Thứ Ba, 26 tháng 5, 2020

Cùng tìm hiểu kích thước thai nhi trong 3 tháng đầu mang thai

Việc so sánh kích thước thai nhi theo từng tuần với một loại trái cây hay rau quả nào thân thuộc nào đó sẽ giúp bạn có thêm góc nhìn thú vị hơn về sự phát triển của bé yêu. Cùng nipt illumina gentis tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé !

Cùng tìm hiểu kích thước thai nhi trong 3 tháng đầu mang thai

Kích thước của thai nhi từ tuần 1 – 3

Tuần thứ nhất của thai kỳ bắt đầu vào ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt gần đây nhất, sau đó là hiện tượng rụng trứng xảy ra vào cuối tuần thứ hai. Nếu trứng được thụ tinh trong vòng 12 đến 24 giờ sau khi rụng trứng thì hợp tử (trứng được thụ tinh) sẽ đi qua ống dẫn trứng trong tuần thứ ba.
Hợp tử trải qua quá trình nhân lên của tế bào để tạo thành phôi nang, cuối cùng gắn vào nội mạc tử cung, dẫn đến thụ thai.
Kích thước thai nhi: Không thể xác định.
Cảm giác của mẹ bầu: Bạn có thể bị chảy máu nhẹ. Hiện tượng này còn được gọi là chảy máu cấy ghép với dịch tiết âm đạo màu hồng hoặc đỏ. Các triệu chứng khác bao gồm đau bụng nhẹ, mệt mỏi, buồn nôn, tiết dịch âm đạo và tăng nhiệt độ cơ thể.

♥ Kích cỡ thai nhi tuần thứ 4

Kích thước thai nhi: Lúc này, bé vừa lớn bằng hạt anh túc.
Chiều dài thai nhi: 0.1cm.
Trọng lượng thai nhi: Nhẹ hơn 1g.
Sự phát triển của thai nhi:
  • Nhau thai sản xuất nội tiết tố gonadotropin màng đệm ở người (hCG) nhằm duy trì sức khỏe cho niêm mạc tử cung. Ngoài ra, nội tiết tố này cũng phát ra tín hiệu để buồng trứng ngừng rụng trứng và dừng chu kỳ kinh nguyệt trong một vài tháng.
  • Phôi bao gồm ba lớp là ectoderm, mesoderm và endoderm. Những lớp này phát triển thành các mô và các cơ quan khác nhau của cơ thể.
  • Mắt và nụ chi bắt đầu xuất hiện.
  • Nhịp tim và tuần hoàn máu bắt đầu đi vào hoạt động.
Cảm giác của mẹ bầu: Bạn có thể bị đầy hơi, chuột rút nhẹ vùng chân, đau ngực, mệt mỏi và buồn nôn trong tuần này.

♥ Kích thước thai nhi tuần thứ 5

Kích thước thai nhi: Bé có kích thước bằng một hạt tiêu.
Chiều dài thai nhi: 0,1cm.
Cân nặng của bé: Dưới 1g.
Sự phát triển của thai nhi:
  • Bé có ngoại hình khá giống bò sát
  • Sự phát triển của hệ thần kinh và đường tiêu hóa bắt đầu diễn ra
  • Chồi chân và cánh tay với ngón tay có màng bắt đầu xuất hiện
  • Các tế bào hình thành ống thần kinh phát triển sâu vào tủy sống và não.
Cảm giác của mẹ bầu: Dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn, mệt mỏi, chóng mặt, táo bón, thèm ăn, đi tiểu thường xuyên, ngực mềm là một vài triệu chứng bạn có thể gặp phải trong tuần này.

♥ Kích cỡ thai nhi tuần thứ 6

Kích thước thai nhi: Bé có kích thước bằng hạt lựu.
Chiều dài thai nhi: Khoảng 1cm.
Cân nặng thai nhi: Dưới 1g.
Sự phát triển của thai nhi:
  • Vỏ đại não bắt đầu phát triển
  • Tuyến tụy bắt đầu sản xuất glucagon
  • Tay và chân bé nhìn giống như mái chèo
  • Vỏ thượng thận bắt đầu hình thành trên thận
  • Tai, cơ hoành hình thành, miệng bắt đầu phát triển tuyến nước bọt.
Cảm giác của mẹ bầu: Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, không thích ăn uống, đi tiểu thường xuyên, nhạy cảm mùi và thường xuyên thay đổi tâm trạng trong tuần mang thai thứ 6 này.

♥ Kích thước thai nhi tuần 7

Kích thước thai nhi: Con lớn bằng quả việt quất.
Chiều dài thai nhi: Khoảng 1cm.
Cân nặng của bé: Dưới 1g.
Sự phát triển của thai nhi:
  • Da mờ và mỏng
  • Hình thành chức năng dây rốn
  • Gan bắt đầu sản xuất các tế bào máu
  • Tuyến tụy bắt đầu hình thành insulin
  • Mắt, tai, miệng và mũi đã có sự khác biệt
  • Quá trình tiêu hóa bắt đầu với sự phát triển của ruột
  • Não phân chia thành não trước, trung não và não sau
  • Các tế bào não đang được tạo ra với tốc độ 100 tế bào/phút
  • Nephron trong thận bắt đầu hình thành. Chúng là đơn vị lọc cơ bản của thận.
Cảm giác của mẹ bầu: Ở tuần mang thai thứ 7, bạn có thể gặp phải các tình trạng như ốm nghén, mệt mỏi, nổi mụn, thèm ăn, nước bọt tiết ra quá nhiều, chuột rút nhẹ vùng chân, đau bụng.

♥ Kích thước thai nhi tuần 8

Kích thước thai nhi: bằng hạt đậu trứng cút.
Chiều dài thai nhi: 1.6cm (từ đỉnh đầu đến mông).
Cân nặng thai nhi: Dưới 1g.
Sự phát triển của thai nhi:
  • Cột sống của thai nhi phát triển
  • Máu liên tục được bơm đến phôi qua dây rốn
  • Tất cả bốn buồng tim được phát triển trong tuần này
  • Hệ thống thần kinh và não bắt đầu trao đổi tín hiệu điện
  • Kích thước của đầu không cân xứng với kích thước cơ thể
  • Võng mạc bắt đầu phát triển và ruột có kích thước dài hơn.

♥ Kích cỡ của thai nhi tuần 9

Kích thước thai nhi: Bé có kích thước bằng quả anh đào.
Chiều dài thai nhi: 2,3cm.
Cân nặng thai nhi: 2g.
Sự phát triển của thai nhi:
  • Bé có mắt và miệng rõ
  • Vị giác được phát triển
  • Khung xương bắt đầu hình thành
  • Cơ bắp tay chân đang phát triển
  • Các cơ quan cơ thể đang phát triển
  • Ngón tay và ngón chân đang phát triển
  • Cánh tay và khuỷu tay vẫn đang phát triển
  • Các nang tóc và núm vú bắt đầu hình thành
  • Các tế bào máu bắt đầu hình thành trong gan

♥ Kích thước của thai nhi tuần 10

Kích thước thai nhi: Lúc này, bé sẽ bằng một quả tắc (quất) ngọt.
Chiều dài thai nhi: 3,1cm.
Cân nặng thai nhi: 4g.
Sự phát triển của thai nhi:
  • Đầu cân đối với cơ thể
  • Phôi thai bây giờ được gọi là thai nhi
  • Khung xương đang phát triển với hình dạng phù hợp
  • Khuôn mặt bé bắt đầu có hình dạng rõ ràng, hình thành tai và mí mắt.

♥ Kích thước thai nhi tuần 11

Kích thước thai nhi: Bằng 1 mầm cải brussels.
Chiều dài thai nhi: 4,1cm.
Cân nặng thai nhi: 7g.
Sự phát triển của thai nhi:
  • Tim bắt đầu bơm máu
  • Móng tay đang phát triển
  • Bé bắt đầu mở và đóng nắm đấm tay
  • Não và hệ thần kinh vẫn đang phát triển
  • Chồi răng bắt đầu phát triển trong miệng
  • Bộ phận sinh dục có thể được nhìn thấy qua siêu âm
Giai đoạn thai nhi được 11 tuần các mẹ có thể đi siêu âm đo độ mờ da gáy để tìm ra những bất thường và dị tật thai nhi sớm.

♥ Kích thước thai nhi tuần 12

Kích thước thai nhi: Bé có kích thước bằng một quả chanh.
Chiều dài thai nhi: 5,4cm.
Cân nặng thai nhi: 14g.
Sự phát triển của thai nhi:
  • Mí mắt vẫn khép
  • Thận sản xuất nước tiểu
  • Dây thanh âm được hình thành
  • Nhịp tim được phát hiện bằng máy dò
  • Cánh tay tỷ lệ thuận với kích thước của cơ thể
  • Đại tràng chứa phân su, là phân đầu tiên của em bé
  • Ngón tay, ngón chân vẫn có màng và có thể phân biệt được
  • Chân phát triển chậm hơn so với cánh tay và có thể không cân xứng
  • Các cơ quan chính của cơ thể được hình thành nhưng không đầy đủ chức năng.
Cảm giác của mẹ bầu: Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, chảy máu nướu răng và đầy hơi trong tuần này của thai kỳ.
Trong quá trình mang thai các mẹ nhớ thực hiện đầy đủ các xét nghiệm trước sinh để có 1 thai kỳ khỏe mạnh nhé !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét