Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2021

Nguyên nhân gây bốc hỏa khi mang thai

 Bốc hỏa khi mang thai là hiện tượng thân nhiệt tăng cao hơn bình thường, gây khó chịu mệt mỏi mặc dù mẹ bầu không mắc các bệnh như sốt. Cùng xét nghiệm sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu ngay nhé !

Nguyên nhân gây bốc hỏa khi mang thai

Bà bầu bốc hỏa có bình thường không?

Việc phụ nữ mang thai cảm thấy thân nhiệt quá cao và dường như khiến bạn bốc hỏa trong lúc bầu bí là điều bình thường. Khi thai nhi phát triển, cơ thể người mẹ sẽ cần đến nhiều năng lượng hơn, do đó nhiệt lượng tỏa ra cũng vì thế mà tăng lên. Trong một số trường hợp, làm việc trong môi trường nóng có thể gây ra sự gia tăng nhiệt độ cơ thể.

Mặt khác, bốc hỏa quá mức là vấn đề cần được quan tâm và mẹ bầu cũng cần phải cẩn thận, đặc biệt là khi bạn đi ra ngoài vào lúc thời tiết nắng nóng.

Dấu hiệu bốc hỏa khi mang thai

Bạn có thể cảm thấy không khỏe một cách rõ rệt cũng như nhận thấy được thân nhiệt dường như đang tăng cao. Bên cạnh đó, các triệu chứng của bốc hỏa khi mang thai bao gồm:

  • Da ấm
  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Chóng mặt
  • Chuột rút cơ bắp

Bạn cũng có thể có nguy cơ cao bị kiệt sức vì nóng, say nắng và mất nước. Do vậy, mẹ bầu hãy đến gặp bác sĩ nếu có những triệu chứng trên.

Nguyên nhân gây bốc hỏa khi mang thai

nguyên nhân gây bốc hỏa khi mang thai

Theo các chuyên gia, một số nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bầu bị bốc hỏa trong thời gian mang thai gồm:

  • Do lượng máu tăng gần 50% khi thai kỳ đạt đến tuần thai thứ 34 mà mẹ bầu có thể cảm thấy thân nhiệt trở nên ấm nóng hơn bởi lúc này các mạch máu bắt đầu mở rộng và di chuyển đến gần bề mặt da.
  • Tim của bạn hoạt động mạnh hơn và bơm máu nhiều hơn 20% so với công suất thông thường khi bạn mang thai tuần thứ 8.
  • Tốc độ trao đổi chất tăng lên trong thai kỳ để tạo thêm năng lượng cho bạn và thai nhi cũng có thể gây ra sự thay đổi về nhiệt độ.
  • Nhiệt độ tỏa ra từ cơ thể thai nhi đang phát triển thường được người mẹ hấp thụ. Điều này chủ yếu xảy ra trong tam cá nguyệt thứ ba. Do đó, nhiệt độ da tăng lên sẽ khiến bạn cảm thấy nóng.

Một số hoạt động chung khác có thể làm tăng nhiệt độ và khiến mẹ bầu bốc hỏa gồm:

  • Tập thể dục trong thời tiết nóng hoặc vận động trong một thời gian dài
  • Ngâm mình trong bồn tắm nước nóng quá lâu hoặc ngồi trong phòng xông hơi
  • Sốt cao
  • Sử dụng miếng đệm nhiệt hoặc chăn điện…

Yếu tố nguy cơ bạn cần lưu ý

Bốc hỏa khi mang thai quá nhiều và quá lâu có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện một số tình trạng nhất định, chẳng hạn như:

  • Theo phân tích tổng hợp của 15 nghiên cứu, bà bầu bốc hỏa thân nhiệt tăng quá cao trong những tháng mang thai đầu tiên có liên quan đến dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh hoặc thậm chí gây sảy thai.
  • Ngoài ra, nắng nóng mùa hè có thể làm nặng thêm một số tình trạng của thai kỳ, chẳng hạn như phù nề tay chân, kích thích melanocytes gây ra nám má hoặc khiến bạn cáu bẳn liên tục. sàng lọc trước sinh ở đâu hà nội uy tín nhất ?

Mách mẹ bầu cách đẩy lùi cơn bốc hỏa khi mang thai

mẹ bầu bốc hỏa khi mang thai

Dưới đây là một số biện pháp gợi để giữ cho nhiệt độ cơ thể trong tầm kiểm soát cũng như giảm thiểu ảnh hưởng của cơn bốc hỏa khi mang thai:

  • Nếu sử dụng điều hòa, hãy điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mức khoảng 25°C.
  • Mặc trang phục thoải mái, có tính thấm hút mồ hôi cao và không bó sát.
  • Đem theo 1 chiếc quạt cầm tay để có thể làm mát bất cứ lúc nào bạn cảm thấy nóng.
  • Đi bơi từ 2 – 3 lần mỗi tuần, bài tập này không những giúp hạ hỏa mà còn rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu đấy.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, ít nhất khoảng 1,5 lít nhằm giúp cơ thể điều hòa được nhiệt độ, ngăn ngừa mất nước cũng như chống táo bón.
  • Hạn chế uống cà phê hoặc thức uống chứa caffeine bởi thức uống này có thể làm tăng huyết áp cũng như nhiệt bên trong cơ thể.
  • Tắm nước ấm thay vì nước lạnh bởi việc tắm nước lạnh chỉ giúp bạn cảm thấy thoải mái phút chốc nhưng thân nhiệt sẽ lại tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn có thể lấy khăn lạnh chườm lên những bộ phận như cổ, vai, nách để cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể của bạn. Do đó, hãy hạn chế ra ngoài vào những lúc thời tiết nóng bức hoặc luôn luôn sử dụng kem chống nắng, che chắn làn da nếu phải làm việc ngoài trời.
  • Thưởng thức các món như xà lách, trái cây và rau quả có hàm lượng nước cao. Giảm lượng thức ăn cay vì chúng có thể sinh nhiệt, khiến cơn bốc hỏa khi mang thai trở nên khó chịu hơn.

Đọc thêm: xét nghiệm double test là gì ?

Chọn lựa áo lót thế nào cho người mang bầu

  Chọn áo ngực cho bà bầu cần được xem xét hết sức cẩn thận bởi nếu chọn một chiếc áo không vừa ý, mẹ sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí còn làm tăng cảm giác ốm nghén.

Mang thai là là lúc cuộc sống của bạn sẽ có nhiều xáo trộn, thay đổi. Bạn phải chú ý hơn về những gì mình làm, những món mình ăn và thậm chí là trang phục mà mặc trên người. Trong thai kỳ, bầu ngực của mẹ sẽ có sự thay đổi rất lớn, do đó đừng cho rằng bạn sẽ mặc cùng một cỡ áo như trước khi mang thai. Hơn bao giờ hết, đây là lúc bạn cần có được chiếc áo ngực cho bà bầu phù hợp và vừa vặn với mình. 

Bà bầu nên chọn lựa áo lót như thế nào

Mỗi phụ nữ sẽ gặp phải những triệu chứng thai kỳ khác nhau. Nhiều phụ nữ sẽ nhận thấy kích thước ngực tăng lên dần trong suốt thai kỳ, trong khi một số khác lại thấy ngực chỉ tăng trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Nhìn chung, ngực bà bầu thường thay đổi nhanh nhất vào khoảng tháng thứ ba của thai kỳ. nipt là gì ?

Cụ thể, ngực của bạn có thể sẽ mềm, to và nhạy cảm hơn. Lúc này, những chiếc áo ngực thông thường có thể gây khó chịu bởi nó khiến bầu ngực căng tức, khó chịu, thậm chí có thể gây tức ngực và làm ảnh hưởng đến việc cho con bú. Nếu thấy:

  • Ngực tràn ra khỏi cúp áo
  • Áo ngực quá chật
  • Cảm thấy khó chịu khi mặc áo ngực thông thường
  • Cảm thấy khó thở hoặc không thể hít thở sâu

Bạn nên đổi sang dùng áo ngực cho bà bầu. Đây là loại áo được thiết kế dành riêng cho việc mang thai và cho con bú với các đặc điểm như không có gọng đỡ, có dây áo lớn và có nhiều nút gài để điều chỉnh.

Mách bạn chọn áo ngực cho mẹ bầu theo từng tam cá nguyệt

áo ngực cho bà bầu

Để chọn được chiếc áo lót cho bà bầu phù hợp nhất, bạn có thể thử các bí quyết sau:

  • Tam cá nguyệt thứ nhất: Bạn có thể chọn áo ngực cho mẹ bầu có độ co giãn tốt và không có đường nối vì trong thời gian này, tuyến sữa sẽ phát triển khiến kích thước bầu ngực tăng rất nhanh.
  • Tam cá nguyệt thứ hai: Mô vú phát triển chậm lại nhưng lồng ngực sẽ bắt đầu nở rộng. Vì vậy, kích thước cúp áo lót cho bà bầu có thể như cũ nhưng lưng áo cần phải rộng hơn. Tốt nhất, nên chọn áo có nhiều móc để dễ điều chỉnh.
  • Tam cá nguyệt thứ ba: Mẹ có thể bắt đầu sử dụng loại áo ngực dành cho con bú. Ngoài ra, áo ngực cũng cần điều chỉnh được vì giai đoạn cho con bú sẽ cần áo có sự nâng đỡ bầu ngực tốt hơn. 

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý về:

  • Chất liệu: Nhẹ, thoáng khí (tốt nhất là cotton), có độ co giãn tốt, tránh các loại vải tổng hợp và ren vì những loại vải này có thể gây ngứa ngáy.
  • Thiết kế: Phần dây áo nên có bản rộng để tăng sự ổn định, không gây áp lực lên da, vai và cổ. Móc áo phải ở vị trí dễ nhìn thấy và có nhiều móc để dễ điều chỉnh.
  • Nâng đỡ: Áo ngực cho bà bầu phải vừa vặn để hỗ trợ ngực tốt nhất và không để lại vết lằn trên da. Không chọn loại áo ngực có miếng đệm quá dày để tránh gây phản cảm.
  • Chất lượng: Chọn mua các loại áo lót cho bà bầu của các thương hiệu uy tín, có xuất xứ rõ ràng bởi áo lót bầu kém chất lượng có thể gây nguy hiểm cho bầu ngực và ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. xét nghiệm triple test và những điều mẹ bầu cần biết ?

Bà bầu nên mặt áo lót như thế nào?

áo ngực cho bà bầu

Bà bầu mặc áo lót cần chú ý:

  • Bầu ngực phải nằm trọn, khít bên trong cúp áo
  • Cúp áo không nhăn hoặc phồng lên
  • Phần dây nối giữa 2 cúp áo phải phẳng
  • Nếu áo ngực có gọng, gọng không được chạm vào mô vú mà phải ôm vừa theo khuôn của bầu ngực
  • Dây áo ở phía sau lưng phải nằm dưới xương vai.

Đổi ngay 1 chiếc áo ngực cho bà bầu khác nếu:

  • Dây áo thường xuyên bị tuột
  • Ngực tràn ra khỏi cúp áo
  • Dây áo cấn vào vai
  • Cúp áo không nâng ngực
  • Dây áo ở sau lưng không nằm thẳng mà cong lên.

Lưu ý cho mẹ khi mặc áo ngực cho bà bầu

Bạn có thể “bỏ túi” một số mẹo mặc áo ngực sau để cảm thấy thoải mái trong suốt thai kỳ:

  • Tránh mặc áo ngực ở nhà, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Bạn cũng nên tránh mặc áo ngực cho bà bầu vào ban đêm. Thay vào đó, bạn có thể mặc áo thun không tay có kèm áo lót khi đi ngủ vì chúng không có móc áo, giúp giảm cảm giác khó chịu khi nằm.
  • Đi mua áo ngực lúc bạn cảm thấy thoải mái, có nhiều thời gian để chọn lựa. Tránh lúc mệt mỏi hoặc đói bụng hoặc vào cuối ngày khi bạn chỉ muốn mau mau về nhà.
  • Về số lượng, bạn có thể mua tùy theo nhu cầu nhưng nên mua ít nhất 3 cái để tiện cho việc sử dụng và giặt giũ.
  • Nên giặt áo ngực bầu bằng tay nhưng nếu không có thời gian, bạn có thể giặt bằng máy. Tuy nhiên, khi giặt cần để áo trong túi giặt, giặt bằng nước ấm và chọn vòng quay chậm.

Mang thai là thời điểm mà cơ thể bạn có rất nhiều sự thay đổi về thể chất. Trong giai đoạn này, nếu chọn được một chiếc áo ngực bầu phù hợp, chắc chắn bạn sẽ thấy thai kỳ của mình trở nên thư thái hơn rất nhiều.

Đọc thêm: bảng giá xét nghiệm nipt tại gentis

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2021

Mang thai ăn nho khô được hay không ?

 Bà bầu ăn nho khô sẽ giúp làm giảm cảm giác thèm ngọt hoặc triệu chứng buồn nôn cũng như mang đến nhiều lợi ích khác.

Mang thai và trở nên thèm ngọt một cách lạ kỳ có thể là điều không hay. Cảm giác thèm ăn sẽ thôi thúc mẹ bầu tìm đến những món tráng miệng không lành mạnh như nước ngọt, bánh và kẹo chứa nhiều đường. Nếu ăn quá nhiều, bạn có thể khiến thai nhi bị ảnh hưởng sức khỏe.

Vậy phải làm thế nào? Theo các chuyên gia, mẹ bầu nên thay thế các món ngọt bằng thực phẩm giàu đường tự nhiên. Một trong những lựa chọn dành cho bạn là nho khô. Bài viết sau, dịch vụ sàng lọc trước sinh gentis sẽ đem đến các thông tin thú vị về chủ đề bà bầu ăn nho khô mà bạn không thể bỏ qua.

Khi mang bầu ăn nho khô được hay không ?

Nho khô rất giàu chất dinh dưỡng như kali, canxi và phốt pho, chất xơ, sắt. Chúng đều là những khoáng chất hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi. Do vậy, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn nho khô nếu cảm thấy thích. Tuy nhiên, bà bầu ăn nho khô chỉ nên thưởng thức với lượng vừa phải, khoảng 40 gram nho/ngày để cơ thể khỏe mạnh và tránh bất kỳ biến chứng nào.

Ngoài ra, bạn nên tránh loại thực phẩm này nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Lợi ích khi bà bầu ăn nho khô

Dưới đây là những lợi ích của nho khô đối với cả mẹ bầu lẫn thai nhi:

1. Ngừa thiếu máu

Thiếu máu do thiếu sắt là một vấn đề phổ biến khi mang thai do cơ thể của bạn phải cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho thai nhi. Bên cạnh các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, thịt gà cùng các loại hạt tốt cho bà bầu thì bạn cũng có thể nghĩ đến nho khô. Loại thực phẩm này chứa hàm lượng sắt và vitamin C đi kèm với phức hợp vitamin B sẽ giúp làm giảm nguy cơ thiếu máu, ngăn ngừa suy nhược và các vấn đề khác trong giai đoạn này.

2. Đẩy lùi táo bón

nho khô tốt cho mẹ bầu

Không ít mẹ bầu gặp khó khăn trong việc đi vệ sinh do chứng táo bón khi mang thai làm phiền cũng như nhiều vấn đề về tiêu hóa khác. Những lúc như thế, bạn hãy nghĩ đến nho khô nhé. Trong nho khô chứa nhiều chất xơ, sẽ kích thích quá trình co bóp của ruột, làm mềm phân, từ đó giúp quá trình “đi nặng” diễn ra nhẹ nhàng, thoải mái hơn. xét nghiệm double test là gì ?

3. Tốt cho răng

Một lợi ích khác mà việc bà bầu ăn nho khô đem lại chính là hỗ trợ sức khỏe răng miệng. Đôi lúc, thực phẩm bạn ăn sẽ để lại trong khoang miệng mùi hương tanh nồng khó chịu, bên cạnh đó, nhiều bà bầu cũng bị chảy máu chân răng. Mặt khác, việc chăm sóc răng miệng khi mang thai rất cần thiết và cũng góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn cơn buồn nôn.

Nho khô có chứa axit oleanolic, vị chua nhẹ, giúp bảo vệ răng mẹ bầu khỏi tình trạng sâu răng, ngăn ngừa vi khuẩn gây mùi hôi miệng.

4. Bổ sung năng lượng

Nho khô là thực phẩm nhiều đường fructose và glucose, yếu tố này giúp cơ thể hấp thụ các vitamin thiết yếu từ thực phẩm chúng ta ăn và do đó mang lại năng lượng cho cơ thể. Vì mẹ bầu trải qua rất nhiều thay đổi khi mang thai nên cơ thể cần năng lượng để đáp ứng các nhu cầu của mẹ và con. Do vậy, nếu bạn đang cảm thấy đói bụng nhưng không muốn ăn quá nhiều, hãy thử nhấm nháp vài hạt nho khô nhé.

5. Bà bầu ăn nho khô tốt cho xương của bé

Một trong những khoáng chất quan trọng nhất trong cơ thể bạn là canxi. Khoáng chất này chịu trách nhiệm cho sức khỏe của xương, sức khỏe răng miệng, hấp thụ cholesterol, sức khỏe của da và sức khỏe tim mạch.

Cơ thể bạn cần canxi để hoạt động bình thường và nho khô cũng là một trong các thực phẩm chứa hàm lượng canxi khá phong phú. Trên thực tế, sự thiết yếu của canxi dường như tăng lên gấp đôi đối với phụ nữ mang thai vì đây là khoáng cần thiết cho sự phát triển xương của em bé trong bụng mẹ. Khoáng chất này đảm bảo mật độ xương của em bé luôn ở mức bình thường và phát triển ổn định.

Chưa kể đến, bà bầu ăn nho khô còn hỗ trợ quá trình phát triển thị lực của thai nhi diễn ra suôn sẻ hơn do trong nho khô còn chứa cả vitamin A nữa đấy.

Đọc thêm: hội chứng edwards khi mang thai và những điều cần biết

Đi bơi khi mang thai và những điều cần lưu ý

 Mang thai là một giai đoạn nhạy cảm nên có không ít mẹ bầu băn khoăn liệu bà bầu đi bơi có tốt không? Mẹ bầu nên đi bơi vào thời gian nào thì thích hợp hay khi đi bơi thì cần chú ý những gì?

Bơi lội là một trong những môn thể thao phù hợp với bà bầu, bởi hình thức vận động này mang lại hiệu quả trong việc giảm các cơn đau nhức có liên quan đến sự thay đổi hormone. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cần quan tâm hơn nữa đến các biện pháp bảo vệ khi bơi lội. Cùng sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu ngay nhé !

Đi bơi trong khi mang thai và vài điều cần lưu ý

Bà bầu đi bơi có tốt hay không?

Câu trả lời hoàn toàn ổn nếu như bạn tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc an toàn, cũng như lắng nghe chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Thời điểm tốt nhất để bà bầu đi bơi là khi thai được 5 – 7 tháng. Bởi lẽ, lúc này thai nhi đã phát triển ổn định, các cơ quan và mọi chức năng sinh lý đều vận hành tốt.

Lời khuyên rằng các mẹ bầu nên tránh đi bơi ở những tháng đầu và cuối thai kỳ. Vì đã có một số báo cáo về tình trạng vỡ ối sớm và sinh non xảy ra.

Như đã đề cập ở trên, bơi lội được đánh giá là hoạt động tốt cho mẹ bầu. Nếu đây là thói quen trước khi mang thai, bạn hãy tiếp tục duy trì trừ khi điều kiện sức khỏe không cho phép. Trái lại, nếu là lần trải nghiệm đầu tiên thì tốt nhất bạn nên trao đổi với bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Bà bầu đi bơi trong thai kỳ và những lợi ích thiết thực

thắc mắc bà bầu đi bơi có tốt không

Vậy là bạn đã có câu trả lời cho việc bà bầu đi bơi có tốt không. Thực chất việc bơi lội đã được chứng minh là mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu, chẳng hạn như:

  • Kiểm soát cân nặng nên bạn có thể nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh
  • Bơi lội được xem là một bài tập cường độ thấp có lợi cho sức khỏe tim mạch
  • Khi bơi, tất cả các nhóm cơ đều được vận động, đồng thời kết hợp với việc massage bằng dòng nước sẽ thúc đẩy máu huyết lưu thông
  • Ở những bà bầu đi bơi thường xuyên, triệu chứng đau thắt lưng khi mang thai giảm hẳn hoặc không còn xuất hiện
  • Việc bơi lội còn giúp cải thiện tâm trạng, mang lại sự thư thái dễ chịu, từ đó giúp mẹ bầu ngon giấc hơn
  • Sự thay đổi vị trí của mẹ bầu trong nước sẽ giúp điều chỉnh vị trí của thai nhi. Điều này rất có lợi cho việc sinh nở
  • Bơi lội giúp cải thiện chức năng của cơ bắp và hoạt động của các dây thần kinh xung quanh vai và cột sống
  • Đây được xem là bài tập “thân thiện” với mẹ bầu vì ít gây áp lực lên dây chằng và khớp nhất

Những lời khuyên thiết thực về việc đi bơi trong từng giai đoạn thai kỳ

  • Lời khuyên trong tam cá nguyệt đầu tiên, bạn nên chỉ bơi khoảng 30 phút mỗi ngày, với điều kiện bạn đã tham khảo ý kiến bác sĩ và thể lực cho phép. Việc bơi lội vào buổi sáng sẽ giúp mẹ đủ sức “đối phó” với cơn ốm nghén.
  • Bước sang giai đoạn thứ hai của thai kỳ, kích thước của thai nhi dần tăng lên và cơ thể mẹ trở nên nặng nề hơn. Tuy nhiên, không vì vậy mà bạn bắt buộc phải bơi ít đi vì vẫn có những kiểu bơi khác phù hợp với mẹ bầu. Cũng trong 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu cần lựa chọn cho mình một bộ đồ bơi với tiêu chí thoải mái và không gây chèn ép vòng 2 quá mức.
  • Với tam cá nguyệt thứ 3, bạn phải thật thận trọng hơn khi di chuyển trên bề mặt hồ bơi. Để an tâm nhất, bạn có thể trang bị thêm giày chống trượt. Trong quá trình bơi lội, để giảm áp lực phần cổ, bạn nên dùng thêm ống thở. Đo độ mờ da gáy khi nào tốt nhất ?

Bà bầu đi bơi có tốt không?

kiểu bơi thích hợp cho bà bầu

Bà bầu đi bơi có tốt không? Câu trả lời còn tùy thuộc vào kiểu bơi nào mà bạn chọn. Kiểu bơi ếch là lựa chọn tốt nhất cho mẹ bầu, bởi lẽ kiểu bơi này không đòi hỏi bạn phải xoay người (như bơi sải) và không mất quá nhiều sức. Kiểu bơi này khá phù hợp trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, lý do vì nó giúp thư giãn và cân bằng các nhóm cơ ở vùng ngực và lưng. Đây là 2 vùng thường bị chịu nhiều tác động do những thay đổi trong quá trình mang thai.

Nếu không thích bơi ếch, một lựa chọn khác cho bạn là kiểu bơi ngửa, vì tác động của lực hấp dẫn lên cơ thể trong nước bị giảm, do đó mẹ bầu có thể nằm ngửa mà không phải lo tuần hoàn máu bị suy giảm. Tuy nhiên, kiểu bơi này không được khuyến cáo dùng sau tuần thứ 16 thai kỳ, bởi trọng lượng của thai nhi sẽ gây ra áp lực lớn lên động mạch chủ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu.

Những trường hợp bà bầu không được đi bơi

Nếu thấy có những dấu hiệu cảnh báo sau xảy ra, bạn cần nhanh chóng ra khỏi hồ bơi và tìm kiếm sự trợ giúp ngay lập tức:

  • Chảy máu âm đạo
  • Đau bụng
  • Mất nước
  • Xuất hiện cơn co thắt tử cung
  • Cảm thấy choáng váng, chóng mặt, khó thở
  • Nhịp tim không đều

Với những trường hợp từng bị sảy thai tái phát, vỡ màng ối hoặc mắc bệnh tim mạch cần tuyệt đối nên tránh đi bơi khi mang thai và nên hỏi ý kiến bác sĩ về những loại hình vận động phù hợp hơn.

Những lưu ý dành riêng cho mẹ bầu khi đi bơi

lưu ý khi bà bầu đi bơi

Mặc dù bơi lội có điểm tốt trong việc giảm thiểu các triệu chứng thai kỳ khó chịu, tuy nhiên bà bầu không nên chủ quan khi đi bơi mà phải lưu tâm những vấn đề sau:

  • Nên mang theo nước uống bên mình, uống trước và sau khi bơi để tránh tình trạng mất nước xảy ra. Đừng nghĩ rằng bạn ngâm mình trong bể bơi thì cơ thể sẽ không bị mất nước nhé!
  • Tuyệt đối không nên nhảy hoặc lặn ngụp xuống hồ bơi vì điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe cả mẹ lẫn bé. Đặc biệt việc lặn dưới mặt nước sẽ làm gia tăng tình trạng thiếu oxy gây hại trực tiếp đến thai nhi.
  • Tránh đi bơi nếu cảm thấy trong người không được khỏe hoặc đang bị cảm lạnh. Điều này có thể khiến những tình trạng bạn đang mắc phải diễn biến tệ hơn.
  • Không nên bơi khi thời tiết xấu. Trường hợp nếu đi biển, tốt nhất bạn nên ở gần bờ và có thêm một ai khác bên cạnh để đảm bảo an toàn.
  • Bạn nên thực hiện đúng các thao tác, kiểu bơi lội phù hợp với mình, tránh những động tác quá mạnh nhất là khi đang ở giai đoạn cuối thai kỳ.
  • Mang dép chống trượt cả lúc bước vào và sau khi rời khỏi bể bơi để tránh bị té ngã.
  • Tốt hơn hết nên chọn bể bơi ngoài trời vì một số bể bơi hiện nay có sử dụng clo để khử trùng. Chất này gây tác động xấu đến hệ hô hấp của thai phụ. Việc chọn bể bơi ngoài trời sẽ giảm tình trạng kích ứng xảy ra.

Có rất nhiều lợi ích thiết thực khi bà bầu đi bơi trong thai kỳ. Tuy nhiên, bạn cần phải hết sức cẩn trọng khi thực hiện bất kỳ hành động nào để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với bạn trong suốt quá trình mang thai.

ĐỌc thêm: xét nghiệm triple test là gì ?

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2021

Các thực phẩm chứa lượng carb cần thiết dành cho mẹ bầu

 Carb là gì? Carb hay còn gọi là carbohydrate chính là chất dinh dưỡng quan trọng nhất cho thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ. Bởi khi carb được hấp thụ vào cơ thể, chúng sẽ đi qua nhau thai để nuôi dưỡng thai nhi. Chọn nguồn thực phẩm chứa carb tốt là một cách khôn ngoan để bảo vệ cả mẹ và bé khỏi các vấn đề sức khỏe sau này.


Khi mang thai, mẹ bầu thường thích ăn vặt như: bánh rán, sô cô la, bánh quy, bánh kem, trà sữa… Chúng thường chứa calo rỗng nên không tốt cho cả mẹ và thai nhi. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh, bình thường của thai nhi trong bụng mẹ. Cùng xét nghiệm sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu ngay nhé !

Các thực phẩm chứa carb cần thiết cho mẹ bầu
Trong giai đoạn bạn mang thai, carb đóng vai trò như nguồn nhiên liệu chính của cơ thể. Các loại thực phẩm chứa carb tốt sẽ phân hủy thành glucose và đi nuôi dưỡng tế bào mẹ và bé.

Carb cũng chứa rất nhiều phytonutrients hoạt động như một chất chống oxy hóa. Vai trò của carb đối với sức khỏe mẹ bầu lúc này là bảo vệ cơ thể mẹ và bé, chống lại các gốc tự do gây hại từ ô nhiễm môi trường xung quanh.

Bên cạnh đó, một số nguồn thực phẩm chứa carb tốt còn có nhiều chất xơ và vitamin. Chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón khi mang thai, đồng thời chúng còn giữ cho lượng máu được ổn định.

Các loại carb cần thiết cho bà bầu
Carb có hai dạng chính: carb đơn giản, carb phức hợp.

  • Carb đơn giản:
[​IMG]

Carb đơn giản được tìm thấy trong các loại đường đã được tinh chế như: đường trắng, bánh ngọt, kẹo, soda. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy loại carb này trong sữa, trái cây.

Các nhóm thực phẩm chứa carb đơn giản từ đường cung cấp cho mẹ rất nhiều calo, nhưng lại “nghèo” chất dinh dưỡng cho em bé. Đây là một trong những nguyên nhân khiến bạn “phát tướng”, ăn nhiều nhưng “vào mẹ” chứ không “vào con”.

Vì thế, khi mang thai, mẹ bầu nên hạn chế bánh kẹo ngọt, thức ăn chế biến sẵn. Thay vào đó, hãy tập thói quen uống sữa, ăn nhiều trái cây để cung cấp lượng đường tự nhiên tốt cho sức khỏe. Mẹ có thể tham khảo cách cắt giảm đường dễ thực hiện, có hiệu quả tại nhà.

  • Carb phức hợp:
Carb phức hợp là các loại tinh bột bạn có thể tìm thấy trong các sản phẩm ngũ cốc như: bánh mì, mì ống, các loại nui, gạo trắng.

Lưu ý khi lựa chọn các loại ngũ cốc: Bạn không nên chọn những loại thực phẩm ngũ cốc đã tinh chế như: bún trắng, gạo trắng, bởi chúng đã bị hao hụt chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến.

Thay vào đó, hãy bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt, nguyên cám, bởi chúng vẫn giữ trọn vẹn dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin vốn có.

Mẹ bầu có thể bổ sung các thực phẩm chứa carb tốt từ ngũ cốc vào bữa ăn hằng ngày bằng cách: ăn yến mạch và sữa vào buổi sáng hoặc bánh mì nâu, các loại đậu nguyên hạt.

Bà bầu bổ sung thực phẩm chứa carb tốt như thế nào cho đúng cách?
[​IMG]

Có rất nhiều người lầm tưởng rằng khi mang thai, ăn nhiều thực phẩm chứa tinh bột hay chứa carb là nguyên nhân khiến mình tăng cân vượt mức. Tuy nhiên, sự thật thì carbohydrate là nhóm chất không đáng sợ như các bà bầu vẫn nghĩ. Như các giải thích trên, carb nằm trong nhóm chất dinh dưỡng cần thiết, lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Điều quan trọng tiếp theo mẹ bầu cần làm chính là tìm kiếm các loại thực phẩm chứa carb tốt cũng như cách bổ sung chúng vào khẩu phần ăn như thế nào cho đúng.

  • Ăn thực phẩm chứa carb tốt có chỉ số GI thấp
Chỉ ăn những loại thực phẩm có chỉ số GI (Glycemic Index – chỉ số đường huyết ở thực phẩm) thấp không hẳn là tốt, bởi carb dù tốt hay xấu đều có tác động trực tiếp đến lượng đường trong máu, ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của mẹ bầu. Vì thế, việc phân bổ lượng carb phù hợp trong khẩu phần ăn mỗi ngày của bà bầu là rất quan trọng.

Mỗi loại carb đều có thời gian tiêu hóa khác nhau, một số sẽ tiêu hóa chậm hơn ở người này, nhưng lại nhanh hơn ở người khác. Để đánh giá được mức độ tiêu hóa các loại carb, Glycemic Index sẽ giúp bạn. Chỉ số này dùng để xếp hạng các loại thực phẩm có chứa carbohydrate theo mức độ tăng lượng đường trong máu và khả năng phân hủy thực phẩm. Thực phẩm có GI thấp (từ 55 trở xuống) sẽ được tiêu hóa chậm hơn, do đó mức độ đường huyết cũng tăng chậm hơn so với thực phẩm có GI cao.

Thực phẩm có GI thấp gồm: các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, các loại đậu, sữa giảm béo, chuối, khoai lang.

Thực phẩm có GI cao gồm: bánh mì trắng, gạo trắng, bánh quy, bánh ngọt, khoai tây.nipt là gì ?

  • Tự làm đồ ăn vặt giàu dinh dưỡng và carb tốt
Nếu bạn cảm thấy đói giữa các bữa ăn, đừng ăn đồ ăn nhẹ mua ngoài hay thức ăn nhanh nhiều chất béo, đường tinh chế. Thay vào đó, hãy tự làm các món ăn vặt tại nhà như:

√ Bánh mì sandwich gà nướng, cá ngừ nghiền

√ Salad cá mòi, cá hồi (bạn có thể trộn các loại rau củ yêu thích với nhau để có món salad ngon đúng ý)

√ Sữa chua trái cây

√ Súp rau, đậu

√ Ngũ cốc nguyên hạt với sữa tươi không đường

√ Bánh mì nướng, khoai tây, khoai lang nướng

Bí quyết giúp hạn chế mất chất dinh dưỡng trong thực phẩm chứa carb tốt
[​IMG]

  • Ăn rau, trái cây tươi không qua chế biến, bởi chúng vẫn giữ nguyên chất dinh dưỡng so với các loại đã đóng hộp.
  • Khi bạn nấu, xào, hấp rau, bạn nên để lửa thật nhỏ để đảm bảo chất dinh dưỡng ít bị hao hụt nhất.
  • Nếu được, hãy cố gắng hạn chế tối đa các loại nước sốt hay gia vị. Bởi chúng chứa nhiều chất béo chuyển hóa và đường, cùng các loại “carb rỗng” không chứa chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
  • Bổ sung vào thực đơn hằng ngày các loại thực phẩm chứa carb lành mạnh, loại bỏ dần các món ăn chứa carb đơn giản, đã tinh chế. Điều này sẽ giúp bà bầu giảm được lượng đường trong máu, duy trì cân nặng khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.
Carb thực sự rất quan trọng với sự phát triển của bé cùng sức khỏe của mẹ trong giai đoạn mang thai. Mẹ bầu nên ăn 175g carb tốt/ngày, trong đó có khoảng 28g chất xơ. Các loại ngũ cốc nguyên hạt được khuyến khích trong chế độ ăn của phụ nữ mang thai. Việc có một chế độ ăn tốt, đầy đủ, không quá dư thừa dinh dưỡng sẽ giúp thai nhi khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ béo phì sau này.

Đọc thêm: sàng lọc trước sinh khi nào tốt nhất

Mang thai ăn cá hồi có những công dụng gì ?

  Nếu đang thắc mắc rằng bà bầu ăn cá hồi có nên không thì câu trả lời dành cho bạn sẽ là có và còn được khuyến khích. Cá hồi là loại thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu lẫn thai nhi. 

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai đóng vai trò trọng bởi sẽ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé. Bên cạnh các loại thịt thì những loại hải sản như cá vừa bổ dưỡng mà cũng tạo thêm sự phong phú cho bữa cơm. Vậy bà bầu ăn cá, cụ thể hơn là cá hồi đem đến các lợi ích gì? Mời bạn cùng sàng lọc trước sinh gentis khám phá câu trả lời qua bài viết sau nhé.

Mẹ bầu ăn cá hồi có những công dụng như thế nào

Giá trị dinh dưỡng của cá hồi

Khẩu phần 110 gram cá hồi đỏ cung cấp thành phần dinh dưỡng như sau:

  • Calo: 170 (70 calo từ chất béo)
  • Chất béo: 6 g
  • Chất béo bão hòa: 1 g
  • Cholesterol: 75 mg
  • Protein: 26 g
  • Canxi: 20 mg
  • Sắt: 0,27 mg

Lợi ích khi bà bầu ăn cá hồi

bầ bầu ăn cá hồi

Một số lợi ích dinh dưỡng của cá hồi đối với phụ nữ mang thai gồm:

1. Giàu chất béo omega-3

Axit béo omega-3 vốn được biết đến với nhiều khả năng tích cực đối với cơ thể, chẳng hạn như cải thiện, căng tường sức khỏe tim mạch và thị lực, tăng cường phát triển thần kinh. Do đó, nếu ăn cá hồi khi mang thai, mẹ bầu cũng đồng thời cung cấp một nguồn dinh dưỡng tốt cho bản thân lẫn em bé.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy thói quen bổ sung cá hồi vào chế độ ăn uống của các mẹ bầu cũng góp phần ngăn ngừa sinh non.

2. Giàu protein và vitamin

Protein cực kỳ quan trọng cho sự phát triển và phục hồi của cơ bắp. Trong khi đó, vitamin là công cụ đắc lực trong việc duy trì mức huyết áp tối ưu, ngăn ngừa bệnh tim và tăng khả năng miễn dịch. Ngoài ra, vitamin rất tốt cho da, tóc và mắt của mẹ bầu trong thời gian mang thai. xét nghiệm double test là gì ?

3. Bà bầu ăn cá hồi tốt cho tim mạch

Bà bầu ăn cá hồi rất tốt cho tim mạch bởi sẽ giúp giữ cho huyết áp và chỉ số cholesterol ở mức ổn định, ngăn ngừa sự xuất hiện của cục máu đông, đặc biệt là trong các động mạch.

4. Bà bầu ăn cá hồi bổ sung DHA

Cá hồi có hàm lượng axit docosahexaenoic (DHA) cao. Điều này sẽ hỗ trợ sự phát triển não bộ của thai nhi. Thêm vào đó, bà bầu ăn cá hồi có thể giúp ngăn ngừa trầm cảm sau sinh nữa đấy.

Nguy cơ sức khỏe khi bà bầu ăn cá hồi quá nhiều

Bà bầu ăn cá hồi tuy đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ bầu, nhưng bạn không nên vì thế mà lạm dụng loại thực phẩm này. Nguyên nhân là nếu ăn quá nhiều, mẹ bầu có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn, chẳng hạn như:

1. Thừa thủy ngân

Cá hồi là một trong những loại cá mà thịt của chúng chứa ít thủy ngân nhất. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều cá hồi có thể làm tăng lượng thủy ngân tích lũy trong cơ thể, vì vậy hãy đảm bảo bạn ăn loại cá này ở mức độ vừa phải.

2. Nhiễm độc PCB

Biphenyl PCB hoặc polychlorination có hại cho cơ thể vì chúng có nguy cơ gây ung thư. Bà bầu ăn cá hồi quá nhiều sẽ khiến bạn gặp rủi ro về vấn đề này. Bên cạnh đó, PCB cũng là một trong những nguyên nhân gây cản trở sự phát triển của thai nhi.

Món ngon cho bà bầu ăn cá hồi

Có một số phương pháp để chuẩn bị và thêm cá hồi vào trong chế độ ăn uống khi mang thai nhưng cách tốt nhất để thưởng thức là khi cá đã được nướng, luộc/hấp hoặc kho tộ. Hãy tránh ăn các món cá hồi sống, chẳng hạn như sushi, vì điều này khiến mẹ bầu tăng nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn và truyền sang cho thai nhi.

Ngoài ra, các món ngon từ cá hồi mà mẹ bầu có thể tham khảo gồm

Cá hồi áp chảo sốt măng tây

bà bầu ăn hồi

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Cá hồi: 200g
  • Măng tây: 200g
  • Chanh vàng: 1 quả
  • Nước lọc
  • Gia vị: Chút muối, đường, mật ong, bơ, bột nêm, tiêu, bột năng, tỏi (mỗi thứ một ít để làm nước sốt)

Cách thực hiện

  • Cá hồi rửa sạch, lạng bỏ phần da (nếu bạn không thích ăn da), thấm khô, rắc chút muối và tiêu.
  • Măng tây cắt bỏ phần gốc già, rửa sạch để ráo nước, cắt khúc vừa ăn.
  • Đặt chảo không dính lên bếp, chảo nóng cho chút dầu vào, lắc cho dầu trong chảo bám đều khắp lòng chảo, cho miếng cá vào chiên vàng. Lưu ý khi chiên, bạn nên cho mặt trong của miếng cá (phần không sát da) trước, khi mặt này vàng thì lật úp phần da xuống, chiên đến khi miếng cá chín vàng giòn thì vớt ra đĩa.
  • Đặt một cái chảo khác lên bếp, phi thơm tỏi cho măng tây vào xào chín, nêm gia vị và tiếp tục xao. Bạn không nên xào quá chín quá để măng tây giữ được độ giòn.
  • Đặt một cái nồi nhỏ lên bếp, nồi nóng cho nước chanh, bột nêm, đường, mật ong và chút bơ vào lấy đũa khuấy đều cho tan, sau đó cho bột năng có pha chút nước lọc vào, đun cho hỗn hợp sánh lại, tắt bếp.
  • Bạn bày cá và măng tây vào đĩa, rưới nước sốt lên và thưởng thức.

Cá hồi kho tộ

bà bầu ăn cá hồi

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  1. 2 lát cá hồi
  2. Hành khô
  3. Gia vị như: Muối, tiêu, đường, dầu ăn, nước mắm

Cách thực hiện

  • Cá hồi rửa sạch, ướp chút muối trong 30 phút. Nếu không muốn khi ăn mất công gỡ bỏ xương, bạn có thể dùng dao sắc lạng bỏ xương trước khi ướp.
  • Đặt tộ lên bếp, cho dầu ăn vào, đun trên lửa vừa cho nóng, cho 3 muỗng đường vào, đun cho đến khi đường chuyển thành màu cánh gián là vừa.
  • Cho cá vào, nêm 2 muỗng nhỏ nước nắm, đường, một chút hạt tiêu cùng với hành.
  • Để lửa nhỏ, không đậy nắp.
  • Đến khi nước kho cá đã sệt lại, bạn hãy tắt bếp và dọn ra đĩa.
  • Thưởng thức với cơm.

Hi vọng những thông tin của bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bà bầu ăn cá hồi có nên không. Khi được chế biến đúng cách, cá hồi sẽ đem đến nhiều chất dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai mà mẹ bầu không nên bỏ qua.

Đọc thêm: sàng lọc trước sinh ở đâu hà nội uy tín chất lượng