Thứ Năm, 6 tháng 2, 2020

Ngồi xổm khi mang thai 3 tháng đầu tiên

Khi mang thai, mẹ bầu cần phải lưu ý rất nhiều từ cách đi đứng, tư thế ngồi, tư thế nằm, chế độ ăn uống… để có một thai kỳ thật khỏe mạnh. Vậy mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu có được ngồi xổm không? Bài viết sau sẽ giải đáp giúp chị em thắc mắc này.

Ngồi xổm khi mang thai 3 tháng đầu tiên

Theo các chuyên gia, tư thế ngồi xổm không ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ngồi xổm. Trong giai đoạn này, thai nhi đang phát triển rất nhanh, bụng mẹ lớn lên từng ngày khiến phần dưới cơ thể và cột sống phải chịu áp lực rất lớn. Mẹ sẽ phải chịu nhiều cơn đau tức, mạch máu ở chân, tay bị chèn ép, có thể bị suy giãn tĩnh mạch, phù nề, không giữ được thăng bằng tốt nên dễ bị ngã. Do đó, mẹ bầu ngồi xổm trong 3 tháng đầu dễ gặp nguy hiểm với tư thế này.
Mẹ bầu được khuyến cáo không nên ngồi xổm trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Thay vì ngồi xổm, các mẹ bầu nên thực hành những tư thế ngồi, đi đứng đúng để giảm tình trạng đau nhức cơ thể, mang lại lợi ích cho cả mẹ và bé. Cách ngồi đúng cho mẹ bầu:
  • Lưng thẳng, vai hơi đẩy ra sau khi ngồi.
  • Ngồi sâu vào ghế, chạm mông vào chỗ tựa để không bị đau lưng. Mẹ có thể kê thêm chiếc gối đệm ở phần võng lưng để giảm đau nhức mỏi.
  • Khi ngồi, mẹ cần để chân thoải mái dưới sàn nhà, hoặc kê lên một chiếc ghế thấp, đầu gối tạo thành một góc 90 độ.
  • Nếu ngồi ghế xoay, mẹ hãy xoay cả người.
  • Các mẹ bầu không nên ngồi lâu quá 30 phút. Thường xuyên vận động, đứng lên đi lại nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ không bị nhức mỏi cơ thể. Các mẹ nên thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh phát hiện sớm dị tật thai nhi hay gặp.
Các mẹ bầu cần ngồi đúng tư thế để không bị đau mỏi và ảnh hưởng tới em bé.

LỢI ÍCH CỦA VIỆC NGỒI XỔM KHI MANG THAI

5 lợi ích của ngồi xổm với mẹ bầu

Mặc dù việc ngồi xổm không có lợi cho mẹ bầu 3 tháng đầu nhưng đến 3 tháng cuối thai kỳ, các bác sĩ lại khuyến khích tư thế này. Ngồi xổm mang lại cho các mẹ bầu 5 lợi ích sau:
  • Giúp cơ sàn chậu của mẹ khỏe hơn. Theo các chuyên gia, những mẹ bầu chăm chỉ tập ngồi xổm (hay squat) đúng kỹ thuật sẽ có cơ sản chậu khỏe hơn. Bài tập này giúp tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu tốt hơn cả tập kegel.
  • Ngăn đau lưng, đau vùng chậu. Trong thai kỳ, mẹ bầu thường bị đau nhức toàn thân do hormone relaxin và progesterone làm các dây chằng bị nới lỏng. Tập ngồi xổm đúng kỹ thuật sẽ giúp các mẹ giải quyết được vấn đề này.
  • Ngồi xổm rất có ích cho việc chuyển dạ và sinh nở sau này. Nếu mẹ bầu ở 3 tháng cuối tập squat sẽ đối phó được với những cơn co thắt khi chuyển dạ, giúp em bé tụt xuống xương chậu sâu hơn.
  • Giúp mẹ chịu đựng được tư thế sinh bé. Ngồi xổm giúp cơ bắp ở chân mẹ bầu khỏe hơn, chịu đựng được tư thế khi sinh bé tốt hơn. Những tư thế này sẽ dồn trọng lực khiến xương chậu mở rộng hơn, giúp đẩy em bé ra ngoài dễ dàng.
  • Vòng 3 đẹp hơn. Ngồi xổm nhiều hay tập squat sẽ giúp vòng 3 của mẹ bầu được định hình tròn đẹp trong suốt thai kỳ và sau khi sinh.
Ngồi xổm ở 3 tháng cuối thai kỳ giúp mẹ dễ sinh hơn.
Một trong những lợi ích của các mẹ tập squat khi mang thai là thời gian chuyển dạ có thể giảm xuống khoảng 90 phút. Nếu mẹ có tư thế sinh phù hợp nữa thì quá trình sinh bé còn diễn ra nhanh hơn. Nói tóm lại, việc ngồi xổm hay tập squat là bài tập có lợi cho phụ nữ mang thai. Ở giai đoạn 3 tháng đầu, mẹ nên hạn chế tư thế này. Nhưng từ những tháng sau, mẹ hoàn toàn có thể tập luyện theo hướng dẫn của chuyên gia.

Những trường hợp mẹ bầu không nên ngồi xổm

Ngồi đúng tư thế giúp mẹ tránh bị đau mỏi.
Sau 30 tuần mà em bé chưa ở vị trí thuận lợi thì mẹ không nên ngồi xổm. Tư thế này giúp đẩy bé tiến sâu hơn xuống xương chậu nhưng nếu thai ngôi mông thì mẹ không nên ngồi xổm.
Nếu mẹ bị đau khi ngồi xổm thì cần phải tránh tư thế ngồi này. Có thể mẹ đã ngồi sai kỹ thuật.
Vì lý do y tế, chẳng hạn như mẹ bị mạch máu tiền đạo và mang đa thai dưới 35 tuần cũng không nên ngồi xổm.
Cần tư vấn các gói xét nghiệm sàng lọc trước sinh NIPT xin liên hệ 18002010 hoặc website: https://nipt.com.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét