Thứ Hai, 28 tháng 6, 2021

Chữa đầy bụng cho bà bầu bằng lá trầu không

 Chữa đầy bụng cho bà bầu bằng lá trầu không là cách mà các mẹ Việt đã làm từ nhiều đời nay. Tuy nhiên, phương pháp này có an toàn và hiệu quả hay không, xin mời chị em hãy cùng sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Chữa đầy bụng cho mẹ bầu bằng lá trầu không

Trầu không có tên khoa học là piper betle L., chứa rất nhiều tinh dầu có lợi cho sức khỏe con người. Nghiên cứu chỉ ra rằng cứ 100g lá trầu không thì có tới 2,4% tinh dầu. 

Trầu không chứa các hoạt tính kháng sinh tự nhiên mạnh nên có thể ngăn ngừa được nhiều loại vi khuẩn và nấm. Trên thực tế, loại lá này cũng có mặt trong thành phần của rất nhiều loại dược phẩm và mỹ phẩm đặc trị các triệu chứng do nấm và vi khuẩn gây ra. 

Bên cạnh đó, trầu không còn giúp điều trị các chứng bệnh về tiêu hóa như chứng khó tiêu, táo bón, kích thích ăn ngon và đầy hơi.

Cách chữa đầy bụng cho bà bầu bằng lá trầu không

Lúc mang thai, cơ thể của bà bầu hay bị nóng trong, cộng với sự mất ổn định nồng độ pH dạ dày nên dễ dẫn đến tình trạng đầy bụng, ứ hơi, ợ nóng.

Bạn có thể dùng lá trầu không để điều trị chứng tiêu hóa khó chịu này trong lúc phải hạn chế dùng thuốc Tây. Nguyên nhân là các hợp chất trong lá trầu không có thể kiểm soát nồng độ pH của dạ dày, từ đó giúp làm dịu tình trạng đầy hơi. 

Cách dùng: 

Bạn lấy một nắm lá trầu, rửa sạch rồi nấu nước để uống trước bữa ăn hàng ngày. Các hợp chất của lá trầu sẽ bao phủ lấy dạ dày, giúp kiểm soát lượng axit và kích thích tiêu hóa.

Cách chữa các chứng bệnh về tiêu hóa thường gặp khác ở bà bầu bằng lá trầu không

Bên cạnh chữa triệu chứng đầy hơi, bà bầu còn có thể dùng lá trầu không để chữa các chứng bệnh về tiêu hóa thường gặp khác như:

1. Cách chữa triệu chứng khó tiêu bằng lá trầu không 

Theo nghiên cứu, lá trầu không có thể cải thiện khả năng chuyển hóa các chất trong cơ thể và kích thích sự tuần hoàn của ruột. Nhờ đó, bộ phận này hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn tốt hơn.

Ngoài ra, một số chất trong loại lá này cũng tạo ra sự kích thích đối với cơ vòng, từ đó giúp bộ phận này hoạt động hiệu quả hơn để loại bỏ các chất thải trong ruột. 

Cách dùng: 

Bạn hái vài lá trầu không rồi rửa sạch, vò nát, sau đó thoa lên bụng. Hoặc bạn có thể nhai nuốt lá trầu để giúp tiêu hóa tốt hơn.

2. Cách chữa táo bón bằng lá trầu không 

Lá trầu không chứa các hợp chất chống oxy hóa có thể giúp khôi phục mức pH trong dạ dày. Đây cũng chính là lý do vì sao loại lá này lại có thể đẩy lùi chứng táo bón thường gặp ở các bà bầu.

Cách dùng:

Bạn lấy một nắm lá trầu không đem rửa sạch rồi thái nhỏ. Sau đó, bạn thả lá trầu vào cốc nước ấm để qua đêm. Sáng hôm saukhi tỉnh dậybạn hãy uống nước này trước khi ăn sáng. Hoặc bạn có thể nhai nuốt lá trầu lúc đói như cách chữa táo bón ở trên.  xét nghiệm hpv là làm gì ?

3. Cách kích thích ăn ngon bằng lá trầu không

Mức pH trong dạ dày không ổn định sẽ khiến bạn cảm thấy chán ăn. Tình trạng này hay xảy ra ở bà bầu, nhất là giai đoạn ốm nghén. Bạn có thể dùng lá trầu không để cải thiện tình trạng này mà không sợ làm ảnh hưởng đến thai nhi. 

Cách dùng:

Bạn có thể dùng một nắm lá trầu không nấu nước để uống. Những bà bầu có cơ địa nhạy cảm nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng cách này nhé. 

Cách chữa bệnh phụ khoa bằng lá trầu không 

Ngoài chữa các chứng bệnh về tiêu hóa, lá trầu không còn có thể điều trị những bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ như viêm âm đạo, nấm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung. 

1. Cách 1: Rửa vùng kín 

Bạn lấy 10 lá trầu không loại tươi, rửa sạch rồi cho vào nồi đun với 2 lít nước và một nhúm muối hạt chừng 10 phút thì đổ ra chậu. Bạn đợi nước nguội thì dùng để rửa vùng kín. 

Mỗi tốibạn thực hiện một lần cho đến khi tình trạng viêm khỏi hẳn.

2. Cách 2: Rửa và xông vùng kín  

Bạn lấy một nắm lá trầu tươi, rửa sạch, vò nát rồi nấu với 2 lít nước. Khi nước sôi, bạn tắt bếp, đổ nước ra chậu vệ sinh nhỏ. Sau khi đã rửa sạch vùng kín, bạn hãy dùng nước lá trầu để xông bộ phận này. 

Trong lúc xông, bạn nên cẩn thận kẻo bị bỏng nhé. Mỗi ngàybạn xông một lần, mỗi lần khoảng 5 phút để tiêu diệt nấm và vi khuẩn.

Cách làm này đặc biệt tốt cho chị em sau sinh, vùng kín dễ bị tổn thương và viêm nhiễm. 

Cách chữa đầy bụng cho bà bầu bằng lá trầu không rất đơn giản. Vì vậybạn có thể áp dụng để tránh phải dùng thuốc Tây. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng lá trầu không để điều trị các chứng bệnh thường gặp khác ở bà bầu và phụ nữ sau sinh mà trung tâm xét nghiệm gentis đã chia sẻ trong bài viết này nhé. 

Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2021

Bật mí 5 cách nấu cháo bí đỏ cho bà bầu tẩm bổ

 Bí đỏ giúp trí não thai nhi phát triển, mẹ bầu không bị thiếu máu, giảm phù nề, ngừa táo bón... Vì thế hãy học cách nấu cháo bí đỏ cho bà bầu tẩm bổ nhé. cùng xét nghiệm nipt gentis tìm hiểu ngay thôi !

5 Cách nấu cháo bí đỏ cho bà bầu tẩm bổ

Bí đỏ cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể con người. Ngoài giúp bà bầu ngăn ngừa táo bón, giảm tình trạng thiếu máu, bí đỏ còn tác động rất nhiều vào sự phát triển trí não của thai nhi. Không chỉ vậy, hạt bí cũng giàu kẽm, giúp ngừa tiểu đường và giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn. Chị em nhanh học cách nấu cháo bí đỏ cho bà bầu vừa đơn giản vừa ngon miệng nhé.

Cách nấu cháo bí đỏ cho bà bầu với thịt bằm

Nguyên liệu

– Bí đỏ 200g (có thể gia giảm tùy sở thích và số người ăn)
– Thịt nạc heo 100g
– Gạo ngon 1 bát (chén)
– Hành lá
– Củ hành tím
– Muối, tiêu, bột ngọt

Cách nấu cháo bí đỏ thịt bằm cho bà bầu

– Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch và cắt miếng nhỏ. Gạo vo sạch, vớt ra để ráo. Thịt heo rửa với chút muối hột cho sạch, băm nhỏ hoặc cho vào máy xay thịt cho nhanh.

– Cho gạo và bí đỏ vào nồi, thêm nước vừa đủ, cho chút muối vào rồi đun sôi với lửa lớn. Trong quá trình nấu nhớ vớt bọt. Sau đó cho củ hành tím đập giập vào nồi và giảm lửa Tiếp tục nấu cho cháo nhừ.

– Thịt băm cho vào chén, ướp với muối, tiêu xay, bột ngọt, trộn đều cho thấm gia vị.

– Khi cháo và bí đỏ đã chín nhừ thì cho thịt băm vào, dùng muôi khuấy cho hỗn hợp cháo, thịt và bí hòa đều vào nhau.

– Nêm lại gia vị cho vừa ăn thì tắt bếp. Múc cháo ra tô, rắc thêm tiêu xay và hành lá cắt nhỏ lên trên để tăng thêm hương vị và bắt mắt hơn. 

Cách nấu cháo bí đỏ cho bà bầu rất đơn giản phải không mẹ?

Cách nấu cháo bí đỏ đậu xanh cho bà bầu

Nguyên liệu

– Bí đỏ 300g
– Đậu xanh nguyên vỏ 100g
– Gạo ngon 1 bát
– Đường, muối.

Cách nấu cháo bí đỏ đậu xanh cho bà bầu

– Đậu xanh khuyến khích chọn loại nguyên hạt vì loại cà sẵn thường khi nấu nhừ sẽ bị nát ăn không ngon. Cho nước sạch vào thau đậu, nhặt hạt lép, sạn và các chất tạp lẫn trong đậu, đãi sạch sau đó vớt ra để ráo nước.

– Chú ý đậu xanh nên để cả vỏ khi nấu cháo bạn nhé. Trong vỏ đậu xanh có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người, đặc biệt là mẹ bầu ăn đậu xanh nguyên vỏ vẫn an toàn và thanh nhiệt rất tốt.

– Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hạt, cắt từng miếng nhỏ rồi rửa sạch. Mẹ bầu nhớ chọn bí già để tăng hương vị ngọt và bùi cho món cháo.

– Gạo vo sạch, để ráo nước.

– Bắc nồi lên bếp, cho gạo, đậu xanh và bí đỏ vào, thêm nước lọc vừa đủ để nấu cháo rồi ninh cho các nguyên liệu chín mềm. Mẹ nhớ vớt bọt để nồi cháo được đẹp mắt và thơm ngon hơn.

– Nêm đường và các gia vị khác sao cho vừa miệng tùy sở thích mỗi người. Tuy nhiên bà bầu nên chế biến thanh đạm một chút để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa, các dưỡng chất cũng dễ dàng hấp thu hơn.

– Múc cháo ra tô, ăn nóng và có thể kèm một số loại rau sống để tăng cường chất xơ và giúp mẹ đỡ ngán.

Vậy là mẹ đã thực hiện xong cách nấu cháo bí đỏ cho bà bầu rồi đấy.

Cách nấu cháo thịt bò bí đỏ cho bà bầu

Nguyên liệu

– Gạo ngon 1 bát
– Thịt nạc bò 100g
– Bí đỏ 50g
– Bắp non 30g
– Cà rốt 1 củ nhỏ
– Súp lơ 30g
– Phô mai 1 viên
– Các gia vị cần thiết

Cách nấu cháo thịt bò bí đỏ cho bà bầu

– Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hạt, cắt miếng nhỏ, rửa sạch và để ráo. Cà rốt và súp lơ cũng sơ chế tương tự. Gạo vo sạch, để ráo nước. Cho 3 loại củ vào máy xay xay nhuyễn.

– Thịt bò rửa sạch với ít muối hột, cắt miếng nhỏ cho vào máy xay nhuyễn. Sau đó ướp gia vị gồm dầu ăn, hạt nêm, trộn đều và để yên cho thấm gia vị.

– Cho gạo và nước lọc vào nồi, nấu cho cháo chín nhừ. Tiếp theo cho thịt bò xay vào khuấy cho thịt tan đều ra, nấu thêm 15 phút lại cho phần rau củ xay vào. Cuối cùng cho viên phô mai vào khuấy cho tan. Nêm lại gia vị, nấu sôi lần nữa thì tắt bếp. xét nghiệm hpv là làm gì ?

– Múc cháo ra tô, rắc ít tiêu xay lên trên và dùng nóng.

Cách nấu cháo cá hồi bí đỏ cho bà bầu

Nguyên liệu

– Gạo ngon 1 chén
– Cá hồi 200g
– Bí đỏ 100g
– Hành lá, gừng tươi và các gia vị khác

Cách nấu cháo cá hồi bí đỏ cho bà bầu

– Gạo vo sạch, để ráo nước. Cá hồi có thể rửa với muối và dùng lá chuối chà xát cho bớt tanh. Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hạt, cắt miếng nhỏ và rửa sạch.

– Bắc nồi lên bếp, cho nước vào cùng với vài lát gừng tươi đập giập, cho cá hồi vào luộc sơ qua rồi vớt ra tô.

– Cho gạo và bí đỏ vào nồi nước luộc cá để nấu cháo. Trong khi chờ cháo chín nhừ, bạn bắt chảo phi thơm hành lá rồi cho cá hồi vào xào đều tay cho thịt tơi ra. Nêm gia vị cho vừa ăn.

– Cho phần cá hồi đã thấm gia vị vào nồi cháo, khuấy đều và nấu thêm chút nữa cho sôi. Vớt bọt, nêm lại cho vừa khẩu vị thì tắt bếp.

– Múc cháo ra tô, rắc ít tiêu xay và hành lá cắt nhỏ lên trên, dùng nóng.

Cách nấu cháo tôm bí đỏ cho bà bầu

Nguyên liệu

– Gạo ngon 1 chén
– Bí đỏ 200g
– Tôm tươi 150g
– Hành lá và các gia vị

Cách nấu cháo tôm bí đỏ cho bà bầu

– Cách nấu cháo bí đỏ cho bà bầu: Gạo vo sạch, để ráo. Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hạt, cắt miếng nhỏ và rửa sạch. Tôm lột vỏ, lấy phần chỉ đen ở sống lưng, có thể cho vào máy xay nhuyễn hoặc cắt hạt lựu tùy thích.

– Bắc nồi lên bếp, cho gạo và bí đỏ cùng với nước lọc vừa đủ vào nấu cháo cho chín nhừ.

– Tôm ướp gia vị để yên 15 phút cho thấm, khi cháo đã mềm thì cho tôm vào khuấy đều cho tôm hòa lẫn vào cháo. Nêm lại gia vị vừa ăn thì tắt bếp.

– Múc cháo ra tô, rắc tiêu xay và hành lá lên trên, dùng nóng.

Trên đây là 5 cách nấu cháo bí đỏ cho bà bầu, bạn hãy tham khảo để thêm vào thực đơn của mình nhé. Chúc mẹ bầu luôn khỏe mạnh.

Đọc thêm: xét nghiệm thalassemia tại đà nẵng uy tín chất lượng

Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2021

Cách bà bầu hiểu cảm xúc của con từ trong bụng

 Từ tuần tuổi thứ 3 - 4, cảm ứng thuộc ống thần kinh dẫn đến sự hình thành của não bộ và tuỷ sống đã bắt đầu diễn ra. mẹ hãy cùng sàng lọc trước sinh gentis hiểu cảm xúc của con từ trong bụng mẹ nhé !

Cách mẹ bầu hiểu cảm xúc của con

Vị giác: Vào tháng thứ 4, cơ quan nếm mùi vị trên lưỡi thai nhi đã phát triển hoàn toàn và đến tháng thứ 7 thì đã có thể thông với bên ngoài. Khi gặp vị ngọt, thai nhi sẽ nuốt nhanh hơn và phản ứng lại ngay khi gặp vị đắng. Khi mang thai, mẹ nên ăn những thức ăn đậm đà hương vị, thơm ngon, nóng sốt để phần nào cũng tác động tới vị giác của bé, tuyệt đối không ăn những thức ăn ôi thiu, đồ cay ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ. Nếu bạn thuộc típ người thích ăn cay, bạn vẫn có thể cho một ít vị cay vào khẩu phần ăn để món ăn đậm đà hơn.

Khứu giác: Từ 11 đến 15 tuần tuổi, mũi của thai nhi mới hình thành. Trước giờ, các nhà khoa học vẫn không tin bào thai có phát triển khứu giác, vì cho rằng để ngửi phải cần có không khí và hơi thở. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới nhất, hệ thống mũi bao gồm ít nhất bốn hệ thống phụ, và nước ối xung quanh bào thai có thể tràn qua khoang miệng và mũi của bé làm cho bé ngửi được những mùi vị có trong nước ối. Do đó, trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình, mẹ nên thay đổi khẩu vị thường xuyên để làm thay đổi mùi vị nước ối và từ đó cũng có thể giúp phát triển khứu giác của bé yêu.

Thính giác: Âm nhạc từ lâu đã được mệnh danh là ngôn ngữ chung của toàn nhân loại có thể đi xuyên qua bất kỳ biên giới nào. Do đó, “ngôn ngữ thần kỳ” này cũng dễ dàng đi xuyên qua bụng mẹ để đến với đôi tai của thai nhi đang mở to tò mò về những thanh âm sống động bên ngoài. Những âm thanh du dương, trầm bổng và cảm động đều có thể khiến tâm lý của mẹ thoải mái, mang lại cảm giác yên bình cho thai nhi. Âm nhạc có tác động rất tích cực đến sự phát triển não của bé. Cơ chế thần kinh học cho rằng, âm nhạc lành mạnh có thể kích thích việc bài tiết một số loại men và axetin cholin ở mẹ giúp điều tiết lượng máu của mẹ và thúc đẩy tế bào thần kinh hưng phấn. Từ đó tăng cường cung cấp máu tới cuống rốn, thúc đẩy sự phát triển của thai nhi. Ngoài việc cho bé nghe âm nhạc một cách thụ động, mẹ cũng có thể chủ động “thủ thỉ tâm tình” với bé yêu bởi vì lời nói có thể kích thích sự phát triển tích cực của não thai nhi.

Thị giác: Từ 4 tháng tuổi, thai nhi đã rất mẫn cảm với ánh sáng. Để phát triển thị giác cho bé, mẹ có thể áp dụng các biện pháp tắm nắng ở những nơi không khí trong lành, thoáng mát. Mẹ nằm trên thảm hoặc ghế tựa lưng, phơi bụng bầu khoảng 15 – 20 phút vào lúc chiều tối hoặc sáng sớm khi ánh nắng đã dịu nhẹ. Lưu ý không để ánh sáng chói (như ánh đèn sân khấu hoặc ánh nắng lúc trưa gắt) chiếu thẳng vào bụng bầu có thể làm tổn thương giác mạc mong manh của bé. xét nghiệm double test bao nhiêu tiền ?

Xúc giác: Cùng với tiết tấu âm nhạc, những cử chỉ của người mẹ qua thành bụng truyền tới thai nhi như: xoa hay vỗ tay rất nhẹ… có thể dẫn tới phản xạ có điều kiện ở thai nhi, kích thích tính tích cực hoạt động của thai nhi. Đây không chỉ là cách “giao lưu” mật thiết giữa mẹ và con, mà còn có lợi cho sự phát triển trí lực và tình cảm của thai nhi, hơn nữa, sau khi sinh ra, động tác của trẻ nhanh nhẹn, biết đi tương đối sớm và vững. Ngòai ra, phụ nữ mang thai cần duy trì tâm tư vui vẻ và trạng thái tình cảm tích cực, tránh những trạng thái như: lo nghĩ sốt ruột, căng thẳng làm ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Bố mẹ hãy nuôi dưỡng thai nhi bằng tình cảm yêu thương chân thành nhất của mình. Hát cho thai nhi nghe, trò chuyện cùng thai bằng giọng điệu thân thiện, ấp áp tràn đầy cảm xúc yêu thương.

Cẩn thận với những xúc cảm tiêu cực của thai phụ
Tất cả những cú sốc về mặt tâm lý, những căng thẳng về mặt tinh thần hoặc những buồn đau quá mức của người mẹ trong thời gian đang mang thai đều có thể tác động đến thai nhi. Về mặt sinh lý, sự biến đổi về tâm lý khác thường của phụ nữ mang thai sẽ dẫn đến tình trạng chất adrenosterol tăng lên rõ rệt. Sự phân tiết kích tố đã ảnh hưởng đến sự phân hóa và sự liên hợp những tế bào trong các tổ chức phôi thai, đo đó dẫn tới làm cho các kết cấu của thai nhi khác thường và gây nên những khuyết tật về sinh lý.

Những thai phụ có thái độ tiêu cực đối với việc sinh đẻ, xem đây là chuyện miễn cưỡng thì tỷ lệ số người sảy thai hoặc đẻ non rất cao, đứa trẻ sinh ra sẽ nhẹ cân và thường hay quấy khóc thất thường. Cũng vậy, những mẹ có những mâu thuẫn dằn vặt như vừa thích trẻ nhỏ nhưng lại không muốn có con thì những đứa trẻ để ra đa số là có bệnh ở ruột và dạ dày. Những thai phụ lạnh lùng, đạm bạc, cay nghiệt do những nguyên nhân nào đó, họ không muốn có con thì những đứa trẻ sinh ra phần lớn có tính nết lạnh lùng, tinh thần không ổn định, tình cảm lúc nào cũng nhạt nhẽo. Đáng ngại hơn, những bé sinh ra trong tình trạng người mẹ quá lo lắng, buồn phiền hoặc quá bực tức, căm giận… thường bị các dị dạng bẩm sinh như nhẹ cân, trí lực kém, không phát triển tốt, sứt môi, hở hàm ếch.

Làm mẹ là thiên chức của phụ nữ và em bé đựơc sinh ra như những thiên thần góp phần làm trọn vẹn thêm thiên chức ấy. Chúc cho bạn và bé yêu luôn khỏe mạnh và tràn đầy niềm vui trong cuộc sống tươi đẹp vốn ẩn chứa nhiều điều thú vị này.

Tham khảo thêm: bệnh edward gây ra những nguy cơ gì cho thai

Thứ Năm, 24 tháng 6, 2021

Cách giao tiếp với thai nhi đúng cách thế nào

 Rất nhiều bà mẹ thắc mắc rằng: “Tôi đang mang thai, chồng tôi và tôi nói chuyện với em bé của chúng tôi rất nhiều. Đôi lúc chúng tôi cảm thấy như bé hiểu được những gì chúng tôi nói với bé. Có phải chỉ là do cảm giác?”

Không hẳn như thế, vì thực ra bào thai cũng phản ứng với những âm thanh bên ngoài. Trong một nghiên cứu, một đứa trẻ sơ sinh có mẹ thường xuyên theo dõi một vở kịch trong khi họ đang mang thai sẽ ngừng khóc khi bài hát chủ đề của chương trình vang lên. Trẻ sơ sinh có mẹ không theo dõi chương trình đã không có phản ứng khi họ nghe thấy tiếng nhạc.

Nhưng tại sao một người trưởng thành lại muốn dành nhiều thời gian để cố gắng giao tiếp với thai nhi trong khi họ có thể làm một cái gì đó khác? Rất đơn giản. Đó là niềm vui. Thêm vào đó, nó có thể có thể giúp bạn thiết lập một mối ràng buộc với em bé của bạn ngay cả trước khi bé sinh ra.

Điều này có thể đặc biệt quan trọng đối với chồng bạn. Rất nhiều ông bố ghen tỵ với sự kết nối nhanh chóng giữa con của họ với các bà mẹ. Nhưng một phần lợi ích khác của sự kết nối đó là sức mạnh từ giọng nói của người mẹ mà bé được nghe suốt chín tháng mười ngày. 

Cách giao tiếp với thai nhi đúng cách

Một số nhà nghiên cứu tin rằng giao tiếp trước khi sinh bằng cách trò chuyện, không chỉ bị giới hạn bởi lời nói sẽ kích thích bộ não của trẻ sơ sinh, kích hoạt sự phát triển tế bào thần kinh, giúp bé xử lý thông tin hiệu quả hơn. Nói cách khác, họ tin rằng nó có thể làm cho trẻ thông minh hơn.

Họ cũng chắc rằng các em bé bị  trước khi sinh có xu hướng khóc khi sinh, kéo dài sự chú ý lâu hơn, ngủ tốt hơn, ít có khả năng phát triển khuyết tật trong học tập, và có khiếu về sáng tạo và âm nhạc.

Cũng có rất nhiều bất đồng về ảnh hưởng của việc khích động trẻ trước khi sinh mặc dù không ai nói rằng chúng có tác hại. Vì vậy, nếu bạn đang suy nghĩ có nên thử hay không, đây là một số điều cần xem xét cùng nipt gentis tìm hiểu nào:

Thư giãn: Hãy nhắc chồng bạn rằng bạn cần một chút yên tĩnh trong khi anh ấy giao tiếp với bé. Mặt khác, hãy nhớ rằng một số nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng những bà mẹ có em bé được khích động trước khi sinh thì thời gian đau đẻ ngắn hơn và tỷ lệ sinh mổ ít hơn.

Nói to: Vì vậy, nói chuyện lớn tiếng đủ để một người nào đó trong phòng có thể nghe bạn. Giữ tiến độ thường xuyên. Giữ tiến độ như vậy sẽ giúp bé biết được là chuyện gì sắp xảy ra. Trước khi bắt đầu bạn nên vỗ nhè nhẹ vào bụng để giọng nói có thể đễ dàng đi vào trong bụng mẹ. Không nên làm quá nhiều. 30 phút/1 lần, 2 lần/1 ngày là đủ.

Kết hợp: Sẽ rất tốt nếu bạn nghe một bản nhạc, đọc một bài thơ mỗi ngày nhưng bằng nhiều cách khác nhau. Bạn đừng mong chờ nhiều quá, vì không có gì đảm bảo rằng bất cứ điều gì bạn làm sẽ khích động, vỗ về bé. Nhưng ít nhất, bạn và bé sẽ cảm thấy thoải mái.

Tham khảo thêm: xét nghiệm hpv và địa chỉ khám sàng lọc thai nhi ở đâu chính xác uy tín ?


Thứ Ba, 22 tháng 6, 2021

Chữa nấm âm đạo tại nhà an toàn khi mang bầu

 Bệnh nấm âm đạo khi mang thai không chỉ gây ra mùi hôi, ngứa ngáy khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần chăm sóc vùng kín đúng cách và chữa trị càng sớm càng tốt. cùng sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu ngay nào các mẹ !

Cách chữa nấm âm đạo tại nhà an toàn khi mang thai

Nấm âm đạo khi mang thai là một trong những bệnh lý phụ khoa thường gặp nhất hiện nay. Nếu mẹ bầu để tình trạng kéo dài thì dễ khiến trẻ sinh ra bị nấm da, nấm miệng, viêm màng não do nấm, thậm chí có nguy cơ sảy thai. Vậy làm thế nào để chữa trị tận gốc bệnh nấm âm đạo khi mang thai? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Tại sao mẹ bầu dễ bị nấm âm đạo khi mang thai?

Nấm âm đạo khi mang thai là tình trạng mất cân bằng độ pH ở môi trường âm đạo, khiến các loại nấm men phát triển mạnh. Căn bệnh này gây ra cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, vùng kín xuất hiện nhiều huyết trắng và có mùi hôi. 

Theo các bác sĩ sản khoa, có khoảng 20-30% phụ nữ mắc bệnh nấm âm đạo khi mang thai. Vậy tại sao phụ nữ khi bầu bí lại dễ mắc căn bệnh này?

Bởi trong thời gian mang thai, sức đề kháng của các chị em sẽ suy giảm. Cho nên mẹ bầu dễ mắc bệnh hơn, nhất là các bệnh phụ khoa hay nấm âm đạo khi mang thai.

Bên cạnh đó, nội tiết tố trong cơ thể bị xáo trộn khiến dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn. Điều này tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn và nấm men phát triển, gây ra tình trạng nhiễm nấm âm đạo khi mang thai. 

Ngoài ra, mẹ bầu bị viêm nhiễm phụ khoa còn do việc vệ sinh vùng kín sai cách khiến môi trường âm đạo bị tác động. Từ đó, các vi khuẩn, nấm gây hại sẽ xâm nhập vào môi trường âm đạo và gây bệnh.

Dấu hiệu nhận biết mẹ bầu bị nấm vùng kín

Mẹ bầu rất có thể bị nấm vùng kín khi xuất hiện các dấu hiệu sau đây:

  • Ra nhiều khí hư bất thường như khí hư có màu xanh, trắng đục, vàng…
  • Cảm giác ngứa ngáy, đau rát ở vùng kín.
  • Vùng kín có mùi hôi khó chịu.
  • Vùng môi lớn của âm hộ bị sưng viêm.
  • Đau rát khi quan hệ tình dục.
  • Tiểu buốt, tiểu rát, nước tiểu đục.

Vì vậy, nếu các mẹ nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở vùng âm đạo, tốt nhất nên đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bị nấm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Bị nấm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu hay bất cứ giai đoạn nào trong thai kỳ cũng gây ra nhiều phiền toái đối với cuộc sống và sức khỏe mẹ bầu. Đồng thời tình trạng này còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi nếu không chữa trị kịp thời.

– Đối với mẹ bầu

Phụ nữ bị nấm âm đạo khi mang thai sẽ đối mặt với các triệu chứng như ngứa ngáy, đau rát khó chịu. Tình trạng này khiến mẹ bầu luôn mệt mỏi, căng thẳng và mất tự tin. Nếu mẹ bầu để bệnh kéo dài thì dễ mắc các bệnh phụ khoa khác.

– Đối với thai nhi

Mẹ bầu bị nấm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Nguy hiểm nhất là sảy thai do mầm bệnh khiến màng ối bị nhiễm trùng, thai nhi không thể làm tổ và bám dính vào thành tử cung.

Ngoài ra, phụ nữ bị nấm âm đạo khi mang thai cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh mắc các bệnh nấm da, nấm miệng, viêm phế quản, viêm phổi, chậm phát triển…  chi phí xét nghiệm nipt tại gentis là bao nhiêu ?

Cách chữa nấm âm đạo khi mang thai an toàn tại nhà

Hiện nay, có rất nhiều cách chữa nấm âm đạo khi mang thai được sử dụng thành công. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu nên thăm khám tại các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và điều trị. Bởi bất cứ cách chữa nấm âm đạo khi mang thai nào cũng có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.

1. Cách trị nấm âm đạo bằng thuốc

Mặc dù có một số loại thuốc được nghiên cứu và xác nhận là không gây hại đến bé. Nhưng việc áp dụng cách chữa nấm âm đạo này phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Vì khi đặt thuốc có thể gây chảy máu trong âm đạo và cổ tử cung.

2. Cách trị nấm âm đạo từ tự nhiên

Ngoài cách trị nấm âm đạo bằng thuốc thì mẹ bầu có thể sử dụng các thảo mộc tự nhiên để điều trị. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên áp dụng trong 3 tháng cuối thai kỳ khi em bé đã phát triển ổn định. 

3. Sữa chua lên men tự nhiên

Loại thực phẩm quen thuộc này có chứa nhiều vi sinh giúp kháng viêm tự nhiên. Mẹ bầu ăn sữa chua thường xuyên vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch vừa hỗ trợ điều trị khi bị nấm vùng kín.

4. Chữa nấm âm đạo bằng tỏi

Việc bổ sung tỏi vào các bữa ăn hàng ngày cũng là một cách tuyệt vời để trị nấm âm đạo khi mang thai mẹ có thể áp dụng.

5. Sử dụng lá trầu không

Lá trầu không được mệnh danh là thảo dược trị bệnh rất tốt. Mẹ có thể dùng lá trầu không rửa sạch, vò nhuyễn hòa với nước ấm hay đun với nước pha muối để vệ sinh vùng kín. Thực hiện từ 3-4 lần/tuần để giảm triệu chứng khó chịu của chứng nấm âm đạo

6. Dùng lá chè xanh 

Lá chè xanh chứa nhiều dưỡng chất và vitamin có tác dụng sát khuẩn tốt. Vì vậy, các chị em thường dùng lá chè xanh để nấu nước rửa vùng kín. Cách làm tương tự với lá trầu không và thời gian thực hiện là 2-3 lần/tuần. Đây cũng là một trong những cách chữa nấm âm đạo khi mang thai hiệu quả và an toàn.

Làm sao để ngăn ngừa tình trạng bị nấm âm đạo khi mang thai?

Để không bị nấm âm đạo khi mang thai, mẹ bầu có thể chủ động phòng tránh bằng những cách sau đây:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín hàng ngày và sau mỗi lần tiểu tiện, đại tiện.
  • Chăm sóc vùng kín đúng cách như dùng nước ấm để rửa, hạn chế dùng các dung dịch vệ sinh có thể làm mất độ cân bằng pH, không thụt rửa sâu vào âm đạo…
  • Giữ vùng kín luôn khô ráo, thoáng mát.
  • Tránh mặc quần lót quá chật hay ẩm ướt. Thay quần lót 2 lần/ngày để ngăn ngừa nấm, vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
  • Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ các dưỡng chất.
  • Giữ tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng khiến bệnh tình nặng hơn.
  • Tránh giao hợp trong thời gian điều trị bệnh đồng thời ngăn chặn nấm lây lan sang các vị trí khác.
  • Thăm khám bác sĩ chuyên khoa định kỳ để phát hiện và chữa trị tốt nhất

Có thể thấy căn bệnh âm đạo khi mang thai không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của mẹ bầu mà còn làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh của thai nhi. Hy vọng với nội dung bài viết trên đây, các chị em có thể nắm rõ các dấu hiệu, cách chữa trị và phòng ngừa nấm âm đạo hiệu quả. Đừng quên thăm khám phụ khoa thường xuyên để sớm phát hiện và điều trị tốt nhất các mẹ nhé.

Tham khảo thêm: Địa chỉ làm xét nghiệm double test ở đâu chính xác uy tín

Thứ Hai, 21 tháng 6, 2021

Lưu ý mẹ bầu cần biết khi ăn ngải cứu

 Ngải cứu kết hợp với trứng gà vốn được xem là món ăn an thai với bà bầu. Tuy nhiên, bà bầu có nên ăn ngải cứu, nhất là trong 3 tháng đầu mang thai?  

Những lưu ý mẹ bầu cần biết khi ăn ngải cứu

1. Công dụng ít ai biết của ngải cứu

Vốn được xem là cây thuốc quý, ngải cứu từ xưa không chỉ là món rau ngon, bổ mà còn cực kỳ tốt khi dùng để chữa bệnh. Tên khoa học của loại rau này là Artemisia Vulgaris, có mùi nồng, vị hơi đắng hoặc rất đắng tùy theo mùa.

Nhắc đến công dụng chữa bệnh của ngải cứu, có rất nhiều công dụng có thể bạn chưa biết. gentis sẽ bật mí cho bạn ngay đây:

  • Điều trị cơ thể suy nhược.
  • Điều hòa kinh nguyệt.
  • Cầm máu.
  • Giúp vết thương mau lành.
  • Trị mụn nhọt.
  • Trị cảm cúm, ho, viêm họng, đau đầu, đau dây thần kinh.
  • Giúp làm sạch và bổ sung độ ẩm cho da.

Vậy bà bầu có nên ăn ngải cứu?

2. Bà bầu có được ăn ngải cứu không? Bà bầu ăn ngải cứu có tốt không?

Sở hữu nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như vậy, nhưng liệu bà bầu có nên ăn ngải cứu, bà bầu có được ăn ngải cứu không? Dù vẫn chưa có bất kỳ một kết luận nào cho rằng ăn ngải cứu sẽ gây sảy thai ở người, đặc biệt là 3 tháng đầu, nhưng bạn nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ trước khi có ý định dùng món ngải cứu để ăn trong thai kỳ.

Nếu nằm trong nhóm mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm, hoặc máu nóng, bạn nên hạn chế ăn ngải cứu trong tam cá nguyệt đầu tiên, bởi rất dễ xuất hiện cơn co tử cung, ra máu, dẫn đến sảy thai. Với nhóm mẹ bầu khỏe mạnh hơn và đã qua tam cá nguyệt đầu, bạn có thể hỏi bác sĩ về việc ăn ngải cứu.

3. Lưu ý mẹ bầu cần biết khi ăn ngải cứu

– Nếu đã qua ba tháng đầu, đã hỏi ý kiến bác sĩ, bà bầu chỉ nên ăn ngải cứu khoảng 1-2 lần/tháng, mỗi lần từ 3-5 ngọn.

– Nếu có tiền sử sảy thai, sinh non, bạn không nên ăn ngải cứu, nhất là vào 3 tháng đầu. Theo Healthline, bạn không nên dùng ngải cứu nếu đang mang thai trong 3 tháng đầu và có cơ địa yếu, vì nó có thể gây sẩy thai.

NCBI đã tiến hành một nghiên cứu nhằm điều tra ảnh hưởng của việc tiêu thụ ngải cứu trong thời kỳ mang thai đối với khả năng sinh sản, phát triển thể chất và hành vi của chuột con từ những ngày sơ sinh đến cai sữa.

Chuột cái mang thai được chia thành ba nhóm và cho uống 80 và 150mg/kg/ngày chiết xuất methanol của ngải cứu trong suốt thời kỳ mang thai. Kết quả, chuột tiếp xúc với ngải cứu làm giảm đáng kể tỷ lệ sinh sản. Do đó nghiên cứu kết luận không nên dùng ngải cứu trong thời kỳ mang thai.

– Nếu mắc chứng rối loạn đường ruột cấp tính, mẹ bầu nên tránh xa ngải cứu, bởi ngải cứu là vị thuốc nhuận tràng, sẽ khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.

– Tinh dầu trong ngải cứu có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là thành phần có độc tính. Do đó, nếu mắc bệnh viêm gan, bầu tuyệt đối không nên ăn, bởi rất dễ dẫn đến viêm gan cấp tính do trúng độc.

4. Bà bầu có nên ăn ngải cứu? Tác dụng phụ của ngải cứu

  • Theo Healthline, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em nên tránh loại thảo mộc này do thiếu thông tin an toàn.
  • Bệnh động kinh. Thujone kích thích não bộ và được biết là gây ra các cơn co giật. Ngải cứu cũng có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc chống co giật thông thường, chẳng hạn như gabapentin và primidone.
  • Bệnh tim. Dùng loại thảo mộc này với thuốc trị bệnh tim warfarin có thể gây chảy máu đường ruột.
  • Các vấn đề về thận. Ngải cứu là chất độc đối với thận và có thể làm tăng nguy cơ suy thận.
  • Dị ứng. Nếu bạn bị dị ứng với các thành viên thuộc họ cúc, chẳng hạn như cỏ phấn hương và cúc vạn thọ, bạn cũng có thể phản ứng với cây ngải cứu.
  • Ngải cứu với liều lượng cao có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, suy thận, buồn nôn, nôn mửa và co giật. Tuy nhiên, bạn khó có thể gặp phải những tác dụng phụ này nếu bạn dùng nó với liều lượng nhỏ, chẳng hạn như cho một ít vào trà.

5. Những món chế biến cùng ngải cứu 

Dưới đây là các món chế biến với ngải cứu dành cho những người khỏe mạnh, bạn tham khảo nhé.

– Canh ngải cứu nấu thịt nạc: Bài thuốc chữa bệnh kinh nguyệt không đều, khí hư, đau bụng do lạnh.

Cách chế biến: Thịt heo băm nhỏ, ướp gia vị xào qua, nêm nước, đun sôi cho rau ngải cứu vào. Canh sôi, nêm vừa miệng, ăn nóng.

– Trứng gà ngải cứu: Giúp lưu thông máu, trị chứng đau đầu.

Cách chế biến: Xắt nhỏ ngải cứu, đánh tan đều với trứng gà, nêm gia vị, tráng chín.

– Cháo ngải cứu: Giảm đau xương khớp.

Cách chế biến: Thái nhỏ ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho một ít đường, ăn nóng.

6. Bà bầu có được ăn gà hầm ngải cứu không?

Bạn đang thắc mắc bà bầu có được ăn gà tần ngải cứu không, hãy đọc ngay nhé. Gà tần ngải cứu là một món ăn ngon, bổ dưỡng, giúp cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Song nếu bạn có cơ địa yếu, đã từng sảy thai, động thai, sinh non, tốt nhất bạn không nên ăn gà hầm ngải cứu.

Tuy nhiên, nếu bạn có cơ thể khỏe mạnh, bác sĩ cũng không căn dặn kiêng cữ ngải cứu, bạn có thể ăn. Nhưng cần nhớ là khi hầm gà với ngải cứu, bạn chỉ cho một ít vào cho thơm nước, ví dụ như 5-7 ngọn ngải cứu. Không cho nhiều hơn kẻo sẽ gây tác dụng ngược nhé bạn. Đồng thời cần nhớ nếu thèm quá thì mỗi tháng cũng chỉ nên ăn 1-2 lần thôi. Còn nếu muốn yên tâm hơn, bạn hãy hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ về việc ăn gà tần ngải cứu khi mang thai.

Như vậy là bạn đã hiểu bà bầu có được ăn gà tần ngải cứu không. nipt gentis sẽ mách bạn cách làm gà hầm ngải cứu ngay sau đây!

7. Hướng dẫn cách làm món gà tần ngải cứu cho mẹ bầu

Bà bầu có được ăn gà hầm ngải cứu? Như gentis đã đề cập bên trên, nếu khỏe mạnh, bác sĩ đồng ý, mẹ bầu có thể ăn nhé. Mách mẹ cách chế biến món gà tần ngải cứu như sau:

Nguyên liệu

– 5-7 ngọn ngải cứu không quá non cũng không quá già

– 1/2 con gà ta hoặc 1 con gà ác nhỏ, gà ri…

– 1 ít gừng

– Các loại gia vị như mắm, muối, hạt nêm, tiêu, 1 gói gia vị hầm gà mua tại các tiệm thuốc Bắc hoặc trong siêu thị.

Cách chế biến món gà tần ngải cứu: 

– Gà làm sạch, để nguyên con hoặc nửa con, sát muối hoặc gừng cho sạch và không còn mùi tanh. Ngải cứu rửa sạch, để ráo.

– Cho thịt gà vào nồi, ướp gia vị bào gồm gừng đập giập, muối, tiêu, hạt nêm khoảng 1 tiếng cho gà ngấm gia vị. Như vậy khi hầm gà sẽ ngon và đậm đà hơn.

– Tiếp đến cho ngải cứu và cả gói thuốc Bắc (táo đỏ, kỷ tử, sâm, hạt sen…) vào. Đổ nước xâm xấp thịt gà. Hầm đến khi thịt gà chín mềm. Nếu dùng nồi áp suất, thời gian hầm sẽ mất khoảng 20 phút. Dùng nóng.

Đến đây hẳn mẹ bầu đã biết bà bầu có nên ăn ngải cứu hay không, bà bầu có được ăn gà hầm ngải cứu không rồi. Nếu thể trạng yếu ớt, có tiền sử sảy thai, sinh non, tốt nhất mẹ bầu không nên ăn ngải cứu nhé.

Tham khảo thêm: xét nghiệm virus hpv và xét nghiệm thalassemia là gì ?