Thứ Tư, 12 tháng 2, 2020

Triệu chứng đau xương mu vùng kín khi mang thai

Đau vùng xương mu vùng kín 3 tháng đầu là triệu chứng rất nhiều mẹ bầu gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi nhưng tình trạng này khiến mẹ bầu sẽ gặp phải khó khăn trong việc di chuyển và sinh hoạt. Nào cùng khám phá chi tiết trong bài viết sau cùng gentis nhé !

Triệu chứng đau xương mu vùng kín khi mang thai

NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU XƯƠNG MU KHI MANG THAI

Hai bên xương chậu được kết nối bằng khớp xương mu ở phía trước, khớp có thể co dãn dưới sự hỗ trợ của hệ thống dây chằng, do đó khi dây chằng bị kéo căng sẽ gây đau vùng xương mu. Vùng xương mu giữ nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ phần phía trên của cơ thể nên khi mang thai, vùng xương chậu của mẹ bầu sẽ phải dãn hết mức để tạo điều kiện cho thai nhi phát triển cũng như phục vụ cho quá trình sinh nở về sau. Chính vì vậy, sự chịu đựng của xương chậu sẽ yếu hơn và dễ bị tổn thương hơn và các mẹ bầu sẽ cảm thấy mình bị đau nhức xương mu khi mang thai.
Đau xương mu khi mang thai là hiện tượng rất nhiều mẹ bầu mắc phải
Trong quá trình sinh hoạt, mẹ bầu vận động, vùng xương mu chịu áp lực cao cũng có thể khiến chị em bị đau xương mu khi mang thai và mức độ đau ngày càng nhiều khi mẹ bầu chuyển động mạnh hoặc khi tử cung càng lớn.
Ngoài ra, khi cơ thể quá nặng nề do thai lớn cũng sẽ khiến cho cột sống của chị em phải chịu đựng quá mức dẫn đến tình trạng các khớp xương bị thoái hóa nặng hơn hoặc làm cho nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí ban đầu, gây ra chứng thoái hóa khớp hoặc thoát vị đĩa đệm vùng chậu khiến cho vùng xương mu bị tổn thương và gây nên hiện tượng đau mu vùng kín khi mang thai.
Khi bị đau xương mu mẹ bầu sẽ cảm thấy phần trước của xương chậu bị đau dữ dội

TRIỆU CHỨNG ĐAU XƯƠNG MU KHI MANG THAI

Dù là đau xương mu khi mang thai 3 tháng đầu hay đau mu vùng kín khi mang thai tháng cuối, những triệu chứng này sẽ ngày càng biểu hiện rõ khi thai lớn và thường chị em bị đau xương mu khi mang thai tháng thứ 7 trở đi. Mẹ bầu sẽ gặp phải những triệu chứng như:
  • Phần trước của xương chậu bị đau dữ dội
  • Đau nhức và nóng ran ở khu vực xương hông, đáy xương chậu và phía sau của chân.
  • Đau đầu gối và có thể lan tới mắt cá chân và bàn chân
  • Đau buốt khi mẹ bầu đưa một chân lên, đứng trên 1 chân, khi leo cầu thang, ra khỏi giường hay khi vặn người.
  • Mẹ bầu sẽ cảm thấy đau hơn khi về đêm, nhất là khi trở mình hoặc bước xuống giường.
  • Có thể nghe hoặc cảm nhận được những âm thanh lách cách ở khu vực xương mu
  • Đi lại khó khăn
Đến gặp bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường xuất hiện

CÁCH GIẢM ĐAU XƯƠNG MU KHI MANG THAI

Để giảm đau xương mua và đau vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu các mẹ bầu có thể thực hiện những phương pháp sau:
  • Mẹ bầu nên có tư thế đi, đứng, ngồi đúng, giữ cho lưng thẳng, khi ngồi nên để một chiếc gối mềm tựa sau sinh.
  • Không tạo áp lực lên vùng xương háng, mẹ bầu có thể dùng đai hỗ trợ bụng bầu để đỡ xương chậu, giảm trọng lượng đè lên khớp xương mu đồng thời hỗ trợ giảm đau.
  • Lựa chọn những loại giày dép có đế bằng và thấp, cảm thấy thoải mái khi mang
  • Hạn chế đứng trên một chân hay duy trì một tư thế quá lâu
  • Khi ngủ, mẹ bầu nên nằm nghiêng sang trái và giữ cho chân và phần hông hơi cong. Mẹ bầu có thể dùng một chiếc gối nhỏ để kê phần hông khi nằm
  • Khám thai định kỳ để kiểm soát được tình trạng sức khỏe của bản thân và của thai nhi
  • Thường xuyên vận động cơ thể bằng những bài tập nhẹ nhàng
  • Bổ sung canxi cho cơ thể bằng những loại thực phẩm như đậu, sữa, trứng, rau xanh hoặc những viên uống có tác dụng bổ sung canxi.
  • Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc giảm đau. Nếu những cơn đau khiến mẹ bầu không thể chịu nổi thì hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ để được tư vấn giải pháp khắc phục.
Khám thai định kỳ để kiểm soát được tình hình sức khỏe và có hướng xử trí kịp thời khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường. Tham khảo gói xét nghiệm sàng lọc trước sinh tại gentis : https://nipt.com.vn/goi-xet-nghiem-nipt-illumina

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét