Thứ Hai, 7 tháng 10, 2019

Tìm hiểu 5 triệu chứng lạ khi mang thai

Không chỉ đơn giản là những cơn ốm nghén vào buổi sáng, buồn nôn khi ngửi thấy mùi dầu mỡ, hay thèm ăn một món gì đó kinh khủng, bạn còn có thể đối mặt với nhiều triệu chứng khác khi mang thai. Với từng triệu chứng, sẽ có cách giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết sau đây.

Tìm hiểu 5 triệu chứng lạ khi mang thai

1/ Chảy máu chân răng

Cũng như các bộ phận khác trên cơ thể bà bầu ngày một “phình” to, nướu của bạn cũng có nguy cơ sưng lên khi mang thai. Sự thay đổi của progesterone và estrogen làm lưu lượng máu tăng cao, hệ quả là nướu bị sưng. Vì vậy, khi đánh răng, mẹ bầu rất dễ bị chảy máu chân răng. Nếu khi không đánh răng hay dùng chỉ nha khoa, máu vẫn xuất hiện ở chân răng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Hiện tượng này đôi khi còn liên quan đến chuyện sinh non hoặc sinh con nhẹ cân. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe răng miệng, bà bầu nhớ đi nha khoa 2 lần trong 9 tháng mang thai nhé.

2/ Nghẹt mũi & khó thở

Tương tự như các bộ phận khác, mũi bà bầu cũng nở ra đáng kể. Sự giãn nở này vô tình thu nhỏ diện tích đường thở, khiến bà bầu hít thở khó khăn hơn. Bạn có thể giảm bớt sự khó chịu này bằng cách sử dụng thuốc nhỏ mũi, nước muối sinh lý. Ngoài ra, bạn có thể trang bị máy phun sương để tăng độ ẩm, giúp việc hít thở trở nên dễ dàng hơn. Bạn nên tham khảo vài gói xét nghiệm trước sinh tìm ra sớm dị tật thai nhi.

3/ Táo bón

Sự gia tăng progesterone làm chậm thời gian vận chuyển thức ăn từ dạ dày đến ruột, dẫn đến táo bón. Đồng thời, vitamin bà bầu uống trong lúc mang thai làm cơ thể tích nước, khiến việc “đi nặng” trở nên khó khăn hơn. Để cải thiện tình hình này, bạn nên uống nhiều nước, bổ sung thêm rau quả, sữa chua vào chế độ ăn hằng ngày. Đặc biệt, tránh dùng thuốc nhuận tràng hoặc kích thích nhu động ruột, vì nó có thể gây ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng của bà bầu.

4/ Sưng & đau chân

Em bé đang ngày một lớn dần lên trong bụng mẹ đòi hỏi lưu lượng máu rất lớn để cung cấp ô-xy và chất dinh dưỡng bổ sung cho cơ thể. Đến tuần thứ 20, lưu lượng máu lưu thông của bà bầu tăng đến 50%. Vì áp lực rất lớn này, tình trạng tắc nghẽn mạch máu ở chân và bàn chân là điều không thể tránh khỏi. Mỗi khi thấy đau nhức, bạn có thể nâng cao chân lên để cảm thấy dễ chịu hơn.

5/ Vấn đề về da

Thay đổi nội tiết tố trong thời gian mang thai sẽ khiến da bạn nổi mụn, mỏng đi, trở nên nhạy cảm, dễ bắt nắng, dần đen sạm và bị nám. Vì vậy, bà bầu nên chăm sóc và bảo vệ làn da đúng cách. Đặc biệt, đừng quên dùng kem chống nắng để bảo vệ làn da mỏng manh mỗi khi ra ngoài.
Trên đây là vài chia sẻ của phòng xét nghiệm gentis, mong rằng các mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhất khi đang mang thai.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét