Thứ Tư, 27 tháng 5, 2020

Mang thai khi đã mãn kinh cần lưu ý những gì ?

Làm mẹ mà một thiên chức thiêng liêng mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng mong có được. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, dù rất mong mỏi nhưng nhiều phụ nữ vẫn không thể có con, đặc biệt là khi họ đã bước sang độ tuổi mãn kinh. Mang thai khi đã mãn kinh có thật sự bất khả thi hay không? cùng nipt gentis tìm hiểu trong bài viết sau đây !

Mang thai khi đã mãn kinh cần lưu ý những gì ?

Mãn kinh là gì?

Mãn kinh là thuật ngữ dùng để đề cập đến giai đoạn buồng trứng của phụ nữ ngừng hoạt động hoàn toàn. Mãn kinh là thời kỳ đánh dấu sự kết thúc của chu kỳ kinh nguyệt cũng như quá trình sinh sản của phụ nữ. Đây là giai đoạn bình thường mà mỗi người phụ nữ đều phải trải qua trong cuộc đời của mình.
Buồng trứng của phụ nữ chứa một lượng lớn trứng. Chu kỳ kinh nguyệt và chu kỳ rụng trứng được kiểm soát bởi các hormone như estrogen và progesterone được sản xuất từ buồng trứng. Khi buồng trứng không còn khả năng sản sinh ra trứng nữa thì chu kỳ kinh nguyệt cũng kết thúc và thời kỳ mãn kinh bắt đầu. Thực hiện sàng lọc trước sinh giúp tìm ra hướng giải quyết sớm khi mẹ đang bước vào giai đoạn mãn kinh.

Sự khác nhau giữa mãn kinh và tiền mãn kinh

Điểm khác nhau đầu tiên giữa tiền mãn kinh và mãn kinh chính là kinh nguyệt. Cơ thể phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh vẫn có khả năng sản sinh ra estrogen và vẫn có kinh nguyệt theo chu kỳ bình thường. Còn phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh đã mất kinh ít nhất 12 tháng.
Tiền mãn kinh là giai đoạn mà cơ thể chuẩn bị cho quá trình mãn kinh, đây được xem như là bước chuyển giữa thời kỳ có kinh và mãn kinh. Trong khi đó, mãn kinh là một tình trạng lâm sàng mà khi đó kinh nguyệt của phụ nữ đã chấm dứt hoàn toàn.
Tiền mãn kinh là thuật ngữ dùng để mô tả quá trình “chuyển giao” sang mãn kinh, khi đó, cơ thể của bạn bắt đầu sản sinh ra ít estrogen và progesterone hơn. Chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ trở nên bất thường cả về mật độ lẫn thời gian hành kinh.
Trong giai đoạn này, nồng độ hormone dao động có thể dẫn đến tình trạng bốc hỏa và đổ mồ hôi vào ban đêm. Tuy nhiên, trong thời kỳ mãn kinh, nồng độ hormone LH và FSH tăng cao, quá trình rụng trứng cũng dừng lại hoàn toàn.
Một số phụ nữ thắc mắc rằng liệu thời kỳ mãn kinh sẽ kéo dài trong bao lâu. Câu trả lời chính là mãn kinh sẽ kéo dài đến suốt quãng đời còn lại của bạn.

Có thể mang thai khi đã mãn kinh hay không?

Đây là câu hỏi rất thường gặp ở những phụ nữ đã bước vào độ tuổi mãn kinh. Khi mãn kinh, buồng trứng đã mất hẳn khả năng sản sinh ra trứng, do đó bạn không còn khả năng mang thai nữa. Do đó, bạn không cần phải dùng đến các biện pháp tránh thai mà không lo “dính bầu”.
Tuy nhiên, nếu quan hệ tình dục một cách bừa bãi mà không có biện pháp phòng tránh, bạn có thể mắc phải các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai, thậm chí là HIV. Vì vậy, bạn vẫn nên thực hiện các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục.
Đôi khi, bạn có thể nghe kể về những trường hợp phụ nữ mang thai và sinh con khi đã 60 – 70 tuổi. Nguyên nhân có thể là do những người này bước vào tuổi mãn kinh trễ hơn người khác hoặc mang thai nhờ sự trợ giúp của y học.

Phụ nữ có thể mang thai khi đã mãn kinh nhờ sự trợ giúp của y khoa không?

Trong một số trường hợp, dù đã mãn kinh nhưng nhiều phụ nữ vẫn mong sinh con. Trong trường họp này, dù không thể mang thai một cách tự nhiên nhưng bạn vẫn có thể sinh con nhờ sự trợ giúp của các phương pháp hỗ trợ sinh sản. Lúc này, các bác sĩ có thể sử dụng một số phương pháp để giúp bạn mang thai như:
  • Nếu bạn mãn kinh chưa lâu và buồng trứng vẫn còn các nang noãn, bác sĩ có thể tác động để kích thích các noãn (trứng) phát triển trở lại. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu cho thấy, phôi phát triển từ trứng của những phụ nữ này thường xuất hiện các bất thường trong nhiễm sắc thể, không thể phát triển thành thai nhi hoặc có thể dẫn đến dị tật ở trẻ.
  • Nếu bạn đã mãn kinh quá lâu, buồng trứng sẽ teo dần lại, các nang noãn cũng thu nhỏ kích thước nên không thể thực hiện phương pháp kích thích. Khi đó, nếu muốn có thai, cách duy nhất là tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm. Khi y học ngày càng phát triển, phụ nữ đã dần quen với việc “đông lạnh trứng”, đây là phương pháp bảo quản trứng ở nhiệt độ thấp trong một thời gian dài. Trứng sau khi được rã đông sẽ được thụ tinh trong ống nghiệm cùng với tinh trùng của người chồng. Trong trường hợp không dự trữ trứng, bạn cũng có thể thụ tinh nhân tạo nhờ xin trứng của người hiến. do mo da gay la gi ?
Thêm vào đó, bạn sẽ phải thực hiện một số liệu pháp hormone để cơ thể sẵn sàng cho việc thụ tinh cũng như mang thai. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ theo dõi và quyết định xem liệu sức khỏe của bạn có phù hợp để tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm hay không. Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia sản khoa trước khi quyết định thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm khi đã mãn kinh.

Có thể đảo ngược quá trình mãn kinh không?

Trên thực tế, y học vẫn chưa thể làm gì để đảo ngược quá trình mãn kinh. Tuy nhiên, ngày nay, các bác sĩ có thể áp dụng một số biện pháp tác động để làm chậm quá trình này.
Việc sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là một trong những phương pháp điều trị thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu lâm sàng. PRP rất giàu cytokine và hormone, hứa hẹn sẽ giúp phục hồi hoạt động của buồng trứng trong một quãng thời gian nhất định. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn cần phải được nghiên cứu lâm sàng thêm nữa.

Những rủi ro mà mẹ bầu có thể gặp phải khi mang thai ở tuổi mãn kinh

Khi tuổi của thai phụ càng lớn, các nguy cơ gặp phải trong thai kỳ cũng tăng theo. So với phụ nữ trẻ tuổi, bạn có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn nếu mang thai khi ngoài 35 tuổi, bao gồm:
  • Khi thụ tinh trong ống nghiệm, bạn có thể gặp phải tình trạng mang đa thai (mang từ 2 thai trở lên). Điều này có thể khiến cân nặng của bé thấp, sinh non hoặc sinh khó.
  • Thai chết lưu hoặc sẩy thai.
  • Bệnh đái tháo đường thai kỳ, từ đó có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe cho cả mẹ và bé.
  • Phụ nữ lớn tuổi thường không đủ sức để sinh thường mà phải sinh mổ.
  • Huyết áp cao, đây là một trong những nguy cơ có thể gặp phải khi mang thai ở tuổi mãn kinh. Nếu được chuẩn đoán bị huyết áp cao trong thai kỳ, bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi và cho bạn dùng thuốc để ngăn ngừa các biến chứng trong tương lai.
  • Dễ mắc phải tình trạng nhau tiền đạo (placenta praevia), hiện tượng này có thể gây chảy máu và cần phải được điều trị bằng thuốc.
Ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ và quá trình mang thai, bé cưng sinh ra từ những bà mẹ mang thai khi đã mãn kinh có thể gặp những biến chứng nguy hiểm như:
Sinh non hoặc nhẹ cân
Nguy cơ mắc phải các dị tật bẩm sinh như hội chứng Down, dị tật cơ xương hoặc các bệnh liên quan đến phổi hoặc tim mạch. Tỷ lệ mắc dị tật bẩm sinh ở những trường hợp này thường rất cao, vì vậy các mẹ cần tiến hành các biện pháp chẩn đoán sàng lọc trước sinh để phát hiện dị tật bẩm sinh ở trẻ và xem xét liệu mình có nên giữ lại thai hay không.
Trẻ dễ bị chậm phát triển hoặc gặp các vấn đề về nhận thức.

Bạn cần chuẩn bị những gì cho quá trình mang thai khi đã mãn kinh?

Mang thai là một giai đoạn quan trọng và đòi hỏi các mẹ phải chuẩn bị rất nhiều thứ. Đặc biệt những phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm trong quá trình mang thai và chuyển dạ hơn người bình thường, vì vậy, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng hơn để có một thai kỳ an toàn. Bạn có thể thực hiện những việc sau đây để tăng khả năng thụ thai và giảm thiểu rủi ro khi mang thai ở tuổi mãn kinh:
  • Trước khi nghĩ đến việc mang thai, điều đầu tiên bạn cần làm là đảm bảo sức khỏe của bản thân. Ba tháng trước thời gian dự định có thai, hãy uống bổ sung vitamin và axit folic. Bạn cũng có thể bắt đầu dùng thêm vitamin D và canxi, các chất này rất quan trọng trong việc hình thành xương, răng và đảm bảo sự phát triển của thai nhi.
  • Cố gắng duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) nằm trong khoảng từ 18,5 – 24,9% trước khi muốn mang thai. Béo phì là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến thai kỳ của bạn, đặc biệt là đối với phụ nữ đã mãn kinh. Bạn nên cân nhắc chế độ ăn nhiều protein và giảm lượng calo tiêu thụ để đảm bảo cân nặng và chỉ số BMI phù hợp. Tránh dùng các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, đường và các thực phẩm đóng hộp.
  • Bạn cần phải đến gặp bác sĩ để thực hiện một số xét nghiệm như chụp X-quang tuyến vú, xét nghiệm PAP, hemoglobin, lipid, xét nghiệm tìm ra các bệnh lây qua đường tình dục và đái tháo đường… Những xét nghiệm này rất hữu ích trong việc tìm ra các yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến quá trình mang thai của bạn.
Phụ nữ khi đã bước sang độ tuổi mãn kinh thì không còn khả năng mang thai tự nhiên được nữa. Nếu muốn sinh con ở độ tuổi này, bạn có thể nhờ đến các phương pháp y học như thụ tinh trong ống nghiệm hoặc kích thích trứng.
Tuy nhiên, khi có ý định mang thai, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và tiến hành các xét nghiệm cần thiết nhằm đảm bảo rằng sức khỏe của bạn phù hợp để mang thai. Mang thai khi đã mãn kinh tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất định, vì vậy các bà mẹ cần chuẩn bị đầy đủ tâm lý cũng như sức khỏe.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét