Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

Bị ê bụng khi mang thai và cách xử trí

Bị ê bụng khi mang thai là triệu chứng mà nhiều mẹ bầu gặp phải. Vậy hiện tượng này có phải là hiện tượng nguy hiểm đối với thai kì của mẹ bầu hay không?

Bị ê bụng khi mang thai và cách xử trí

1. Nguyên nhân

Trong quá trình mang thai, để đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi, các dây chằng liên kết với khớp xương sẽ được kéo căng ra. Do đó, mẹ bầu sẽ có cảm giác đau nhức khi di chuyển, vận động. Những cơn đau thường xuất hiện ở vùng lưng, bụng, chân…
Bị ê bụng khi mang thai là hiện tượng nhiều mẹ bầu gặp phải trong thai kì
Bên cạnh đó, khi thai nhi càng ngày lớn, dạ con sẽ có xu hướng bị nghiêng hẳn sang một bên, lúc này các dây chằng theo đó mà co lại. Cơn đau, ê bụng vì thế mà xuất hiện.
Ngoài ra, trong thai kì, nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng táo bón. Tình trạng này cũng có thể gây ra hiện tượng đau vùng bụng dưới, kèm theo đó là cảm giác ê bụng, khó chịu.

BỊ Ê BỤNG KHI MANG THAI SẼ BẤT THƯỜNG KHI NÀO

Trên thực tế, hiện tượng đau bụng, ê bụng là hiện tượng khá phổ biến và thường gặp trong thai kì. Nhưng nếu những cơn bụng này kéo dài và ngày càng trở nên trầm trọng thì có thể đó là sự báo hiệu của nhiều bệnh lý bất thường.
Nếu bị ê bụng kèm những dấu hiệu bất thường dưới đây, mẹ bầu cần nhanh chóng tiến hành thăm khám, kiểm tra và xác định nguyên nhân. Vì sao nên lựa chọn xét nghiệm NIPT
Nếu bị ê bụng khi mang thai đi kèm với những triệu chứng bất thường kéo dài, rất có thể mẹ bầu đang gặp tình trạng nguy hiểm
Bong nhau non. Với nguyên nhân này, mẹ bầu sẽ cảm thấy ê bụng và ra máu âm đạo. Cảm thấy những cơn co thắt khó chịu. Thường xuyên bị chuột rút.
Triệu chứng của tiền sản giật. Lúc này, mẹ bầu sẽ cảm thấy ê ẩm ở vùng bụng dưới. Khi đi tiểu có cảm giác đau rát, nước tiểu có màu đục, có thể lẫn mủ hoặc máu.
Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung. Nếu mẹ bầu cảm thấy bị ê bụng kèm hiện tượng ra máu đen, có cảm giác mệt lả, chóng mặt, nôn… mẹ bầu cần tới bệnh viện ngay bởi đây là dấu hiệu rất nguy hiểm.
Nguy cơ sảy thai khi mẹ bầu có cảm giác đau bụng từng cơn. Cơn đau ngày càng trầm trọng, tần suất ngày càng nhiều. Kèm theo đó là hiện tượng ra máu tươi có cục. Dấu hiệu này thường xảy ra ở 3 tháng đầu của thai kì.
Nếu bị ê bụng khi mang thai kéo dài và có dấu hiệu bất thường, mẹ bầu cần tới bệnh viện để thăm khám, xác định nguyên nhân và có hướng xử trí kịp thời
Tóm lại, nếu mẹ bầu bị ê bụng khi mang thai mà không kèm bất cứ triệu chứng bất thường nào thì không cần phải quá lo lắng. Ngược lại, nếu cơn ê bụng đi kèm với một trong những triệu chứng bất thường như trên, mẹ bầu cần tới bệnh viện thăm khám, xác định nguyên nhân để có hướng xử trí kịp thời.
Trên đây là những thông tin xoay quanh hiện tượng bị ê bụng khi mang thai mà các mẹ bầu cần biết và lưu ý. Nếu có bất kì thắc mắc nào khác liên quan đến căn bệnh này xin vui lòng liên hệ 18002010 hoặc truy cập : https://nipt.com.vn/gioi-thieu-nipt-illumina

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2020

Tác dụng của việc uống nước yến khi mang thai

Yến sào là một thực phẩm được con người sử dụng từ lâu, có giá trị dinh dưỡng rất lớn. Nhiều mẹ bầu băn khoăn có thai uống nước yến được không? Hãy tìm câu trả lời ở thông tin ngay sau đây cùng gentis.

Tác dụng của việc uống nước yến khi mang thai

Yến sào là thành phần nước dãi của chim yến tiết ra làm thành tổ vào mùa sinh sản. Phải mất nhiều thời gian để một cặp chim yến tạo nên được một chiếc tổ và chiếc tổ này là yến sào. Yến sào có nhiều giá trị dinh dưỡng, và phụ nữ mang thai cũng có thể bổ sung để cơ thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi khỏe mạnh.

Những lợi ích khi dùng nước yến với bà bầu:

Khi mang thai, cơ thể mẹ suy kiệt, cần bổi bổ để cung cấp cả dưỡng chất cho thai nhi, vì vậy nước yến là lựa chọn hoàn hảo.
– Yến sào là thực phẩm có tác dụng bồi bổ, có chứa nhiều protein và 18 loại axit amin, cùng với khoáng chất Magie, Sắt, Kẽm… những thành phần cực kì quan trọng và cần thiết cho sức khỏe bà bầu. và sự phát triển của thai nhi.
Khi mang thai, cơ thể mẹ suy kiệt, cần bồi bổ để cung cấp cả dưỡng chất cho thai nhi
– Nước yến có chứa vitamin và các axit béo, tăng khả năng miễn dịch, phòng chống những loại bệnh thông thường.
– Chất axit amin Glycine có trong yến sào giúp giảm nguy cơ tiền kinh giật ở người mẹ và giúp thai nhi phát triển toàn diện. Thành phần Axit amin Tryptophan giúp bà bầu giảm căng thẳng mệt mỏi, trẻ tăng trưởng tốt
– Nước yến chỉ có đường tự nhiên galactose, không chứa chất béo, nên không làm tăng cân ở mẹ bàu.
– Trong thai kỳ, làn da của mẹ xuống cấp, nếu ăn yến thường xuyên sẽ giúp làn da mịn màng, cải thiện đáng kể.
– Yến sào làm giảm triệu chứng ốm nghén: Yến sào cung cấp đầy đủ 1 lượng vi chất cần thiết giúp mẹ ngủ sâu, ăn ngon, cơ thể khỏe mạnh thoải mái, nên dễ dàng vượt qua cơn nghén.

UỐNG NƯỚC YẾN KHI MANG THAI CẦN BIẾT CÁCH

Nước yến sào rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả khi sử dụng cần có phương pháp sử dụng đúng cách:
– Chọn yến sào có nguồn gốc xuất xứ đảm bảo.
– Khi mới bắt đầu ăn, chỉ nên ăn một lượng nhỏ để cơ thể thích nghi với thực phẩm mới. Sau đó, hãy tăng dần lên. Nếu bị đau bụng hoặc buồn nôn… nên dừng ngay việc ăn yến lại và tham khảo ý kiến bác sĩ.
-Dùng nước yến vào buổi sáng đây là lúc cơ thể có thể hấp thụ những dưỡng chất tốt nhất từ yến.
– Không quá lạm dụng, dù nước yến có thành phần dinh dưỡng cao nhưng không thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, mẹ bầu vẫn cần phải có một chế độ ăn uống đầy đủ đảm bảo tạo điều kiện tốt nhất để thai nhi phát triển.
– Chế biến thành những món ăn phong phú để tránh ngấy, như các món yến sào chưng hạt sen, yến sào hầm gà ác… chúng rất giàu dưỡng chất cho cả mẹ lẫn bé.
Chế biến thành những món ăn phong phú để tránh ngấy
Có thai uống nước yến được không? Hy vọng thông tin trong bài viết đã giải đáp những thắc mắc của mẹ về trong việc ăn yến khi mang thai. Chúc chị em vượt cạn thành công! Nếu cần tư vấn thêm về sức khỏe thai kỳ hãy liên hệ ngay với chúng tôi 18002010 hoặc truy cập website: https://nipt.com.vn/tin-tuc-su-kien

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020

Những dấu hiệu bị HERPES môi khi mang thai

Bị herpes ở môi khi mang thai là điều khiến mẹ bầu không khỏi băn khoăn, lo lắng. Vậy căn bệnh này có thể gây ảnh hưởng tới mẹ bầu và thai nhi hay không?

Những dấu hiệu bị HERPES môi khi mang thai

NGUYÊN NHÂN BỊ HERPES Ở MÔI KHI MANG THAI

Herpes là một căn bệnh xã hội lây qua đường tình dục do virus Herpes simplex gây ra. Bệnh có thể gặp ở bất kì ai và phổ biến nhất là ở những người có quan hệ tình dục không an toàn, với nhiều người.
Bị Herpes ở môi khi mang thai là hiện tượng khiến những mẹ bầu đang gặp phải rất băn khoăn, lo lắng
Nguyên nhân bị herpes ở môi khi mang thai thường là do mẹ bầu bị lây nhiễm từ chồng hoặc trước khi mang thai mẹ bầu từng bị bệnh và khi mang thai thì bệnh tái phát trở lại. Bệnh có thể lây nhiễm qua đường âm đạo hoặc đường miệng.
Nếu mẹ bầu bị herpes ở môi khi mang thai thì đồng nghĩa đã bị lây bệnh qua đường miệng.

DẤU HIỆU BỊ HERPES Ở MÔI KHI MANG THAI

– Xuất hiện các nốt mụn nước, lở loét ở vùng môi, má, hoặc trong họng.
– Các mụn có đầu trắng, chứa dịch mủ, mềm, dễ vỡ. Nếu vỡ có thể gây lở loét.
Bị Herpes ở môi khi mang thai không thể tự khỏi mà cần được xử trí bằng thuốc
– Tiểu buốt, âm đạo chảy mủ, sốt nhẹ cho đến sốt cao, xuất hiện các hạch bạch huyết.
– Các vết lở loét sẽ vỡ và đóng vảy cứng và lành lại sau từ 1 – 3 tuần.
Bị herpes ở môi khi mang thai khiến mẹ bầu khó chịu, ngứa ngáy, mệt mỏi… Dù bị nhiễm herpes qua đường nào, mẹ bầu cũng có nguy cơ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là thai nhi có khả năng bị viêm màng não, động kinh, viêm phổi, mù lòa…Hội chứng down khi mang thai là gì ?

Cách xử trí bị herpes ở môi khi mang thai

Có thể nhiều mẹ bầu không biết, bị herpes ở môi khi mang thai không thể tự khỏi được hoàn toàn, dù các nốt mụn ở môi có thể bị vỡ, đóng vảy và lành da sau 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần.
Điều này có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến tâm lý cũng như sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Khác với một số căn bệnh khác, việc xử trí nếu bị herpes ở môi khi mang thai hoàn toàn không gây ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của thai nhi.
Hầu hết các trường hợp bị herpes ở môi khi mang thai đều được các bác sĩ chỉ định xử trí bằng thuốc bôi. Tùy vào thể trạng và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ kê liều lượng và thời gian sử dụng thuốc sao cho phù hợp.
Khi có dấu hiệu bị Herpes ở môi khi mang thai, mẹ bầu cần tới bệnh viện thăm khám để xử trí dứt điểm

Đặc biệt, nếu bị herpes ở môi khi mang thai, mẹ bầu cần hết sức lưu ý:

– Cần có chế độ ăn uống đủ chất, dinh dưỡng, khoa học.
– Uống nhiều nước.
– Không quan hệ tình dục trong thời gian bị bệnh, cho đến khi được điều trị dứt điểm.
– Khám thai định kì
Tóm lại, nếu bị herpes ở môi khi mang thai, mẹ bầu cần nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám để có hướng xử trí phù hợp. Không nên chủ quan, để bệnh kéo dài có thể gây ra nhiễm trùng tại vị trí bị Herpes ngoài ra cũng gây những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Trên đây là những thông tin liên quan đến hiện tượng bị herpes ở môi khi mang thai mà mẹ bầu cần biết và nắm rõ. Cần tư vấn thêm về dịch vụ xét nghiệm trước sinh tại đây: https://nipt.com.vn/goi-xet-nghiem-nipt-illumina

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

Băng huyết khi mang thai là gì ?

Băng huyết là một trong những tai biến sản khoa thường gặp. Hiện nay, băng huyết sau sinh vẫn là một trong những tai biến sản khoa gây tử vong mẹ hàng đầu trên thế giới và Việt Nam. Vậy, băng huyết là gì? Cùng gentis tìm hiểu ngay nhé !~

Băng huyết khi mang thai là gì ?

Băng huyết sau sinh là hiện tượng bộ phận sinh dục nữ chảy máu dữ dội trong vòng 24 giờ sau sinh, gây nên tình trạng mất máu quá nhiều. Băng huyết sau sinh là tai biến sản khoa thường gặp và là một trong những nguyên nhân gây tử vong mẹ hàng đầu.

NGUYÊN NHÂN BĂNG HUYẾT SAU SINH

Có nhiều nguyên nhân tác động gây nên hiện tượng băng huyết sau sinh, có thể kể đến các nguyên nhân như sau:
– Do đờ tử cung.
– Sót nhau, nhau cài răng lược, do chấn thương sinh dục.
– Người mẹ bị rối loạn đông máu.
– Mẹ mang thai ở tuổi sau 35 tuổi, con trên 4 kg, u xơ tử cung, sinh mổ, có tiền sử băng huyết sau sinh cao hơn.
Băng huyết là một trong những tai biến sản khoa thường gặp.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BĂNG HUYẾT

– Sản phụ bị chảy máu từ đường sinh dục trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.
-Lượng máu chảy ra ngoài có thể nhiều hoặc ít, máu đỏ tươi hoặc đỏ bầm, máu cục hoặc máu loãng.
-Máu chảy ứ trong buồng tử cung làm tử cung tăng thể tích. Đáy tử cung lên cao dần, tử cung to ra theo bề ngang, mềm nhão. Không thấy khối cầu an toàn trên xương vệ.
– Tùy thuộc lượng máu mất, người bệnh có thể tụt huyết áp, mặt xanh tái, vã mồ hôi, chóng mặt, tim đập nhanh…Trong quá trình mang thai các mẹ nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi từ sớm, để có giải pháp điều trị sớm.

BIẾN CHỨNG CỦA BĂNG HUYẾT SAU SINH

Tùy thuộc vào mức độ mất máu và việc hồi sức, cầm máu có tích cực hay không, băng huyết sau sinh có thể gây ra nhiều biến chứng nặng – nhẹ khác nhau:
– Choáng do giảm thể tích tuần hoàn, đưa đến suy thận, suy đa cơ quan và tử vong.
– Là yếu tố thuận lợi của nhiễm trùng hậu sản.
– Biến chứng lâu dài thiếu máu, viêm tắc tĩnh mạch, hội chứng Sheehan (do hoại tử tuyến yên dẫn đến suy nhược, gầy ốm, rụng lông tóc, mất sữa, vô kinh), không thể có thêm con trong trường hợp phải cắt tử cung.
Băng huyết rất nguy hiểm.

DỰ PHÒNG BĂNG HUYẾT SAU SINH

Để giảm được tần suất và tỉ lệ tử vong do băng huyết sau sinh, cần dự phòng băng huyết trước khi nó xảy ra. Một số nguyên tắc dự phòng gồm:
– Phòng ngừa nhiễm trùng ối.
– Tránh chuyển dạ kéo dài, sử dụng cẩn thận các loại thuốc tê, mê, giảm đau trong chuyển dạ.
– Điều chỉnh các rối loạn đông máu nếu có, xử trí ngay các trường hợp có cơn gò cường tính, cơn gò yếu
– Kiểm tra nhau kỹ lưỡng, soát lòng tử cung ngay khi nghi ngờ có sót nhau.
– Kiểm tra đường sinh dục nếu có thực hiện thủ thuật giúp sinh, kiểm tra tử cung nếu có vết mổ cũ.
Chăm sóc tốt để có 1 thai kỳ khỏe mạnh giúp phòng ngừa băng huyết hiệu quả.
– Cung cấp sắt và acid folic trong suốt thai kỳ để phòng ngừa thiếu máu. Điều này sẽ giúp cho băng huyết sau sinh nếu có xảy ra sẽ ít gây ra các biến chứng nặng hơn.
– Nhằm phòng ngừa các biến chứng nặng, nên theo dõi sát sản phụ ít nhất 6 giờ sau sinh để kịp thời phát hiện khi băng huyết sau sinh xảy ra, kịp thời tìm nguyên nhân và xử trí sớm.
Xem chi tiết các gói xét nghiệm sàng lọc trước sinh tại đây: https://nipt.com.vn/goi-xet-nghiem-nipt-illumina

Những chia sẻ dành cho mẹ sinh mổ được thuận lợi

Một số mẹ chọn sinh tự nhiên trong khi số khác lại chọn sinh mổ. Tuy nhiên, việc sinh mổ ẩn chứa nhiều nguy cơ nguy hiểm với cả mẹ và con. Dưới đây là những lời khuyên của gentis dành cho mẹ sinh mổ an toàn hơn.

Những chia sẻ dành cho mẹ sinh mổ được thuận lợi

Vài trường hợp chọn sinh mổ sẽ an toàn hơn sinh thường

Trước khi có chỉ định sinh mổ, mẹ đã được kiểm tra kỹ càng về sức khỏe của mình và con. Bác sĩ sẽ nói lại tình trạng và đưa ra lựa chọn để mẹ quyết định. Một trong những lý do mà bác sĩ khuyên mẹ sinh mổ như sau:
  • Mẹ bị bệnh về tim mạch, huyết áp cao hoặc một bệnh nguy hiểm nào đó như tiền sản giật.
  • Mẹ bị bệnh về tim mạch, huyết áp cao được chỉ định sinh mổ
  • Cổ tử cung của mẹ ngừng giãn nở.
  • Mẹ đã từng tiến hành một số dạng phẫu thuật tử cung mang tính xâm lấn.
  • Khi nhau thai bám thấp trong tử cung hoặc cản đường ra của thai nhi.
  • Thai nhi quá lớn, không thể lọt qua khung xương chậu.
  • Thai nhi quá lớn được chỉ định sinh mổ
  • Sức khỏe của con đang gặp vấn đề nào đó mà bác sĩ chuẩn đoán nguy hiểm.
  • Khi dây rốn rơi về phía trước cản trở việc con chui ra ngoài
  • Thai ngôi mông hoặc ngôi ngang.
  • Một số lý do khác như thai chết lưu trước khi chuyển dạ thì cần được chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho mẹ. Có nên chọc ối vào tháng cuối thai kì.

NHỮNG NGUY CƠ CÓ THỂ XẢY RA KHI MỔ LẤY THAI CHỦ ĐỘNG

Mổ lấy thai chủ động là mổ lấy thai lúc chưa có dấu hiệu chuyển dạ, bé và sản phụ có thể gặp các rủi ro sau:
– Về phía mẹ:
+ Nhiễm trùng: có thể bị nhiễm trùng vết mổ, tiết niệu, phổi. Thường gặp là nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng ối gây viêm phúc mạc có thể dẫn đến cắt tử cung trong thời gian hậu phẫu.
Nguy cơ có thể bị nhiễm trùng vết mổ sau sinh
+ Tai biến do phẫu thuật như chạm phải các cơ quan lân cận (bàng quang, ruột)
+ Chảy máu do chạm phải động mạch tử cung, đờ tử cung tăng nhiều hơn khi gây tê, gây mê để mổ
+ Bung vết mổ, thoát vị thành bụng
+ Xuất huyết nội
+ Các tai biến do gây mê – hồi sức
+ Sẹo trên thân tử cũng có thể bị nứt trong những lần có thai sau (nứt khi chưa vào chuyển dạ hoặc khi đã vào chuyển dạ)
+ Không có sữa hoặc ít sữa sau sinh mổ
– Về phía con:
+ Thai nhi có thể bị ảnh hưởng bởi thuốc mê.
+ Bị chạm thương trong khi phẫu thuật.
+ Trẻ sơ sinh do sinh mổ có nguy cơ suy hô hấp nặng và đe dọa tính mạng do sự can thiệp khi mẹ chưa chuyển dạ.
+ Hiện tượng cao huyết áp phổi tồn tại: cao gấp 5 lần so với trẻ sơ sinh sinh qua âm đạo bình thường.

LỜI KHUYÊN CHO MẸ SINH MỔ AN TOÀN HƠN

Dưới đây là những lời khuyên giúp ca sinh mổ diễn ra suôn sẻ hơn:
  • Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng trước khi vào phòng sinh mổ
  • Trước sinh mẹ phải chuẩn bị tâm lý vững vàng để cảm thấy thoải mái, yên tâm chào đón con yêu. Nếu như mẹ không có sự sẵn sàng và tin tưởng vào bản thân, tin tưởng vào đội ngũ bác sĩ sẽ là điều cản trở lớn nhất cho việc sinh mổ.
  • Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng trước khi sinh mổ
  • Vệ sinh cơ thể trước khi vào phòng mổ
  • Khi sinh mổ mẹ sẽ chủ động được thời gian sinh con, vì thế các mẹ nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ trước giờ vào phòng. Tắm với xà phòng diệt khuẩn sẽ loại bỏ được vi khuẩn trên da từ đó làm giảm nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật.
  • Đi lại sớm sau khi phẫu thuật
  • Mẹ cần đi lại sớm sau phẫu thuật để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông trên vết mổ. Đi bộ giúp mẹ hồi phục vết mổ nhanh hơn và ít đau hơn.
  • Vệ sinh đúng cách sau sinh mổ
Tuần đầu tiên sau sinh, vết mổ chưa khô nên các bác sĩ sản khoa sẽ chăm sóc vệ sinh vết mổ, cho các thuốc giảm đau, kháng sinh, co hồi tử cung để tránh các biến chứng, nhiễm trùng có thể xảy ra sau sinh mổ. Đến tuần thứ 2 sau sinh, mẹ cần vệ sinh người bằng nước ấm nhưng tránh việc ngâm cơ thể trong nước lâu . Điều này có thể khiến vết mổ bị ướt. Sau khi tắm rửa xong thì cần dùng bông sạch thấm khô vết mổ, để vết mổ hở không cần băng kín.

Chế độ dinh dưỡng hồi phục sức khỏe

Sau sinh mổ mẹ cần bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể để hồi phục sức khỏe và cung cấp sữa cho con bú.
Mẹ cần bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể để hồi phục sức khỏe

Theo dõi sau sinh

Sau sinh mổ, có thể cơ thể mẹ xuất hiện những dấu hiệu bất thường như sản dịch sẽ có màu hơi vàng hoặc không màu, vết mổ sưng, nóng, đỏ, đau thì cần tới bệnh viện để kiểm tra và chữa trị kịp thời.
Đọc thêm các gói xét nghiệm trước sinh tại đây: https://nipt.com.vn/goi-xet-nghiem-nipt-illumina

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2020

Tiểu đường thai kỳ tuần thai 36 nên lưu ý gì

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường huyết trong máu ở mức cao do rối loạn chuyển hóa glucose. Vậy tình trạng tiểu đường thai kỳ tuần 36 có ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi như thế nào, mẹ cần lưu ý gì trong “giai đoạn nước rút này”, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây cùng gentis để tìm lời giải đáp nhé

Tiểu đường thai kỳ tuần thai 36 nên lưu ý gì

Sự phát triển của thai nhi tuần 36

Ở tuần thai thứ 36, có thể coi bé đã “đủ ngày đủ tháng” mặc dù phải 4 tuần nữa mới tới ngày dự sinh. Nếu thời điểm này mẹ chuyển dạ thì phổi của bé đủ khả năng để thích ứng với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Tuy nhiên, những bộ phận khác của bé vẫn cần thêm thời gian để hoàn toàn trưởng thành, trong đó có hệ tiêu hóa. Thai nhi 36 tuần có cân nặng khoảng 2.8kg và dài khoảng 48-50cm. Ở giai đoạn này, bé tiếp tục tích trữ mỡ và tăng cân, khoảng 28g/ngày.
Thai nhi tuần thứ 36 nặng khoảng 2.8kg và dài khoảng 50cm

Cơ thể người mẹ có những thay đổi gì?

Ở tuần thứ 36, bé đã bắt đầu di chuyển dần xuống đường sinh khiến mẹ bị sa bụng, dẫn tới dáng đi có sự thay đổi. Ngoài ra mẹ bầu còn gặp phải một số tình trạng:
– Đau vùng xương chậu
– Xuất hiện dịch nhầy
– Đầy hơi, khó tiêu, táo bón
– Đi tiểu thường xuyên hơn
– Phù nề ở chân
– Mất ngủ

TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ TUẦN 36 ẢNH HƯỞNG TỚI MẸ VÀ BÉ NHƯ THẾ NÀO?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao do sự rối loạn của việc sản xuất insulin để chuyển hóa glucose trong máu thành năng lượng nuôi cơ thể. Bệnh tiểu đường thai kỳ nếu không được phát hiện sớm và điều trị phù hợp sẽ gây những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Ảnh hưởng tới thai nhi

– Thai chết lưu do lượng đường huyết tăng cao đột ngột.
– Thai nhi bị rối loạn tăng trưởng (tăng cân, sụt cân bất thường).
– Trẻ sinh ra dễ gặp phải nguy cơ rối loạn chuyển hóa như hạ canxi huyết, hạ đường huyết, vàng da, ăn kém.
– Thai nhi khi sinh ra dễ mắc các bệnh về đường hô hấp do phổi bị ảnh hưởng, bệnh tim mạch, béo phì, loãng xương, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khi trưởng thành.
Mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ khiến thai nhi bị rối loạn tăng trưởng (tăng cân, sụt cân bất thường) Chia sẻ những dị tật thai nhi hay gặp nhất.

Ảnh hưởng tới mẹ bầu

– Mất chức năng lọc thải thận, giảm chức năng thận
– Bị bệnh lý về mắt: bong võng mạc, tăng nhãn áp, giảm thị lực có thể dẫn tới mù lòa
– Bị rối loạn thần kinh, gây đau toàn bộ cơ thể
– Khó sinh, băng huyết sau sinh
– Tiền sản giật, sản giật
Chuyển hóa glucose ở thai phụ tiểu đường thai kỳ bị rối loạn do insulin hoạt động kém hiệu quả

MẸ BẦU CẦN LÀM GÌ KHI BỊ TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ TUẦN 36

Đối với những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nói chung và tiểu đường thai kỳ tuần 36 nói riêng thì tất cả các hoạt động hàng ngày từ việc ăn, ngủ, nghỉ đều ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bệnh. Do đó mẹ bầu cần lưu ý những điều sau đây sẽ giúp hạn chế đáng kể biến chứng của bệnh tới mẹ và thai nhi.
  • 1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Trong giai đoạn này, mẹ bầu vẫn phải đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, bao gồm đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Tuy nhiên mẹ bầu nên hạn chế những thực phẩm làm tăng đường huyết như gạo trắng, bánh mì trắng, khoai tây…, các loại nước ngọt, nước có đường, bánh nướng, bánh ngọt, bánh quy…, đồ nhiều muối, thực phẩm có nhiều chất béo. Thay vào đó mẹ bầu nên dùng các thực phẩm ít gây tăng đường máu như đậu đỗ, gạo lứt, các loại trái cây ít ngọt, củ quả, rau xanh, thịt nạc, cá, sữa chua, các loại sữa không béo và không đường. Ngoài ra mẹ nên ăn nhiều bữa trong ngày để duy trì lượng đường huyết ổn định.
  • 2. Nghỉ ngơi, tập thể dục
Ngoài việc có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý thì việc nghỉ ngơi và hoạt động thể dục đều đặn cũng giúp mẹ bầu kiểm soát tốt các biến chứng của tiểu đường thai kỳ. Mẹ nên dành ít nhất 30 phút hoạt động thể chất mỗi ngày với những bài tập nhẹ nhàng hoặc những môn thể thao như bơi lội, đi bộ, yoga, đạp xe, khiêu vũ… để giúp giải tỏa căng thẳng, tăng cường lưu thông mái, tiêu hao bớt những năng lượng thừa của cơ thể.
Bên cạnh có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên luyện tập thể dục thể thao điều độ để duy trì lượng đường huyết ổn dịnh
  • 3. Theo dõi lượng đường trong máu
Mẹ bầu hãy xét nghiệm chỉ số đường huyết tại bệnh viện theo chỉ định của bác sĩ hoặc thường xuyên tự kiểm tra lượng đường trong máu tại nhà để đảm bảo tiểu đường thai kỳ mức an toàn. Thực tế nhiều mẹ bầu dù được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nhưng vẫn chủ quan, không kiểm soát tốt chế độ sinh hoạt, ăn uống vì thế đã dẫn tới những hậu quả khó lường đối với sức khỏe của mẹ và bé về sau. Thai nhi được 36 tuần, ngày chào đời đã cận kề nhưng vẫn có thể bị chết lưu vì tiểu đường thai kỳ. Do đó dù ở giai đoạn nào trong quá trình mang thai, khi đã phát hiện ra mắc tiểu đường thai kỳ thì mẹ bầu nên có kế hoạch ăn uống, luyện tập điều độ, thăm khám định kỳ để kiểm soát tốt lượng đường trong máu, giúp mẹ tròn con vuông. Xem chi tiết những kiến thức bổ ích cho mẹ tại đây: https://nipt.com.vn/danh-cho-me

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

Tại sao mẹ bầu nên lựa chọn sinh thường

Sinh thường là một trong những phương pháp sinh tốt cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ những lợi ích của sinh thường là gì và làm thế nào để sinh thường hiệu quả nhất. Bài viết sẽ giúp các mẹ bầu giải đáp thắc mắc này.

Tại sao mẹ bầu nên lựa chọn sinh thường

Sinh thường là cách sinh lâu đời nhất mà không cần đến sự can thiệp của máy móc hay trợ giúp kỹ thuật nào giúp thai nhi được ra ngoài theo ống sinh sản của người mẹ. Theo các chuyên gia và bác sĩ sản khoa, việc sinh con tự nhiên như vậy sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé.

  • Sinh thường giúp mẹ phục hồi sức khỏe sau sinh nhanh hơn

Trái ngược với cảm giác đau đớn khi đẻ thường, người mẹ sau sinh chỉ mất 2-3 ngày để phục hồi và có thể tự chăm sóc bản thân. Điều này vừa giúp mẹ đảm bảo sức khỏe, tiết kiệm chi phí sinh nở và quan trọng hơn là có thể sớm tự tay chăm sóc bé yêu.
Lợi ích không tưởng cho mẹ và bé của phương pháp sinh thường

  • Sinh thường giúp giảm thiểu các vấn đề phụ khoa

Những tác dụng phụ từ thuốc gây tê, gây mê có thể gây ra những hậu quả không mong muốn khi mẹ sinh mổ. Nhưng nếu sinh thường, sản dịch được lưu thông tốt hơn nên ít bị viêm nội mạc tử cung. Bên cạnh đó, việc nhiễm trùng vết mổ hay các biến chứng khác cũng không còn là nỗi lo.
  • Phục hồi nhan sắc dễ dàng hơn khi sinh thường
Các mẹ sinh thường sẽ không phải mang vết mổ trên thành bụng nên đảm bảo thẩm mỹ hơn. Hơn nữa, việc sinh thường cũng giúp các mẹ dễ dàng lấy lại nhan sắc từ vóc dáng, làn da đến se khít cổ tử cung hơn với những phương pháp tự nhiên, đơn giản.
  • Sinh thường đặc biệt tốt cho bé
Đây cũng chính là lợi ích được nhiều mẹ bầu quan tâm nhất với mong muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì khi sinh thường, bé đã có phần thích ứng với sức ép của lực co ép tử cung nên khi chào đời bé sẽ hô hấp và có sức đề kháng tốt hơn. Bé sinh thường cũng sẽ được tiếp xúc với mẹ sớm hơn, tốt cho cảm xúc và sự phát triển thể chất của trẻ. Chia sẻ dành cho mẹ bầu có nên chọc ối hay không ?
Sinh thường giúp bé sớm được tiếp xúc với mẹ hơn

NHỮNG LƯU Ý GIÚP MẸ BẦU “TỰ TIN” SINH THƯỜNG HIỆU QUẢ

Trả lời cho câu hỏi làm sao để sinh thường dễ dàng, các mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Theo kinh nghiệm từ dân gian thì việc ăn chè vừng đen nấu với bột sắn dây, đường phèn mỗi ngày 1 lần từ tuần thứ 33, 34 sẽ có tác dụng tốt cho mẹ bầu sinh thường hiệu quả do có chứa nhiều vitamin E, axit folic, protein…Ngoài ra, các mẹ cũng nên uống thật nhiều nước lọc mỗi ngày sẽ giúp bù lại lượng mồ hôi tiết ra trong quá trình đẻ thường.

Duy trì tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng

Các mẹ bầu càng gần ngày sinh sẽ càng có tâm lý lo lắng, sợ sệt nhưng nếu không biết cách tiết chế sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc sinh nở. Thay vào đó, các mẹ hãy luôn giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái và an tâm chờ ngày “vượt cạn”.

Lựa chọn địa chỉ uy tín để an tâm sinh thường hiệu quả

  • Không ngại vận động trong quá trình mang thai
Khoa học đã chứng minh việc tích cực vận động nhẹ nhàng sẽ giúp các mẹ bầu dẻo dai hơn, thư giãn hơn và rút ngắn thời gian sinh nở. Các bài thể dục nhẹ nhàng, đi bộ hay tập yoga là những lựa chọn rất tốt giúp hỗ trợ mẹ sinh thường hiệu quả.
  • Chọn nơi sinh thường uy tín
Việc lựa chọn nơi sinh thường cũng là vấn đề mà các mẹ bầu cùng gia đình nên lưu tâm. Các mẹ có thể tham khảo một số địa chỉ sinh thường uy tín trên các phương tiện thông tin hoặc từ bạn bè, người quen. Xem thêm nhiều hơn tại đây: https://nipt.com.vn/

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2020

Mang thai tháng cuối bị ngứa thì nên làm gì ?

Khi mang thai, đặc biệt là cuối thai kỳ mẹ bầu thường bị ngứa. Tình trạng bị ngứa khi mang thai tháng cuối khiến mẹ bầu khó chịu. Hãy tìm hiểu xem nguyên nhân và cách xử trí tình trạng này.

Mang thai tháng cuối bị ngứa thì nên làm gì ?

Khi mang thai đặc biệt ở tháng cuối, một số thai phụ cảm thấy lòng bàn tay, lòng bàn chân ứng đỏ, ngứa ngáy, hoặc có thể toàn thân phát ban. Đặc biệt, ngứa gia tăng vào ban đêm lúc vừa tắm xong hoặc trước khi ngủ.
Theo nghiên cứu, có khoảng 14% phụ nữ mang thai bị ngứa, từ tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ, đặc biệt giai đoạn cuối thai kỳ. Ngứa khi mang thai có nhiều nguyên nhân:
  • Do những biến đổi về sinh lý, sự căng giãn da hay rạn da do thai lớn dần của mẹ bầu. Các vị trí ngứa thường gặp như bụng, bầu vú, cánh tay, mông, đùi… do vùng này có tích tụ nhiều mỡ.
  • Đổ mồ hôi nhiều ở mẹ bầu gây rôm sảy, thường ở vùng nếp gấp da như ngực, cổ, gáy, lưng…
  • Do sự thay đổi độ pH vùng âm đạo, âm hộ khiến vùng này quá nhiều kiềm khi mang thai.
  • Do cơ thể mẹ bầu tăng nồng độ Estrogen và tăng sinh mạch máu ngoài da.
  • Tình trạng viêm nang lông thai kỳ xuất hiện trong tháng cuối của thai kỳ, gây ngứa ở những vùng có lông như nách, tay chân, vùng kín…
  • Do các bệnh lý như các bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm nhiễm sinh dục…
  • Những bà bầu tiền sử da khô, hoặc mắc chứng chàm bội nhiễm, bị dị ứng thức ăn cũng khiến tình trạng ngứa tồi tệ hơn.
  • Thai phụ mắc chứng ứ mật trong gan cũng có thể bị khô da và ngứa. Đi kèm với ngứa là các dấu hiệu khác như mất cảm giác thèm ăn, buồn nôn,vàng da, mệt mỏi…
Những bà bầu tiền sử da khô, hoặc mắc chứng chàm bội nhiễm, bị dị ứng thức ăn cũng khiến tình trạng ngứa tồi tệ hơn!. Chia sẻ với các mẹ những loại dị tật thai nhi hay gặp.

BỊ NGỨA KHI MANG THAI THÁNG CUỐI PHẢI LÀM SAO?

  • Để khắc phục bị ngứa khi mang thai tháng cuối, trước hết phải cắt được cơn ngứa. Lúc này mẹ bầu không được gãi vì càng gãi thì càng ngứa, kích thích gây tăng sừng, tăng sắc tố khiến vùng da bị ngứa dày hơn, trở nên mạn tính, khó điều trị, để lại nhiều di chứng.
  • Tốt nhất hãy chấm dứt cơn ngứa bằng chườm lạnh, hay chườm nóng.
  • Nên mặc quần áo chất vải thoáng mát, đủ rộng, thoải mái.
  • Tránh ra ngoài lúc nóng bức.
  • Tránh không dùng các loại xà phòng dung dịch tẩy rửa mạnh để chăm sóc da vì dễ bị dị ứng.
  • Tránh những thức ăn có thể bị gây dị ứng. Trong chế độ ăn uống, cần ăn đủ chất, tăng thêm dầu oliu, các thực phẩm giàu vitamin A (gan cá, gan, trứng, rau quả…), vitamin D (cá biển, sữa…), uống đủ nước 1,5-2 lít mỗi ngày.
  • Rửa vùng kín sạch sẽ hàng ngày, lau khô bằng khăn bông mềm rồi mới mặc quần lót, quần lót chất liệu thoáng mát cần được giặt sạch sẽ phơi khô trước khi mặc.
Nếu tình trạng ngứa nghiêm trọng, kéo dài 1 thời gian, không tự khỏi, gây khó chịu cho thai phụ nên nhờ bác sĩ tư vấn việc sử dụng thuốc. Đặc biệt là những trường hợp sau đây cần phải đi khám sớm:
  • Mẹ bầu bị ngứa toàn thân và vàng da, có thể bạn đang mắc chứng mật kém lưu thông.
  • Nếu tình trạng ngứa nghiêm trọng, kéo dài 1 thời gian, không tự khỏi, gây khó chịu cho thai phụ nên thăm khám tìm nguyên nhân và được chỉ định điều trị chính xác.
  • Bị sốt và phát ban có thể là do chứng thủy đậu, herpes…
  • Bị ngứa đi kèm với tổn thương ngoài da có thể mắc vẩy nến, chàm…
  • Ngứa kèm nóng rát âm đạo có thể bị nhiễm nấm âm đạo hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Đọc thêm Mang thai tháng cuối có nên chọc ối hay không : https://nipt.com.vn/tin-tuc-su-kien/co-nen-choc-oi-khong

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2020

Đẻ mổ lần đầu thì sau có đẻ thường được không ?

Vì nhiều lý do khác nhau mà mẹ bầu lựa chọn sinh mổ trong lần đầu tiên. Vì thế, các mẹ thường lo lắng đẻ mổ lần đầu lần sau có đẻ thường được không và cần lưu ý những gì? Dưới đây gentis sẽ cùng các mẹ tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết sau.

Đẻ mổ lần đầu thì sau có đẻ thường được không ?

ĐẺ MỔ LẦN ĐẦU LẦN SAU CÓ ĐẺ THƯỜNG ĐƯỢC KHÔNG?

Bác sĩ Hồ Mai Hoa, giảng viên Quốc gia về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục khẳng định đã có rất nhiều người thực hiện thành công việc sinh thường sau mổ, tuy nhiên phải có những lưu ý nhất định.

Khoảng cách giữa hai lần sinh

Đầu tiên, vấn đề quan trọng nhất là khoảng cách giữa 2 lần sinh. Có ý kiến cho rằng chỉ cần cách nhau 2-3 năm là có thể sinh thường sau mổ được nhưng bác sĩ khuyến cáo thời gian lý tưởng phải từ 5-6 năm. Khi đó vết mổ ở tử cung gần như đã phục hồi hoàn toàn.
Khoảng cách an toàn giữa hai lần sinh

Kết quả lần sinh mổ trước

Tiếp theo, bên cạnh vấn đề thời gian, kết quả lần sinh mổ trước cũng là yếu tố cần cân nhắc khi sinh thường tới. Với những ai đã từng bị nhiễm trùng vết mổ hay có bất cứ điều gì bất thường với nó thì nên thận trọng với quyết định sinh thường tiếp.

Số lần sinh mổ trước đó

Một vấn đề nữa cần lưu tâm đó là số lần sinh mổ trước đó. Nếu như mẹ bầu đã sinh mổ 2 lần trở lên hay thai quá to thì việc sinh thường tiếp theo sẽ gặp khó khăn.
Như vậy, mẹ bầu hoàn toàn có thể đẻ thường sau đẻ mổ lần đầu nhưng phải được theo dõi sát sao trong quá trình mang thai để kiểm tra sức khỏe của mẹ, tình hình phát triển của thai nhi cũng như tình trạng vết mổ cũ. Nếu như sức khỏe của mẹ và bé đủ điều kiện thì mẹ hoàn toàn có thể sinh thường sau sinh mổ. Nhìn chung, các mẹ nên nghe theo chỉ định của bác sĩ, tránh trường hợp cố gắng sinh thường trong khi không đủ điều kiện, dẫn tới nguy hiểm cho cả hai mẹ con. Chia sẻ có nên chọc ối khi mang thai hay không!!!
Tình trạng lần mổ trước ảnh hưởng đến quyết định đẻ thường sau đẻ mổ

ĐẺ MỔ LẦN ĐẦU LẦN SAU ĐẺ THƯỜNG CẦN CHUẨN BỊ GÌ?

Việc chuẩn bị cho đẻ thường sau đẻ mổ có khác hay giống với lần sinh trước đó hay không? Ngoài sự chuẩn bị về tâm lý, đồ dùng, sức khỏe…như lần sinh trước, mẹ bầu đẻ thường sau đẻ mổ cần lưu ý thêm:
  • Tránh bị tăng cân quá mức trong quá trình mang thai, thường xuyên tập thể dục
  • Khám thai đều đặn và tin tưởng vào bác sĩ mình đã chọn
  • Để sự chuyển dạ đến tự nhiên
  • Liên tục cập nhật, tìm hiểu thêm thông tin liên quan đến quyết định đẻ thường sau đẻ mổ
  • Chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm từ những mẹ đã đẻ thường sau đẻ mổ thành công trên các hội nhóm, diễn đàn để chuẩn bị tâm lý và có thêm những kiến thức.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các mẹ giải đáp được câu hỏi đẻ mổ lần đầu thì lần sau có sinh thường được ? nếu các mẹ có những băn khoăn lo lắng về xét nghiệm sàng lọc trước sinh vui lòng xem thêm nhiều hơn tại link : https://nipt.com.vn/goi-xet-nghiem-nipt-illumina

5 Dấu hiệu cảnh báo tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ thật sự là “sát thủ giấu mặt” ám ảnh không ít mẹ bầu. Vậy những dấu hiệu nào dù bác sĩ chưa cần nói mà mẹ bầu vẫn có thể nhận ra?

5 Dấu hiệu cảnh báo tiểu đường thai kỳ

  • ĐI TIỂU NHIỀU BẤT THƯỜNG
Dấu hiệu này thường dễ bị nhầm lẫn với một trong những dấu hiệu sinh lý thông thường ở phụ nữ mang thai. Khi mang thai, nhất là ở giai đoạn cuối của thai kỳ, thai nhi phát triển kích thước ngày càng lớn gây một áp lực nhất định lên bàng quang của mẹ, đồng thời sự gia tăng của hormone hCG cũng sẽ khiến mẹ bầu buồn tiểu nhiều hơn bình thường.
Đi tiểu nhiều là dấu hiệu tiểu đường thai kỳ mà mẹ bầu dễ bỏ qua
Tuy nhiên, việc mẹ bầu thường xuyên có nhu cầu “giải quyết nỗi buồn” cũng có thể là dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ. Nguyên nhân là do khi mắc bệnh tiểu đường, lượng glucose trong cơ thể mẹ không được chuyển hóa hết, thay vào đó sẽ tồn đọng lại trong máu, sau đó được thải vào nước tiểu.
Lúc này, cơ thể mẹ bầu sẽ phải sản sinh thêm một lượng nước tiểu nữa, do đó mẹ bầu sẽ thường xuyên cảm thấy buồn tiểu hơn, nhất là vào ban đêm. Do đó, nếu có dấu hiệu này, mẹ bầu cần theo dõi sát sao và nhanh chóng thăm khám để xác định nguyên nhân, từ đó có hướng xử trí phù hợp.
  • MẮT BỊ MỜ
Khi bị tiểu đường, lượng đường trong máu của mẹ bầu thường khá cao. Khi lượng đường này bỗng nhiên tăng cao đột ngột có thể khiến mẹ bầu có cảm giác bị mờ mắt trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, hiện tượng này thường không kéo dài bởi khi cơ thể bắt đầu thích nghi thì mẹ bầu sẽ không còn bị mờ mắt nữa. Chia sẻ gói xét nghiệm sàng lọc trước sinh uy tín.
Khi lượng đường trong máu cao, mẹ có thể bị mờ mắt trong một thời gian ngắn
Chính vì vậy, mẹ bầu rất dễ bỏ qua dấu hiệu này, hoặc nhầm lẫn với một số hiện tượng sinh lý thường gặp khi mang thai.

“CÔ BÉ” BỖNG NHIÊN BỊ VIÊM NHIỄM KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂN

Khi bị tiểu đường đồng nghĩa với việc lượng đường trong cơ thể mẹ bầu sẽ tăng cao. Đây chính là cơ hội cho các loại vi khuẩn và nấm men ở vùng kín có cơ hội sinh sôi và phát triển. Do đó, phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thường có nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm âm đạo hơn.
Khi bị tiểu đường, mẹ bầu thường có nguy cơ viêm nhiễm vùng kín cao hơn bình thường
Nếu bỗng nhiên mẹ bầu thấy có các dấu hiệu như ngứa vùng kín, tiểu buốt, tiểu rát, vùng kín có mùi hôi bất thường… không rõ nguyên nhân thì cần nhanh chóng tiến hành tới bênh viện để thăm khám.

SÚT CÂN ĐỘT NGỘT VÀ THƯỜNG XUYÊN CẢM THẤY MỆT MỎI

Thường xuyên mệt mỏi và sút cân không rõ nguyên nhân là dấu hiệu mà mẹ bầu cần nghĩ đến ngay tiểu đường thai kỳ
Thời gian mang thai, bầu phải đối mặt với rất nhiều những lo lắng, điều này khiến không tránh khỏi có những khi tâm trạng cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị mệt mỏi kèm theo hiện tượng sụt cân trong khi có chế độ ăn uống không thay đổi thì hãy nghĩ ngay đến trường hợp có thể mẹ đã bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

CÁC VẾT THƯƠNG DÙ NHỎ CŨNG RẤT KHÓ VÀ LÂU LÀNH

Khi mang thai, chắc hẳn mẹ bầu nào cũng đã hết sức cẩn thận. Nhưng nếu vô tình bị đứt tay hay bị một vài vết xước nhỏ mà không thể lành lại trong một thời gian ngắn, thậm chí những vết thương này có thể bị nhiễm trùng, mưng mủ thì rất có thể mẹ bầu đã bị mắc bệnh tiểu đường.
Tiểu đường thai kỳ có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiền sản giật, đa ối, xuất huyết sau sinh, tăng nguy cơ sinh mổ, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Có thể nói, tiểu đường là căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, không phải không có cách phòng tránh căn bệnh này, đặc biệt, bệnh có thể có hướng xử trí phù hợp nếu được phát hiện sớm và kịp thời.
Xem thêm nhiều hơn kiến thức khi mang thai tại đây: https://nipt.com.vn/

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2020

Bà bầu trước khi sinh nên ăn uống gì ?

Rất nhiều mẹ bầu phân vân trước khi sinh nên ăn gì để vượt cạn thành công. Bài viết này chúng tôi - trung tâm xét nghiệm quốc tế gentis sẽ cung cấp cho các mẹ thông tin về vấn đề này.

Bà bầu trước khi sinh nên ăn uống gì ?

Việc ăn gì trước khi vào phòng sinh sẽ phụ thuộc vào việc mẹ bầu sinh thường hay sinh mổ.

ĂN GÌ TRƯỚC KHI SINH THƯỜNG

Nhiều chị em thắc mắc có nên ăn trước khi vào phòng sinh để lấy sức rặn hay không.

Ăn và uống trước khi sinh có tác dụng không?

Thưởng thức một chút đồ ăn nhẹ và nhấm nháp chút đồ uống giúp mẹ bầu thoải mái hơn và đối phó tốt hơn với nhiệm vụ vượt cạn sắp tới, đặc biệt ở giai đoạn đầu, khi thai phụ cảm thấy đói nhất.
Ăn vào sẽ khiến chị em cảm thấy tốt hơn sau đó. Khi bị đói, cơ thể sẽ tự lấy chất béo để bù lượng năng lượng cần thiết. Hiện tượng này gọi là ketosis. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối phó với bất cứ hoạt động thể chất kéo dài nào, chẳng hạn như chuyển dạ. Kết quả, mẹ bầu sẽ sử dụng nhiều năng lượng hơn mức cần thiết. Ketosis có thể gây đau đầu, mệt mỏi.
Khi sinh, cơ thể trải qua ketosis nhẹ, điều này là bình thường. Nhưng nếu mẹ bị đói và mệt mỏi thì quá trình sinh nở sẽ bị chậm lại, các bác sĩ phải can thiệp.
Vì vậy, việc nạp thêm calo trước sinh thực sự có tác dụng.

Trước khi sinh nên ăn gì?

Tốt nhất là hãy ăn những gì bạn thích, nhưng cần ăn uống hợp lý. Các mẹ nên nhớ rằng những thực phẩm giàu chất béo có thể gây nặng bụng và khiến bạn thấy mệt mỏi. Thực phẩm nhiều đường thì dễ ăn và nhanh chóng nạp đầy năng lượng, tuy nhiên, năng lượng này lại không bền và có thể khiến bạn nhanh xuống sức.
Thực phẩm giàu carbohydrate là lựa chọn tốt nhất cho quá trình sinh nở bởi nó dễ tiêu hóa, cung cấp năng lượng giải phóng chậm. Điều đó giúp ích cho mẹ bầu khi rặn đẻ. Chia sẻ những thực phẩm ngăn ngừa dị tật thai kỳ : https://nipt.com.vn/tin-tuc-su-kien/nhung-thuc-pham-ngan-ngua-di-tat-thai-nhi
Thực phẩm giàu carbohydrate là lựa chọn tốt cho mẹ bầu sắp sinh.
Một vài gợi ý cho mẹ bầu chuẩn bị lên bàn đẻ như: bánh mì, sandwich, các loại ngũ cốc, mì ống, mì sợi, sữa chua, bánh quy giòn, khoai tây, chuối, nho, cơm…
Các mẹ nên ăn ít và thường xuyên thay vì ăn một bữa lớn. Thức ăn mất nhiều thời gian để tiêu hóa hơn trong quá trình sinh nở bởi lưu lượng máu tập trung vào tử cung chứ không phải dạ dày. Điều này có nghĩa là mẹ bầu có thể bị nôn nếu ăn nhiều một lúc.
Ăn nhẹ theo giờ trong khi chuẩn bị vào sinh sẽ giúp mẹ bầu tích trữ nhiều năng lượng hơn cho việc vượt cạn sắp tới. Vì vậy, hãy cố gắng ăn gì đó trước khi tới bệnh viện. Nếu khi chuyển dạ mẹ bầu không muốn ăn gì thì hãy ngậm đường dextrose hoặc uống nước đường để có sức rặn đẻ ngay lập tức.
Sinh nở là một quá trình tốn sức và háo nước.

Uống gì trước khi sinh?

Khi chuẩn bị vào phòng sinh, sản phụ có thể không muốn uống gì cả. Nhưng sinh con là một nhiệm vụ rất háo nước và phòng sinh thường rất nóng. Vì vậy, hãy uống gì đó.
Đừng lo lắng việc uống nước vào sẽ buồn đi vệ sinh. Đi bộ ra toilet là một cách tuyệt vời để tập luyện trong suốt quá trình chuyển dạ.
Lúc này, đồ uống bù điện giải là tốt nhất. Nó được khuyên dùng cho phụ nữ chuẩn bị sinh, đặc biệt trong trường hợp các mẹ không muốn ăn gì. Cơ thể mẹ bầu sẽ nhanh chóng hấp thụ và có được mức năng lượng cần thiết cho hoạt động sinh con sắp diễn ra.
Ngoài ra, nước lọc hoặc nước ép cũng là những lựa chọn tốt. Các loại nước ngọt có gas như cocacola hoặc có axit như nước chanh không được khuyến khích.
Mẹ bầu sắp sinh tránh uống nước ngọt có gas, có axit như nước cam, chanh.
Trường hợp nào không nên ăn trước khi vào phòng sinh? Một số chất giảm đau có thể làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, nếu bạn sử dụng thuốc pethidine, diamorphine hoặc epidural, bạn không nên ăn nhẹ. Việc uống nước cũng bị hạn chế. Hãy hỏi bác sĩ để nhận được lời khuyên chính xác nhất.

MẸ BẦU SẮP SINH MỔ CÓ NÊN ĂN

Nếu mẹ bầu trải có biến chứng và được chỉ định sinh mổ, bác sĩ sẽ khuyên các mẹ không ăn gì trước khi bước vào phòng sinh.
Trong trường hợp không chắc mẹ bầu có cần gây mê toàn thân hay không, việc ăn trước khi sinh có thể khiến bạn hít phải đồ ăn dẫn tới viêm phổi.
Hầu hết các ca sinh mổ được thực hiện bằng cách gây mê theo vùng, chẳng hạn như cột sống hoặc gây tê ngoài màng cứng. Nó an toàn cho cả mẹ và bé hơn so với gây mê toàn thân (khiến sản phụ rơi vào trạng thái ngủ).
Nếu mẹ bầu được chỉ định gây mê toàn thân nhưng đã ăn từ trước, cũng đừng lo lắng. Thuốc gây mê sẽ đảm bảo sản phụ sẽ không hít phải bất cứ thứ gì từ dạ dày khi nó có tác dụng.
Dù các mẹ đi sinh trong hoàn cảnh nào, hãy lắng nghe cơ thể mình để lựa chọn đồ ăn, thức uống phù hợp nhất để có sức khỏe vượt cạn thành công. Tham khảo thêm: Chi phí sàng lọc trước sinh tại gentis

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2020

Sinh mổ và 4 điều mẹ bầu cần biết

Dù sinh thường hay sinh mổ thì mẹ cũng cần tìm hiểu thật kỹ các thông tin để sẵn sàng bước vào hành trình vượt cạn đón con yêu chào đời. Dưới đây là tổng hợp 4 câu hỏi thường gặp nhất của mẹ bầu trước khi bước vào cuộc sinh mổ. Cùng gentis tìm hiểu để có hành trang tốt nhất cho công cuộc này nhé!

Sinh mổ và 4 điều mẹ bầu cần biết

SINH MỔ CÓ ĐƯỢC HƯỞNG BẢO HIỂM KHÔNG?

Đây có lẽ là băn khoăn của rất nhiều các mẹ bầu trước khi bước vào cuộc sinh. Hiện nay hầu hết các bệnh viện đều áp dụng bảo hiểm cho phụ nữ trong quá trình sinh nở bao gồm cả sinh thường và sinh mổ tùy theo đó là bảo hiểm đúng tuyến hay trái tuyến.
Mẹ sinh mổ vẫn được hưởng bảo hiểm
 “Việc áp dụng bảo hiểm, bảo lãnh cho mẹ bầu đi sinh là một trong những điều cần thiết. Các bệnh viện cần tạo điều kiện tốt nhất để các mẹ bầu bước vào cuộc sinh với tâm lý thoải mái nhất.”

SINH MỔ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE?

Ngày nay xu hướng các mẹ lựa chọn mổ đẻ chủ động ngày càng tăng lên nhưng mẹ có biết nó để lại khá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ? Trong đó có thể kể đến như:
Kéo dài thời gian nằm viện và hồi phục: Nếu như đẻ thường mẹ chỉ cần nằm viện 1 đến 2 ngày và chỉ mất khoảng 1 tuần là có thể hồi phục sức khỏe thì mẹ đẻ mổ sẽ phải nằm viện ít nhất từ 3 đến 7 ngày và có khi mất đến 2 tuần – 1 tháng để ổn định về sức khỏe, đặc biệt là việc chăm sóc vết mổ sau sinh. Bên cạnh đó, khi sinh mổ mẹ sẽ mất một lượng máu khá lớn nên cần thời gian hồi phục để bù đắp lại lượng máu đã mất đi và hồi phục sức khỏe cho mẹ.
Nguy cơ nhiễm trùng và ảnh hưởng đến các cơ quan khác: Trong trường hợp mẹ mổ đẻ tại những nơi không có uy tín, trang thiết bị và bác sĩ không đáp ứng đủ điều kiện cho một ca mổ đẻ an toàn thì việc nhiễm trùng vết mổ hoặc ảnh hưởng đến các cơ quan khác là rất cao.
Sinh mổ để lại nhiều nguy cơ và biến chứng hơn so với sinh thường
Sử dụng thuốc ảnh hưởng đến mẹ và bé: Mẹ sinh mổ sẽ phải sử dụng thuốc gây tế (gây mê) và thuốc kháng sinh, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và kéo dài thời gian cho con bú.
Một số nguy cơ khác: Nguy cơ sinh mổ lần tiếp theo là rất cao, tăng các biến chứng mang thai lần sau, tăng nguy cơ mắc bệnh nội mạc tử cung,….
Để hạn chế những hậu quả, biến chứng của phương pháp sinh mổ thì việc quan trọng nhất bạn cần làm là lựa chọn bệnh viện uy tín với chế độ chăm sóc chu đáo cả trước và sau sinh. Tham khảo : gói xét nghiệm dị tật trước sinh uy tín

SINH MỔ CÓ BỊ SA TỬ CUNG KHÔNG?

Một tin vui cho những mẹ sinh mổ đó là với phương pháp sinh này em bé sẽ không đi qua đường âm đạo nên vùng kín ít bị tổn thương kéo theo vùng xương chậu và dây chằng không bị co giãn nhiều, điều này giúp tử cung không bị sa xuống.
Thông thường sinh mổ ít bị sa tử cung
Theo đó cần chú ý một số điều dưới đây:
  • Hạn chế nằm nhiều, mẹ sau sinh mổ 1 ngày cần tập ngồi và tập đi lại nhẹ nhàng.
  • Tuyệt đối không bê vác hay lao động nặng và hạn chế ngồi xổm.
  • Bổ sung đầy đủ sinh dưỡng, đặc biệt ăn nhiều rau củ quả, không ăn nhiều một món hoặc kiêng nhiều món.
  • Uống đủ 2 lít nước/ ngày
  • Không nhịn tiểu sau sinh
Cho con bú sớm nhất có thể, điều này mẹ có thể tham khảo lời khuyên của bác sĩ để kích thích tuyến sữa hoạt động.

SINH MỔ CÓ CHO CON BÚ ĐƯỢC KHÔNG?

Sinh mổ làm chậm thời gian nuôi con bằng sữa mẹ bởi mẹ vẫn bị ảnh hưởng của thuốc gây tê, thuốc kháng sinh giảm đau,…

Sinh mổ làm chậm thời gian tạo sữa

Các cơn đau sẽ ảnh hưởng đến việc cho con bú: Các cơn đau tại vết mổ sẽ khiến việc cho con bú gặp khó khăn hơn rất nhiều. Theo đó mẹ nên theo tư thế nằm nghiêng hoặc ngồi để cho con bú, nếu ngồi thì cần có chiếc ngồi mềm đặt vào để bảo vệ vết mổ.
Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc cho con bú sau sinh mổ
Một số lời khuyên cho mẹ:
Cho con bú càng sớm càng tốt và cho con bú thường xuyên
Tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau tránh ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh
Chọn tư thế ngồi cho con bú thoải mái nhất
Sử dụng máy hút sữa
Trên đây là một số thông tin hữu ích cho mẹ về việc sinh mổ để mẹ sẵn sàng hành trang cho công cuộc vượt cạn. Sinh con là điều thiêng liêng và tuyệt vời mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng muốn trải qua ít nhất một lần trong đời. Nếu mẹ còn bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc gì về các xét nghiệm trước sinh thì có thể liên hệ tới tổng đài 18002010 để được hỗ trợ miễn phí hoặc truy cập tại website: https://nipt.com.vn/danh-cho-me

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2020

Đau đầu chóng mặt khi mang thai cần làm gì ?

Đau đầu khi mang thai là một hiện tượng không hiếm gặp ở chị em trong thời kỳ thai sản. Đây liệu có phải là một bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về biểu hiện bị đau đầu khi mang thai của chị em nhé.

Đau đầu chóng mặt khi mang thai cần làm gì ?

Trong khi mang thai, chị em thường xuất hiện những biểu hiện “lạ” trong cơ thể. Vì vậy không có gì quá bất ngờ nếu thỉnh thoảng bạn cảm thấy váng đầu hoặc chóng mặt trong khi mang thai. Thời kỳ này, cơ thể bạn có những sự thay đổi lớn như: nhịp tim tăng lên, tốc độ bơm máu của tim nhanh hơn, huyết áp của bạn giảm dần trong thời gian đầu, đạt mức thấp nhất ở khoảng giữa thai kỳ.
Đau đầu khi mang thai là một biểu hiện hết sức bình thường ở chị em trong thời kỳ thai sản
Thông thường, khi mang thai hệ thống tim mạch và thần kinh của bạn có thể điều chỉnh để phù hợp với tất cả những thay đổi này vào mọi thời điểm. Tuy nhiên, đôi khi sự điều chỉnh là không kịp thời và làm cho bạn có cảm giác choáng váng hay hơi chóng mặt. Đừng quá lo lắng vì đó chỉ là những biểu hiện thay đổi tạm thời không phải là biến chứng nguy hiểm thời kỳ thai sản.
Các mẹ bầu thậm chí còn gặp phải những cơn đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối cùng
Tuy nhiên nếu hiện tượng đau đầu khi mang thai diễn ra thường xuyên, kéo dài và kèm thêm một vài triệu chứng khác thì đó có thể là dấu hiệu không tốt cho sức khỏe của chị em. Khi đó bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và kiểm tra sức khỏe thai sản.

NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU ĐẦU CHÓNG MẶT KHI MANG THAI

Khi mang thai, nhiều yếu tố nội tiết trong cơ thể bị thai đổi do sự có mặt của thai nhi. Mỗi người phụ nữ sẽ có những biểu hiện khác nhau trong quá trình thai sản của mình. Hiện tượng đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu thường là phổ biến nhất cùng với những biểu hiện nghén ban đầu. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên hiện tượng trên:
  • Thai phụ đứng lên ngồi xuống quá nhanh
Khi bạn ngồi, máu dồn lại ở phần dưới cơ thể. Khi bạn đứng lên đột ngột, lượng máu trở về tim sẽ không đủ và kết quả là, huyết áp của bạn giảm xuống nhanh chóng gây ra cảm giác choáng hoặc hoa mắt. Điều này cũng có thể xảy ra ở những người không mang thai.
  • Thai phụ nằm ngửa
Trên thực tế, khoảng 8% phụ nữ mang thai ở giai đoạn hai và ba mắc phải một tình trạng gọi là hội chứng hạ huyết áp khi nằm ngửa: Khi nằm ngửa, nhịp tim tăng, huyết áp giảm, và cảm thấy bồn chồn, hoa mắt, buồn nôn cho đến khi họ thay đổi vị trí. Do đó chứng đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa thường xuyên xảy ra đối với các chị em. Chia sẻ tầm quan trọng của khám thai tuần 22.
  • Thai phụ không ăn uống đủ chất
Thời kỳ mang thai cơ thể cần bổ sung rất nhiều dinh dưỡng để nuôi thai nhi. Nếu mẹ bầu không ăn uống đủ chất dinh dưỡng trong thời gian này sẽ có thể bị hạ đường huyết, khiến bạn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt hoặc ngất xỉu.
Khi thiếu máu, chị em có thể gặp vấn đề đau đầu, chóng mặt khi mang thai
  • Thai phụ thiếu máu
Nếu bị thiếu máu, lượng oxy tới não và các cơ quan khác giảm, có thể làm cho bạn có cảm giác hoa mắt, choáng váng.
  • Thai phụ cảm thấy nóng quá
Thông thường trong quá trình mang thai, thân nhiệt của mẹ bầu tăng cao nên hay có cảm giác nóng. Nếu ở trong một căn phòng quá chật hoặc bí bách hay tắm nóng lâu có thể làm cho các mạch máu của mẹ giãn ra, gây hạ huyết áp và gây ra triệu chứng đau đầu, chóng mặt.
Cho dù bất kỳ nguyên nhân nào trong các nguyên nhân trên, thì mẹ bầu vẫn nên nằm xuống ngay khi cảm thấy đau đầu chóng mặt khi mang thai để bạn không ngã và bị đau. Nếu không thể nằm xuống lúc đó, hãy ngồi xuống và cố gắng đặt đầu giữa hai đầu gối của bạn. Nếu bạn còn đang “dở tay” với một việc gì đó thì tốt nhất hãy nên dừng lại nếu không muốn tình trạng này gây kéo dài và có thể ảnh hưởng đến công việc của bạn nhé.

ĐAU ĐẦU KHI MANG THAI KHI NÀO NÊN GỌI CHO BÁC SĨ

Cảm thấy đau đầu khi mang thai do những tác nhân bên ngoài như: nóng, đói, hoặc đứng dậy quá nhanh có thể chỉ là hiện tượng bình thường trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, nếu tình trạng này thường xuyên diễn ra và gây cản trở về sức khỏe cũng như sinh hoạt của bạn thì bạn nên chia sẻ với các bác sĩ trực tiếp khám thai cho bạn.
Thời gian đầu trong thai kỳ, đau bụng kèm theo chóng mặt có thể là biểu hiện của mang thai ngoài tử cung
Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn bị chóng mặt kèm theo những triệu chứng như: nhức đầu nặng, mắt mờ, líu lưỡi, đánh trống ngực, tê liệt, ngứa ran, chảy máu, hoặc bị ngất lịm… do đây có thể là một dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Bị đau đầu khi mang thai là hiện tượng không hiếm gặp ở chị em đang trong thời kỳ thai sản. Tuy nhiên nếu chủ quan mẹ bầu có thể bỏ qua những nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe thai sản.
Xem nhiều hơn những kiến thức mang thai và các gói xét nghiệm sàng lọc trước sinh tại đây: https://nipt.com.vn/

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2020

Hậu sản sau sinh và những điều mẹ bầu nên biết

Cụm từ “hậu sản” chắc không còn quá xa lạ với các mẹ bầu tuy nhiên cũng có thể mẹ chưa hiểu rõ về hậu sản cũng như cách phòng tránh các nguy cơ sau sinh. Bài viết dưới đây gentis sẽ cung cấp những thông tin hữu ích mà mẹ bầu nên biết về hậu sản.

Hậu sản sau sinh và những điều mẹ bầu nên biết

Sau khi sinh con, cơ thể người mẹ còn khá yếu nên thường mắc một số chứng bệnh cả về thể chất và tâm lý trong thời gian ở cữ, thường là khoảng 1 tháng sau sinh. Nhóm bệnh lý này được gọi chung là bệnh hậu sản sau sinh

CÁC BỆNH HẬU SẢN THƯỜNG GẶP

Bệnh hậu sản là những bệnh xuất hiện trong thời gian hậu sản ở phụ nữ. Bất kỳ phụ nữ nào khi bước vào giai đoạn hậu sản mà không chăm sóc cơ thể kỹ lưỡng hay không nhận được sự quan tâm, có những tổn thương về tâm lý đều có thể mắc phải các bệnh hậu sản.

  • Băng huyết sau sinh

Đây là một trong những tai biến sản khoa thường gặp với nguy cơ cao trong vòng 24 giờ sau sinh. Điều này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ.
Triệu chứng khi băng huyết sau sinh là: máu ra nhiều, khó cầm máu, mẹ bị choáng váng, da xanh nhợt nhạt, huyết áp giảm nhanh chóng, tay chân lạnh, đổ nhiều mồ hôi…
Những nguyên nhân gây băng huyết sau sinh có thể do nhiễm khuẩn ối, tử cung yếu, mẹ bị u xơ tử cung…Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có những chỉ định phù hợp để kịp thời giữ an toàn cho người mẹ.
  • Nhiễm khuẩn hậu sản
Các nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục và thâm nhập vào cơ thể mẹ thông qua đường âm đạo, cổ tử cung,…
Triệu chứng của bệnh này là: thường sốt nhẹ, đau tấy, sưng mủ chỗ viêm, tiết dịch có mùi hôi khó chịu, sản phụ mệt mỏi…Trường hợp nặng hơn có thể sốt cao, lạnh toát người, choáng váng,…
  • Sản giật sau sinh
Đây là một biến chứng khá nguy hiểm đối với thai phụ, nó thường xảy ra trong những ngày đầu sau sinh. Triệu chứng của bệnh này này là đau đầu, buồn nôn, co giật, ù tai, phù nề… Vì thế, khi thấy mẹ có những dấu hiệu trên thì cần đưa mẹ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí ngay. Chia sẻ các xét nghiệm sàng lọc dị tật trước sinh
Mẹ phải cẩn thận với nhiễm trùng hậu sản

PHÒNG TRÁNH HẬU SẢN SAU SINH

Vì thế, mẹ bầu nên chủ động phòng tránh hậu sản sau sinh bằng các cách như:

Chăm sóc sức khỏe tinh thần

Mẹ nên giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh những căng thẳng hay buồn bực. Vì thế, người thân có vai trò rất quan trọng trong việc động viên, quan tâm mẹ bầu. Người chồng nên thể hiện sự yêu thương dành cho mẹ bằng cả hành động và lời nói.
Bản thân mẹ cũng nên tâm sự với mọi người khi tâm trạng không ổn, tránh để dồn nén lâu ngày, ảnh hưởng không tốt đến tinh thần và sức khỏe. Đừng ngại ngần mà nhờ sự giúp đỡ từ người khác. Ngoài ra, mẹ cũng nên làm những điều mình thích như: nghe nhạc, xem phim,…để thư giãn và thoải mái hơn.
Mẹ nên giữ tinh thần thoải mái sau sinh

Chăm sóc sức khỏe mẹ sau sinh

Cách chăm sóc mẹ sau sinh cũng phải đúng cách và khoa học. Không nên kiêng khem quá nhiều mà phải đảm bảo đủ dinh dưỡng cho mẹ trong giai đoạn này. Mẹ chỉ cần hạn chế ăn những đồ chế biến sẵn, đồ cay nóng, đồ tái sống, đồ ăn lạnh hoặc nóng quá; không uống những đồ có chất kích thích như: rượu, bia, cà phê,…
Người chồng nên quan tâm nhiều hơn đến vợ sau sinh

Chế độ sinh hoạt

Mẹ nên ngủ đủ 8 – 9 tiếng mỗi ngày, không nên làm việc nặng tránh mất sức và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe
Mẹ không nên tắm bằng nước lạnh hay ngâm mình quá lâu trong bồn tắm. Mẹ cũng không nên tắm và gội đầu cùng một lúc, chỉ nên tắm trong khoảng 3 – 5 phút và phải sấy khô đầu ngay sau khi gội
Cần tránh quan hệ vợ chồng khi vẫn còn sản dịch để đảm bảo sức khỏe cho mẹ.
Xem thêm nhiều hơn tại đây: https://nipt.com.vn/danh-cho-me

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2020

Triệu chứng đau xương mu vùng kín khi mang thai

Đau vùng xương mu vùng kín 3 tháng đầu là triệu chứng rất nhiều mẹ bầu gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi nhưng tình trạng này khiến mẹ bầu sẽ gặp phải khó khăn trong việc di chuyển và sinh hoạt. Nào cùng khám phá chi tiết trong bài viết sau cùng gentis nhé !

Triệu chứng đau xương mu vùng kín khi mang thai

NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU XƯƠNG MU KHI MANG THAI

Hai bên xương chậu được kết nối bằng khớp xương mu ở phía trước, khớp có thể co dãn dưới sự hỗ trợ của hệ thống dây chằng, do đó khi dây chằng bị kéo căng sẽ gây đau vùng xương mu. Vùng xương mu giữ nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ phần phía trên của cơ thể nên khi mang thai, vùng xương chậu của mẹ bầu sẽ phải dãn hết mức để tạo điều kiện cho thai nhi phát triển cũng như phục vụ cho quá trình sinh nở về sau. Chính vì vậy, sự chịu đựng của xương chậu sẽ yếu hơn và dễ bị tổn thương hơn và các mẹ bầu sẽ cảm thấy mình bị đau nhức xương mu khi mang thai.
Đau xương mu khi mang thai là hiện tượng rất nhiều mẹ bầu mắc phải
Trong quá trình sinh hoạt, mẹ bầu vận động, vùng xương mu chịu áp lực cao cũng có thể khiến chị em bị đau xương mu khi mang thai và mức độ đau ngày càng nhiều khi mẹ bầu chuyển động mạnh hoặc khi tử cung càng lớn.
Ngoài ra, khi cơ thể quá nặng nề do thai lớn cũng sẽ khiến cho cột sống của chị em phải chịu đựng quá mức dẫn đến tình trạng các khớp xương bị thoái hóa nặng hơn hoặc làm cho nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí ban đầu, gây ra chứng thoái hóa khớp hoặc thoát vị đĩa đệm vùng chậu khiến cho vùng xương mu bị tổn thương và gây nên hiện tượng đau mu vùng kín khi mang thai.
Khi bị đau xương mu mẹ bầu sẽ cảm thấy phần trước của xương chậu bị đau dữ dội

TRIỆU CHỨNG ĐAU XƯƠNG MU KHI MANG THAI

Dù là đau xương mu khi mang thai 3 tháng đầu hay đau mu vùng kín khi mang thai tháng cuối, những triệu chứng này sẽ ngày càng biểu hiện rõ khi thai lớn và thường chị em bị đau xương mu khi mang thai tháng thứ 7 trở đi. Mẹ bầu sẽ gặp phải những triệu chứng như:
  • Phần trước của xương chậu bị đau dữ dội
  • Đau nhức và nóng ran ở khu vực xương hông, đáy xương chậu và phía sau của chân.
  • Đau đầu gối và có thể lan tới mắt cá chân và bàn chân
  • Đau buốt khi mẹ bầu đưa một chân lên, đứng trên 1 chân, khi leo cầu thang, ra khỏi giường hay khi vặn người.
  • Mẹ bầu sẽ cảm thấy đau hơn khi về đêm, nhất là khi trở mình hoặc bước xuống giường.
  • Có thể nghe hoặc cảm nhận được những âm thanh lách cách ở khu vực xương mu
  • Đi lại khó khăn
Đến gặp bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường xuất hiện

CÁCH GIẢM ĐAU XƯƠNG MU KHI MANG THAI

Để giảm đau xương mua và đau vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu các mẹ bầu có thể thực hiện những phương pháp sau:
  • Mẹ bầu nên có tư thế đi, đứng, ngồi đúng, giữ cho lưng thẳng, khi ngồi nên để một chiếc gối mềm tựa sau sinh.
  • Không tạo áp lực lên vùng xương háng, mẹ bầu có thể dùng đai hỗ trợ bụng bầu để đỡ xương chậu, giảm trọng lượng đè lên khớp xương mu đồng thời hỗ trợ giảm đau.
  • Lựa chọn những loại giày dép có đế bằng và thấp, cảm thấy thoải mái khi mang
  • Hạn chế đứng trên một chân hay duy trì một tư thế quá lâu
  • Khi ngủ, mẹ bầu nên nằm nghiêng sang trái và giữ cho chân và phần hông hơi cong. Mẹ bầu có thể dùng một chiếc gối nhỏ để kê phần hông khi nằm
  • Khám thai định kỳ để kiểm soát được tình trạng sức khỏe của bản thân và của thai nhi
  • Thường xuyên vận động cơ thể bằng những bài tập nhẹ nhàng
  • Bổ sung canxi cho cơ thể bằng những loại thực phẩm như đậu, sữa, trứng, rau xanh hoặc những viên uống có tác dụng bổ sung canxi.
  • Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc giảm đau. Nếu những cơn đau khiến mẹ bầu không thể chịu nổi thì hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ để được tư vấn giải pháp khắc phục.
Khám thai định kỳ để kiểm soát được tình hình sức khỏe và có hướng xử trí kịp thời khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường. Tham khảo gói xét nghiệm sàng lọc trước sinh tại gentis : https://nipt.com.vn/goi-xet-nghiem-nipt-illumina

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2020

Cách chữa nghén cho phụ nữ mang thai

Nghén là hiện tượng phổ biến khi mang thai với các triệu chứng như: mệt mỏi, buồn nôn, nôn,…Những triệu chứng này thường xảy ra ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Dù hiện tượng này là bình thường nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt, tinh thần của các mẹ. Vì thế, bài viết này gentis sẽ cung cấp cách chữa nghén cho phụ nữ mang thai.

Cách chữa nghén cho phụ nữ mang thai

VÌ SAO PHỤ NỮ MANG THAI BỊ NGHÉN?

Hiện nay vẫn chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị nghén nhưng phần lớn các giả thuyết đều cho đó là do sự biến động của nội tiết tố hCG trong cơ thể phụ nữ khi mang thai.
  • Hormone nội tiết hCG
Hormone nội tiết hCG gia tăng ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến chứng buồn nôn, nôn ói nghiêm trọng.
  • Khứu giác nhạy cảm
Khứu giác của mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn, nhất là với mùi lạ như: nước hoa, mùi thức ăn, xăng dầu…Đã có nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa khứu giác với hormone estrogen tình dục ở nữ giới. Do đó, khi mang thai lượng hormone estrogen tăng lên khiến khứu giác cũng biến đổi theo.
  • Thay đổi trong hệ tiêu hóa
Ngoài ra, những thay đổi trong hệ tiêu hóa của mẹ bầu có thể làm trầm trọng hơn tình trạng ốm nghén.
Nghén là hiện tượng bình thường ở phụ nữ mang thai

CÁCH CHỮA ỐM NGHÉN NHANH NHẤT

Có khá nhiều mẹo chữa nghén cho bà bầu tuy nhiên mẹ phải thực hiện đúng cách để đạt được hiệu quả cao nhất nhé.
  • Uống nước
Đây là phương pháp khá đơn giản, an toàn nhưng mang lại hiệu quả cao khi mẹ có dấu hiệu nôn ói. Mẹ nên uống nhiều nước và chia nhỏ làm nhiều lần trong ngày để giảm thiểu việc buồn nôn và khó chịu. Khi uống nước, mẹ chỉ nên uống ngụm nhỏ thay vì uống nhiều vào cùng một lúc. Ngoài ra, uống nước còn có rất nhiều lợi ích cho mẹ và bé. Giới thiệu dịch vụ xét nghiệm sàng lọc trước sinh NIPT là gì ?
  • Nhai gừng tươi hoặc uống trà gừng
Gừng được xem như là nguyên liệu chữa nghén nặng khi mang thai hiệu quả vì nó giúp giảm tiết axit trong dạ dày. Hơn nữa, mùi vị của gừng khá nồng có thể lấn át được những mùi khó chịu khác. Mẹ có thể dùng gừng để chữa nghén bằng các cách như: nhai một vài lát gừng mỏng rồi nuốt chửng (uống thêm nước); xay nhuyễn gừng rồi lấy nước, pha 5 giọt nước gừng đó vào nước, cho thêm mật ong và uống vào mỗi sáng; uống trà gừng; ăn kẹo gừng khi thấy có dấu hiệu buồn nôn hoặc nôn.
  • Uống trà bạc hà hoặc ngửi tinh dầu bạc hà
Tương tự như chanh, mẹ bầu có thể uống trà bạc hà hoặc ngửi tinh dầu bạc hà khi có dấu hiệu buồn nôn hay nôn.
Mẹ bị nghén có thể uống trà bạc hà để cảm thấy dễ chịu hơn
  • Uống nước chanh, ngửi tinh dầu chanh hoặc vỏ chanh
Chanh cũng có tác dụng trị chứng buồn nôn cho bà bầu bằng cách át đi những mùi khó chịu khác. Không những thế, vitamin C có trong chanh cũng rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Mẹ có thể sử dụng chanh bằng những cách sau: uống nước chanh mật ong; đổ tinh dầu chanh vào khăn và ghé sát mũi hít thật sâu khi có cảm giác buồn nôn; ngửi vỏ chanh;..
  • Uống vitamin B6
Vitamin B6 có nhiều trong gạo nâu, chuối, bơ, ngô, các loại hạt…có tác dụng cân bằng hệ tiêu hóa nên chữa nghén cho bà bầu rất hiệu quả. Hơn nữa, loại vitamin này cũng không gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ trước khi uống bất cứ loại vitamin nào
  • Ăn vặt
Ăn vặt không tốt cho sức khỏe nhưng mẹ cũng có thể chuẩn bị một chút đồ ăn như: bánh quy, một vài loại trái cây để ăn khi có nhu cầu. Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng cách này nhé.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng
Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe cho mẹ và cũng giúp tinh thần mẹ thoải mái hơn. Do đó, mẹ nên đi bộ hay tập yoga cho bà bầu để giảm bớt cảm giác nghén. Hơn nữa, việc đi bộ cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa, phòng tránh các vấn đề về nôn ói.
Ngửi vỏ chanh giúp giảm cảm giác buồn nôn

MỘT SỐ LƯU Ý TRONG CÁCH CHỮA NGHÉN CHO MẸ BẦU

Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý những điều sau để chữa nghén khi mang thai:
  • Tránh ăn no vì dễ khiến dạ dày căng tức, khó chịu, dễ bị buồn nôn. Thay vào đó, hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và chỉ ăn vừa đủ
  • Tuyệt đối không được để cơ thể đói
  • Hạn chế ăn các đồ béo và chiên rán có nhiều dầu mỡ vì chúng thường khó tiêu hóa và gây ra buồn nôn.
  • Hãy cố gắng đi ngủ sớm và dậy sớm hơn vào buổi sáng và đi lại, vận động nhẹ nhàng.
  • Tránh nằm ngay sau khi ăn. Nên chờ ít nhất khoảng 30 phút mới được nằm
Mẹ bầu nên ngủ sớm và thức dậy sớm vào buổi sáng
Trên đây là những cách chữa nghén cho phụ nữ mang thai mà mẹ bầu nên tham khảo. Mọi thông tin chi tiết cần liên hệ vui lòng gọi qua hotline: 18002010 hoặc truy cập ngay link sau: https://nipt.com.vn/tin-tuc-su-kien

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2020

Tìm hiểu xét nghiệm HIV khi mang thai

Xét nghiệm HIV khi mang thai là điều hết sức quan trọng bởi khi phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời thì có thể ngăn nguy cơ lây truyền virus từ mẹ sang con.

Tìm hiểu xét nghiệm HIV khi mang thai

DẤU HIỆU NHIỄM HIV KHI MANG THAI

Thông thường, mẹ bầu nhiễm HIV giai đoạn đầu sẽ không có triệu chứng gì đặc biệt ngoài một vài biểu hiện giống với cảm cúm, nếu không xét nghiệm thì không thể biết mình nhiễm bệnh.
  • Dấu hiệu nhiễm HIV khi mang thai thường là:
  • Sụt cân, đau bụng, ra huyết đường âm đạo
  • Chân tay sưng phù, đầu đau nhức, sốt cao
  • Hoa mắt, chóng mặt, có thể ngất xỉu
  • Rỉ nước đường âm đạo.
Nếu mẹ bầu gặp những triệu chứng trên thì cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Người nhiễm HIV không có triệu chứng đặc biệt, chỉ xét nghiệm mới cho ra kết luận chính xác.

XÉT NGHIỆM HIV KHI MANG THAI

Với phụ nữ mang thai, xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu bởi tuổi thai nhi càng lớn thì khả năng lây HIV cho con cũng càng cao.
Việc xét nghiệm HIV là tự nguyện, mẹ bầu có quyền từ chối, nhưng vì sức khỏe của con yêu, mẹ nên thực hiện xét nghiệm này.
Nếu mẹ bầu chưa từng làm xét nghiệm trước sinh HIV, bé con khi sinh ra cũng sẽ được xét nghiệm sớm nhất có thể bởi việc điều trị sớm trong vòng 12 giờ sau sinh sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh ở trẻ.
Các mẹ bầu nên làm xét nghiệm HIV sớm.
Để phòng lây nhiễm HIV cho phụ nữ mang thai và ngừa lây truyền từ mẹ sang con, các mẹ bầu cần:
Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một vợ một chồng.
Xét nghiệm HIV cả vợ cả chồng trước khi mang thai. Nếu người vợ có kết quả dương tính với HIV thì các bác sĩ sẽ có phương pháp phù hợp để bảo vệ mẹ và thai nhi.
Nếu mẹ đã có thai thì cần đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và tiếp nhận điều trị, giảm thiểu nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con.

LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON

Nếu mẹ bị nhiễm HIV và không được điều trị thì tỷ lệ truyền bệnh cho con sẽ là 25%. Nguy cơ truyền HIV từ mẹ sang con sẽ kéo dài suốt thai kỳ cho tới khi sinh nở và cho con bú.
Đứa trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ khi sinh ra thường phát bệnh nặng ở 2 năm đầu đời và sẽ khó sống quá 5 năm.
Xét nghiệm HIV khi mang thai sẽ giúp mẹ được điều trị kịp thời, ngăn ngừa lây truyền từ mẹ sang con.
Mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền bệnh cho con ở 3 giai đoạn:
  • Giai đoạn mang thai: virus HIV có thể lây truyền qua bánh rau. Thai nhi có thể bị nhiễm từ tuần thứ 15, tỷ lệ lây truyền cao nhất là ở tuần thứ 18 và có thể diễn ra trong suốt quá trình thai nghén. Khoảng 20-30% trẻ lây nhiễm HIV từ mẹ thông qua bánh rau.
  • Khi chuyển dạ đẻ: lúc bé đi qua đường sinh dục của mẹ sẽ tiếp xúc trực tiếp với dịch âm đạo hoặc do sự trao đổi máu giữa mẹ và thai nhi khi chuyển dạ có thể gây lây nhiễm. Khoảng 50-60% trẻ bị lây nhiễm HIV ở giai đoạn này. Với những trường hợp đẻ khó thì nguy cơ càng cao.
  • Giai đoạn cho con bú: virus HIV trong bạch cầu của mẹ đi qua các mạch máu, vào các nang sữa và đi vào đường tiêu hóa của trẻ. Nếu mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm, làm tổn thương niêm mạc ruột thì virus HIV sẽ từ sữa mẹ thâm nhâp vào cơ thể bé.

PHÒNG LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON

  • Can thiệp trước sinh
  • Xét nghiệm HIV, sàng lọc và điều trị các bệnh lây qua đường tình dục
  • Bổ sung các loại vitamin, sắt, dự phòng và điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội
  • Sử dụng thuốc kháng virus để điều trị cho mẹ hoặc điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
Mẹ bị nhiễm HIV nên nuôi con bằng sữa công thức để giảm thiểu nguy cơ lây truyền sang con.
  • Can thiệp trong sinh
Với những phụ nữ chưa can thiệp trước sinh thì cần xét nghiệm nhanh HIV.
Nếu kết quả dương tính, cần sử dụng thuốc kháng virus dự phòng lây truyền từ mẹ sang con.
Tránh các can thiệp như chọc ối, forcep, cắt tầng sinh môn… cân nhắc chỉ định mổ lấy thai. Nếu phải mổ lấy thai cần nhanh chóng lau sạch máu và sản dịch cho trẻ sơ sinh.
  • Can thiệp sau sinh
Mẹ cần cập nhật kiến thức về nguy cơ lây nhiễm HIV khi cho con bú.
Tốt nhất là nuôi con bằng sữa công thức
Nếu vẫn nuôi con bằng sữa mẹ thì phải cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó cai sữa sớm, chuyển sang ăn dặm ngay để giảm nguy cơ lây truyền HIV cho trẻ.
Trẻ cần được khám và điều trị bằng thuốc kháng virus.
Xem thêm nhiều hơn tại : https://nipt.com.vn/gioi-thieu-nipt-illumina