Thứ Ba, 1 tháng 10, 2019

Tìm hiểu những thú vị về 40 tuần thai

Mẹ có biết rằng, ở tuần thai thứ 10 đã có thể biết được bé thuận tay phải hay tay trái không? Có nhiều điều thú vị về sự phát triển của thai nhi trong 40 tuần thai mà có thể bạn chưa biết hết. Cùng gentis xem bé cưng có thể làm gì trong bụng mẹ nhé!

Tìm hiểu những thú vị về 40 tuần thai


1/ 3 tháng đầu tiên của thai kỳ
6 tuần sau khi thụ thai là lúc bào thai có nhịp tim đầu tiên. Tại thời điểm đó, chúng chỉ nhỏ bằng hạt đậu lăng trong khi tử cung bắt đầu tăng kích thước, từ kích thước một quả mận lớn thành một quả táo.
Trong tuần thứ 7, não của bào thai được chia làm 3 phần riêng biệt, đó là nền tảng của sự phát triển về suy nghĩ và hành động trong tương lai. Não trước chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề, lập luận và lưu trữ ký ức, não giữa kiểm soát tín hiệu từ cơ thể đến phần não thích hợp. Não sau kiểm soát hoạt động thể lực như thở, nhịp tim và các động tác của cơ. Đây là lúc phôi được hình thành và có các cử động đầu tiên có thể quan sát bằng siêu âm.
Ở tuần thứ 10, bào thai đã có mắt, mũi và miệng. Tứ chi và các ngón cũng đã hình thành. Thậm chí, các bé đã có móng tay và gốc răng sữa. Điều đáng ngạc nhiên là trong thời gian này bào thai đã thể hiện mình thuận tay nào qua việc mút ngón tay. Theo một nghiên cứu của Đại học Queen Belfast, bào thai quen mút ngón tay cái của bàn tay phải sẽ trở thành người thuận tay phải trong tương lai và ngược lại.
Đây cũng là lúc các bào thai bắt đầu phát triển sự giao tiếp. Nếu bạn vỗ vào bụng, bào thai sẽ rời xa khu vực bị ảnh hưởng mà bạn không hề hay biết. Nhịp tim của bào thai khoảng 110-160/phút, nhanh gấp đôi so với mẹ của mình. Tất cả các cơ quan chính như tim, phổi, não và nội tạng đã có công năng của mình và sẽ tiếp tục phát triển trong các giai đoạn sau.
Trong tuần thứ 12, bào thai đã lớn bằng một quả đào và có thể cảm nhận cơn đau tại mọi bộ phận trên cơ thể giống như trẻ sơ sinh. Các phản xạ của bào thai bắt đầu phát triển. Nếu tay chạm vào miệng, môi sẽ mở ra để đặt những ngón tay vào và mút. Nếu tay chạm vào mắt thì mắt sẽ chớp. Vào cuối thai kỳ thứ nhất, bào thai đã rất giống người với cằm, trán, mũi và mí mắt.
Chỉ số cân nặng và chiều cao của thai nhi theo tuần
2/ 3 tháng giữa thai kỳ
Ở tuần thứ 14 của thai kỳ, thai nhi có thể cười, nhíu mày, gập người và các chi, đôi khi còn nấc cụt. Mặc dù mắt vẫn nhắm, chúng có thể cảm nhận được ánh sáng và bóng tối nếu bạn chiếu ánh sáng trực tiếp vào bụng. Trong trường hợp đó, bào thai sẽ nhận ra một ánh sáng đỏ ấm áp đang tiến vào. Hơn nữa, đây là thời gian dây rốn phát triển hoàn chỉnh và có 3 mạch máu: một mạch để vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng; 2 mạch nhỏ hơn chứa ít ôxy hơn và vận chuyển chất thải.
Trong giai đoạn này, men của 32 răng vĩnh viễn cũng đã xuất hiện ở hai hàm và cơ quan sinh dục cũng đã hình thành.
Trong tuần thứ 17, bào thai có thể mơ. Nghiên cứu đã chứng minh rằng trong giai đoạn bào thai, trẻ con mơ nhiều hơn so với sau khi sinh ra. Đặc biệt là, chúng mơ nhiều hơn người lớn.
Ngay từ khi nằm trong bụng mẹ, bé cưng đã biết nằm mơ
Tuần thứ 20 tuần, bào thai có trọng lượng và chiều dài tương đương một quả chuối. Chúng cũng có thể cảm nhận được mùi vị thức ăn của bạn nhờ nước ối và phân biệt được vị đắng và vị ngọt…
Trong tuần thứ 22, tốc độ phát triển của bào thai chậm dần, trọng lượng vẫn tăng bình thường) nhưng các phương diện khác đều trưởng thành. Cơ thể bào thai bắt đầu xây dựng sức đề kháng với hệ thống miễn dịch gốc giúp bào thai tránh nhiễm trùng ở một mức độ nào đó. Đây cũng là lúc răng sữa hình thành nhưng vẫn bị ẩn dưới nướu răng. Bào thai có thể nghe thấy tiếng máu chảy, nhịp tim và sôi bụng. Từ lúc này trở đi, bào thai bắt đầu nghe âm thanh từ bên ngoài và có khả năng phản ứng với âm thanh, giai điệu và nhạc êm dịu. Vì vậy, phụ nữ có thai nên nói chuyện với con để những bào thai quen thuộc hơn với tiếng nói của bố mẹ. 

Bạn có thể giao tiếp với thai nhi bằng cách cho bé nghe nhạc hoặc thường xuyên trò chuyện
Tuần thứ 24 được coi là thời khắc quan trọng trong thời kỳ thai nghén vì trẻ sẽ có cơ hội sống sót cao hơn (khoảng 39%) nếu bào thai được sinh ra vào thời điểm này. Não của bào thai cũng phát triển với sóng não giống như trẻ sơ sinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy tại thời điểm này bào thai đã bắt đầu có suy nghĩ và ký ức. Chúng cũng có thể phân biệt tiếng nói của bố và mẹ và nhớ những bài hát đã nghe nhiều lần. Chúng cũng thức và ngủ như trẻ sơ sinh nhưng chu kỳ thức – ngủ của chúng khác với chu kỳ của mẹ.
Ở tuần thứ 26, bào thai bắt đầu tập thở để chuẩn bị cho thời điểm chúng không còn nằm trong bụng mẹ. Các túi phổi bắt đầu tăng số lượng cho đến khi trẻ được 8 tuổi.
3/ 3 tháng cuối thai kỳ
Bạn có biết bào thai uống gì trong thời gian ở trong bụng mẹ hay không? Chính là nước ối. Mỗi ngày bào thai thải nửa lít nước tiểu vào nước ối. Cứ mỗi ba giờ toàn bộ lượng nước ối sẽ bị tiêu thụ và hồi phục. Vì vậy, phụ nữ có thai nên uống nhiều nước để duy trì sự ổn định của nước ối.
Đừng bao giờ chờ đến lưc khát mới uống nước. mẹ nhé!
Ở tuần thứ 28, mí mắt của bào thai bắt đầu mở, mắt nhìn và tập trung. Tuy nhiên, tầm nhìn của chúng bị giới hạn trong khoảng 20-25 cm, có thể là do chúng đang nằm trong bụng mẹ. Từ tuần 28 đến tuần 32, bào thai tăng khoảng 500g một tuần khiến cho thân hình người mẹ càng thêm “đồ sộ”. Nước ối luôn ở 37 độ C, ấm hơn một chút so với cơ thể người mẹ, giúp giữ ấm cho bào thai trong thời gian mỡ được hình thành trong cơ thể chúng.
Trong tuần 30, hệ thống thần kinh của bào thai phát triển nhanh chóng, bộ não trở nên lớn hơn, bắt đầu có nếp nhăn. Chúng bắt đầu có khả năng nhận thức và thực hiện những hành động phức tạp. Bào thai cũng trở nên lớn hơn. Lông mày, lông mi cũng xuất hiện. Ở bào thai nam, tinh hoàn di chuyển sang vùng bẹn rồi xuống bìu. Chúng bắt đầu tự kiểm soát thân nhiệt. Một số bào thai phát triển nhanh có thể quay đầu để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sớm.
Từ tuần 32 đến tuần 35: khả năng cảm nhận mùi đã phát triển từ khi đủ 32 tuần. Từ đó, mỗi tuần bào thai tăng thêm 250g. Bộ não phát triển rất nhanh khiến hộp sọ ngày càng lớn. Trọng lượng bào thai lên đến 2,46kg trong tuần thứ 35. Nếu chuyển dạ ở tuần thứ 35 thì tỉ lệ sống sót của trẻ sơ sinh lên đến 99%.
Đến tuần thứ 36, hầu hết các bào thai đã di chuyển xuống vùng chậu; chỉ có khoảng 2,5% bào thai có đầu nằm trên khung xương chậu.
Trong tuần thứ 40 là giai đoạn cuối cùng của thai kỳ, nhau thai sẽ tiết ra hormone làm ngực căng thẳng và lớn hơn vì sữa. Với bào thai nữ, sự kết thúc của quá trình tiết ra hormone có thể dẫn đến xuất huyết nhẹ ở âm đạo và sẽ tự động phục hồi sau một vài ngày.
Vào cuối giai đoạn này, tinh hoàn của bào thai nam bắt đầu di chuyển xuống dưới trong khi buồng trứng của bào thai nữ này vẫn ở trên rìa của khung xương chậu và sẽ di chuyển sang các vị trí chính thức sau khi sinh. Tại thời điểm này, 95% bào thai quay đầu xuống dưới, mặt hướng về phía sau, 1% quay đầu xuống dưới, mặt hướng về phía trước và 4% quay đầu lên trên.
Một điều lưu ý nhỏ dành cho mẹ: Ngày dự sinh chỉ mang tính tương đối vì chỉ có khoảng 5% trẻ sơ sinh ra đời vào đúng ngày dự sinh. THam khảo vài gói xét nghiệm trước sinh uy tín tại hà Nội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét