Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2020

Lí do bà bầu bị nổi mề đay trong ba tháng đầu

 Bà bầu bị dị ứng nổi mẩn ngứa hay còn gọi nổi mề đay là dấu hiệu dễ gặp. Vậy nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không? Có cách nào điều trị an toàn, hiệu quả tại nhà? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để xác định rõ nguyên nhân, cách chữa nổi mề đay khi mang thai để mẹ bầu có thể trải qua một thai kỳ thật khỏe mạnh. 

Nguyên nhân nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu

Bệnh mề đay khi đang mang thai là hiện tượng trên da (mặt, bụng, tay, chân, đùi,…) bị nổi những vết mẩn đỏ và kèm theo triệu chứng ngứa da. Theo thống kê, có khoảng 1% mẹ bầu bị nổi mề đay và thường gặp nhất là những chị em mang thai 3 tháng đầu tiên của thai kỳ (còn gọi là tam cá nguyệt thứ nhất) và nổi mề đay khi mang thai tháng cuối.
Hiện tượng nổi mề đay xuất hiện bởi nhiều yếu tố khác nhau, ở phụ nữ đang mang thai bệnh xảy ra bởi một số nguyên nhân chính sau đây:
  • Thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có xu hướng gia tăng nồng độ hormone estrogen, Progesterone. Điều này kích thích tế bào hắc tố dẫn đến tình trạng ngứa ngáy trên da, nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu.
  • Do dùng thuốc: Bổ sung các loại thuốc sắt, canxi, vitamin, DHA,… là điều cần thiết giúp đảm bảo cho thể phụ nữ có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng hoặc sử dụng các loại thuốc không phù hợp sẽ khiến thai phụ có nguy cơ bị nổi mề đay.
  • Do da bị căng rạn đột ngột: Khi thai nhi trong bụng phát triển, cơ thể người mẹ dần to ra khiến cho vùng da bụng, da đùi bị căng rạn. Lúc này sẽ làm cho các mô da bị tổn thương và gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy.
  • Dị ứng thời tiết: Cơ thể phụ nữ khi mang thai thường rất dễ nhạy cảm. Khi thời tiết có sự thay đổi thất thường, từ nóng chuyển sang lạnh hoặc ngược lại thì đều có khả năng gây ra nổi mề đay, ngứa ngáy khó chịu.
  • Do chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống không hợp lý, thừa chất hoặc nạp quá nhiều thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, hạnh nhân, đậu phồng,… cũng khiến cho mẹ bầu bị nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu.
  • Do tâm lý và sức đề kháng: Tâm lý lo lắng, căng thẳng cùng với hệ miễn dịch bị suy giảm khiến cho nhiều mẹ bầu bị nổi mề đay trong thai kỳ thứ nhất.
  • Do tiếp xúc với dị nguyên: Khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như: Phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất, lông động vật, nọc côn trùng,… thì cũng sẽ bị nổi mề đay, mẩn ngứa.
  • Một số nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân trên, phụ nữ mang thai bị nổi mề đay còn có thể do bị nhiễm ký sinh trùng, do vấn đề về gan,…

Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không? Khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Bị nổi mề đay khi đang mang thai 3 tháng đầu là tình trạng khá phổ biến và có tới 70% phụ nữ mang thai bị nổi mề đay có thể thuyên giảm chỉ sau vài ngày nghỉ ngơi và có chế độ chăm sóc đúng cách. Đối với những mẹ bầu có hệ miễn dịch yếu, cơ địa nhạy cảm, nổi mề đay có thể kéo dài hàng tuần, thậm chí hàng tháng.

Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Các chuyên gia nhận định nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu chủ quan bỏ lỡ mất “thời điểm vàng” hoặc điều trị không đúng cách sẽ làm cho virus, vi khuẩn tiến sâu vào cơ thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của trẻ:
Đối với phụ nữ đang mang thai : Mề đay từ một vị trí có thể lan rộng ra khắp cơ thể khiến phụ nữ mang thai bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người. Thêm vào đó, ngứa ngáy sẽ khiến các mẹ mất ngủ, ngủ không ngon giấc, người mệt mỏi, suy nhược, lo âu, phù mắt, mi, môi. Đặc biệt, khi phù mao mạch diễn ra ở hệ hô hấp có thể gây khó thở, đột quỵ.
Đối với thai nhi: 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn cực kỳ quan trọng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi. Nếu mẹ bầu bị mề đay trong khoảng thời gian này sẽ khiến bé kém phát triển, sinh ra dễ bị mắc mề đay bẩm sinh, hở hàm ếch, mặc các bệnh về mắt, thiếu máu não, chân tay thiếu ngón,…Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé
Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu tùy từng trường hợp mà có thể khiến cho mẹ bầu và thai nhi gặp nguy hiểm. Do đó, khi thấy có triệu chứng của bệnh mẹ bầu cần đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, xác định nguyên nhân và có hướng xử lý kịp thời. sàng lọc trước sinh là gì ?

Nổi mề đay khi đang mang thai có lây không? Khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Theo thầy thuốc Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, nổi mề đay là bệnh ngoài da, không bị lây nhiễm. Vì vậy mẹ bầu có thể thoải mái tiếp xúc với bạn bè, người thân.

Mặc dù biểu hiện của bệnh mề đay có thể khắc phục tại nhà trong thời gian mới khởi phát. Tuy nhiên, khi thấy những triệu chứng dưới đây, mẹ bầu nên chủ động tới thăm khám và xin ý kiến bác sĩ chuyên môn để có biện pháp điều trị sớm:
  • Nổi mề đay khắp người.
  • Ngứa về đêm gây mất ngủ.
  • Mề đay tái phát liên tục nhiều lần trong năm.
  • Đã sử dụng biện pháp điều trị tại nhà không đem lại hiệu quả.
  • Cách chữa nổi mề đay khi đang mang thai an toàn, hiệu quả
Nổi mề đay có diễn biến phức tạp và có nguy cơ tái phát cao. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, người bệnh nên ưu tiên lựa chọn các biện pháp an toàn, lành tính mà vẫn đảm bảo hiệu quả. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ có chuyên môn trước khi tiến hành điều trị.

Một số lưu ý nếu bị nổi mề đay khi đang mang thai 3 tháng đầu

Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu là hiện tượng mà hầu hết người phụ nữ nào cũng gặp. Vì vậy, mẹ bầu cần chủ động tìm cách chăm sóc và phòng ngừa để tránh làm tổn thương lan rộng không tốt cho sức khỏe mẹ và bé:
  • Không nên dùng tay xoa, gãi lên vùng bị nổi mẩn đỏ ngứa. Hành động này sẽ làm gia tăng cảm giác ngứa ngáy và các nốt mề đay lan rộng.
  • Tránh xa những tác nhân có nguy cơ gây dị ứng cho da như phấn hóa, bụi bẩn, ánh nắng, hóa chất,…
  • Dọn dẹp, vệ sinh nơi ở, nơi làm việc luôn sạch sẽ để tránh tạo điều kiện cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển và gây nổi mề đay.
  • Để không phải lo lắng về vấn đề nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu nên thường xuyên tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày. Sử dụng sữa tắm có nguồn gốc thiên nhiên để tránh gây kích ứng da.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái giúp da luôn thông thoáng, mát mẻ, không bị bí bách.
  • Luôn vui vẻ, lạc quan, không làm việc quá sức sẽ dễ bị nổi mề đay.
  • Nên thận trọng khi sử dụng các loại thuốc, hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về vấn đề bất thường trong quá trình uống thuốc.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ và tiêm phòng đầy đủ theo hướng dẫn dành cho phụ nữ đang mang thai.
Bài viết trên là thông tin giải đáp cho vấn đề nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không cũng như các cách điều trị tại nhà an toàn, hiệu quả. Mong rằng mẹ bầu đã hiểu rõ hơn về bệnh lý này có có hướng khắc phục phù hợp với thể trạng của mình.
Nếu các mẹ có nhu cầu làm các xét nghiệm trước sinh như xét nghiệm triple testxét nghiệm double test, chẩn đoán hội chứng down... thì liên hệ ngay với chúng tôi theo số 18002010.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét