Thứ Tư, 19 tháng 2, 2020

5 Dấu hiệu cảnh báo tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ thật sự là “sát thủ giấu mặt” ám ảnh không ít mẹ bầu. Vậy những dấu hiệu nào dù bác sĩ chưa cần nói mà mẹ bầu vẫn có thể nhận ra?

5 Dấu hiệu cảnh báo tiểu đường thai kỳ

  • ĐI TIỂU NHIỀU BẤT THƯỜNG
Dấu hiệu này thường dễ bị nhầm lẫn với một trong những dấu hiệu sinh lý thông thường ở phụ nữ mang thai. Khi mang thai, nhất là ở giai đoạn cuối của thai kỳ, thai nhi phát triển kích thước ngày càng lớn gây một áp lực nhất định lên bàng quang của mẹ, đồng thời sự gia tăng của hormone hCG cũng sẽ khiến mẹ bầu buồn tiểu nhiều hơn bình thường.
Đi tiểu nhiều là dấu hiệu tiểu đường thai kỳ mà mẹ bầu dễ bỏ qua
Tuy nhiên, việc mẹ bầu thường xuyên có nhu cầu “giải quyết nỗi buồn” cũng có thể là dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ. Nguyên nhân là do khi mắc bệnh tiểu đường, lượng glucose trong cơ thể mẹ không được chuyển hóa hết, thay vào đó sẽ tồn đọng lại trong máu, sau đó được thải vào nước tiểu.
Lúc này, cơ thể mẹ bầu sẽ phải sản sinh thêm một lượng nước tiểu nữa, do đó mẹ bầu sẽ thường xuyên cảm thấy buồn tiểu hơn, nhất là vào ban đêm. Do đó, nếu có dấu hiệu này, mẹ bầu cần theo dõi sát sao và nhanh chóng thăm khám để xác định nguyên nhân, từ đó có hướng xử trí phù hợp.
  • MẮT BỊ MỜ
Khi bị tiểu đường, lượng đường trong máu của mẹ bầu thường khá cao. Khi lượng đường này bỗng nhiên tăng cao đột ngột có thể khiến mẹ bầu có cảm giác bị mờ mắt trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, hiện tượng này thường không kéo dài bởi khi cơ thể bắt đầu thích nghi thì mẹ bầu sẽ không còn bị mờ mắt nữa. Chia sẻ gói xét nghiệm sàng lọc trước sinh uy tín.
Khi lượng đường trong máu cao, mẹ có thể bị mờ mắt trong một thời gian ngắn
Chính vì vậy, mẹ bầu rất dễ bỏ qua dấu hiệu này, hoặc nhầm lẫn với một số hiện tượng sinh lý thường gặp khi mang thai.

“CÔ BÉ” BỖNG NHIÊN BỊ VIÊM NHIỄM KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂN

Khi bị tiểu đường đồng nghĩa với việc lượng đường trong cơ thể mẹ bầu sẽ tăng cao. Đây chính là cơ hội cho các loại vi khuẩn và nấm men ở vùng kín có cơ hội sinh sôi và phát triển. Do đó, phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thường có nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm âm đạo hơn.
Khi bị tiểu đường, mẹ bầu thường có nguy cơ viêm nhiễm vùng kín cao hơn bình thường
Nếu bỗng nhiên mẹ bầu thấy có các dấu hiệu như ngứa vùng kín, tiểu buốt, tiểu rát, vùng kín có mùi hôi bất thường… không rõ nguyên nhân thì cần nhanh chóng tiến hành tới bênh viện để thăm khám.

SÚT CÂN ĐỘT NGỘT VÀ THƯỜNG XUYÊN CẢM THẤY MỆT MỎI

Thường xuyên mệt mỏi và sút cân không rõ nguyên nhân là dấu hiệu mà mẹ bầu cần nghĩ đến ngay tiểu đường thai kỳ
Thời gian mang thai, bầu phải đối mặt với rất nhiều những lo lắng, điều này khiến không tránh khỏi có những khi tâm trạng cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị mệt mỏi kèm theo hiện tượng sụt cân trong khi có chế độ ăn uống không thay đổi thì hãy nghĩ ngay đến trường hợp có thể mẹ đã bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

CÁC VẾT THƯƠNG DÙ NHỎ CŨNG RẤT KHÓ VÀ LÂU LÀNH

Khi mang thai, chắc hẳn mẹ bầu nào cũng đã hết sức cẩn thận. Nhưng nếu vô tình bị đứt tay hay bị một vài vết xước nhỏ mà không thể lành lại trong một thời gian ngắn, thậm chí những vết thương này có thể bị nhiễm trùng, mưng mủ thì rất có thể mẹ bầu đã bị mắc bệnh tiểu đường.
Tiểu đường thai kỳ có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiền sản giật, đa ối, xuất huyết sau sinh, tăng nguy cơ sinh mổ, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Có thể nói, tiểu đường là căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, không phải không có cách phòng tránh căn bệnh này, đặc biệt, bệnh có thể có hướng xử trí phù hợp nếu được phát hiện sớm và kịp thời.
Xem thêm nhiều hơn kiến thức khi mang thai tại đây: https://nipt.com.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét