Thứ Hai, 28 tháng 10, 2019

Bà bầu nghe nhạc thế nào cho đúng nhất

Không thể phủ nhận lợi ích của những bản nhạc cho bà bầu như giúp mẹ thư giãn, kích thích sự phát triển của thai nhi và tạo sự kết nối giữa hai mẹ con. Vậy trong bài viết này gentis sẽ chia sẻ với các mẹ cách nghe nhạc đúng nhất khi đang mang thai.

Bà bầu nghe nhạc thế nào cho đúng nhất

Theo kinh nghiệm của các mẹ bầu, đây là những bản nhạc thai giáo rất tốt cho mẹ và bé. Mẹ có thể nghe những bài nhạc dành cho bà bầu này trước lúc ngủ, vào buổi sáng sớm hay lúc nghỉ trưa đều rất phù hợp.

Mẹ bầu nên nghe nhạc gì?

Nhìn chung mẹ có thể nghe nhiều thể loại nhạc cho bà bầu theo sở thích cá nhân. Tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề quan trọng để không ảnh hưởng mẹ và bé khi nghe nhạc

Nhạc cổ điển, nhạc không lời

  • Đây được coi là loại nhạc bà bầu tốt nhất cho thai nhi bởi tính chất nhẹ nhàng, du dương với tiết tấu mềm mại, êm đềm. Đa số các bài nhạc không lời có sóng âm không cao nên khi mở sẽ không làm tổn hại đến thính giác của các bé.
  • Các mẹ có thể lựa chọn những bản nhạc giao hưởng cho bà bầu của Bethoven, Mozart,Vivaldi,… hay những bản nhạc hòa tấu sáo trúc, piano, guitar,… nhẹ nhàng, êm dịu, có số nhịp từ 60 – 80 nhịp/phút.
  • Thể loại này tương tự với tần số nhịp tim của con người nên dễ dàng hóa giải những căng thẳng, buồn phiền, lo âu cho các mẹ và có tác động rất tốt đến khả năng cảm thụ âm nhạc của bé.
Nhạc cổ điển luôn là thể loại nhạc cho bà bầu được đông đảo mẹ bầu ưa chuộng

Nhạc trữ tình, quê hương

  • Đây là loại nhạc được các chuyên gia khuyến khích các mẹ nên cho thai nhi nghe trong thai kỳ giúp bé thông minh từ trong bụng mẹ.
  • Giai điệu trầm bổng, êm đềm của loại nhạc dành cho bà bầu này không chỉ giúp thai nhi dễ tiếp thu. Nó còn giúp bồi đắp tâm hồn cho bé tình quê hương, đất nước, tình cảm gia đình ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
  • Các mẹ có thể chọn các bài hát ru, đồng dao đơn giản, gần gũi với con người, thiên nhiên hay những bài hát miêu tả về vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam.
  • Lúc ấy, tâm trạng của các mẹ sẽ cảm thấy thoải mái. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng tốt đến bé yêu của bạn, bồi dưỡng cho bé tình yêu quê hương, đất nước. Đọc thêm các kiến thức khi mang thai tại đây.

Nhạc thiếu nhi

  • Không cần phải nói, nhạc thiếu nhi sẽ rất phù hợp với các bé. Với giai điệu vui tươi, nhẹ nhàng, trong sáng, đáng yêu, ca từ gần gũi, bé bé có thể cảm nhận được tình yêu thuần khiết từ cuộc sống xung quanh.
  • Qua âm giọng trong trẻo của các ca sĩ nhí như Xuân Mai, Xuân Nghi,…khi cho bé nghe thể loại nhạc này, các mẹ có thể vừa hát theo, vừa vỗ về, vừa nhún nhảy theo điệu nhạc.
  • Bé sẽ cảm nhận thấy sự vui tươi, từ đó phát triển trí não một cách tốt hơn.
Những bài nhạc thiếu nhi có giai điệu vui tươi rất phù hợp với thai nhi

Nhạc thánh ca, nhạc thiền

  • Bên cạnh những bài nhạc Mozart cho bé, dòng nhạc dường như chỉ dành riêng cho những người theo Thiên chúa giáo hoặc đạo Phật lại là một lựa chọn lý tưởng cho các mẹ bầu.
  • Tùy theo tôn giáo mà các mẹ có thể chọn cho thai nhi nghe những loại nhạc thích hợp. Giai điệu ngân nga của các ca khúc, các giàn hợp xướng… tạo nên một giai điệu êm dịu như tiếng ru của người mẹ sẽ dễ đi vào tiềm thức của bé.
  • Khi nghe thánh ca, nhạc thiền tâm hồn mẹ như được gột rửa, từ đó thai nhi cũng được khai sáng. Đây cũng là lý do nhiều người tin rằng Thánh ca, nhạc Phật sẽ giúp bồi dưỡng tâm hồn cho thai nhi, sau này trở thành một người tốt sau này.

Nhạc Rock, Rap

  • Nhiều người nói rằng khi thai giáo bằng âm nhạc không nên cho thai nhi nghe những loại nhạc có tiết tấu mạnh sẽ ảnh hưởng đến thính giác của trẻ.
  • Nhưng thể loại nhạc Rap và Rock có những đặc tính riêng mà khi các mẹ cho bé nghe sẽ giúp bé hoạt bát, năng động hơn sau này.
  • Vì thế, những mẹ bầu yêu thích thể loại này vẫn có thể nghe bình thường. Tuy nhiên mẹ chú ý đừng nên mở âm lượng lớn sẽ gây cảm giác chói tai, nhức đầu cho mẹ và ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé.

Thai mấy tháng thì nghe nhạc được?

  • Tử cung của mẹ là một sân chơi nhỏ cho thai nhi. Từ lúc thai 10 tuần, bé đã bắt đầu cử động các chi của mình. Ở tuần thứ 23, con bắt đầu nghe được giọng của mẹ và tất cả những âm thanh của môi trường xung quanh.
  • Đây là lúc mẹ có thể chia sẻ cho bé những bản nhạc cho bà bầu mà mình vẫn thường nghe. Những giai điệu quen thuộc này sẽ được bé ghi nhớ và dễ dàng nhận ra sau khi chào đời.
  • Tuy chưa có bằng chứng khẳng định âm nhạc có thể kích thích sự phát triển trí tuệ của thai nhi, các nhà khoa học khẳng định chắc chắn rằng bé có thể nghe và phản ứng lại với âm thanh.
  • Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc nói chuyện với bé, đọc sách cho con nghe hoặc cùng con nghe nhạc dành cho bà bầu có tác dụng kích thích những bước học hỏi, khám phá sơ khai của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
  • Chính vì vậy, việc bạn lắng nghe những bản nhạc cho bà bầu không chỉ hữu ích cho bản thân mà còn tốt cho sự phát triển thính giác của thai nhi nữa.
Từ 20 tuần tuổi trở lên, mẹ đã có thể cho bé nghe nhạc

Bà bầu nghe nhạc thế nào cho đúng?

  • Nghe nhạc bà bầu rất tốt cho mẹ và thai nhi, tuy nhiên, bạn không cần phải đặt trực tiếp tai nghe lên bụng mình. Âm lượng lớn có thể khiến bé bị kích thích quá mức.
  • Môi trường nước ối trong tử cung của bạn có thể truyền âm khá tốt, do đó, bé sẽ nghe rõ những gì mà mẹ đang nghe.
  • Theo khuyến cáo, bạn không nên mở âm lượng lớn hơn 65 decibel (db), tương đương âm lượng của máy sấy tóc, máy giặt hay máy hút bụi đang hoạt động ở nấc nhỏ nhất.
  • Nên cho thai nhi nghe nhạc vào thời gian nào trong ngày?
  • Thai nhi thường có khuynh hướng ngủ khi mẹ hoạt động và thức khi mẹ nghỉ ngơi, thư giãn. Các thai phụ cần chọn thời điểm khi cơ thể mình muốn nghỉ ngơi để nghe nhạc bà bầu.
  • Lúc đó, mẹ có thể để mình được thả lỏng một cách thoải mái nhất và chỉ tập trung vào tận hưởng những bản nhạc chứ không vướng bận với bất kỳ công việc nào khác. Đó cũng là lúc mà bé yêu của bạn cảm nhận được các giai điệu một cách rõ nhất.
Các chuyên gia khuyến cáo bà bầu nên nghe nhạc vào buổi sáng sớm, buổi chiều và buổi tối trước khi đi ngủ. Đây là những thời điểm nghe nhạc tốt nhất cho thai nhi mà các mẹ cần lưu ý nhé!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét