Thứ Ba, 13 tháng 10, 2020

Những điều không tốt khi sinh con dày

Vì nhiều lý do khác nhau, có khá nhiều phụ nữ sinh con quá dày. Việc này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi nên chị em cần chú ý. Đảm bảo khoảng cách sinh con phù hợp là lựa chọn tốt nhất. Cùng xét nghiệm sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau nhé !

Những điều không tốt khi sinh con dày

Nguy cơ sinh non, con thiếu cân

Theo nhiều nghiên cứu, những em bé được thụ tinh trong vòng 6 tháng đầu sau khi mẹ sinh đứa trẻ trước có nguy cơ sinh non lên đến hơn 40%. Ngoài ra, nguy cơ em bé sinh ra thiếu cân lên đến hơn 61% so với những em bé được thụ thai sau ít nhất 18 kể từ thai kỳ trước đó.

Đe dọa sức khỏe mẹ bầu

Nếu sinh con quá dày, mẹ dễ bị tiền sản giật, thiếu máu, tăng huyết áp trong quá trình mang thai. Trong khi chuyển dạ, mẹ bầu cũng gặp khó khăn như cơn cơ yếu, chuyển dạ kéo dài khiến mẹ mệt mỏi và có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi cũng như quá trình sinh.
Ngoài ra, sau lần sinh trước, cơ thể mẹ yếu hơn rất nhiều nên cần được nghỉ ngơi trong thời gian dài để hồi phục. giai đoạn chăm sóc con nhỏ cũng rất vất vả nên sức khỏe của mẹ càng bị ảnh hưởng. Vì thế, nếu mẹ phải đối mặt tiếp với một lần vượt cạn nữa trong thời gian ngắn thì mẹ dễ bị suy nhược, thậm chí gặp phải các biến chứng như thủng tử cung, nhiễm trùng…

Sinh con quá dày trẻ dễ bị tự kỷ

Việc sinh con quá dày không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà có thể làm tăng nguy cơ mắc tự kỷ ở đứa trẻ sinh sau. Có nghiên cứu tiến hành trên 7000 đứa trẻ ở Phần Lan cho thấy việc mang thai lần hai trước khi đứa đầu chưa đủ 1 tuổi sẽ làm tăng 30% nguy cơ đứa trẻ thứ 2 mắc bệnh tự kỷ.
Tuy bệnh tự kỷ do nhiều yếu tố gây nên nhưng mẹ cũng nên cẩn trọng với khả năng này. Hãy cố gắng duy trì khoảng cách các lần sinh để đảm bảo an toàn nhất cho những đứa trẻ.
Sinh con quá dày làm tăng nguy cơ đứa trẻ sinh sau dễ mắc bệnh tự kỷ

Ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ

Giai đoạn đầu đời hệ miễn dịch của bé còn non yếu nên mẹ sẽ khó có đủ thời gian, công sức để chăm sóc tốt cho cả hai bé. Nếu một bé bị bệnh thì mẹ sẽ không thể chăm sóc đứa còn lại tốt nhất. Việc này khiến mẹ bị xoay trong guồng quay tấp nập và mệt mỏi, khiến mẹ bị stress.
Nếu hai đứa trẻ ngoan thì không sao nhưng chúng mà hay tranh giành, không nhường nhịn nhau thì mẹ khó có thể xử lý phù hợp và tốt cho hai con. Tất cả những vấn đề này đều ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ và cả tâm lý của các con. Đo độ mờ da gáy ở tuần bao nhiêu tốt nhất ?

Mang thai trong khi đang cho con bú tồn tại nguy cơ gì?

Mang thai quá dày đồng nghĩa với việc mẹ sẽ mang thai em bé thứ 2 khi đứa thứ nhất đang trong giai đoạn bú mẹ. Trường hợp này ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và con.
Mỗi phản xạ bú của con đều kích thích cơ thể mẹ tiết ra Oxytocin, chất có khả năng gây co bóp tử cung. Từ đó, tăng nguy cơ gây sảy thai với cái thai đang trong bụng mẹ. Vì thế, khi biết mình có bầu, chị em nên cai sữa cho em bé đầu và cho con chuyển sang uống sữa công thức. Sữa công thức có thể chất lượng tốt nhưng vẫn không thể tốt bằng sữa mẹ nên đây là một thiệt thòi đối với em bé thứ nhất.
Nếu phải cai sữa cho con, mẹ không nên cai ngay lập tức mà hãy cai từ từ. Mẹ nên giảm dần số lần bú mẹ và thay vào đó là uống sữa công thức. Lần đầu cho bé uống ít sữa, sau đó tăng dần lượng sữa công thức lên để cơ thể của bé quen dần với hương vị và mùi của sữa.
Mang thai khi đang cho con bú cũng khiến cơ thể mẹ bị suy nhược. Khi mang thai, đầu vú của mẹ căng cứng và nhức nên nếu con bú sẽ khiến tình trạng đau trầm trọng hơn. Giải pháp tốt nhất cho mẹ bầu lúc này là cho bé đầu bú cữ ngắn hơn để tránh bị đau kéo dài. Tuy nhiên cũng phải đảm bảo bé được bú đủ sữa để phát triển.
Mẹ bầu mang thai nhi đang cho con bú ảnh hưởng rất lớn đến mẹ và cả 2 em bé
Mang thai, hầu hết mẹ bầu nào cũng phải đối mặt với tình trạng ốm nghén. Vừa mệt vì ốm nghén, vừa mệt vì phải chăm con nhỏ sẽ khiến mẹ bị suy nhược cơ thể, mất sữa. Sức khỏe của mẹ không đảm bảo cũng khiến thai nhi bên trong bụng kém phát triển hơn.

Khoảng cách tốt nhất cho mỗi lần sinh

Sinh con quá dày có thể sẽ đem lại nhiều lợi ích nhưng lại không được các chuyên gia y tế ủng hộ vì nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà còn ảnh hưởng đến hai đứa con.
Theo các chuyên gia, khoảng cách giữa hai lần sinh tốt nhất là nằm trong khoảng thời gian từ 18 – 59 tháng. Việc sinh quá dày hoặc cách nhau quá xa cũng đều không tốt. Nếu mẹ sinh thường thì cần đảm bảo đứa đầu được ít nhất 1 tuổi mới nên mang thai đứa con tiếp theo.
Nếu đứa đầu mẹ sinh mổ thì khoảng cách để mang thai lần sau là 2 năm. Đây là khoảng cách tối thiểu để sức khỏe của mẹ được hồi phục tốt nhất vì sau sinh mổ cộng với việc chăm con, sức khỏe của người phụ nữ yếu đi rất nhiều. 
Sinh con quá dày tiềm ẩn nhiều nguy hại như thai nhi kém phát triển, đứa trẻ thứ 2 dễ bị tự kỷ, mẹ bầu bị suy nhược cơ thể, thiếu máu, tăng nguy cơ cao huyết áp, tiền sản giật, chuyển dạ kéo dài… Tất cả đều ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và con.
Vì vậy, tốt nhất mẹ nên đảm bảo khoảng cách giữa các lần sinh, 1 năm đối với sinh thường và 2 năm đối với sinh mổ thì mới được mang thai tiếp.
Đọc thêm: xét nghiệm triple test là gì ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét