Thứ Tư, 15 tháng 7, 2020

Mang thai ở tuổi 30 và những điều mẹ bầu cần biết

Nhiều người cho rằng tuổi 30 là thời điểm làm mẹ tốt nhất, bởi lúc này công việc, thu nhập, các mối quan hệ đã đi vào ổn định. Nhưng trên thực tế làm mẹ ở những độ tuổi khác nhau sẽ có lợi thế và hạn chế khác nhau. Xét nghiệm trước sinh gentis sẽ chia sẻ chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé !

Mang thai ở tuổi 30 và những điều mẹ bầu cần biết

1. Lợi thế khi mang thai ở tuổi 30

Sinh con đầu lòng sau 30 tuổi là một trải nghiệm tuyệt vời. Người mẹ lúc này vẫn còn tràn đầy năng lượng và sức sống để có thể chăm lo thật tốt cho con mình. Dù mỗi cá nhân có sự khác biệt, nhưng nhìn chung ở tuổi 30 người phụ nữ đã có nhiều trải nghiệm về cuộc sống hơn, chín chắn hơn, hiểu rõ về bản thân hơn so với chính họ khi mới 20 tuổi.
Bên cạnh đó ở tuổi 30 không chỉ người phụ nữ mà cả người chồng của họ cũng sẵn sàng làm cha hơn so với tuổi 20. Hai vợ chồng đã trải qua một thời gian nhất định, đã hiểu nhau hơn, do đó việc chung tay xây dựng tổ ấm cũng như quyết định trở thành cha mẹ sẽ nghiêm túc và chín chắn hơn.
Ở nhiều khía cạnh, áp lực tài chính và kĩ năng quản lí tài chính ở tuổi 30 đã khác nhiều so với thời điểm khi mới 20 tuổi. Sự nghiệp đã dần ổn định, thu nhập của người phụ nữ đã khá hơn, đã có được một số tích lũy nhất định, cũng như khả năng quản lí tài chính cũng tốt hơn so với những năm tuổi 20.
Vì những lí do trên, mang thai và làm mẹ ở tuổi 30 sẽ dễ dàng hơn, bớt áp lực hơn so với khi người phụ nữ đang ở tuổi 20.

2. Hạn chế khi mang thai ở tuổi 30

Bên cạnh những lợi thế, mang thai ở tuổi 30 cũng có nhiều điểm phải suy nghĩ. Đầu tiên chính là khả năng mang thai. Theo thời gian, độ tuổi mang thai của phụ nữ càng cao, khả năng mang thai càng giảm, và có sự khác biệt rõ rệt giữa những phụ nữ vừa bước qua tuổi 30 với những phụ nữ gần tới 40 tuổi.
Những năm đầu của tuổi 30, khả năng mang thai chỉ suy giảm chút ít so với những năm cuối của tuổi 20, và khả năng sảy thai hay đứa trẻ mắc các rối loạn di truyền (như hội chứng Down) cũng chỉ tăng rất nhẹ.
Khi người phụ nữ chạm tới tuổi 35, mọi thứ sẽ thay đổi rất nhanh. Khả năng mang thai giảm đi rõ rệt, nguy cơ sảy thai, sinh non, rối loạn di truyền và dị tật thai nhi tăng lên nhanh hơn. Do đó tuổi 35 là cột mốc mà người phụ nữ nên lưu ý. Nếu có ý định mang thai ở nửa sau của những năm 30 tuổi, người phụ nữ nên tiến hành sàng lọc trước sinh (như xét nghiệm DNA vô bào, chọc dịch ối, sinh thiết gai nhau,... và các sàng lọc khác).
Tỉ lệ sảy thai, biến chứng thai sản cũng như nguy cơ mang thai ngoài tử cung đều tăng lên sau tuổi 30, đặc biệt là sau tuổi 35.

Tỉ lệ sảy thai tăng lên sau tuổi 30

Ở tuổi 20, tỉ lệ phải sinh mổ khoảng 30%, nhưng sẽ tăng lên mức 43% ở tuổi 35. Nguyên nhân được các chuyên gia chỉ ra là khi tuổi tác tăng lên thì nguy cơ xảy ra các vấn đề thai sản cũng tăng theo (suy thai, chuyển dạ kéo dài,...).
Khả năng mang thai của mỗi người là khác nhau, nhưng nhìn chung, 35 tuổi là cột mốc cần lưu tâm, đặc biệt là với những phụ nữ muốn mang thai không chỉ một lần. Lời khuyên được đưa ra là nếu muốn mang thai ở độ tuổi 30, người phụ nữ nên suy nghĩ và quyết định sớm, đừng chờ đợi quá lâu. độ mờ da gáy là gì ?

3. Khả năng mang thai thành công ở tuổi 30

Dù sau tuổi 29 tới 35 tuổi, có một sự suy giảm rõ rệt ở khả năng mang thai, nhưng đa số phụ nữ ở tuổi 35 không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên nếu đợi đến 38 hay 39 tuổi, câu chuyện sẽ trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Nhìn chung, với mỗi chu kì rụng trứng ở độ tuổi 30 người phụ nữ có tỉ lệ mang thai là 15%, và trong một năm, tỉ lệ có thai sẽ ở mức xung quanh 75%. Lưu ý rằng càng về sau, khả năng mang thai càng giảm, và sẽ chỉ còn khoảng 65% khi người phụ nữ ở những năm cuối cùng của tuổi 30.
Tỉ lệ sảy thai tăng chậm ở những năm đầu của tuổi 30, sau đó tăng nhanh ở những năm giữa và cuối tuổi 30 (18% ở tuổi 35 và tăng lên 34% ở đầu năm 40 tuổi).
Trong khoảng thời gian từ 35 tới 39 tuổi có một điểm đặc biệt, đó là người phụ nữ dễ có cơ hội mang đa thai tự nhiên (thường là thai đôi). Trong mỗi chu kì rụng trứng, thông thường sẽ chỉ có một trứng chín. Nhưng khi tuổi tác tăng lên, nồng độ nội tiết tố kích thích nang trứng (follicle stimulating hormone - FSH) tăng lên, dẫn tới khả năng sẽ có nhiều hơn một trứng chín và rụng (thường là hai trứng). Do đó tuy phụ nữ lớn tuổi khó có thai hơn phụ nữ trẻ tuổi, nhưng lại có cơ hội mang đa thai nhiều hơn.

4. Phải làm gì nếu muốn có thai?

Người bệnh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa nếu thấy khó thụ thai
Để chuẩn bị tốt nhất cho một thai kì an toàn và sinh con khỏe mạnh, hãy lưu tâm những điều sau:
Nếu ở độ tuổi dưới 35, thường xuyên quan hệ tình dục (khoảng 2 - 3 lần mỗi tuần), không sử dụng bất kì biện pháp tránh thai nào trong vòng một năm mà vẫn chưa mang thai, hãy đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tìm nguyên nhân và có phương pháp can thiệp.
Nếu đã từ 35 tuổi trở lên, thường xuyên quan hệ tình dục, không sử dụng bất kì biện pháp tránh thai nào trong sáu tháng mà không có thai, hoặc tiền sử có bất kì vấn đề gì khiến mang thai khó khăn (mất kinh, kinh nguyệt không đều, mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, đau khung chậu,...) hãy tới thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.

5. Nếu muốn trì hoãn mang thai thì cần phải làm gì?

Nếu người phụ nữ chưa thực sự sẵn sàng, muốn trì hoãn việc có con, có thể tham khảo phương pháp đông lạnh trứng. Dù khả năng mang thai suy giảm theo tuổi tác, nhưng dưới sự trợ giúp của các biện pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại, trứng “trẻ” hơn sẽ mang lại tỉ lệ thành công cao hơn. Một số phụ nữ tiến hành đông lạnh trứng của bản thân để dự phòng tình huống khó mang thai sau này.
Đọc thêm: Bảng giá xét nghiệm sàng lọc trước sinh nipt illumina

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét