Thứ Năm, 23 tháng 7, 2020

Đau dây chằng tròn vùng chậu ở bà bầu ?

Đau dây chằng tròn vùng chậu là tình trạng mà không ít mẹ bầu gặp phải. Cùng xét nghiệm trước sinh gentis tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khắc phục để cải thiện tình trạng này, mang đến cho mẹ cảm giác dễ chịu trong suốt thai kỳ.

Đau dây chằng tròn vùng chậu ở bà bầu ?

Đau dây chằng tròn là gì?

Dây chằng tròn là hai dải mô liên kết nằm ở hai bên tử cung. Chúng thực hiện chức năng kết nối tử cung với khu vực háng và mu của phụ nữ. Khi mang thai, tử cung ngày một phát triển lớn hơn khiến dây chằng tròn giãn ra để thích ứng với sự lớn dần của thai nhi.
Khi thai nhi lớn hơn, bụng của mẹ sẽ căng tròn. Mỗi bước đi, mỗi hoạt động của mẹ đều có thể khiến dây chằng tròn co thắt và gây đau. Thông thường, tình trạng này chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Một vài trường hợp có thể xảy ra ở phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung.
Theo các chuyên gia, có đến 10 – 30% thai phụ gặp phải tình trạng đau dây chằng tròn và thường đau nhiều ở vùng bụng dưới hoặc háng. Các cơn đau này thường bắt đầu xuất hiện vào ba tháng giữa thai kỳ.
Đau dây chằng tròn là một hiện tượng sinh lý bình thường do sự thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai. Nó không nguy hiểm hay ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi nên mẹ bầu không cần quá lo lắng.
Đau dây chằng tròn là hiện tượng sinh lý bình thường ở bà bầu

Tình trạng đau dây chằng tròn thường gặp

Cùng là đau dây chằng tròn nhưng có nhiều tình trạng được chia ra theo giai đoạn và mức độ, gồm:
– Đau dây chằng tròn khi mang thai
– Đau dây chằng bụng dưới trong quá trình mang thai
– Đau dây chằng tròn khi mang thai 3 tháng đầu
– Yếu dây chằng ở phụ nữ có thai
– Đau dây chằng vùng chậu khi có thai
– Yếu dây chằng

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau dây chằng tròn

Đau dây chằng tròn vùng chậu là tình trạng thay đổi sinh lý bình thường ở mẹ bầu và không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tình trạng này thường biến mất sau sinh, khi tử cung đã co lại kích thước bình thường.
Nguyên nhân chính gây đau dây chằng tròn là do sự phát triển của thai nhi tăng áp lực lên dây chằng khiến chúng có thể co giãn nhanh chóng, tác động đến các dây thần kinh và gây đau. đo độ mờ da gáy  (do mo da gay) được tiến hành ở tuần bao nhiêu của thai kì. 
Ngoài ra, một số cử động dưới đây của mẹ bầu cũng khiến các cơn đau biểu hiện rõ ràng hơn:
– Lăn qua lăn lại khi nằm
– Đang ngồi bỗng đứng lên nhanh chóng
– Ho, hắt hơi
– Cười to và nhiều cũng gây đau dây chằng tròn
– Một số chuyển động mạnh khác như mang vác vật nặng…

Mẹ bầu cần làm gì để giảm đau dây chằng tròn?

Đau dây chằng tròn là tình trạng mẹ bầu khó tránh khỏi và cũng không chữa hẳn được. Tuy nhiên, mẹ có thể làm giảm bớt tần suất cũng như mức độ của các cơn đau nhờ những biện pháp sau:
– Khi nằm nên nằm nghiêng và co đầu gối lại. Tốt nhất mẹ nên đặt một chiếc gối giữa chân với phần bụng dưới
– Trường hợp thay đổi vị trí hoặc tư thế, cần thay đổi một cách chậm rãi, không đột ngột
– Sử dụng túi chườm nhiệt để giảm đau
– Ngâm mình trong bồn nước ấm không chỉ hỗ trợ giảm đau mà còn giúp mẹ được thư thái và dễ chịu
– Tập yoga cũng là biện pháp tốt vừa nâng cao sức khỏe vừa hạn chế đau dây chằng tròn
– Nếu mẹ mang bầu to có thể dùng đai hỗ trợ
Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ít cử động đột ngột giúp giảm đau dây chằng tròn là trải nghiệm của rất nhiều bà bầu nên mẹ có thể áp dụng. Nếu các cơn đau xuất hiện nhiều và không thuyên giảm thì mẹ nên đi khám.
Nằm nghiêng bên trái là tư thế ngủ tốt nhất dành cho mẹ bầu

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đau dây chằng tròn thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và sẽ biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, có một vài trường hợp mẹ bầu không được chủ quan mà phải đi khám ngay nếu có các dấu hiệu dưới đây:
  • Đau bụng dưới kéo dài và không biến mất dù bạn đã thay đổi tư thế
  • Có cảm giác đau rát khi đi vệ sinh
  • Nước tiểu đục và có mùi hôi bất thường
  • Tử cung co bóp sớm
  • Dịch âm đạo nhiều và thay đổi thất thường
  • Cảm giác buồn nôn, nôn
  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Đi lại khó khăn
  • Cảm giác xương chậu bị chịu áp lực lớn
Mẹ bầu cần đi khám ngay khi có những dấu hiệu kể trên, đừng chủ quan xem thường vì chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả hai mẹ con. 
Những dấu hiệu trên không chỉ là dấu hiệu của đau dây chằng tròn mà nó có thể cảnh báo nhiều nguy cơ nguy hiểm như: 
– Nhiễm trùng đường tiết niệu
– Viêm ruột thừa
– Nhau bong non
– Sinh non
– Bệnh lây truyền qua đường tình dục

Phương pháp điều trị đau dây chằng tròn hiệu quả

Đau dây chằng tròn là hiện tượng sinh lý bình thường ở bà bầu do sự thay đổi kích thước tử cung khi mẹ mang thai tạo nên áp lực đè lên dây chằng tròn. Tình trạng này thường không ảnh hưởng gì lớn đến sức khỏe của mẹ và sẽ biến mất sau khi em bé được sinh ra.
Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần có những biện pháp điều trị đau dây chằng tròn để không còn cảm thấy khó chịu và cũng giúp hạn chế tối đa nguy cơ gây biến chứng cho cả mẹ và thai nhi.
Nếu cảm thấy đau bụng kèm sốt, ớn lạnh mẹ bầu nên đi khám ngay
Hãy áp dụng những biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng đau dây chằng tròn:

Tìm đến bác sĩ

Nếu các cơn đau dây chằng thỉnh thoảng mới xuất hiện thì không có gì đáng lo ngại nhưng nếu chúng có các biểu hiện như dưới đây thì mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay:
– Đau kéo dài kèm theo chảy máu
– Co thắt bụng
– Sốt, ớn lạnh
– Buồn nôn, nôn
Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt

Phương pháp điều trị đơn giản

Mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng bệnh:
– Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi: Nếu mẹ làm việc văn phòng thì nên nghỉ giải lao khoảng 5 phút sau mỗi 45 phút đến 1 tiếng làm việc để tránh tình trạng đau dây chằng. Mẹ cũng không nên ngồi quá lâu. Nếu đang ngồi mà muốn đứng dậy thì mẹ nên đứng từ từ đừng đừng lên đột ngột.
– Ngủ đúng tư thế: Khi ngủ mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái để giúp máu lưu thông dễ hơn, đồng thời làm giảm áp lực của tử cung tới dây chằng tròn, hạn chế đau. Ngoài ra, nằm nghiêng trái còn tránh chèn ép lên tim gây khó thở và mẹ bầu cũng ngủ ngon hơn.
– Vận động hợp lý:Khi mang bầu, mẹ tuyệt đối không được vận động mạnh vì có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Tránh các môn thể thao mạnh như chạy, cầu lông, bóng bàn… Thay vào đó, mẹ nên tập các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với bà bầu như bơi lội, yoga, đi bộ… Vận động nhẹ nhàng vừa giúp nâng cao sức khỏe vừa không tác động xấu đến thai nhi.
– Massage thư giãn: Khi bị đau dây chằng tròn, mẹ bầu có thể làm giảm cơn đau bằng cách massage thư giãn hoặc ngân mình trong nước ấm 10 – 15 phút.
– Dùng đai đỡ bụng: Với những trường hợp bụng bầu to, mẹ cảm thấy nặng nề, mệt mỏi và thường xuyên bị đau dây chằng thì mẹ có thể dùng đai đỡ bụng. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lạm dụng việc sử dụng đai vì nó khiến các cơ làm việc ít hơn, có thể để lại hậu quả về vấn đề suy giảm trương lực cơ sau khi sinh.
Trên đây là những thông tin về tình trạng đau dây chằng tròn vùng chậu. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho mẹ bầu đề mẹ có được một thai kỳ khỏe mạnh, an vui chờ đón khoảnh khắc con yêu chào đời.
Đọc thêm: chọc ối là gì

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét