai nhi sớm.

♥ Kích thước thai nhi tuần 12

Kích thước thai nhi: Bé có kích thước bằng một quả chanh.
Chiều dài thai nhi: 5,4cm.
Cân nặng thai nhi: 14g.
Sự phát triển của thai nhi:
  • Mí mắt vẫn khép
  • Thận sản xuất nước tiểu
  • Dây thanh âm được hình thành
  • Nhịp tim được phát hiện bằng máy dò
  • Cánh tay tỷ lệ thuận với kích thước của cơ thể
  • Đại tràng chứa phân su, là phân đầu tiên của em bé
  • Ngón tay, ngón chân vẫn có màng và có thể phân biệt được
  • Chân phát triển chậm hơn so với cánh tay và có thể không cân xứng
  • Các cơ quan chính của cơ thể được hình thành nhưng không đầy đủ chức năng.
Cảm giác của mẹ bầu: Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, chảy máu nướu răng và đầy hơi trong tuần này của thai kỳ.
Trong quá trình mang thai các mẹ nhớ thực hiện đầy đủ các xét nghiệm trước sinh để có 1 thai kỳ khỏe mạnh nhé !

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2020

Những mối nguy hiểm của cholesterol cao khi mang thai

Việc có thai sẽ khiến các mẹ phải luôn cân nhắc các lựa chọn của mình xem đó có thực sự tốt cho cả bạn và đứa con đang lớn lên từng ngày trong bụng hay không. Một tình trạng cũng thường gặp ở các bà bầu là cholesterol trong máu cao khi mang thai. Liệu rằng nó có liên quan gì đến chế độ ăn uống hay không? Có cách nào để khắc phục tình trạng đó? cùng nipt gentis tìm hiểu ngay nhé !

Những mối nguy hiểm của cholesterol cao khi mang thai

Nồng độ cholesterol tăng tự nhiên tại một số điểm nhất định trong thai kỳ để giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi đang phát triển. Điều này cũng đúng ngay cả ở những phụ nữ có mức cholesterol “bình thường” trước khi mang thai. Đối với những phụ nữ đã có tình trạng cholesterol cao khi mang thai thì mức độ đó có thể tăng cao hơn nữa.
May mắn thay, chúng ta vẫn có những cách để quản lý lượng cholesterol trong suốt thời kỳ mang thai để giúp đảm bảo rằng cả mẹ và bé khỏe mạnh nhất có thể.

Cholesterol cao khi mang thai hay còn gọi là tình trạng máu nhiễm mỡ

Cholesterol là một hợp chất thiết yếu được tìm thấy ở hầu hết các mô cơ thể. Nó có vai trò quan trọng cho sự hình thành màng tế bào, vitamin D cũng như một vài loại hormone. Bản chất của cholesterol là không tan trong nước nên nó không tự di chuyển được trong cơ thể mà phải nhờ vào các hạt lipoprotein.
Khi ở mức nồng độ cao, cholesterol có thể hình thành các mảng bám trong thành động mạch của tim khiến bạn có nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ cao hơn. Để kiểm tra cholesterol thông thường, người ta sẽ xác định dựa trên cholesterol toàn phần bao gồm HDL, LDL và triglyceride.
HDL (Lipoprotein tỷ trọng cao) còn được biết đến với tên gọi là “cholesterol tốt” bảo vệ cơ thể chống lại tình trạng xơ vữa động mạch. Ngược lại với nó là LDL (Lipoprotein tỷ trọng thấp) hay “cholesterol xấu” gây tăng các nguy cơ bệnh tim mạch. Triglyceride là một dạng chất béo được tìm thấy trong máu và được cơ thể sử dụng để tạo năng lượng.
Ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo làm tăng mức LDL trong máu. Tình trạng này còn được gọi là tăng cholesterol máu hay tăng lipid máu. Mức LDL quá cao hoặc HDL quá thấp sẽ dẫn đến chất béo tích tụ trong các mạch máu, ngăn máu lưu thông tốt qua động mạch. Dưới đây là các giá trị báo hiệu cơ thể bạn đang có mức cholesterol cao:
  • LDL: lớn hơn 160 mg/dL
  • HLD: dưới 40 mg/dL
  • Triglyceride: lớn hơn 150 mg/dL
  • Cholesterol toàn phần: lớn hơn 200 mg/dL.

Nguyên nhân dẫn đến cholesterol tăng cao khi mang thai

Các nghiên cứu đã chứng minh một người bình thường khi mang thai cũng có thể làm tăng mức cholesterol trong máu bao gồm cả LDL và HDL. Mức cholesterol có thể tăng lên tới 25 đến 50% trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.
Nguyên nhân có thể giải thích là cholesterol vô cùng cần thiết cho việc hình thành cũng như đóng vai trò trong chức năng của các hormone steroid như estrogen và progesterone, 2 loại hormone này rất quan trọng để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.
Cholesterol còn cần cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi, giúp hình thành nên não bộ, các chi cũng như sự phát triển của tế bào. Ngoài ra, chế độ ăn uống thiếu khoa học của mẹ, tiêu thụ quá nhiều dầu mỡ, thực phẩm có hàm lượng cao cholesterol cũng là nguyên nhân làm tăng lượng cholesterol cao khi mang thai.

Mối nguy hiểm của việc cholesterol cao khi mang thai

Nhiều biến chứng có thể kể đến nếu mẹ bầu có nồng độ cholesterol cao khi mang thai như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận, viêm gan, xơ gan, ung thư gan, sỏi mật…
Không chỉ vậy, một thông tin nữa chính là tình trạng máu nhiễm mỡ có tính di truyền. Thế nên, khi phụ nữ mang thai mắc bệnh này trong thời kỳ mang thai thì tỷ lệ trẻ sinh ra mắc bệnh cũng rất lớn.
Hơn nữa, khi mang thai, người mẹ không thể sử dụng thuốc điều trị do thuốc có thể gây tác dụng phụ nặng nề lên cả mẹ lẫn bé. Vì vậy, bệnh trạng sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn và người mẹ cần có sự theo dõi kiểm tra gắt gao để đảm bảo an toàn. hội chứng down là gì ?

Khi nào mẹ bầu nên lo lắng?

Việc tăng nồng độ cholesterol thông thường không gây ra triệu chứng nên cách duy nhất để phát hiện là phải thực hiện các xét nghiệm máu. Nếu kết quả cho ra nồng độ cholesterol máu vượt mức 200 mg/dL thì các mẹ cũng không nên quá lo lắng vì còn cần căn cứ vào các thành phần cholesterol khác để kết luận nữa.
Để tầm soát hiệu quả, việc khuyến thích thai phụ làm xét nghiệm thường xuyên khi mang thai là rất cần thiết. Trường hợp nếu như bạn đang có HDL cao và LDL ở mức bình thường thì hãy an tâm rằng cơ thể bạn đã có cholesterol tốt bảo vệ nên không cần quá lo lắng.
Ngược lại, nếu LDL cao thì bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ cũng như thay đổi thói quen sinh hoạt của mình để cải thiện.
Vấn đề tăng cholesterol đã được giải thích ở trên cũng có thể là hiện tượng bình thường khi mang thai và chỉ số này sẽ về lại mức bình thường sau khoảng bốn đến sáu tuần sau sinh.
Nếu bạn bị cholesterol cao ngay cả trước khi mang thai, hãy liên hệ với bác sĩ. Bởi vì một số loại thuốc hạ cholesterol có thể không được khuyến nghị trong thai kỳ, bác sĩ sẽ thay đổi thuốc của bạn hoặc đưa ra những lời khuyên nhằm giúp bạn có thể kiểm soát cholesterol hiệu quả.

Một số biện pháp giúp bạn hạn chế cholesterol xấu

Cholesterol cao khi mang thai có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nguy hiểm ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi. Để hạn chế điều đó, mẹ có thể điều chỉnh lại chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt của mình bằng việc áp dụng các lời khuyên đơn giản sau đây:
  • Trong vấn đề ăn uống, mẹ nên lựa chọn những thực phẩm chứa cholesterol thấp như các loại rau xanh, nấm, bí đỏ hoặc là các sản phẩm như lạc, đậu, thịt nạc…
  • Các loại hoa quả được khuyến khích dùng nhiều vì đối với trường hợp mỡ máu cao, việc ăn nhiều, đặc biệt là các loại trái cây ít ngọt như cam, bưởi, mận, táo, ổi… sẽ làm tăng lượng chất xơ cho cơ thể bạn. Bản chất những chất xơ trong các loại hoa quả này thuộc dạng chất xơ hòa tan, khi ăn nhiều sẽ làm giảm chất béo cũng như cholesterol mà cơ thể hấp thu. Không những thế, chúng còn giúp ích nhiều trong vấn đề tiêu hóa và chống táo bón ở bà bầu.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thức ăn có nhiều chất béo no như mỡ động vật hoặc sữa, vì chúng dễ làm bạn bị tắc động mạch. Bạn có thể dùng sữa, nhưng lưu ý chọn loại mà hàm lượng chất béo chỉ vào khoảng 1 – 2%. Khi nấu ăn, các mẹ có thể chọn sử dụng các loại dầu như dầu đậu nành, olive, hướng dương để thay cho loại dầu ăn thông thường.
  • Mẹ bầu cũng không nên ăn quá 255g thịt đỏ như thịt trâu, bò, cừu… mỗi tuần vì chúng có nhiều cholesterol. Thay vào đó, hãy sử dụng các loại thịt nạc hay thịt gia cầm đã bỏ da. Cá cũng có thể là thực phẩm thay thế tuyệt vời với hàm lượng cao omega – 3 giúp bảo vệ tim mạch. Một số loại cá mà chúng ta có thể lựa chọn như cá trích, cá hồi, cá thu, cá ngừ…
  • Bên cạnh việc thay đổi trong chế độ ăn uống, các bà mẹ tương lai cũng có thể hạn chế tình trạng cholesterol cao khi mang thai bằng cách tập thể dục thường xuyên. Các hoạt động nhẹ như đi bộ hoặc đạp xe hay yoga cũng rất hiệu quả để giúp giảm thiểu cholesterol xấu.
Để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh và nói không với tình trạng cholesterol máu cao khi mang thai, các bà mẹ cần giữ cho mình một lối sống khỏe, có chế độ dinh dưỡng hợp lý và nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện ra bệnh và có phương án điều trị thích hợp.

Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2020

Tăng chỉ số độ mờ da gáy và các bệnh lý thai nhi

“Chỉ số độ mờ da gáy” không chỉ là một dấu chứng để tầm soát bất thường bộ nhiễm sắc thể của thai nhi mà còn liên quan nhiều đến tình trạng tăng tỉ lệ bất thường hình thái học của thai nhi. Tăng tỉ lệ thai nhi mắc các hội chứng liên quan gen, tăng tỉ lệ sảy thai và thai chết trong buồng tử cung..

Tăng chỉ số độ mờ da gáy và các bệnh lý thai nhi

Bệnh lý tim mạch

Ngày nay, có rất nhiều bằng chứng rất rõ ràng về mối liên quan giữa “độ mờ da gáy” tăng và bất thường cấu trúc hình thái thai nhi, trong đó, bất thường tim mạch thường gặp nhất. Một nghiên cứu cho thấy, “độ mờ da gáy” > 3,0mm, tỉ lệ bất thường hình thái học thai nhi tăng 15 lần, nếu “độ mờ da gáy” > 3,5mm, tỷ lệ bất thường tăng 40 lần, và nếu “độ mờ da gáy” > 4,0mm thì tăng 80 lần. Ở những trường hợp có “độ mờ da gáy” tăng nhưng không kèm theo bất thường nhiễm sắc thể, tỉ lệ mắc các bệnh lý tim mạch mức độ nặng khoảng 4 - 5%. Những bệnh lý tim mạch có thể gặp ở những trường hợp “độ mờ da gáy” tăng nhưng không có bất thường nhiễm sắc thể:
- Tổn thương ở tim trái: hội chứng thiểu sản tim trái (hẹp van 2 lá và/ hoặc động mạch chủ), hẹp van động mạch chủ, hẹp động mạch chủ.
- Tổn thương ở tim phải: hẹp van 3 lá (kèm hẹp động mạch phổi có thể chuyển vị đại động mạch), hẹp van động mạch phổi.
- Khiếm khuyết vách nhĩ thất: đơn độc, kèm với tứ chứng Fallot.
- Khiếm khuyết vách liên thất: phần cơ, phần màng.
- Chuyển vị các mạch máu lớn. hội chứng patau là gì ?

Chẻ vòm hầu

Ngoài bệnh lý tim bẩm sinh, tăng “độ mờ da gáy”, tăng nguy cơ chẻ vòm hầu lên gấp 19 lần so với những trường hợp có “độ mờ da gáy” bình thường. Ngoài ra, thai nhi có thể bị những bất thường trên hệ thần kinh trung ương (vỏ sọ, cột sống chẻ đôi, não không phân chia...); thoát vị hoành, thoát vị rốn là hai dị dạng cũng thường gặp ở những trường hợp này.

Nguy cơ tử vong trong thai kỳ

Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy mối tương quan giữa “độ mờ da gáy” và diễn tiến bất thường của thai nhi. Một nghiên cứu ở những đối tượng có “độ mờ da gáy” > 3,5mm, nhưng bộ nhiễm sắc thể bình thường, trong 1320 trường hợp, có 68 ca (5,15%) bị sảy thai tự nhiên, 18 trường hợp (1,36%) thai chết trong tử cung hoặc sau sinh, 154 trường hợp (11,67%) phải chấm dứt thai kỳ. Trong 1080 trường hợp sinh sống có 60 trường hợp (5,56%) có những bất thường cần can thiệp y khoa (nội khoa hoặc y khoa).
Tỉ lệ sảy thai và thai chết lưu tăng khi “độ mờ da gáy” tăng. Khi “độ mờ da gáy” là 3,4mm, tỉ lệ này khoảng 1,4%; nhưng nếu độ mờ này là 3,5mm - 4,4mm, con số này là 2%; tỉ lệ 2,9% nếu “độ mờ da gáy” là 4,5mm - 5,4mm.
Một số nghiên cứu khác cho thấy, một số trẻ sơ sinh sống trong nhóm “độ mờ da gáy” tăng, dù không phát hiện bất thường trên siêu âm, nhưng sau sinh, 4 trẻ được phát hiện có hình thái bất thường hoặc mắc phải một hội chứng nào đó liên quan đến gien. Điều này cho thấy rất khó khăn trong dự đoán tiến triển của thai kỳ ở những trường hợp có “độ mờ da gáy” tăng nhưng bộ nhiễm sắc thể bình thường.
Đọc thêm: chuẩn đoán trước sinh và những điều mẹ bầu cần biết

Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2020

Dịch vụ xét nghiệm NIPT năm 2020 hết bao nhiêu tiền

Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT là kỹ thuật hiện đại với khả năng sàng lọc và phát hiện sớm các bệnh di truyền do bất thường NST của thai nhi. Nhưng chắc hẳn không phải mọi người đều biết nhiều về dịch vụ này đặc biêt là chi phí thực hiện. Vậy trong năm 2020 dịch vụ xét nghiệm NIPT hết bao nhiêu tiền?

Dịch vụ xét nghiệm NIPT năm 2020 hết bao nhiêu tiền

“Xét nghiệm NIPT hết bao nhiêu tiền 2020?” ắt hẳn là quan tâm hàng đầu của các mẹ bầu khi lựa chọn phương pháp sàng lọc trước sinh uy tín, chính xác cho mình.
Với những thông tin xét nghiệm NIPT hết bao nhiêu tiền 2020 chắc chắn sẽ không còn là nỗi lo của mọi gia đình.

Cụ thể tại GENTIS chi phí xét nghiệm NIPT - Illumina là:

  • GÓI xét nghiệm nipt - ILLUMINA CAO CẤP 1 - 2: từ 10.350.000 - 15.500.000 vnđ
  • Sàng lọc và phát hiện 7 hội chứng
  • Phát hiện bất thường số lượng các NST còn lại
  • Áp dụng cho thai đơn/đôi
  • Bảo hiểm với gói 150 triệu đồng
  • Hỗ trợ 100% chi phí khi kết quả dương tính
  • Nhận kết quả sau 3 -5 ngày

GÓI NIPT - ILLUMINA CAO CẤP 3: 13.350.000 vnđ

  • Sàng lọc và phát hiện 7 hội chứng
  • Áp dụng cho thai đơn/đôi
  • Bảo hiểm với gói 150 triệu đồng
  • Hỗ trợ 3,5 đến 7 triệu đồng chi phí khi kết quả dương tính
  • Nhận kết quả sau 7 - 10 ngày

GÓI NIPT - ILLUMINA VIP: 17.300.000 vnđ

  • Sàng lọc và phát hiện 13 hội chứng
  • Phát hiện bất thường số lượng các NST còn lại
  • Áp dụng cho thai đơn/đôi
  • Bảo hiểm với gói 150 triệu đồng
  • Hỗ trợ 3,5 đến 7 triệu đồng chi phí khi kết quả dương tính
  • Nhận kết quả sau 7 - 10 ngày
Như vậy, “Xét nghiệm NIPT hết bao nhiêu tiền 2020?” sẽ không còn là nỗi lo của nhiều gia đình nữa khi giờ đây GENTIS - Đơn vị tiên phong trong lĩnh vực phân tích gene di truyền tại Việt Nam đã tiếp nhận thành công chuyển giao công nghệ sàng lọc trước sinh NIPT Illumina và có thể thực hiện xét nghiệm này ngay tại phòng lab đạt tiêu chuẩn Quốc tế trong nước của mình.
Nguồn: gentis.com.vn

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2020

Bệnh ung thư cổ tử cung ở bà bầu và những điều mẹ nên biết

Ở nhiều quốc gia hiện nay người ta đã tiến hành chẩn đoán ung thư cổ tử cung trước khi đưa ra những tư vấn cho thai kỳ. Từ đó giảm thiểu nguy cơ phụ nữ mang thai mắc phải tình trạng này, đồng thời đảm bảo cho mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh hơn.
Về bản chất, ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu không ảnh hưởng đến thai nhi hoặc thậm chí cả việc sinh nở. Tuy nhiên, việc điều trị được cho là hết sức cần thiết. Bởi lẽ, người ta đã nhận thấy một vài ảnh hưởng tiêu cực trên người mẹ trong các giai đoạn tiến triển sau đó. Cùng gentis tìm hiểu rõ hơn các dấu hiệu ung thư cổ tử cung và cách điều trị.

Bệnh ung thư cổ tử cung ở bà bầu và những điều mẹ nên biết

Giải đáp thắc mắc: Thế nào là bệnh ung thư cổ tử cung?

Cổ tử cung là một phần trong cơ quan sinh dục nữ, tiếp nối giữa âm đạo và thân tử cung. Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý ác tính của biểu mô lát (biểu mô vảy) hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung.
Bệnh khởi phát khi các tế bào trong cổ tử cung phát triển, nhân lên một cách mất kiểm soát, xâm lấn những khu vực xung quanh, cũng như di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.

Mức độ phổ biến của bệnh ung thư cổ tử cung hiện nay

Tỷ lệ phát triển ung thư cổ tử cung trong thai kỳ ở mức thấp. Theo thống kê, chỉ có khoảng gần 3% số ca ung thư cổ tử cung được chẩn đoán trong khi mang thai. Tại Hoa Kỳ, có hơn 11.000 bà mẹ được chẩn đoán mắc bệnh này mỗi năm.

Các giai đoạn của bệnh ung thư cổ tử cung

Các giai đoạn của ung thư được chẩn đoán dựa trên mức độ mà các tế bào khối u tăng sinh và lan rộng trong cổ tử cung. Dưới đây là các giai đoạn thường thấy nhất của bệnh:

1. Giai đoạn 1

Đây là giai đoạn sớm nhất có thể phát hiện được ung thư trong vùng cổ tử cung. Nó được chia thành hai giai đoạn phụ như sau:
Giai đoạn 1A: Ở giai đoạn này ,sự phát triển của các tế bào ung thư là rất nhỏ và chỉ được tìm thấy khi kiểm tra dưới kính hiển vi.
Giai đoạn 1B: Trong giai đoạn này, tế bào ung thư nằm trong các mô cổ tử cung nhưng chúng không lan rộng sang các cơ quan nội tạng khác.

2. Giai đoạn 2

Lúc này, các tế bào ung thư đã bắt đầu lan ra ngoài từ cổ tử cung đến các mô khỏe mạnh xung quanh. Giai đoạn 2 cũng được chia thành hai giai đoạn phụ:
  • Giai đoạn 2A: Tế bào ung thư lan ra đến đỉnh âm đạo
  • Giai đoạn 2B: Lúc này, ung thư ảnh hưởng đến các mô xung quanh cổ tử cung.

3. Giai đoạn 3

Đây là thời điểm mà ung thư cổ tử cung phát triển từ cổ tử cung sang các cấu trúc xung quanh của vùng chậu. Nó được chia thành:
  • Giai đoạn 3A: Ung thư lan xuống vùng dưới của âm đạo
  • Giai đoạn 3B: Ung thư phát triển xung quanh thành chậu và chặn các ống dẫn lưu của thận.

4. Giai đoạn 4

Giai đoạn 4 là giai đoạn cuối trong quá trình tiến triển của ung thư cổ tử cung. Đó là khi ung thư đã lan đến các cơ quan nội tạng bên ngoài tử cung. Giai đoạn này được chia thành:
  • Giai đoạn 4A: Ung thư lan đến các cơ quan nội tạng gần đó như bàng quang và trực tràng
  • Giai đoạn 4B: Ung thư lan sang các cơ quan nằm xa khu vực tử cung, chẳng hạn như phổi…

Triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung ở thai phụ

Mẹ bầu bị ung thư cổ tử cung khi mang thai thường sẽ có các triệu chứng như sau:
  • Đau sau khi quan hệ tình dục
  • Đau ở bụng dưới và xương chậu
  • Dịch tiết âm đạo bất thường
  • Chảy máu âm đạo bất thường khi thụt rửa, quan hệ tình dục…

Nguyên nhân ung thư cổ tử cung khi mang thai

Với một người bình thường khỏe mạnh, các tế bào luôn cân bằng trong vấn đề tăng sinh và chết đi. Tuy nhiên, một khi quá trình hủy bào bị ngừng lại, các tế bào tăng lên nhanh chóng và phá vỡ sự cân bằng. Từ đó, chúng gây ra sự tăng trưởng bất thường dẫn đến tích tụ trong cổ tử cung và cuối cùng phát triển thành các khối u. Những khối u này sau đó lại tiến triển thành ung thư và dẫn đến tình trạng ung thư cổ tử cung. Làm các xét nghiệm máu khi mang thai giúp tìm ra những loại bệnh của thai kỳ.
Có một số nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung trong thai kỳ, chẳng hạn như:
  • Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình khác nhau
  • Quan hệ tình dụng sớm
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Đang bị nhiễm HIV hoặc AIDS
  • Có các hành vi như uống rượu hoặc sử dụng ma túy
  • Gặp vấn đề về căng thẳng tinh thần lâu dài
  • Đã mang thai nhiều lần trước đó
  • STDs (Bệnh lây truyền qua đường tình dục) như chlamydia, lậu và giang mai
  • Mang thai sớm (thường là trước 17 tuổi)
  • Hút thuốc
  • Uống thuốc ngừa thai
  • Nhiễm trùng HPV (Human Papillomavirus) – Virus gây u nhú ở người
Có 100 loại nhiễm trùng HPV và 13 loại trong số đó đã được biết là góp phần vào sự phát triển của ung thư cổ tử cung.

Phương pháp chẩn đoán ung thư cổ tử cung khi mang thai

1. Các xét nghiệm tầm soát ban đầu

Tùy độ tuổi và tình huống lâm sàng bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm 1 trong 2 hoặc cả 2 xét nghiệm sau:
Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Pap smear): Bác sĩ sử dụng mỏ vịt để quan sát các khu vực bên trong cổ tử cung. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng bàn chải mềm hoặc que gỗ để lấy tế bào cổ tử cung đem đi thử nghiệm.
Xét nghiệm tìm virus HPV (Human Papillomavirus) – virus gây u nhú ở người: Đây được xem là xét nghiệm quan trọng trong công tác phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung. Bởi lẽ, tình trạng nhiễm trùng HPV kéo dài được biết là dẫn đến ung thư cổ tử cung.

2. Các xét nghiệm giúp xác định chẩn đoán

Tùy vào kết quả của 2 xét nghiệm trên, bác sĩ sẽ chỉ định làm 1 hoặc tất cả các xét nghiệm sau để chẩn đoán xác định bệnh:
  • Soi cổ tử cung: Dùng máy soi phóng to hình ảnh cổ tử cung để tìm tế bào bất thường. Nếu phát hiện tế bào bất thường trong quá trình soi, bác sĩ sẽ bấm sinh thiết tại chỗ bất thường lấy mô đem đi xét nghiệm.
  • Bấm sinh thiết cổ tử cung: Dùng dụng cụ bấm đặc biệt để lấy mẫu mô nhỏ đem xét nghiệm giải phẫu bệnh. Thủ thuật này thường không gây đau nhưng có thể gây chảy máu.
  • Nạo kênh cổ tử cung: Dùng thìa nhỏ đặc biệt kích thước bằng lỗ cổ tử cung để cạo ít mô ở vùng kênh nằm trong cổ lấy mô gửi xét nghiệm giải phẫu bệnh.

3. Sinh thiết mô cổ tử cung

Trong trường hợp các bác sĩ phát hiện ung thư cổ tử cung, các hình thức chẩn đoán thêm sẽ được tiến hành để xác định giai đoạn và mức độ của ung thư cổ tử cung. Các chẩn đoán phổ biến bao gồm:
  • Xét nghiệm hình ảnh – X-quang, CT scan, chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp positron cắt lớp (PET) để xác định ung thư cổ tử cung đã lan rộng đến mức nào.
  • Kiểm tra trực quan: Sử dụng phương pháp chẩn đoán là nội soi quét các khu vực bên trong bàng quang và trực tràng để kiểm tra mức độ và ảnh hưởng của ung thư cổ tử cung.
Việc điều trị sau khi chẩn đoán phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và sự lan rộng của ung thư. Đối với các tình trạng nhẹ, cần tiếp tục theo dõi thường xuyên và lặp lại các xét nghiệm Pap để kiểm tra. Ngược lại tình trạng nghiêm trọng hơn, các phương pháp điều trị như đốt lạnh, đốt điện, laser hoặc khoét chóp cổ tử cung có thể được sử dụng.
Sau khi điều trị, bệnh nhân cần được theo dõi bằng xét nghiệm Pap lặp lại hoặc xét nghiệm HPV DNA trong vòng sáu đến mười hai tháng.
Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế có liên quan trước khi chọn bất kỳ phương pháp điều trị thay thế nào. Bởi tùy vào tình trạng y tế của bạn mà có thể một số phương pháp sẽ không phù hợp.
Đọc thêm: xét nghiệm chọc ối là gì ?

Những biến chứng của mẹ bầu khi mang thai đôi

Khi mang thai đôi, mẹ bầu nên thật cẩn thận và chú ý đến sức khỏe nhiều hơn để tránh những biến chứng xấu có thể xảy đến nhất là trong thời gian mang thai 3 tháng đầu.
Bạn có bao giờ nghe nói rằng mang thai đôi sẽ mang lại nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con? Vậy thì đừng lo lắng quá nhé bởi phần lớn các trường hợp, trẻ sơ sinh đều chào đời với trạng thái khỏe mạnh và ổn định nhất. Tuy nhiên, trong quãng thời gian này, nguy cơ gặp các biến chứng lại có chiều hướng tăng cao hơn so với mang thai đơn, chẳng hạn như sảy thai. Do đó, việc tìm hiểu những nguy cơ mà mang thai đôi đem lại là điều khá quan trọng để giúp mẹ bầu chuẩn bị về mọi mặt.

Những biến chứng của mẹ bầu khi mang thai đôi

Mang thai đôi không những tác động đến em bé mà có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Mẹ bầu dễ gặp phải các biến chứng liên quan đến thai kỳ hơn, chẳng hạn như:

1. Tăng huyết áp

Có đến 37% các trường hợp mang thai đôi gặp phải tình trạng cao huyết áp thai kỳ, tỷ lệ này cao gấp 3 – 4 lần so với các trường hợp mang thai đơn. Nếu không được điều trị, huyết áp cao có thể dẫn đến chuyển dạ sớm, thai nhi kém phát triển hoặc thậm chí thai chết lưu. Thêm vào đó, tình trạng này còn là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của người mẹ nếu chẳng may phát triển thành tiền sản giật.

2. Tiền sản giật

Đây là tình trạng bao gồm cao huyết áp và protein niệu. Các triệu chứng của tiền sản giật khá đa dạng, chẳng hạn như sưng phù, nhức đầu dữ dội và tăng cân nhanh chóng. Khi mang thai đôi, nguy cơ mẹ bầu gặp phải loại biến chứng này sẽ tăng cao gấp đôi.

3. Đái tháo đường thai kỳ

Một biến chứng nguy hiểm khác trong thời gian mang thai mà bạn không thể bỏ qua là đái tháo đường thai kỳ. Tình trạng này xảy ra khi mẹ bầu gặp khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết ở mức ổn định. Mặt khác, bác sĩ sẽ khuyến khích bạn có chế độ ăn uống hợp lý cũng như vận động đều đặn bên cạnh việc sử dụng thuốc nhằm hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.

4. Thiếu máu

Thiếu máu khá phổ biến ở những người mang thai đôi hoặc đa thai. Do lưu lượng máu tăng lên mà mức sắt trong cơ thể của bạn sẽ bắt đầu giảm xuống ở mức báo động. Mẹ bầu cần phải hết sức cẩn thận khi cảm thấy mệt mỏi thường xuyên hơn so với bình thường. Hãy cố gắng bổ sung thêm sắt thông qua việc tiêu thụ các loại rau củ quả và thịt đỏ dưới sự gợi ý của bác sĩ.

5. Ứ mật thai kỳ

Tình trạng hiếm gặp này là do hormone estrogen cũng như progesterone gây ra và nó sẽ ảnh hưởng đến gan của bạn. Khi mang thai đôi, mức độ bài tiết của các hormone thai kỳ tăng lên, từ đó dẫn đến ứ mật sản khoa. Các triệu chứng bao gồm ngứa dữ dội, nước tiểu sẫm màu, trầm cảm…

6. Nhau bong non

Đây là một trong những biến chứng nghiêm trọng và phổ biến trong tam cá nguyệt thứ ba, tình trạng này liên quan đến việc nhau thai bắt đầu tách ra khỏi thành tử cung trước khi sinh.

7. Một số biến chứng khác

Ngoài những nguy cơ được liệt kê bên trên, mẹ bầu khi mang thai đôi cũng có nguy cơ gặp phải các trường hợp khác, chẳng hạn như:
Ốm nghén nặng: Đây là tình trạng hiếm gặp, xảy ra ở 2/100 mẹ bầu. Những cơn buồn nôn và khó chịu sẽ khiến bạn gần như không thể ăn được gì, từ đó giảm đi 10% trọng lượng cơ thể.
Những vấn đề về đường tiêu hóa trong lúc mang thai đôi, bao gồm táo bón, ợ nóng…
Nếu bắt đầu chuyển dạ sớm, thai phụ có thể cần phải dùng thuốc để ngừng quá trình này lại cũng như kéo dài thời gian em bé được ở trong bụng mẹ. Những loại thuốc này có thể có tác dụng phụ khiến bạn cảm thấy khó chịu.

Mang thai đôi và những biến chứng ảnh hưởng đến thai nhi

Một số biến chứng có nguy cơ ảnh hưởng đến em bé trong bụng bao gồm:

1. Thai bị giới hạn tăng trưởng

Nếu mắc phải tình trạng này, một hoặc thậm chí cả 2 thai nhi đều phát triển kém hơn so với các em bé bình thường và điều này có thể dẫn đến những biến chứng trong lúc chuyển dạ.
Hầu hết các cặp song sinh khi chào đời có kích thước khá nhỏ nhưng đều có thể phát triển bình thường. Bác sĩ sẽ kiểm tra thường xuyên để theo dõi sự phát triển của cặp song sinh và điều này sẽ giúp phát hiện tất cả các vấn đề.

2. Hội chứng truyền máu song thai (TTTS)

Đây là biến chứng phổ biến và ảnh hưởng đến gần 15% các cặp song thai 1 nhau 2 ối. Một trong hai bé sẽ nhận được quá nhiều máu trong khi bé còn lại phải chịu tình trạng thiếu máu.

3. Rối dây rốn

Cặp song sinh đơn bào sẽ có 2 dây rốn riêng biệt, từ đó nâng cao nguy cơ các dây quấn vào nhau. Tình trạng này bao gồm việc dòng oxy và chất dinh dưỡng được truyền cho thai nhi bị ngăn cản.

4. Dị tật bẩm sinh

Nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh sẽ tăng nhiều hơn trong trường hợp mẹ bầu mang đa thai.

5. Hội chứng vanishing twin

Trong nhiều trường hợp, một thai nhi không thể tiếp tục sống sót và nếu điều này xảy ra ở tam cá nguyệt đầu tiên, sự phát triển của em bé còn lại sẽ không bị ảnh hưởng. Thai nhi bị mất được tái hấp thu hoàn toàn và bạn có thể gọi đây là hội chứng song thai tiêu biến.
Ngoài ra, mẹ bầu sẽ chẳng cảm nhận sự bất thường nào đang diễn ra. Phạm vi tỷ lệ của hội chứng này rơi vào khoảng 21 – 30%, có nghĩa rằng nó khá phổ biến. Phương pháp chọc ối giúp mẹ bầu tìm ra những bất thường, những dị tật của thai.

Ngăn ngừa biến chứng khi mang thai đôi hoặc đa thai

Việc xác nhận chính xác mẹ bầu mang thai đôi giai đoạn sớm sẽ cho bác sĩ cơ hội để ngăn ngừa và điều trị tất cả các nguy cơ mà trong thai kỳ có thể xảy ra. Tuy nhiên, mẹ bầu nên làm theo những gợi ý dưới đây nhằm đem đến thể trạng tốt nhất cho mẹ lẫn con:

1. Uống nhiều nước

Mất nước có thể kích thích chuyển dạ sớm trong bất kỳ quãng thời gian nào và nguy cơ này sẽ càng tăng lên nếu bạn đang mang thai đôi.

2. Khám thai định kỳ

Mẹ bầu không nên bỏ lỡ bất kỳ buổi khám thai nào. Càng sớm phát hiện ra vấn đề bất thường, bạn càng có cơ hội cao cải thiện tình trạng.

3. Ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống của bạn có thể tác động lớn đến thai kỳ và cặp song sinh. Các bác sĩ đã đưa ra ý kiến rằng tăng cân đầy đủ khi mang thai đôi sẽ giúp đảm bảo em bé sinh ra có cân nặng đạt mức tốt.
Do vậy, hãy tham khảo những món ăn tốt cho bà bầu và thực phẩm nên tránh để mẹ lẫn con đều khỏe mạnh.

4. Biết các triệu chứng của chuyển dạ sớm

Nếu xem thường, chuyển dạ trước ngày dự sinh có thể tiến triển đến mức không thể dừng lại. Tuy nhiên, khi phát hiện sớm, bác sĩ sẽ tìm hiểu những phương pháp để trì hoãn quá trình này lại trong vài tuần hoặc thậm chí vài tháng. Mỗi ngày trong bụng mẹ đều đem đến cho thai nhi cơ hội phát triển phổi cũng như cơ thể.
Tìm hiểu các rủi ro và biến chứng của mang thai đôi sẽ hỗ trợ bạn trên chặng đường dài sau này. Nếu vẫn lo lắng về một tình trạng nào đó, mẹ bầu có thể tìm đến bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm hơn.
Đọc  thêm : hội chứng edwards là gì ?

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2020

Tìm hiểu virut HPV lây truyền qua đường nào ?

Nhiều người vẫn luôn thắc mắc virus HPV lây qua đường nào. Theo các nghiên cứu cho thấy bất cứ ai đã từng quan hệ tình dục đều có nguy cơ lây nhiễm virus HPV.  CÙng nipt gentis tìm hiểu ngay trong bài viết sau !

Tìm hiểu virus HPV lây truyền qua đường nào ?

Con đường lây truyền virus HPV

Các virus HPV có thể lây truyền cho bất cứ ai đã từng quan hệ tình dục (QHTD). Virus HPV lây truyền qua tiếp xúc da với da, tiếp xúc với dương vật, tử cung, âm đạo, hậu môn của những người bị nhiễm. Hôn hay chạm vào bộ phận sinh dục của đối tác bằng miệng cũng có thể truyền virus HPV.
Tổn thương niêm mạc do HPV hình thành từ sự tăng sinh của tế bào sừng bị nhiễm virus. Nhiễm trùng thường xảy ra khi các tế bào sừng tiếp xúc với virus truyền nhiễm qua hàng rào biểu mô bị tổn thương xảy ra trong quá trình giao hợp hoặc sau khi trầy xước nhỏ ngoài da.
Quá trình diễn tiến từ nhiễm virus đến ung thư thường lâu dài, từ loạn sản nhẹ, vừa, nặng đến ung thư tại chỗ (giai đoạn tổn thương có thể phục hồi và chữa khỏi hoàn toàn) đến ung thư xâm lấn (không có khả năng phục hồi và khả năng sống dưới 5 năm).
Virus HPV dễ dàng lây truyền từ người này sang người kia khi quan hệ tình dục
HPV có khả năng lây lan dễ dàng và rộng rãi do hầu hết các trường hợp nhiễm virus này không có biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng. Hơn nữa, đa số người nhiễm không biết mình nhiễm nên vô tình truyền bệnh cho bạn tình, HPV có thể lây qua các đường khác như tiếp xúc da kề da, có vết trầy xước trong trường hợp dùng chung quần áo, dụng cụ cắt móng tay…

Ai có nguy cơ nhiễm virus HPV?

Tất cả những người đã quan hệ tình dục đều có thể bị nhiễm virus HPV. Ngay cả khi bạn chỉ QHTD với một người duy nhất. Bạn cũng có thể bị những triệu chứng nhiều năm sau khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh. Do đó rất khó để biết bạn bị nhiễm bệnh lần đầu vào lúc nào.
Đôi khi bạn chỉ phát triển các triệu chứng nhiều năm sau khi bạn quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh. Điều này gây khó khăn cho việc xác định thời gian mắc bệnh chính xác của một người.
Rất nhiều người mắc phải virus HPV mà không biết

Tầm soát Ung thư cổ tử cung như thế nào?

Để tầm soát ung thư cổ tử cung, tốt nhất người bệnh nên đi khám phụ khoa định kỳ và làm các xét nghiệm phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Phương pháp hiện đại nhất hiện nay là Xét nghiệm GenHPV. Xem thêm biện pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả !!
Khi thực hiện xét nghiệm GenHPV xác định có hay không sự xuất hiện của virus HPV trong cơ thể và loại virus bị nhiễm. Xét nghiệm GenHPV tại GENTIS có thể phát hiện tới 40 types virus HPV.

GÓI XÉT NGHIỆM CÁC CHỦNG (TYPE) HPV ĐƯỢC PHÁT HIỆN

1. Phát hiện 22 types với:
– 20 types nguy cơ cao: 16, 18, 26, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 53, 56, 58, 59, 66, 68, 69, 70, 73, 82
– 2 types nguy cơ thấp: 6; 11
2. Sàng lọc sự có mặt của 18 types nguy cơ thấp: 30, 32, 34, 40, 42, 43, 44, 54, 55, 61, 62, 67, 74, 81, 83, 84, 87, 90
Chỉ cần thực hiện các bước rất đơn giản:
  • Đăng ký bộ lấy mẫu – gọi đến tổng đài miễn phí 1800 2010
  • Gửi mẫu đến Trung tâm xét nghiệm GENTIS,
  • Chờ có kết quả có sau khoảng 2 ngày…
  • Quy trình xét nghiệm GenHPV của GENTIS

Để được tư vấn chi tiết về tầm soát ung thư cổ tử cung, dấu hiệu ung thư cổ tử cung bạn chỉ cần gọi đến tổng đài miễn phí: 1800 2010.

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2020

Nhiễm corona khi mang thai mẹ bầu nên thận trọng

Phụ nữ mang thai được cho là một trong những nhóm có nguy cơ cao nhất từ ảnh hưởng của đợt bùng phát chủng virus corona mới từ Trung Quốc. Bởi vì sự lây nhiễm của một số loại virus được biết là có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở phụ nữ mang thai hoặc thậm chí khiến mẹ bầu sinh non. Vì vậy, nhiều người lo lắng rằng tình trạng nhiễm corona khi mang thai cũng sẽ ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ lẫn con. Cùng nipt gentis tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết sau đây nhé !

Nhiễm corona khi mang thai mẹ bầu nên thận trọng

Ảnh hưởng của chủng virus corona mới (2019-nCoV) đến bà bầu

  • Chủng virus corona mới (2019-nCoV) được cho là xuất hiện lần đầu tiên tại Vũ Hán, Trung Quốc, vào khoảng cuối năm 2019. Kể từ trường hợp đầu tiên, virus được đặt tên 2019-nCoV hay nCoV hiện đã lây nhiễm hơn vài chục nghìn người và khiến hàng ngàn bệnh nhân tử vong.
  • Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), nCoV tương tự như chủng corona virus gây ra Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS). Dịch SARS bùng phát vào năm 2002, trong khi MERS xuất hiện vào năm 2013.
  • Cả hai tình trạng này đều gây ra các vấn đề khá nghiêm trọng, không chỉ đối với phụ nữ mang thai. Theo một báo cáo trên tạp chí Emerging Infectious Diseases, dịch SARS năm 2003 được cho là nguyên nhân của một số trường hợp sảy thai và tử vong ở phụ nữ mang thai.
  • Các virus corona gây ra SARS và MERS có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, tác động của đợt bùng phát chủng virus corona mới gây bệnh viêm phổi lạ ở Trung Quốc đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai vẫn chưa được biết đến đầy đủ.
  • Mặc dù tương tự như SARS và MERS nhưng nCoV có xu hướng gây ra các triệu chứng coronavirus chủng mới với tình trạng nhiễm trùng nhẹ hơn. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cũng báo cáo rằng một số người nhiễm Covid-19 đã xuất viện sau khi được chăm sóc đặc biệt.
  • Hiện, các nghiên cứu ghi nhận SARS-CoV-2 không lây truyền qua sữa mẹ do đó, phụ nữ nhiễm SARS-CoV-2 vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ nhưng cần tuân thủ các hướng dẫn về việc phòng tránh lây nhiễm Covid-19 của nhân viên y tế. Làm đầy đủ các xét nghiệm khi mang thai là cách bạn tránh được những mối lo cho con sau khi sinh ra.

Mách mẹ bầu biện pháp phòng ngừa nhiễm coronavirus mới khi mang thai

Cho đến nay, nCoV đã lan rộng đến một số quốc gia ở châu Á, châu Âu, Úc và Hoa Kỳ… Hiện tại, bước tốt nhất để tránh nhiễm corona khi mang thai là tuân thủ các biện pháp phòng ngừa virus Corona, theo các bước sau:
  • Rửa tay đúng cách bằng xà phòng và nước thường xuyên
  • Sử dụng khẩu trang đúng cách 
  • Tránh tiếp xúc gần với những người bị sốt và ho
  • Che mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi
  • Khăn giấy được dùng để vệ sinh tay sau khi ho hoặc hắt hơi cần được vứt bỏ vào thùng rác ngay lập tức
  • Đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức nếu bạn gặp các triệu chứng suy hô hấp sau khi đi du lịch hay có tiếp xúc với người nghi nhiễm corona…
  • Đảm bảo vệ sinh ăn uống bằng việc thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống sôi
  • Tuân thủ lịch khám thai. Trường hợp không muốn đi khám thai mùa dịch, mẹ bầu nên gọi điện vào đường dây nóng của bệnh viện nơi thường xuyên tiến hành khám thai để được tư vấn về việc giãn cách nhằm không bỏ qua các mốc khám thai quan trọng.
Xem thêm : xét nghiệm chọc ối khi mang thai để làm gì ?

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2020

Xu hướng mới khi sử dụng vitamin tổng hợp cho mẹ bầu

Trải qua hơn 2 thập kỷ phổ biến trên thế giới với nhiều xu hướng sử dụng Vitamin tổng hợp cho bà bầu, các sản phẩm đã có nhiều thay đổi, trong đó có việc cải tiến các công thức theo hướng đáp ứng nhu cầu thay đổi của phụ nữ trước khi mang thai, khi mang thai và khi cho con bú. Các sản phẩm mới được cập nhật thêm nhiều dưỡng chất quan trọng như DHA, EPA, Inositol… cùng nipt gentis trả lời kỹ hơn trong bài viết sau.

Xu hướng mới khi sử dụng vitamin tổng hợp cho mẹ bầu

Nguy cơ thường gặp trong quá trình mang thai của mẹ bầu

Giai đoạn chuẩn bị mang thai

Ngày càng nhiều phụ nữ gặp phải các trục trặc làm giảm khả năng thụ thai, thậm chí vô sinh (tạm thời hoặc vĩnh viễn), đây cũng là nỗi lo lớn nhất của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Giai đoạn mang thai

Đây là giai đoạn lý tưởng nhất để bổ sung dưỡng chất giúp trẻ có khởi đầu vững chắc, đặc biệt là hệ thần kinh, thị giác, miễn dịch, hệ tim mạch. Đáng chú ý, đây cũng là giai đoạn tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất cho người phụ nữ. Trong khi số ca tiền sản giật và sản giật giảm xuống đáng kể nhờ khả năng kiểm soát trước sinh tốt, thì số lượng bà bầu bị mắc tiểu đường thai kỳ gia tăng nhanh chóng, hậu quả có thể là tiểu đường vĩnh viễn sau khi sinh và trẻ bị béo phì, thừa cân.
Phụ nữ đang mang thai cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất.

Giai đoạn cho con bú

Giai đoạn sau sinh, cho con bú, chất lượng sữa mẹ sẽ quyết định khả năng phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Làm sao để gia tăng chất lượng sữa mẹ là điều quan trọng không kém gia tăng sản lượng sữa. Ngoài ra, tăng cân sau sinh cũng là một mối lo khó nói với nhiều chị em, ảnh hưởng ngày càng nhiều tới chất lượng cuộc sống của phụ nữ sau khi sinh.

Cải tiến nổi bật của Vitamin tổng hợp cho bà bầu

Hàm lượng DHA tăng lên nhưng kích thước viên uống nhỏ hơn
Ngày càng nhiều bằng chứng khoa học thuyết phục chứng minh tác dụng có lợi của DHA lên sự phát triển não bộ, thị giác, miễn dịch của trẻ, bên cạnh những lợi ích dành cho mẹ như tăng khả năng tồn tại của thai nhi trong tử cung, giảm nguy cơ bệnh lý của bà mẹ khi mang thai. Theo các nghiên cứu của châu Âu và Hoa Kỳ, sử dụng trên 200mg DHA dạng tự nhiên mỗi ngày giúp tăng ít nhất 6 điểm IQ ở trẻ sau khi sinh và khả năng nhìn của trẻ.
Các nghiên cứu đã được đúc kết thành những khuyến cáo dinh dưỡng dành cho các nước phát triển như Đức, Pháp, Thụy Điển, Séc, Nhật Bản… với mức khuyến cáo DHA dành cho phụ nữ mang thai từ 200mg trở lên. Chính vì vậy, khi lựa chọn các viên uống tổng hợp cho bà bầu, các bà mẹ thông thái hãy ưu tiên những chế phẩm có hàm lượng DHA tự nhiên (dạng Triglyceride) trên 200mg, càng cao càng có nhiều lợi ích.
Một điều đáng chú ý, là trong khi lượng DHA và một vài vi chất có xu hướng tăng lên, kích thước viên lại yêu cầu giảm đi. Nghịch lý này được giải quyết bằng cách, thay vì đưa các thành phần vào 1 viên nang mềm như cách trước đây, các nhà sản xuất đã tách thành 2 viên, trong đó 1 viên chứa DHA/EPA, 1 viên nén chứa Vitamin và Khoáng chất. Nhờ đó kích thước viên tổng hợp giảm xuống đáng kể. Xu hướng này phản ánh sự nhạy cảm của các hãng dược phẩm với những trải nghiệm, khó khăn của người dùng thực tế khi hầu hết các viên Vitamin tổng hợp cho bà bầu có kích thước quá lớn.

Viên nang chứa Omega-3 tan trong ruột

Đối với phụ nữ mang thai, mùi vị trở nên đặc biệt nhạy cảm. Đây cũng là một rào cảm lớn đối với những phụ nữ luôn muốn bổ sung Omega-3 chất lượng cao từ dầu cá giúp phát triển não bộ, thị giác và miễn dịch của con ngay từ trong bụng mẹ. Để khắc phục tình trạng trên, vỏ nang viên Omega-3 chứa DHA/EPA bào chế tan trong ruột, gần như không có mùi tanh trước khi uống và không bị ợ lên mùi tanh sau khi uống.
Dạng bào chế viên nang chứa Omega-3 tan trong ruột cũng giúp tối ưu hóa khả năng hấp thu dưỡng chất quý DHA, EPA trong chế phẩm tổng hợp cho bà bầu.

Bổ sung I-ốt và acid Folic theo đúng tiêu chuẩn

Với 200mcg I-ốt và 800mcg acid Folic trong một công thức viên uống tổng hợp cho bà bầu, chế phẩm sẽ giúp phòng ngừa triệt để nguy cơ dị tật ống thần kinh, nguy cơ thiếu máu do thiếu acid folic và tối ưu hóa sự phát triển trí tuệ, ngăn ngừa bệnh lý suy giảm chức năng thần kinh do thiếu I-ốt ở trẻ. Tại Séc và nhiều nước châu Âu, phức hệ Prefolin được chỉ chung cho nhóm 4 hoạt chất quan trọng với I-ốt, acid Folic, Vitamin E và Vitamin C rất được ưu chuộng và tin dùng bởi các chuyên gia đầu ngành. Các mẹ nên bổ sung vitamin ngay từ khi mang thai 3 tháng đầu.
Bổ sung I-ốt và acid Folic giúp tối ưu hoá sự phát triển trí tuệ của thai nhi và trẻ em.
Các chế phẩm bổ sung cao cấp cho bà bầu hiện nay thường đã cải tiến công thức nhằm đáp ứng đủ nhu cầu hai dưỡng chất đặc biệt quan trọng này với phụ nữ khi mang thai.

Bổ sung Inositol trong công thức tổng hợp

Inositol là một carbohydrate có nhiều lợi ích cho sức khỏe đã được ứng dụng trong các chế phẩm chăm sóc sức khỏe nói chung trong nhiều năm. Tuy nhiên, chỉ mới một vài năm trở lại đây, sau hàng loạt những nghiên cứu, bằng chứng về lợi ích của Inositol, các thầy thuốc mới đưa ra những lời khuyên về việc sử dụng Inositol hợp lý trước khi mang thai, khi mang thai và khi cho con bú để đạt những lợi ích đặc biệt.
Inositol ngày càng được quan tâm trong các hội nghị về vô sinh, hiếm muộn nữ.
Tăng cường khả năng thụ thai. Các thử nghiệm lâm sàng sử dụng Inositol trên bệnh nhân mắc hội chứng Buồng trứng đa nang – nguyên nhân chính dẫn tới vô sinh nữ, cho kết quả khả quan, vừa giúp phụ nữ lấy lại chu kỳ kinh nguyệt bình thường, giúp tăng chất lượng tế bào trứng, tăng khả năng thụ thai tự nhiên thành công.
Giảm 65% nguy cơ Đái tháo đường thai kỳ. Đây là kết quả của một nghiên cứu lâm sàng trên hơn 200 phụ nữ mang thai tại châu Âu. Kết thúc thử nghiệm, nhóm nghiên cứu nhận thấy, không chỉ bà mẹ tránh được nguy cơ đái tháo đường thai kỳ mà em bé sinh ra cũng không bị quá cân, béo phì.
Tóm lại: Bệnh lý khi mang thai ngày càng phức tạp, nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày một gia tăng, người phụ nữ không chỉ có nhu cầu mang thai thông thường mà còn có nhu cầu bảo vệ bản thân khỏi các biến chứng thai kỳ, tối ưu hóa sự phat triển của thai nhi, tăng cường sự tiện lợi khi bổ sung dinh dưỡng thiết yếu. Chính vì vậy, những chế phẩm bổ sung dinh dưỡng liên tục được cải tiến để đáp ứng các nhu cầu trên, bằng việc bổ sung hàm lượng DHA dạng tự nhiên cao, thiết kế viên uống nhỏ gọn, dạng viên nang mềm tan trong ruột…GS Mamavit Prefolin + DHA mang đến trải nghiệm tuyệt vời dành cho những bà mẹ thông thái mong muốn điều tốt đẹp nhất cho em bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Công thức GS Mamavit Prefolin + DHA được phát triển bởi Viện chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em Cộng Hòa Séc.

3 Thời điểm vàng phát hiện sớm dị tật thai nhi

Trong thời kỳ mang thai không phải mẹ nào cũng biết 3 thời điểm vàng không thể bỏ qua để siêu âm chẩn đoán, sàng lọc dị tật thai nhi sớm, giúp con khỏe mẹ yên tâm.

3 Thời điểm vàng phát hiện sớm dị tật thai nhi

Có lẽ, điều tuyệt vời hạnh phúc nhất trong cuộc sống của mẹ là khi mang thai và có con. Bên cạnh nỗi lo những tháng ngày mang nặng đẻ đau thì việc sinh con còn mang lại cho cuộc sống của mẹ rất nhiều niềm vui niềm hạnh phúc tuyệt vời mà khi làm mẹ mới hiểu. Cuộc sống của mẹ sẽ trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết trong khoảng thời gian này.
Vậy làm sao để niềm vui có con được trọn vẹn? Em bé sinh ra đời phát triển và khỏe mạnh bình thường? Đây cũng là câu hỏi mà tất cả các bà mẹ đều quan tâm.
Bài viết này sẽ chỉ cho các mẹ các mốc quan trọng trong thời kỳ mang thai giúp chẩn đoán, sàng lọc sớm dị tật thai nhi.
Siêu âm các mốc quan trọng giúp phát hiện dị tật thai nhi sớm

3 thời điểm vàng để siêu âm chẩn đoán, sàng lọc dị tật thai nhi 

1. Siêu âm thai nhi ở mốc 1 - tuần 12 đến tuần 13

Theo bác sĩ thì đây là mốc đầu tiên, cũng là mốc chính để siêu khám thai nhi. Khi siêu âm ở mốc này đã bắt đầu phát hiện những bất thường về mặt hình thái của thai nhi.
Khi tiến hành siêu âm thai nhi ở tuần 12 có thể phát hiện một số dị tật ở vùng đầu, cổ của thai nhi như: thai vô sọ, thoát vị não, ...
Quan sát vùng lồng ngực thai nhi ở thời điểm này có thể phát hiện được những bất thường như thoát vị tim ra ngoài lồng ngực hoặc thoát vị tạng ở bên dưới ổ bụng đi lên lồng ngực.
Một điều rất quan trọng khi tiến hành siêu âm chẩn đoán và sàng lọc di tật thai nhi ở tuần thứ 12 là đo độ mờ da gáy của thai nhi.
Nếu có sự bất thường về độ mờ da gáy thì trẻ sẽ có nguy cơ mắc nhiều bệnh như bệnh Down do bất thường nhiễm sắc thể 21, bất thường nhiễm sắc thể 13, bất thường nhiễm sắc thể 18…
Đo độ mờ da gáy của thai nhi ở thời điểm từ 12 tuần đến dưới 14 tuần là cách kiểm tra vùng da gáy của thai nhi để chẩn đoán hội chứng Down sớm nhất.
Xét nghiệm này không gây hại gì cho cả mẹ và thai nhi. Thông qua kết quả đo độ mờ da gáy, thai phụ có thể tiếp tục được chỉ định làm một số xét nghiệm khác như chọc dò ối, chọc cuống rốn… để tiếp tục tìm ra bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi.
Nếu không thấy bất thường về nhiễm sắc thể sẽ tiến hành theo dõi trên siêu âm. Bởi, độ mờ da gáy còn là những bất thường về mặt hình thái không liên quan đến nhiễm sắc thể và sẽ gây ra những bất thường ở 1 bộ phận cụ thể, ví như các bệnh ở tim.
Do đó, khi có bất thường về độ mờ da gáy, bác sĩ phải theo dõi tim thai nhi rất kỹ ở trên siêu âm để phát hiện sớm dị tật.
Đó là những yếu tố mà bác sĩ có thể đánh giá khi lần đầu siêu âm ở tuần thứ 12.
Siêu âm mốc tuần 12 đến tuần 13 có thể phát hiện một số dị tật ở vùng đầu, cổ của thai nhi 

2. Siêu âm thai nhi ở mốc 2 - tuần thứ 18

Đây là mốc quan trọng để đánh giá về mặt hình thái của thai nhi. Ở tuần thai này, bác sĩ tiến hành siêu âm có thể quan sát được gần hết các hình thái của em bé khi ở trong bụng mẹ.
Ở tuần thứ 18 này, bác sĩ sẽ quan sát thai nhi từ đầu đến chân và các cơ quan trong cơ thể trẻ từ đầu đến hết ổ bụng để phát hiện những bất thường.
Với phần đầu thai nhi, bác sĩ sẽ quan sát cấu trúc của não; phần lồng ngực quan sát cấu trúc của tim, phổi; phần ổ bụng quan sát gan, thận, ruột… của em bé.
Một điều quan trọng ở tuần 18 này là có thể phát hiện những bất thường ở cấu trúc của tim.
Bình thường tim có 4 buồng, nhưng nếu có những bất thường như bị bất sản buồng tim (thai nhi chỉ có 3 buồng tim) hoặc thiểu sản buồng tim (kích thước 4 buồng tim không đều) thì mẹ bầu nên bỏ thai nhi

3. siêu âm dị tật thai nhi ở mốc 3 – từ tuần 28 đến tuần 32

Ở thời điểm thai nhi được 28 tuần đến 32 tuần, việc khám thai vẫn sẽ được bác sĩ theo dõi những dấu hiệu bất thường của thai nhi ở cấu trúc não, phần lồng ngực và phần ổ bụng.
Bên cạnh đó, siêu âm ở thời điểm này còn giúp đánh giá nuôi dưỡng, phát triển của em bé trong tử cung. Đây là giai đoạn bé phát triển mạnh nhất nên bà mẹ cần ăn nhiều để có đủ dinh dưỡng cho trẻ.
Đồng thời, nhận biết được tình trạng phát triển của tử cung là nhanh hay chậm, nếu tử cung phát triển chậm sẽ dễ bị suy thai và ngạt thai sau khi đẻ.
Nếu có những dấu hiệu bất thường, cha mẹ sẽ được bác sĩ cảnh báo để theo dõi tiếp sau sinh và có thể tiến hành phẫu thuật can thiệp cho bé sau sinh ở thời điểm sớm nhất.
Từ những kết quả siêu âm chẩn đoán và sàng lọc dị tật thai nhi ở những thời điểm thích hợp, các bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp cho mẹ và bé, giúp các em bé được chào đời khỏe mạnh, phát triển bình thường.
Mốc từ 18 -22 bác sĩ theo dõi những dấu hiệu bất thường của thai nhi