Thứ Ba, 1 tháng 10, 2019

6 trường hợp bắt buộc sẽ phải sinh mổ

Mẹ bầu thường nghĩ đến sinh mổ vì sợ mình không chịu đựng nổi sự đau đớn lúc sinh thường. Tuy nhiên, chỉ với 6 trường hợp sau, mẹ mới nên chọn sinh mổ nhé cùng gentis tìm hiểu nào!

6 trường hợp bắt buộc sẽ phải sinh mổ


Không có gì lạ khi người nối tiếng chọn phương án sinh mổ để bảo toàn hình tượng mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên, tự nhiên vẫn tốt hơn, và để được chỉ định đi mổ “bắt con”, bạn phải 1 trong 6 trường hợp sau:
1/ Ca sinh khó
Khi quá trình chuyển dạ diễn ra không đúng như “kế hoạch”, hoặc thai nhi có dấu hiệu không phù hợp để “chui ra” khỏi khung xương chậu của mẹ, bác sĩ sẽ ra quyết định cho sinh mổ.
2/ Ca suy thai
Khi em bé đang trải qua những thay đổi bất thường về nhịp tim. Trong một vài trường hợp, nếu mẹ bầu vẫn có dấu hiệu chịu đựng được, bác sĩ sẽ để chờ đợi và tiếp tục theo dõi tình hình bé liệu có tiến triển tốt hơn không. Tuy hiên, nếu mọi chuyện chuyển biến theo chiều hướng xấu, mổ khẩn cấp sẽ được chỉ định.
3/ Vị trí của bé
Khi ngôi thai bất thường, nghĩa là bé nằm ngang, nằm ngược hoặc đầu không “lọt”, mẹ bầu sẽ bắt buộc phải sinh mổ.
4/ Vấn đề về nhau thai
Khi nhau thai nằm ở vị trí bất thường như nhau tiền đạo, nhau bong non, quá trình vượt cạn có thể làm cả hai mẹ con vào nguy cơ an toàn đến tính mạng. (Tham khảo vài gói xét nghiệm dị tật thai nhi trước sinh)
5/ Vỡ ối sớm
Vỡ ối sớm nhưng mẹ không có dấu hiệu chuyển dạ đi kèm, bác sĩ sẽ phải chỉ định mổ nếu không bé con trong bụng sẽ bị ngạt thở.
6/ Tiền sử sinh mổ
Với các mẹ sinh con lần hai hoặc ba, nếu lần trước là sinh mổ, mẹ thường được chỉ định tương tự cho lần này. Tuy nhiên, nếu khoảng thời gian sinh con lần trước và lần sau cách nhau đủ xa để vết mổ hoàn toàn hồi phục và sức khỏe mẹ đảm bảo an toàn, bác sĩ sẽ dựa vào điều kiện sức khỏe của mẹ để chỉ định sinh mổ hoặc chờ theo dõi xem mẹ có đủ sức vượt cạn tự nhiên hay không. Đa số các mẹ sinh mổ lần đầu đều phải sinh mổ lần sau.
Nếu sợ mình không chịu đựng nổi cảm giác đau đớn lúc sinh thường, mẹ có thể yêu cầu chọn phương pháp sinh không đau bằng cách tiêm thuốc gây tê ngoài màng cứng hoặc tủy sống. Với trường hợp này, bạn sẽ phải ở viện lâu hơn các mẹ sinh thường vài ngày, và cần đến nhiều hỗ trợ để sữa về cho con bú.
Vậy với 6 lưu ý trên của phòng xét nghiệm gentis hi vọng các mẹ hãy yên tâm, và biết khi nào bạn mới thực sự cần sinh mổ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét