Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2021

Khám phá sự phát triển não bộ của thai

Sự phát triển trí não của thai nhi từ trong bụng mẹ là một quá trình vô cùng kì diệu. Ngay từ tuần thứ 3 thai kỳ, não bộ của bé đã bắt đầu hình thành, phát triển và không ngừng hoàn thiện đến khi thai nhi được sinh ra. Cùng sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu ngay nhé !

Tìm hiểu sự phát triển não bộ của thai nhi 

1. Cấu trúc trong não bộ của thai nhi 

Về mặt cấu trúc giải phẫu, não của con người được chia thành 5 khu vực khác nhau, mỗi khu vực chịu trách nhiệm cho từng chức năng riêng biệt, bao gồm: 
  • Đại não: Đây là phần lớn nhất của bộ não, chịu trách nhiệm suy nghĩ, ghi nhớ và cảm nhận. Đại não cũng là nơi vỏ não và các thùy cư trú, trong đó có cả thùy trán và thái dương.
  • Tiểu não: Khu vực này phối hợp các động tác cử động, duy trì tư thế và tạo cảm giác thăng bằng.
  • Thân não: Là trung tâm điều khiển nhiều chức năng quan trọng nhất, bao gồm nhịp tim, nhịp thở và huyết áp.
  • Tuyến yên: Có kích thước bằng hạt đậu, phụ trách giải phóng hormone vào cơ thể, hỗ trợ quá trình tăng trưởng, trao đổi chất và thực hiện một số chức năng khác.
  • Vùng dưới đồi: Khu vực có liên quan đến nhiệt độ cơ thể, cảm giác đói và khát, giấc ngủ và cảm xúc. 

2. Tam cá nguyệt thứ nhất: Bé bắt đầu cử động 

Chỉ sau 16 ngày thụ thai, nền tảng thần kinh của thai nhi bắt đầu hình thành, phát triển theo chiều dài và có nếp gấp. Sau đó chúng chuyển thành một rãnh rồi dần tạo ra ống thần kinh. 
Vào khoảng tuần thứ 6-7 của thai kỳ, ống thần kinh đóng lại theo chiều cong và chia thành ba phần, bao gồm: tiền đình, não giữa và não sau. Tủy sống sẽ sớm xuất hiện ở phần liền kề với não sau. Không lâu sau đó, sự phát triển não bộ của thai nhi cũng bắt nguồn từ ống thần kinh và chia làm 5 khu vực như đã liệt kê ở mục 1. Tuy nhiên, tất cả các khu vực não bộ của thai nhi vẫn cần nhiều thời gian hơn để tiếp tục trưởng thành hoàn chỉnh. 
Cũng trong giai đoạn này, một số tế bào thần kinh đặc biệt có mặt và di chuyển khắp phôi để tạo ra các dây thần kinh đầu tiên. Hệ thần kinh của bé bao gồm hàng triệu triệu tế bào thần kinh; trong mỗi tế bào siêu nhỏ này đều có các nhánh để chúng kết nối và truyền thông tin cho nhau. Về cơ bản, các khớp thần kinh đầu tiên cũng hình thành và tạo ra những chuyển động sớm của thai nhi, chẳng hạn như cuộn tròn vào đúng vị trí. 
Một số cử động khác cũng nhanh chóng diễn ra, thai nhi có thể ngọ nguậy chân tay và bắt đầu phát triển xúc giác ở tuần thứ 8. Vào cuối tam cá nguyệt đầu tiên, em bé đã có khả năng thực hiện khá nhiều hành động mặc dù mẹ vẫn chưa thể cảm nhận được điều đó. 

3. Tam cá nguyệt thứ hai: Các phản xạ 

Trong tam cá nguyệt thứ hai, não bộ của thai nhi giữ vai trò điều khiển những cơn co thắt đều đặn ở cơ hoành và cơ ngực, tương tự như động tác thở. Đồng thời, một lớp bảo vệ giúp gia tăng tốc độ truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh, có tên là myelin, sẽ xuất hiện và bao phủ xung quanh dây thần kinh của bé. Myelin sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi trẻ được một tuổi. 
  • Tuần 16: Bé lần đầu tiên biết bú và nuốt.
  • Khoảng tuần 18: Mẹ bắt đầu nhận thấy cú đạp đầu tiên của bé. Tuy nhiên việc bé đạp lần đầu cũng có thể đến trễ hơn một vài tuần, đặc biệt là ở những mẹ có thai lần đầu.
  • Tuần 21: Phản xạ tự nhiên khiến bé nuốt vài chục mL nước ối mỗi ngày. Hành động này sẽ giúp vị giác dần phát triển hoàn chỉnh hơn.
  • Tuần 24: Một phản xạ đáng chú ý khác xảy ra, đó là bé biết nháy mắt.
  • Tuần 27: Khi tam cá nguyệt thứ 2 kết thúc thì hệ thần kinh của bé vẫn đang tiếp tục trưởng thành. 
Ở giai đoạn cuối của tam cá nguyệt thứ hai, thân não của thai nhi gần như hoàn toàn trưởng thành. Chúng nằm ngay phía trên tủy sống và bên dưới vỏ não - khu vực trưởng thành cuối cùng. Lúc này, hệ thống thần kinh của thai nhi đã phát triển đủ để em bé biết giật mình nếu có những tiếng động lớn bên ngoài tử cung, hay thậm chí là có thể quay đầu về phía phát ra giọng nói của người thân. Nếu mẹ muốn dùng nhạc kích thích não bộ thai nhi thì đây chính là thời điểm thích hợp.  Đo độ mờ da gáy ở tuần bao nhiêu ?
Ở tuần 16, bé sẽ lần đầu tiên biết bú và nuốt 

4. Tam cá nguyệt thứ ba: Phát triển não 

Vào tuần 28 của thai kỳ, hệ thần kinh trung ương có thể điều khiển nhịp thở nhịp nhàng và kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Đặc biệt, hoạt động sóng não của bé đã xuất hiện chu kỳ giấc ngủ, bao gồm cả giai đoạn có giấc mơ. Não bộ thai nhi phát triển mạnh nhất khi nào? Tam cá nguyệt thứ ba là giai đoạn các tế bào và hệ thống dây thần kinh phát triển nhanh chóng nhất, cụ thể: 

4.1 Khối lượng 

Sự phát triển não bộ của thai nhi tăng gấp ba lần trọng lượng trong 13 tuần cuối của thai kỳ, từ khoảng 100g vào cuối tam cá nguyệt thứ hai lên đến gần 300g ở thời điểm này. 

4.2 Bề mặt 

Bề mặt của não cũng trông khác đi, không còn mịn màng như trước đây nữa mà ngày càng có nhiều rãnh và nếp nhăn, tương tự như hình ảnh của bộ não thường thấy. 

4.3 Tiểu não 

Tiểu não - nơi điều khiển vận động, là khu vực phát triển nhanh chóng nhất trong toàn não bộ của thai nhi, với diện tích bề mặt tăng lên gấp 30 lần chỉ trong vòng 16 tuần cuối của thai kỳ. 

4.4 Vỏ não 

Mặc dù khu vực quan trọng nhất của não này vẫn phát triển nhanh chóng trong thai kỳ, song vỏ não chỉ thực sự bắt đầu hoạt động vào khoảng thời gian em bé gần được sinh ra. Vỏ não sẽ tiếp tục trưởng thành trong vài năm đầu đời của bé nhờ vào sự đa dạng của môi trường ở thế giới bên ngoài. 

5. Chế độ ăn uống tốt sự phát triển não bộ của thai nhi 

Acid Folic và các vitamin nhóm B rất cần thiết cho sự phát triển tế bào, mô và DNA của thai nhi 

5.1 Axit folic/vitamin B 

Vì hệ thần kinh của bé bắt đầu phát triển khi vừa mới thụ thai, do đó phụ nữ nên bổ sung 400 microgam axit folic, hay còn gọi là vitamin B, mỗi ngày ngay từ lúc có ý định muốn mang thai. 
Chất dinh dưỡng này rất cần thiết cho sự phát triển tế bào, mô và DNA của thai nhi. Nghiên cứu cho thấy, việc sớm bổ sung loại chất này đầy đủ từ trước khi mang thai sẽ giúp làm giảm 70% nguy cơ dị tật nghiêm trọng của ống thần kinh và 40% tỷ lệ trẻ sinh ra bị rối loạn phổ tự kỷ. Chính vì vậy, hãy uống vitamin B trước khi sinh (ít nhất 400 mcg) và đảm bảo ăn nhiều thực phẩm giàu axit folic, bao gồm rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt. 

5.2 Axit béo omega 

Cụ thể là DHA, hay còn gọi là axit docosahexaenoic, cũng rất quan trọng cho sự phát triển mắt và não bộ của thai nhi. Vì là chất béo cấu trúc chính trong não và mắt của bé, cho nên rất cần thiết để bổ sung đầy đủ axit béo omega-3, đặc biệt là ở giai đoạn sự phát triển não bộ của thai nhi diễn ra mạnh mẽ nhất (tam cá nguyệt thứ ba). DHA được tìm thấy trong rất nhiều loại cá béo và cá nước lạnh như: cá hồi và cá tuyết. Ngoài ra, tiêu thụ rong biển cùng với trứng cũng bổ sung một lượng DHA cho cơ thể. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét