Thứ Tư, 20 tháng 5, 2020

Bệnh ung thư cổ tử cung ở bà bầu và những điều mẹ nên biết

Ở nhiều quốc gia hiện nay người ta đã tiến hành chẩn đoán ung thư cổ tử cung trước khi đưa ra những tư vấn cho thai kỳ. Từ đó giảm thiểu nguy cơ phụ nữ mang thai mắc phải tình trạng này, đồng thời đảm bảo cho mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh hơn.
Về bản chất, ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu không ảnh hưởng đến thai nhi hoặc thậm chí cả việc sinh nở. Tuy nhiên, việc điều trị được cho là hết sức cần thiết. Bởi lẽ, người ta đã nhận thấy một vài ảnh hưởng tiêu cực trên người mẹ trong các giai đoạn tiến triển sau đó. Cùng gentis tìm hiểu rõ hơn các dấu hiệu ung thư cổ tử cung và cách điều trị.

Bệnh ung thư cổ tử cung ở bà bầu và những điều mẹ nên biết

Giải đáp thắc mắc: Thế nào là bệnh ung thư cổ tử cung?

Cổ tử cung là một phần trong cơ quan sinh dục nữ, tiếp nối giữa âm đạo và thân tử cung. Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý ác tính của biểu mô lát (biểu mô vảy) hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung.
Bệnh khởi phát khi các tế bào trong cổ tử cung phát triển, nhân lên một cách mất kiểm soát, xâm lấn những khu vực xung quanh, cũng như di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.

Mức độ phổ biến của bệnh ung thư cổ tử cung hiện nay

Tỷ lệ phát triển ung thư cổ tử cung trong thai kỳ ở mức thấp. Theo thống kê, chỉ có khoảng gần 3% số ca ung thư cổ tử cung được chẩn đoán trong khi mang thai. Tại Hoa Kỳ, có hơn 11.000 bà mẹ được chẩn đoán mắc bệnh này mỗi năm.

Các giai đoạn của bệnh ung thư cổ tử cung

Các giai đoạn của ung thư được chẩn đoán dựa trên mức độ mà các tế bào khối u tăng sinh và lan rộng trong cổ tử cung. Dưới đây là các giai đoạn thường thấy nhất của bệnh:

1. Giai đoạn 1

Đây là giai đoạn sớm nhất có thể phát hiện được ung thư trong vùng cổ tử cung. Nó được chia thành hai giai đoạn phụ như sau:
Giai đoạn 1A: Ở giai đoạn này ,sự phát triển của các tế bào ung thư là rất nhỏ và chỉ được tìm thấy khi kiểm tra dưới kính hiển vi.
Giai đoạn 1B: Trong giai đoạn này, tế bào ung thư nằm trong các mô cổ tử cung nhưng chúng không lan rộng sang các cơ quan nội tạng khác.

2. Giai đoạn 2

Lúc này, các tế bào ung thư đã bắt đầu lan ra ngoài từ cổ tử cung đến các mô khỏe mạnh xung quanh. Giai đoạn 2 cũng được chia thành hai giai đoạn phụ:
  • Giai đoạn 2A: Tế bào ung thư lan ra đến đỉnh âm đạo
  • Giai đoạn 2B: Lúc này, ung thư ảnh hưởng đến các mô xung quanh cổ tử cung.

3. Giai đoạn 3

Đây là thời điểm mà ung thư cổ tử cung phát triển từ cổ tử cung sang các cấu trúc xung quanh của vùng chậu. Nó được chia thành:
  • Giai đoạn 3A: Ung thư lan xuống vùng dưới của âm đạo
  • Giai đoạn 3B: Ung thư phát triển xung quanh thành chậu và chặn các ống dẫn lưu của thận.

4. Giai đoạn 4

Giai đoạn 4 là giai đoạn cuối trong quá trình tiến triển của ung thư cổ tử cung. Đó là khi ung thư đã lan đến các cơ quan nội tạng bên ngoài tử cung. Giai đoạn này được chia thành:
  • Giai đoạn 4A: Ung thư lan đến các cơ quan nội tạng gần đó như bàng quang và trực tràng
  • Giai đoạn 4B: Ung thư lan sang các cơ quan nằm xa khu vực tử cung, chẳng hạn như phổi…

Triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung ở thai phụ

Mẹ bầu bị ung thư cổ tử cung khi mang thai thường sẽ có các triệu chứng như sau:
  • Đau sau khi quan hệ tình dục
  • Đau ở bụng dưới và xương chậu
  • Dịch tiết âm đạo bất thường
  • Chảy máu âm đạo bất thường khi thụt rửa, quan hệ tình dục…

Nguyên nhân ung thư cổ tử cung khi mang thai

Với một người bình thường khỏe mạnh, các tế bào luôn cân bằng trong vấn đề tăng sinh và chết đi. Tuy nhiên, một khi quá trình hủy bào bị ngừng lại, các tế bào tăng lên nhanh chóng và phá vỡ sự cân bằng. Từ đó, chúng gây ra sự tăng trưởng bất thường dẫn đến tích tụ trong cổ tử cung và cuối cùng phát triển thành các khối u. Những khối u này sau đó lại tiến triển thành ung thư và dẫn đến tình trạng ung thư cổ tử cung. Làm các xét nghiệm máu khi mang thai giúp tìm ra những loại bệnh của thai kỳ.
Có một số nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung trong thai kỳ, chẳng hạn như:
  • Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình khác nhau
  • Quan hệ tình dụng sớm
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Đang bị nhiễm HIV hoặc AIDS
  • Có các hành vi như uống rượu hoặc sử dụng ma túy
  • Gặp vấn đề về căng thẳng tinh thần lâu dài
  • Đã mang thai nhiều lần trước đó
  • STDs (Bệnh lây truyền qua đường tình dục) như chlamydia, lậu và giang mai
  • Mang thai sớm (thường là trước 17 tuổi)
  • Hút thuốc
  • Uống thuốc ngừa thai
  • Nhiễm trùng HPV (Human Papillomavirus) – Virus gây u nhú ở người
Có 100 loại nhiễm trùng HPV và 13 loại trong số đó đã được biết là góp phần vào sự phát triển của ung thư cổ tử cung.

Phương pháp chẩn đoán ung thư cổ tử cung khi mang thai

1. Các xét nghiệm tầm soát ban đầu

Tùy độ tuổi và tình huống lâm sàng bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm 1 trong 2 hoặc cả 2 xét nghiệm sau:
Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Pap smear): Bác sĩ sử dụng mỏ vịt để quan sát các khu vực bên trong cổ tử cung. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng bàn chải mềm hoặc que gỗ để lấy tế bào cổ tử cung đem đi thử nghiệm.
Xét nghiệm tìm virus HPV (Human Papillomavirus) – virus gây u nhú ở người: Đây được xem là xét nghiệm quan trọng trong công tác phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung. Bởi lẽ, tình trạng nhiễm trùng HPV kéo dài được biết là dẫn đến ung thư cổ tử cung.

2. Các xét nghiệm giúp xác định chẩn đoán

Tùy vào kết quả của 2 xét nghiệm trên, bác sĩ sẽ chỉ định làm 1 hoặc tất cả các xét nghiệm sau để chẩn đoán xác định bệnh:
  • Soi cổ tử cung: Dùng máy soi phóng to hình ảnh cổ tử cung để tìm tế bào bất thường. Nếu phát hiện tế bào bất thường trong quá trình soi, bác sĩ sẽ bấm sinh thiết tại chỗ bất thường lấy mô đem đi xét nghiệm.
  • Bấm sinh thiết cổ tử cung: Dùng dụng cụ bấm đặc biệt để lấy mẫu mô nhỏ đem xét nghiệm giải phẫu bệnh. Thủ thuật này thường không gây đau nhưng có thể gây chảy máu.
  • Nạo kênh cổ tử cung: Dùng thìa nhỏ đặc biệt kích thước bằng lỗ cổ tử cung để cạo ít mô ở vùng kênh nằm trong cổ lấy mô gửi xét nghiệm giải phẫu bệnh.

3. Sinh thiết mô cổ tử cung

Trong trường hợp các bác sĩ phát hiện ung thư cổ tử cung, các hình thức chẩn đoán thêm sẽ được tiến hành để xác định giai đoạn và mức độ của ung thư cổ tử cung. Các chẩn đoán phổ biến bao gồm:
  • Xét nghiệm hình ảnh – X-quang, CT scan, chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp positron cắt lớp (PET) để xác định ung thư cổ tử cung đã lan rộng đến mức nào.
  • Kiểm tra trực quan: Sử dụng phương pháp chẩn đoán là nội soi quét các khu vực bên trong bàng quang và trực tràng để kiểm tra mức độ và ảnh hưởng của ung thư cổ tử cung.
Việc điều trị sau khi chẩn đoán phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và sự lan rộng của ung thư. Đối với các tình trạng nhẹ, cần tiếp tục theo dõi thường xuyên và lặp lại các xét nghiệm Pap để kiểm tra. Ngược lại tình trạng nghiêm trọng hơn, các phương pháp điều trị như đốt lạnh, đốt điện, laser hoặc khoét chóp cổ tử cung có thể được sử dụng.
Sau khi điều trị, bệnh nhân cần được theo dõi bằng xét nghiệm Pap lặp lại hoặc xét nghiệm HPV DNA trong vòng sáu đến mười hai tháng.
Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế có liên quan trước khi chọn bất kỳ phương pháp điều trị thay thế nào. Bởi tùy vào tình trạng y tế của bạn mà có thể một số phương pháp sẽ không phù hợp.
Đọc thêm: xét nghiệm chọc ối là gì ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét