Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020

Uống canh long nhãn trước lúc sinh giúp tăng sức lực?

 

Uống canh long nhãn trước khi sinh giúp tăng sức lực?

Giải đáp của chuyên gia:

Dân gian thường có thói quen ăn long nhãn hoặc trứng gà trước khi sinh để tăng sức và bổ khí huyết, nhưng thực ra điều này không có căn cứ.

Long nhãn khi được đưa vào dạ dày sẽ được tiêu hoá, nhưng hấp thụ thì còn cần đến cả một quá trình, không thể thấy ngay hiệu quả trong vòng 30 phút.

Theo quan điểm của đông y, long nhãn an thai, ức chế tử cung thu nhỏ lại, làm chậm lại quá trình sinh nở không những thế còn gây xuất huyết sau sinh vì thế trước khi sinh không nên ăn nhiều.

Lời khuyên bổ sung thực phẩm khi mang thai:

Nên bổ sung các loại thực phẩm khác nhau ở những giai đoạn sinh nở khác nhau.

Ở giai đoạn đầu khi chưa sinh, sản phụ nên ăn thật nhiều các loại thực phẩm dạng lỏng hoặc sền sệt như mì trứng, bánh ngọt, bánh mỳ hoặc cháo.

Đến giai đoạn tử cung co bóp (có cơn co) nên sử dụng thức ăn lỏng như uống nước hoa quả, ngũ cốc để bồi bổ thể lực giúp cho việc sinh nở dễ dàng hơn.

Nên chọn loại thức ăn dễ tiêu hoá, dễ hấp thụ để nhanh chóng lấy lại thể lực. Không nên ăn các chất dầu mỡ, nhiều protein vì cần nhiều thời gian để tiêu hoá và hấp thụ.  sàng lọc trước sinh là gì ?

Nên ăn thức ăn mềm ngay sau khi sinh?

Giải đáp của chuyên gia:

Thức ăn mềm ở đây là chỉ những loại thức ăn dễ tiêu hoá vì chức năng tiêu hoá của bà mẹ sau sinh là hơi yếu, không nên ăn những thức ăn có dinh dưỡng cao và chứa nhiều dầu mỡ.

Sau khi sinh 3-4 ngày không nên vội vàng uống quá nhiều canh để tránh căng tức sữa.

Lượng nước đưa vào người nên tăng dần sau 1 tuần sau sinh để phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng tăng dần của em bé.

Lời khuyên thói quen ăn uống sau sinh

Cùng với sự hồi phục của hệ tiêu hóa các bà mẹ có thể dần dần bổ sung dinh dưỡng như bình thường; có thể ăn thêm các loại trứng gia cầm, cá, thịt nạc và các chế phẩm từ đậu vì những loại này có chứa nhiều protein.

Ngoài ra, cũng nên ăn thêm rau xanh và hoa quả có chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác.

Nên bổ sung thêm thức ăn thô, không nên kén ăn; ăn ít hoặc không ăn đồ sống, đồ lạnh, đồ cứng hoặc có chứa chất kích thích và các thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ.

Với những bà mẹ sinh mổ nên ăn theo hướng dẫn của bác sĩ, nên ăn thêm vài ngày các thức ăn lỏng hoặc dạng sền sệt để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày.

Đọc thêm: Những điều mẹ bầu cần biết về đo độ mờ da gáy

Những loại trà mẹ bầu không nên uống khi mang thai

Nhiều phụ nữ có thói quen uống trà băn khoăn không biết có nên tiếp tục uống khi đã mang thai và liệu trà có ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng không? cùng nipt gentis tìm hiểu ngay nhé !

Những loại trà mẹ bầu không nên uống khi mang thai

Nguy cơ khi uống nhiều trà trong lúc mang thai 

Theo các nghiên cứu, trong lá trà có 2-5% thành phần caffeine, nếu thường xuyên uống trà, cơ thể sẽ đạt tới một độ hưng phấn nhất định, làm tăng yếu tố kích thích động thai, thậm chí còn ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi, làm đứa trẻ sinh ra có thể bị nhẹ cân.

Mặt khác, trong lá trà còn chứa acid tannic và theophylline, nhất là acid tannic khi kết hợp với nguyên tố sắt sẽ trở thành một hợp chất mà cơ thể khó hấp thu, từ đó khiến thai nhi không hấp thu được chất sắt.

Vì vậy, nếu uống nhiều trà đặc sẽ gây ra nguy cơ thiếu máu cho người mẹ, ngay cả thai nhi cũng sẽ bị thiếu máu do thiếu sắt bẩm sinh.

Bên cạnh đó, việc thường xuyên uống trà làm tim đập nhanh hơn, đi tiểu nhiều hơn, tuần hoàn máu nhanh hơn, đương nhiên khiến tim và thận vốn đã yếu hơn bình thường của thai phụ phải chịu gánh nặng hơn.

Những loại trà mẹ bầu không nên uống

Trà cây dâm bụt

Trà cây dâm bụt có mùi vị rất thơm và mang lại tác dụng làm trẻ hóa cơ thể. Thế nhưng do trà này chiết xuất từ phần rễ cây có nguy cơ can thiệp vào nồng độ estrogen của cơ thể sẽ làm cản trở quá trình phát triển của phôi thai. 

Ở 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu nên tránh uống trà cây dâm bụt. 

Trà ma hoàng

Thành phần của ma hoàng là các alkaloid tự nhiên gồm ephedrine và các dẫn chất. Các chất này có thể khiến huyết áp tăng, nhịp tim tăng và kích thích cơ tử cung co bóp. Vì vậy nếu bà bầu uống trà ma hoàng sẽ cực kỳ nguy hiểm. 

Trà đương quy

Đương quy là thảo dược chống chỉ định đối với phụ nữ mang thai và có thể gây kích thích tử cung, nguy cơ gây sảy thai. 

Trà cohosh (thiên ma)

Trà corosh được phân chia thành nhiều loại nhưng phổ biến nhất là loại xanh và loại đen (còn gọi là thiên ma). Trà thiên ma có thể gây chuyển dạ sớm nên được khuyến cáo không sử dụng cho thai phụ. 

Trà xanh

Trà xanh là loại trà phổ biến nhất tuy nhiên mẹ bầu nên hạn chế sử dụng trà xanh khi mang thai. Trong trà xanh có nhiều caffeine gây cản trở việc hấp thụ axit folic, làm tăng nguy cơ khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống.  Đo độ mờ da gáy là gì ?

Trà sả

Với tác dụng phụ có thể gây hạ huyết áp và co bóp cổ tử cung nếu sử dụng không cẩn thận, trà sả bị chống chỉ định đối với mẹ bầu. 

Trà sâm

Đối với cơ thể, nhân sâm có mang lại rất nhiều lợi ích giúp bồi bổ và tăng cường thể lực. Nhưng trái lại nếu bà bầu dùng nhân sâm lại gây tác hại đối với sự phát triển của thai nhi, gây dị tật bẩm sinh, chảy máu khi sinh, tiêu chảy, rối loạn giấc ngủ, khô miệng, mất cân bằng lượng đường trong máu. 

Trà rễ cam thảo

Tác dụng phụ của cam thảo có thể dẫn đến một số biến chứng đối với sức khỏe sinh sản. Trong cam thảo có hợp chất glycyrrhizin có thể gây căng thẳng cho thai nhi trong bụng, giảm chỉ số thông minh và gia tăng các vấn đề hành vi của trẻ sau này. 

Ngoài ra việc mẹ bầu sử dụng nhiều trà cam thảo khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của trẻ như bất thường tinh hoàn đối với trẻ nam, rối loạn ống dẫn trứng đối với trẻ nữ. 

Nhiều thảo dược được dùng trong dân gian nhưng cần tránh trong thai kỳ

Mẹ bầu cần có kiến thức về các loại trà thảo mộc cần tránh trong thai kỳ để quá trình mang thai suôn sẻ hơn, lưu ý trước khi dùng bất cứ loại trà nào cũng cần có sự tư vấn của bác sĩ.

Thay vì uống trà, mẹ bầu có thể uống nước trái cây vừa giúp mẹ khỏe lại tốt hơn cho thai nhi. Nước trái cây cũng là một thức uống ngon và có thể uống hằng ngày.

Đọc thêm: sàng lọc trước sinh khi nào

Những câu hỏi về khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ là một quy trình tiêu chuẩn giúp cho bác sĩ thăm khám theo dõi được sự phát triển của thai nhi, phát hiện ra những biến đổi khác thường về nhiễm sắc thể và đồng thời lên kế hoạch dự sinh sao cho giờ phút lâm bồn được diễn ra thuận lợi nhất. Vậy đâu là những vấn đề và nỗi băn khoăn hàng đầu của các bà mẹ mang thai trong suốt thai kỳ, đặc biệt là về quy trình khám sàng lọc trước sinh theo từng giai đoạn? 

Những câu hỏi về khám thai định kỳ 

CÓ THỂ TỰ XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG HAY KHÔNG? 

Chế độ dinh dưỡng và khả năng thu nạp thức ăn của mỗi bà mẹ mang thai không hề giống nhau. Nó còn tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố bên cạnh sở thích cá nhân như chỉ số BMI trong từng thời điểm, tiểu sử bệnh lý của bản thân người mẹ mang thai cũng như cả gia đình, chất lượng sinh hoạt trước và trong thời gian mang thai, có mắc bệnh tiểu đường từ trước hay có rủi ro mắc tiểu đường thai kỳ hay không,… 

Tuỳ theo từng yếu tố đánh giá mà bác sĩ thăm khám sẽ tư vấn một cách chi tiết nhất, giúp mỗi thai phụ có cái nhìn chính xác nhất về thể trạng bản thân để từ đó xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Các mẹ bầu đặc biệt là người lần đầu mang thai không nên làm theo những chế độ ăn uống kham khổ trên mạng internet, sách báo hoặc nguồn tin không chính thống. 

VACCINE UỐN VÁN CÓ VAI TRÒ GÌ VÀ TIÊM VÀO LÚC NÀO? 

Vaccine uốn ván bao gồm hai mũi, được tiêm ở hai giai đoạn khám thai định kỳ khác nhau nhưng điểm chung là đều rơi vào khoảng quý cuối của thai kỳ. Tác dụng của hai mũi vaccine này là giúp cho thai nhi được bảo vệ khỏi những yếu tố có hại đến từ môi trường bên ngoài, đặc biệt nguy hiểm nếu chúng xảy đến vào đúng thời điểm người mẹ chuyển dạ. 

Đối với những bà mẹ mang thai kể từ lần thứ hai trở đi, thì mỗi lần như vậy sẽ phải được tiêm nhắc lại thêm một mũi vaccine uốn ván. Phụ nữ dự định có thai cũng nên đề phòng trước bằng các mũi tiêm vaccine khác như sởi, quai bị, viêm gan B,…nhất là khi tiền sử bệnh lý của gia đình có sự xuất hiện của những chứng bệnh mang tính di truyền cao. 

DẤU HIỆU CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ VÀ ĐỐI TƯỢNG DỄ MẮC PHẢI? 

Chúng ta đã nghe quá nhiều về đái tháo đường thai kỳ và những hệ quả khó lường mà nó mang lại trong suốt giai đoạn mang thai. Hầu hết chứng đái tháo đường thai kỳ sẽ tự khỏi khi bé vừa chào đời, nhưng nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị sớm từ trong thai kỳ sẽ khiến cho quá trình lớn lên của trẻ gặp nhiều rủi ro hơn. Vậy đâu là những đối tượng phụ nữ mang thai dễ mắc đái tháo đường thai kỳ? 

  • · Đã từng bị đái tháo đường thai kỳ trong những lần mang thai trước 
  • · Phụ nữ bị thừa cân béo phì 
  • · Phụ nữ mang thai ở độ tuổi đã cao, thường từ sau năm 35 tuổi trở đi 
  • · Trong gia đình hoặc bản thân đang bị đái tháo đường type 2 

Dấu hiệu của đái tháo đường thai kỳ thường dễ bị nhầm lẫn với những hiện tượng thông thường khác do suy nhược cơ thể. Nhưng nhìn chung nếu bạn đang gặp phải ít nhất hai trong số những dấu hiệu kể sau thì hãy ngay lập tức đến thăm khám tại các cơ sở sản khoa có uy tín: 

  • · Mệt mỏi trong người và cảm giác không có tinh thần làm việc 
  • · Khát nước thường xuyên và sử dụng lượng nước nhiều hơn thường ngày 
  • · Huyết áp tăng bất thường dù trước đây không có tiền sử bệnh tim mạch, huyết áp 
  • · Cảm giác muốn đi tiểu xuất hiện nhiều lần, tần suất tăng dần theo thời gian 

THUỐC VÀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG NÀO CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAI NHI? 

Câu trả lời là tất cả các loại thuốc và thực phẩm bổ dung dạng viên uống, chất lỏng,…đều ít nhiều có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi, cá biệt một số loại còn ảnh hưởng đến chính sức khoẻ người mẹ trong thai kỳ. Bà mẹ mang thai thường được khuyên dùng những viên uống bổ sung sắt, axit folic và tránh xa các loại thuốc kê toa. 

Tuy nhiên trên thực tế không phải thuốc kê toa nào cũng có tác động tiêu cực đến cả mẹ và bé, đặc biệt khi được sử dụng với liều lượng nhất định cùng với sự theo dõi và thăm khám từ bác sĩ chuyên khoa. Ngược lại những viên uống bổ sung sắt hay axit folic tuy có lợi cho sức khoẻ thai phụ, giúp sức cho quá trình phát triển thuận lợi của thai nhi nhưng bà mẹ mang thai cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ, đặc biệt là bác sĩ khám thai định kỳ trước khi chọn mua và sử dụng. 

TUẦN THỨ 6-8 ĐI KHÁM THAI CÓ QUÁ SỚM HAY KHÔNG? 

Quá trình tinh trùng của người cha gặp được trứng ở người mẹ rồi sau đó di chuyển vào tử cung mất từ 10-15 ngày, đây chính là lúc bào thai đã định hình gần như trọn vẹn dù kích thước là chưa đủ lớn để quan sát đầy đủ các chi tiết hay bộ phận. 

Bà mẹ mang thai có thể đến khám thai vào tuần thứ 6 để kiểm tra sức khoẻ một cách tổng quát, cũng như được biết thêm về tình trạng thai nhi và thai liệu đã đi vào tử cung an toàn hay chưa. Quá trình này có thể trễ hơn từ 1-2 tuần ở một số ít trường hợp phụ nữ mang thai, để chắc chắn hơn bạn có thể đợi đến tuần thứ 8 hoặc thứ 10 của thai kỳ để đến thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất.  Đo độ mờ da gáy ở tuần bao nhiêu thai kì ?

BỊ CẢM CÚM TRONG 3 THÁNG ĐẦU THAI KỲ BÁO HIỆU ĐIỀU GÌ? 

Bất cứ một dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe thai phụ trong 3 tháng đầu thai kỳ, trong đó có bệnh cảm cúm đều có thể là báo hiệu cho một bất thường nào đó trong quá trình phát triển của thai nhi. Chính vì thế các bác sĩ thường sẽ cho thai phụ thực hiện sàng lọc double test trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ, giúp sàng lọc và phát hiện các dị tật bất thường (nếu có) ở trẻ cùng với những rủi ro về bệnh lý trong tương lai. 

PHÂN BIỆT CHUYỂN DẠ THẬT VÀ CHUYỂN DẠ GIẢ 

Trong giai đoạn cuối của thai kỳ đặc biệt là từ tuần thứ 30 trở đi, phụ nữ mang thai thường sẽ gặp phải tình trạng chuyển dạ giả đặc biệt là với những thai phụ lần đầu có thai. Cách nhận biết cơn đau chuyển dạ thật bao gồm các biểu hiện đi kèm dưới đây: 

  • · Vỡ nước ối 
  • · Xuất hiện dịch nhầy màu hồng nhạt 
  • · Cảm giác đau bụng kèm theo co thắt tử cung 

Bên cạnh đó khi chuyển dạ giả, cơn đau bụng sẽ nhẹ nhàng hơn và nhanh chóng qua đi. Nhưng khi chuyển dạ thật, thai phụ sẽ cảm nhận cơn đau một cách rõ rệt, khoảng cách giữa những lần đau cũng ngắn hơn và mức độ của cơn đau cũng sẽ tăng dần.

Đọc thêm: xét nghiệm double test LÀ GÌ ?

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2020

Những cách bổ sung I-ot cho mẹ bầu

 Hàng năm, có không ít trẻ sơ sinh chào đời bị chậm phát triển trí tuệ do trong quá trình mang thai mẹ không cung cấp đủ lượng i-ốt cần thiết. Đây là lời cảnh tỉnh cho tất cả mẹ bầu. Dưới đây là các thực phẩm giúp bổ sung đầy đủ i - ốt cho mẹ cùng sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu ngay nào !

Các cách bổ sung I-ot cho mẹ bầu

I-ốt là gì?

I-ốt là một chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Cơ thể luôn cần i-ốt để có thể sản xuất đủ hormone tuyến giáp, hỗ trợ cơ thể phát triển ổn định, giúp các hoạt động của não, tim, xương, hệ miễn dịch và chuyển hóa của cả mẹ và thai nhi được diễn ra bình thường.

Vai trò của i-ốt đối với thai nhi

Trong quá trình phôi thai phát triển, tuyến giáp có vai trò quan trọng đối với sự phát triển tế bào não và tế bào thần kinh của thai nhi. Đặc biệt, không gì có thể thay thế được vai trò ấy nên i-ốt thật sự cần thiết và quan trọng từ giai đoạn hình thành phôi thai cho đến những năm tháng đầu đời sau khi bé được sinh ra.

Mẹ cần bổ sung bao nhiêu i-ốt

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, trong thai kỳ, hàm lượng i-ốt mẹ cần bổ sung mỗi ngày là 220mcg. Vì vậy, hãy cân đối khẩu phần ăn, bổ sung thực phẩm giàu i-ốt để cung cấp đủ hàm lượng i-ốt cần thiết cho mẹ và thai nhi.

Dấu hiệu mẹ bầu bị thiếu i-ốt

Khi bị thiếu hụt i-ốt, mẹ bầu sẽ gặp phải một vài dấu hiệu dưới đây:

– Sưng, đau cổ

– Gặp các vấn đề về tóc và da như rụng tóc kéo dài, da khô ngứa

– Tăng cân không kiểm soát

– Luôn cảm thấy uể oải và mệt mỏi

– Nhạy cảm hơn với lạnh

– Trầm cảm và lo lắng

Thực phẩm dành cho mẹ bầu bị thiếu i-ốt

Khi được chẩn đoán bị thiếu i-ốt, mẹ bầu nên bổ sung những thực phẩm giàu i-ốt để có thể cung cấp đủ i-ốt cho nhu cầu của cơ thể và đáp ứng đủ nhu cầu của thai nhi giúp bé yêu lớn lên khỏe mạnh.

Những thực phẩm mẹ nên bổ sung:

– Nên ăn thịt, trứng, rau củ (khoai tây, đậu trắng, táo) và các thực phẩm từ sữa

– Nên ăn bánh mì đóng gói vì chúng thường chứa hàm lượng i-ốt cao

– Nên ăn nhiều hải sản. Tuy nhiên cần tránh một số loại cá như cá kiếm, cá chẽm… vì thịt của chúng có hàm lượng thủy ngân cao, gây hại cho thai nhi

– Nên dùng muối có i-ốt trong các bữa ăn hằng ngày

– Nếu bà bầu bị nghén không ăn được những thực phẩm nêu trên thì có thể bổ sung i-ốt qua các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng. Tuy nhiên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ xem những loại thuốc này có an toàn cho thai nhi hay không. Thực hiện đo độ mờ da gáy ở tuần bao nhiêu ?

Bổ sung i-ốt bằng thực phẩm chức năng như thế nào là an toàn?

Hầu hết mẹ bầu không cung cấp đủ hàm lượng i-ốt cần thiết cho mẹ và thai nhi nếu chỉ thông qua chế độ ăn uống thông thường. Vì vậy, việc bổ sung i-ốt bằng thực phẩm chức năng là cần thiết.

Đa số các bác sĩ cho rằng thực phẩm chức năng bổ sung i-ốt là an toàn cho thai nhi nên mẹ bầu không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, mẹ cần bổ sung đúng cách và đủ liều.

– Phụ nữ mang thai nên bổ sung khoảng 150mcg thực phẩm chức năng bổ sung i-ốt mỗi ngày

– Nếu mẹ bầu đã và đang bổ sung i-ốt do gặp các vấn đề về tuyến giáp từ trước khi mang bầu thì hãy thông báo cho bác sĩ để đảm bảo hàm lượng cung cấp đủ

– Mẹ không nên ăn rong biển hoặc những thực phẩm bổ sung i-ốt từ rong biển vì trong những thực phẩm này chứa lượng i-ốt khác nhau và có khả năng chứa thủy ngân, gây hại cho bé

– Trong thai kỳ mẹ nên bổ sung vitamin prenatal vì chúng chứa i-ốt. Hoặc mẹ bầu có thể bổ sung kết hợp i-ốt và folate.

I-ốt là chất đóng vai trò quan trọng và cần bổ sung đủ trong suốt thai kỳ với hàm lượng đủ

Bổ sung quá nhiều i-ốt có tác hại gì? 

I-ốt là rất cần thiết và cần bổ sung đầy đủ để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung càng nhiều càng tốt vì nếu bổ sung quá nhiều i-ốt có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Theo nhiều nghiên cứu, nếu mẹ bầu bổ sung quá nhiều i-ốt có thể khiến em bé sau khi chào đời bị mắc chứng suy giáp bẩm sinh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lý này có thể gây suy yếu thần kinh nhận thức ở trẻ. 

Ngoài ra, nếu hấp thu quá nhiều i-ốt còn gây ra các tác động xấu như:

– Bướu cổ do tuyến giáp mở rộng một cách bất thường

– Cổ họng, miệng và dạ dày luôn có cảm giác nóng rát

– Viêm tuyến giáp, thậm chí gây ung thư tuyến giáp

– Sốt, tiêu chảy 

– Buồn nôn, ói mửa do ăn nhiều i-ốt

– Một vài trường hợp còn bị mạch yếu và hôn mê

Cách tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ về hàm lượng i-ốt mẹ nên bổ sung. Thăm khám thai định kỳ để phát hiện sớm mẹ có đang thiếu hay thừa i-ốt hay không nhằm đưa ra giải pháp xử trí kịp thời, tránh hậu quả xấu.

Đọc thêm: xét nghiệm triple test là gì ?

Biện pháp khắc phục tình trạng ngứa khi mang thai

Trong suốt thai kỳ mẹ thường xuyên phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe và ngứa thai kỳ là tình trạng rất khó chịu mà không ít mẹ bầu gặp phải. Cùng sàng lọc trước sinh Gentis tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây !

Biện pháp khắc phục tình trạng ngứa khi mang thai

Ngứa khi mang thai là gì?

Tình trạng ngứa khi mang thai khá phổ biến và đa số lành tính nên mẹ bầu không cần quá lo lắng. Ngứa có thể xuất hiện ở mọi giai đoạn của thai kỳ nhưng thường gặp ở tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3. 
Ngứa thai kỳ có thể tự biến mất sau khi sinh và không ảnh hưởng gì đến thai nhi.

Ngứa thai kỳ có nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên, ngứa thai kỳ là một hiện tượng sinh lý bình thường, có thể gặp ở 40% phụ nữ mang thai. Tình trạng này thường biến mất sau sinh và không ảnh hưởng đến thai nhi. Ngứa có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể nhưng tập trung nhất ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, bụng và ngực.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị ngứa
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng ngứa thai kỳ. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến nhất:

Do sự phát triển của thai nhi

Mỗi ngày trôi qua, thai nhi lại phát triển lên một chút. Thai càng phát triển, tử cung của mẹ lại phải to ra để thích ứng được với kích thước của thai. Điều này có thể gây rạn da và gây ngứa đối với mẹ bầu. Đây cũng được xem là nguyên nhân gây ngứa thai kỳ thường gặp nhất.

Ngứa thai kỳ khiến mẹ cảm thấy khó chịu

Thay đổi nồng độ hormone

Khi mang thai, nồng độ hormone estrogen tăng cao khiến mạch máu của mẹ bị giãn và gây ngứa ngáy. Tình trạng này thường sẽ biến mất sau khi sinh em bé do nồng độ estrogen trở về trạng thái bình thường.

Tăng cân nhanh

Trong suốt quá trình mang thai, phụ nữ ăn nhiều hơn để có thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển dẫn đến tăng cân nhanh. Tăng cân chủ yếu tập trung vào 3 tháng cuối thai kỳ và tập trung ở khu vực ngực, mông, đùi… dẫn đến rạn da và gây ngứa.

Viêm nang lông

Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ ai nhưng rất dễ gặp ở bà bầu với biểu hiện gồm ngứa và nổi sần đỏ. Viêm nang lông dễ gặp nhất ở 3 tháng cuối thai kỳ.

Viêm da bọng nước

Ban đầu, viêm da mọng nước chỉ là những mảng mề đay và mụn nước mọc quanh rốn, đùi của mẹ bầu. Sau đó, những mụn nước này có thể lan ra nhiều bộ phận khác như tay, lưng và gây ngứa ngáy khó chịu. Viêm da bọng nước thường xuất hiện ở tuần thứ 20 của thai kỳ.

Ứ mật khi mang thai

Đây là một trong những nguyên nhân gây ngứa thai kỳ. Ứ mật khiến cho dịch mật không lưu thông được như bình thường. Từ đó khiến muối tích tụ dưới da, gây ngứa. Ngoài gây ngứa, ứ mật còn khiến mẹ bầu có các biểu hiện như chán ăn, mệt mỏi, nặng có thể gây vàng da. 

Ngứa vùng kín

Khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ yếu hơn và dịch âm đạo cũng tiết nhiều hơn bình thường nên dễ bị vi khuẩn, nấm tấn công gây bệnh. Viêm nhiễm phụ khoa là một trong nguyên nhân khiến mẹ bầu ngứa ngáy.
Ngoài những nguyên nhân kể trên, ngứa ngáy thai kỳ có thể là do mẹ tiết quá nhiều mồ hôi do làm việc nặng nhọc, thời tiết nắng nóng.

Mẹ bầu có thể dùng kem trị rạn, kem dưỡng ẩm để cải thiện tình trạng ngứa

Biện pháp khắc phục tình trạng ngứa thai kỳ

Ngứa thai kỳ do thay đổi sinh lý khi mang bầu tuy không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của mẹ bầu, khiến mẹ luôn cảm thấy khó chịu. Vì vậy, khi bị ngứa mẹ cần áp dụng những biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng này:

Tránh cào hay gãi khi bị ngứa

Nhiều mẹ bầu khi bị ngứa sẽ gãi rất nhiều và mạnh để cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên việc cào và gãi khiến cho vùng da bị tổn thương, kích thích và dễ gây ngứa hơn. Bên cạnh đó, da bị tổn thương do gãi có thể gây bội nhiễm da, khiến bệnh nặng và khó điều trị hơn.

Giảm ngứa bằng chườm ấm

Thay vì cào, gãi để cảm thấy dễ chịu, mẹ bầu nên dùng túi chườm ấm, một chiếc khăn ấm để đắp lên vùng da bị ngứa. Biện pháp này khá hiệu quả mà lại không gây tổn thương cho da.

Thoa kem

Rạn da, da khô là những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ngứa. Vì thế, thoa kem trị rạn, kem dưỡng ẩm hoặc dùng tinh dầu tự nhiên là biện pháp hữu hiệu. Nếu tình trạng rạn da, khô da được cải thiện, mẹ bầu cũng cảm thấy dễ chịu và không ngứa ngáy nữa.

Vệ sinh cơ thể sạch và đúng cách

Vấn đề vệ sinh cá nhân dù là ai cũng cần quan tâm đến, nhất là đối với những mẹ bầu bị ngứa thai kỳ. Mẹ nên tắm bằng nước ấm thay cho nước lạnh. Mẹ cũng có thể dùng sữa tắm nhưng đảm bảo chúng chất lượng và có khả năng cấp ẩm tốt để không làm khô da. Mẹ tuyệt đối không nên sử dụng xà phòng và sữa tắm có độ pH cao.
Sau khi tắm mẹ nên thoa một lớp dưỡng ẩm để da luôn được cấp ẩm, hạn chế khô da vì nó càng khiến cho tình trạng ngứa thêm nặng nề hơn.

Mặc quần áo thoáng mát

Với mẹ bầu bị ngứa thai kỳ, mẹ không nên mặc quần áo bó sát vì chúng tác động đến da và có thể khiến mẹ cảm thấy ngứa hơn. Thay vào đó, hãy mặc những bộ đồ rộng, thoáng mát, lựa chọn chất vải thấm hút mồ hôi tốt. Bên cạnh đó, mẹ cũng hạn chế đến những nơi nắng nóng để ngăn tiết mồ hôi.

Tập thể dục thường xuyên giúp lưu thông máu tốt hơn, giảm tình trạng ngứa thai kỳ

Vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài sạch sẽ và đúng cách

Viêm nhiễm phụ khoa gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu. Vì vậy, mẹ cần phải giữ vùng kín luôn được sạch sẽ, khô thoáng. Mẹ bầu có thể sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ nhưng cần đảm bảo độ pH của nó không quá lớn vì có thể làm mất cân bằng độ pH tự nhiên trong môi trường âm đạo.

Ăn uống khoa học

Ai cũng cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đặc biệt là mẹ bầu vì mẹ không chỉ ăn cho mình mà còn ăn cho cả thai nhi. Với mẹ bầu bị ngứa trong thai kỳ, mẹ nên ăn thực phẩm giàu vitamin A, D như củ quả, trứng, cá, các sản phẩm từ sữa… Ngoài ra, mẹ nên uống nhiều nước và cần hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng hay các chất kích thích, đồ uống có cồn.

Tập thể dục thường xuyên

Thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe, sức đề kháng của cơ thể. Với mẹ bầu bị ngứa, tập thể dục thường xuyên giúp máu bên trong cơ thể mẹ lưu thông tốt hơn, giúp làm giảm tình trạng ngứa thai kỳ.
Ngoài những biện pháp trên, trước khi đi ngủ, mẹ bầu nên ngâm chân bằng nước muối ấm, nước chè xanh, nước lá trầu… để giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn.

Bị ngứa thai kỳ, khi nào nên gặp bác sĩ?

Ngứa thai kỳ do nhiều nguyên nhân gây nên và có thể biến mất sau khi sinh và không ảnh hưởng gì xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, ngứa cũng có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý. Cách tốt nhất mẹ bầu nên đi khám khi gặp phải tình trạng ngứa như dưới đây:
– Mẹ bầu bị ngứa toàn thân, kèm theo dấu hiệu như vàng da… Điều này có khả năng mẹ đang mắc phải chứng ứ mật, mật kém lưu thông
– Mẹ bị ngứa, phát ban và sốt. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh thủy đậu, herpes…
– Ngứa kèm tổn thương ngoài ra rất có thể là biểu hiện mẹ đang mắc chứng chàm, vảy nến…
– Ngứa và nóng rát âm đạo là biểu hiện của viêm nhiễm, nhiễm nấm âm đạo hoặc một số bệnh lây truyền qua đường sinh dục như lậu, giang mai…
Khi có những biểu hiện trên, mẹ nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Các bác sĩ sẽ giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ngứa là do sinh lý hay bệnh lý. Nếu là nguyên nhân sinh lý, mẹ không cần điều trị vì tình trạng này thường sẽ mất sau khi sinh. Nếu là nguyên nhân bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp và an toàn cho mẹ bầu. Cần tư vấn thêm về các dịch vụ xét nghiệm như xét nghiệm double test, xét nghiệm triple test... vui lòng gọi hotline 18002010 hoặc gentis.com.vn

 

Chia sẻ cách chăm sóc sức khỏe bà bầu mùa Covid

Dịch bệnh COVID-19 do SARS-CoV-2 đang trở thành đại dịch trên toàn cầu và chưa có dấu hiệu dừng lại. Hiện nay giới khoa học vẫn chưa hiểu biết đầy đủ về đặc tính của vi rút SARS-CoV-2 cũng như chưa tìm ra thuốc đặc trị hoặc vac xin dự phòng bệnh. Bài viết này nipt gentis sẽ cung cấp cho bạn những biện pháp chăm sóc thai nghén cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh.

Chia sẻ cách chăm sóc sức khỏe bà bầu mùa Covid

Chưa có bằng chứng về khả năng lây truyền vi rút SARS-CoV-2 từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, hay mẹ nhiễm vi rút trong thời gian mang thai có thể gây ra tình trạng dị tật bẩm sinh. Người ta cũng không tìm thấy vi rút SARS-CoV-2 trong rau thai, máu cuống rốn, nước ối hay sữa mẹ.
Cũng như các đối tượng khác, đa số phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 có biểu hiện lâm sàng ở mức độ nhẹ hoặc trung bình (thể bệnh viêm đường hô hấp trên hoặc viêm phổi nhẹ), một số rất ít mắc bệnh thể nặng. Ở Trung Quốc, trong số trên 80 nghìn ca mắc COVID-19 mới ghi nhận một phụ nữ mang thai 30 tuần mắc COVID-19 mức độ nặng phải thở máy đã được mổ lấy thai cấp cứu và hồi phục sức khỏe tốt.
Chưa thấy có sự liên quan giữa nhiễm SARS-CoV-2 và tình trạng sảy thai. Tuy nhiên cũng có báo cáo cho thấy viêm phổi do vi rút nói chung ở phụ nữ mang thai có liên quan đến tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển và tử vong thai nhi và trẻ sơ sinh….
Do vậy, để tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân và thai nhi trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, phụ nữ mang thai cần lưu ý các điều sau đây.

Chế độ dinh dưỡng và rèn luyện thể lực

Phụ nữ mang thai có thể lây bệnh như những người khác nếu tiếp xúc với mầm bệnh, do vậy hạn chế ra khỏi nhà là cách phòng bệnh tốt nhất. Bạn chỉ ra khỏi nhà nếu thật cần thiết và cần áp dụng các biện pháp phòng hộ cá nhân như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu 2m với những người xung quanh, hạn chế chạm tay vào các vật có nhiều người tiếp xúc như nút bấm thang máy, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, dụng cụ tập thể dục, thể thao nơi công cộng, ghế ngồi, thiết bị vệ sinh công cộng, cây ATM, vé gửi xe…
Ngoài việc bổ sung đầy đủ, cân đối các dưỡng chất, cần thiết cho phụ nữ mang thai, bạn cần đặc biệt lưu ý bổ sung vitamin D, một loại vitamin cần thiết cho chuyển hoá canxi, phát triển hệ xương của thai nhi. Bình thường cơ thể có thể tự tổng hợp vitamin dưới ánh nắng mặt trời, tuy nhiên trong điều kiện hạn chế ra ngoài trời trong mùa dịch, việc bổ sung lượng vitamin D bị thiếu hụt là rất cần thiết.
Phụ nữ mang thai rất cần luyện tập, vận động thể lực một cách hợp lý. Do đó, bạn nên tìm hiểu một số bài tập thể dục tại nhà dành cho phụ nữ mang thai, nhưng phải lưu ý các động tác thể dục cần điều chỉnh cho phù hợp với mỗi tuổi thai của bạn. xét nghiệm triple test là gì?

Tăng cường sức đề kháng

Phụ nữ có thai sẽ rất dễ bị bệnh nếu miễn dịch suy yếu hay khi có dịch bệnh. Do trong giai đoạn virus cúm covid 19 đang diễn biến rất phức tạp, việc tăng cường miễn dịch khi mang thai rất quan trọng – là yếu tố sống còn để vượt qua được mùa dịch. Để tăng cường sức đề kháng và hệ thống miễn dịch thì mẹ bầu phải có chế độ dinh dưỡng tốt để chống lại con virus hay vi khuẩn nói chung.

Vệ sinh sạch sẽ nhà ở và nơi làm việc

Cần mở các cửa sổ để lưu thông không khí trong nhà. Các chuyên gia khuyến cáo chỉ số lưu thông không khí ACH cần đạt tối thiểu ở mức 12, tức là khối lượng không khí lưu thông trong 1 giờ phải đạt tối thiểu 12 lần dung tích phòng. Mở cửa sổ còn giúp phòng nhiều ánh sáng có tác dụng sát khuẩn và tăng cường tổng hợp vitamin D cho cơ thể. Nếu không mở rộng cửa sổ vì lý do thời tiết, bạn có thể sử dụng các loại quạt thông gió nhằm tăng cường lưu thông không khí trong nhà.
Đặc trưng của virus SARS-CoV-2 là lây nhiễm qua giọt bắn của người nhiễm bệnh, qua hắt hơi, ho, nói. Giọt bắn có chứa vi rút tồn tại trên các bề mặt như bàn ghế, đồ dùng với thời gian khá lâu, đặc biệt là trên các đồ vật bằng kim loại như tay nắm cửa, vòi nước… Do vậy, việc thường xuyên vệ sinh nơi ở bằng cách lau sàn nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng hoá chất diệt khuẩn là điều quan trọng. Ngoài các hoá chất thông thường có chứa xà phòng như nước lau nhà, nước rửa kính, bạn cũng có thể dùng thêm các dung dịch sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn. Chỉ nên dùng hoá chất có chứa clo (VIM, GIFT, nước Javen, Cloramin B, Caxi Hipoclorit…) để tẩy rửa bồn cầu (bệ xí) và phải xả thật kỹ bằng nước sạch, không nên sử dụng các hoá chất này để làm sạch những đồ vật khác vì có thể gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.

Khám thai định kỳ

Như trên đã nêu, hạn chế ra ngoài là phương án tối ưu để phòng dịch, tuy nhiên việc đi khám thai định kỳ rất cần thiết. Trong bối cảnh dịch bệnh, bạn chỉ nên khám thai theo lịch hẹn của thấy thuốc, trừ khi có những dấu hiệu bất thường xảy ra. Lưu ý, chỉ siêu âm khi thật cần thiết vì khi siêu âm bạn có thể lây nhiễm vi rút nếu đầu dò siêu âm không được khử khuẩn trước khi siêu âm cho bạn.
Khi đến khám, bạn cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cá nhân như đeo khẩu trang; rửa tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn tay ngay sau khi tiếp xúc với các đồ vật như tay nắm cửa, thiết bị vệ sinh, tay vị cầu thang…; tránh đến cơ sở y tế vào giờ cao điểm nhằm đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m với những người xung quanh.

Phụ nữ có thai chỉ siêu âm khi thật cần thiết để phòng lây nhiễm COVID 19

Trong thời gian ở nhà, nếu thấy có những dấu hiệu nguy hiểm như đau bụng, ra máu, ra dịch ở cửa mình, đau đầu, nhìn mờ, buồn nôn hoặc nôn, không thấy cử động thai (thai máy, thai đạp) trong 6 giờ liền hoặc quá ngày dự kiến sinh mà không thấy chuyển dạ…, bạn cần báo ngay cho bác sỹ hoặc đến cơ sở y tế có chức năng chăm sóc thai sản. Khi đi cần áp dụng các biện pháp phòng hộ cá nhân như đã nêu.
Nếu xuất hiện triệu chứng sốt, ho, khó thở, tức ngực, phụ nữ mang thai cần báo ngay cho cơ sở y tế địa phương để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Cần giữ tâm lý bình tĩnh, thoải mái, không hoảng loạn khi có các triệu chứng này, lưu ý rằng có nhiều bệnh cũng gây các triệu chứng tương tự, ví dụ như viêm họng, cúm cũng có thể gây sốt, ho…
Cuối cùng, nếu cần tìm hiểu thông tin, kiến thức về chăm sóc phụ nữ mang thai, bạn cần liên hệ với cán bộ y tế hoặc tìm hiểu từ những nguồn thông tin chính thống, không nên tìm hiểu và làm theo những thông tin chưa được kiểm chứng, thiếu cơ sở khoa học lan truyền trên mạng xã hội.

Có thai lần thứ 2 cần chú ý điều gì ?

 Ở lần mang thai thứ 2, bạn sẽ chứng kiến nhiều thay đổi so với lần mang thai đầu tiên, bên cạnh một số điều có xu hướng giữ nguyên. Nhưng điều quan trọng cần nhớ là mỗi lần mang thai là duy nhất. Vì vậy, thực sự không thể có dự đoán chính xác thai kỳ cụ thể sẽ như thế nào, và bạn cần chuẩn bị thật chu đáo cho thai kì lần này, như lần đầu tiên. Cùng xét nghiệm sàng lọc trước sinh Gentis tìm hiểu chi tiết hơn nhé !

Mang thai lần thứ 2 cần chú ý những gì ?

Tôi sẽ thấy bụng sớm hơn?

Em bé của bạn không phát triển nhanh hơn, nhưng bạn có thể thấy bụng bầu nhô ra sớm hơn một chút so với lần đầu tiên. Điều này là do cơ bụng của bạn được nới lỏng một cách tự nhiên sau lần mang thai đầu tiên. Hãy chuẩn bị quần dây thắt lưng đàn hồi rộng rãi hoặc bắt đầu mặc quần áo bà bầu sớm hơn.
Tôi sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn ở lần mang thai này?

Có lẽ. Trên thực tế, nhiều phụ nữ nói rằng họ cảm thấy mệt mỏi hơn trong những lần mang thai tiếp theo. Thực sự không có gì ngạc nhiên, vì còn phải chăm sóc bé đầu tiên, bạn sẽ có ít thời gian để nghỉ ngơi hơn. Và, bạn có thể nhận được ít sự giúp đỡ từ các ông chồng hơn, người có thể nghĩ rằng bạn đã quen với việc mang thai rồi.
Vì vậy, hãy cắt giảm các hoạt động không cần thiết và dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Nhắc các ông chồng rằng bạn cần thêm sự giúp đỡ. Đừng ngần ngại gọi cho các thành viên khác trong gia đình và bạn bè, nếu bạn cần giúp đỡ.

Tôi sẽ bị đau nhức nhiều hơn?

Có khả năng. Ví dụ như đau lưng sẽ có xu hướng phổ biến hơn sau mỗi lần mang thai. Nếu bạn không lấy lại được cơ bụng sau lần sinh đầu tiên, nguy cơ đau lưng của bạn bây giờ sẽ cao hơn. Tăng cường cơ bụng của bạn có thể ngăn ngừa hoặc giảm bớt đau thắt lưng khi bụng bầu phát triển. Tìm thời gian để tập thể dục bất cứ khi nào bạn có thể.
Nếu bạn có con nhỏ, có lẽ bạn phải chạy nhiều hơn, bế con lên hay uốn gập người, điều này có thể khiến bạn gặp nguy hiểm. Luôn gập đầu gối trước tiên để hạ người xuống, rồi mới bế con lên, để giảm thiểu áp lực lên lưng của bạn.
Theo một số nghiên cứu, chứng giãn tĩnh mạch cũng có xu hướng trở nên tồi tệ hơn sau mỗi lần mang thai. Nếu bạn bị giãn tĩnh mạch ở lần mang thai trước, hãy cân nhắc việc vớ (tất) tĩnh mạch và nâng cao chân bạn khi có thể. Tập thể dục cũng rất hữu ích. Đo độ mờ da gáy và những điều mẹ bầu cần biết !

Tôi sẽ cảm thấy thai máy và cơn co gò Braxton Hicks sớm hơn?

Nhiều khả năng. Các bà mẹ đã có kinh nghiệm thường cảm thấy các cử động của bé sớm hơn vài tuần so với lần mang thai đầu tiên, có thể là đã quen với cảm giác này. Bạn cũng có thể nhận thấy các cơn gò Braxton Hicks sớm hơn một chút vào lần mang thai thứ hai, vì lý do tương tự.

Còn chứng táo bón và trĩ thì sao?


Nếu bạn bị táo bón hoặc trĩ trước khi mang thai, hãy thử các biện pháp phòng ngừa sớm, chẳng hạn như ăn nhiều chất xơ hoặc bổ sung chất xơ, uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên. Tập Kegels hàng ngày cũng rất có ích.

Các biến chứng thai kì có nguy hiểm hơn không?

Nếu bạn là một phụ nữ khỏe mạnh và không có biến chứng trong các lần mang thai trước, thì nguy cơ biến chứng của bạn bây giờ là thấp. Đúng là bạn càng có nhiều em bé, nguy cơ mắc một số biến chứng nhất định, chẳng hạn như vỡ nhau thai và xuất huyết sau sinh… sẽ càng tăng. Nhưng điều này chủ yếu là mối quan tâm đối với những phụ nữ đã sinh nhiều con.
Nếu trước đây bạn bị biến chứng thai kỳ – chẳng hạn như dọa sinh non và sinh non, tiền sản giật, vỡ nhau thai hoặc xuất huyết sau sinh – bạn có nguy cơ cao bị biến chứng khi mang thai lần này. Bạn cũng có nguy cơ cao bị biến chứng nếu bạn đang mắc chứng cao huyết áp, béo phì, hoặc tiểu đường kể từ lần mang thai trước.
Tiền sử các bệnh toàn thân, tiền sử sản – phụ khoa rất quan trọng và có thể ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển thành biến chứng nguy hiểm trong lần mang thai tiếp theo này. Vì vậy, hãy cung cấp rõ ràng thông tin cho bác sĩ của bạn được biết, bất kỳ biến chứng khi mang thai hoặc sau sinh mà bạn gặp phải, bất kỳ vấn đề nào mà em bé đầu của bạn gặp phải, hoặc bất kỳ vấn đề nào bạn thấy còn lo ngại.

Mang thai lần 2 cần tiêm phòng những gì?


Trong lần đầu mang bầu bạn cần tiêm phòng đầy đủ các loại như: cúm, thủy đậu, viêm gan B, sởi – quai bị – rubella, uốn ván, …
Tuy nhiên, trong lần mang thai thứ 2 bạn không phải tiêm phòng lại tất cả các loại vacxin này. Vì một số vacxin có thời gian hiệu lực kéo dài như sởi – quai bị – rubella, thủy đậu.
Các vacxin cần tiêm trong lần mang thai thứ hai là:
➤Vacxin cúm: Bộ Y tế khuyến cáo nên tiêm hằng năm.
➤Vacxin uốn ván: Trong vòng 5 năm chưa tiêm nhắc vacxin uốn ván, bạn cần tiêm một mũi vào 3 tháng giữa thai kì. Nếu đã tiêm phòng 3 – 4 mũi uốn ván từ trước, lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì tiêm nhắc lại thêm một mũi để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh. Nếu đã tiêm đầy đủ 5 mũi uốn ván thì không cần phải tiêm bổ sung khi mang thai lần sau. Vì sau 5 mũi thì khả năng bảo vệ là trên 95%. Nhưng nếu mũi thứ 5 đã tiêm trên 10 năm thì các mẹ nên tiêm nhắc lại 1 mũi
➤Vacxin bạch hầu, ho gà, uốn ván: nếu đã được tiêm từ nhỏ thì tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ.
➤Vacxin phòng viêm ban B, rubella: cần xét nghiệm kiểm tra kháng thể để đảm bảo vẫn nằm trong ngưỡng bảo vệ hay đã xuống dưới mức có tác dụng phòng bệnh.

Khi nào nên nói với bé lớn rằng tôi đang mang thai?

Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào mỗi hoàn cảnh gia đình bạn như: tuổi của bé lớn, bạn nghĩ con sẽ đối diện ra sao với chuyện này. Cân nhắc, chờ đợi cho đến khi thai được thiết lập tốt – sau ba tháng đầu tiên, khi nguy cơ sảy thai giảm đáng kể.

Tôi có phải ngừng cho con bú khi tôi đang mang thai lần nữa không?


Động tác mút vú của trẻ kích thích cơ thể mẹ tiết ra hormone Oxytoxin gây co bóp tử cung. Với những trường hợp đặc biệt: dọa sảy thai, ra máu, tiền sử sinh non, thai đôi,… thì nên cai sữa cho bé lớn sớm. Với những trường hợp còn lại, có thể cho con bú khi mang thai nhưng cần chú ý: Khi dạ con có biểu hiện co bóp thì ngưng cho bé bú ngay.
Trong trường hợp cai sữa, bạn nên cắt giảm một cách từ từ, chẳng hạn như làm thưa dần các cữ bú mẹ để bé làm quen với sự thiếu vắng sữa mẹ. Bên cạnh đó, cách này cũng giúp tránh sự xáo trộn, thay đổi quá lớn của các hormone trong cơ thể người mẹ.

Dấu hiệu khi chuyển dạ lần hai là gì?

Bạn sẽ cảm thấy cổ tử cung bắt đầu giãn ra thêm một chút trong vài tuần trước khi chuyển dạ. Các cơn co thắt Braxton Hicks khi đến ngày gần sinh có thể sẽ gia tăng nhiều hơn so với lần mang thai trước. Việc chuyển dạ có xu hướng nhanh hơn (đôi khi nhanh hơn rất nhiều) so với lần mang thai đầu tiên.
Lần sinh thứ hai này có gì khác so với lần trước?
Thường thì thời gian chuyển dạ và sinh có thể sẽ ngắn hơn. Các bà mẹ lần đầu thường dành khoảng 10 đến 20 giờ chuyển dạ, nhưng nhìn chung, thời gian này sẽ ngắn hơn ở những lần chuyển dạ sau.
Và giai đoạn sinh cũng thường dễ dàng hơn. Thời gian trung bình của một cuộc sinh con so thường là 1 giờ. Thời gian này có thể rút ngắn còn hơn 20 phút nếu bạn đã sinh con qua âm đạo trước đó.

Triệt sản sau khi sinh như thế nào?

Nếu bạn đã quyết định không muốn có thêm con, bạn có thể chọn cách thắt ống dẫn trứng trong khi đang ở trong bệnh viện sinh con lần thứ hai này. Hãy báo với các bác sĩ dự định này trong những lần khám thai trước khi sinh.

Sự phục hồi sau sinh của tôi sẽ khác như thế nào?

Bạn có thể sẽ có những cơn đau sau khi sinh dữ dội hơn. Những cơn chuột rút này là do sự co bóp của tử cung khi nó co lại về kích thước và vị trí trước khi mang thai sau khi bạn sinh con.
Hậu quả thường nhẹ và ngắn ngủi đối với các bà mẹ sinh con lần đầu, nhưng họ có thể khá khó chịu sau lần sinh thứ hai và thường trở nên tồi tệ hơn với mỗi lần mang thai tiếp sau. Đó là bởi vì những người mẹ lần đầu có trương lực cơ tử cung tốt hơn nên tử cung có xu hướng co lại tốt hơn.
Bạn có thể mất nhiều thời gian hơn để lấy lại vóc dáng sau lần sinh thứ hai này. Cũng như lần mang thai đầu tiên, ăn uống để giảm cân sau sinh sẽ không có tác dụng nhiều. Bạn cần tập thể dục phù hợp để lấy lại cơ bắp tốt.

Đọc thêm: sàng lọc trước sinh là gì?

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2020

Vài lưu ý giúp tăng sức đề kháng cho mẹ bầu

 Trong giai đoạn mang thai, hệ miễn dịch của bà bầu bị suy giảm trầm trọng do thay đổi nội tiết tố cùng rất nhiều yếu tố trong cơ thể bị biến đổi. Vì thế các bệnh truyền nhiễm do virus, vi khuẩn là nguy cơ hàng đầu với mẹ bầu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết giao mùa sẽ khiến các mẹ dễ bị suy giảm hệ miễn dịch gây ảnh hưởng tới sức khỏe cả mẹ và thai nhi. Vậy ăn gì để tăng sức đề kháng cho mẹ bầu? là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm.Cùng sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu ngay nhé !

Những lưu ý giúp tăng sức đề kháng cho mẹ bầu

Nếu thực hành chế độ dinh dưỡng đúng thì chắc chắn sức đề kháng của chúng ta sẽ cao hơn và giảm thiểu nguy cơ bị mắc bệnh.
Thiếu vi chất dinh dưỡng → rối loạn điều hòa phản ứng kháng thể → ức chế miễn dịch → cơ thể dễ nhiễm trùng, dễ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong tăng.
Khi bị nhiễm trùng → thay đổi con đường trao đổi chất → giảm lượng chất dinh dưỡng hấp thu, tăng tổn thất và can thiệp vào việc sử dụng dưỡng chất → làm trầm trọng thêm sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng.
Nếu khi đi khám thai bác sĩ vẫn bảo là thai đang tăng trưởng tốt, mẹ không có vấn đề về sức khỏe như huyết áp không lên, đường huyết không lên, không bị thiếu các vi khoáng, không thiếu canxi, cũng không có những cơn bị vọp bẻ khi mang thai… thì chúng ta tiếp tục thực hành chế độ dinh dưỡng mà chúng ta vẫn đang thực hành.

Ngoài ra chúng ta cần nâng cao sức đề kháng hơn trong mùa dịch, chế độ ăn được các bác sĩ khuyến cáo là:
– Cung cấp đủ năng lượng.
+ Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu vẫn ăn như bình thường. Trường hợp nghén thì chọn thực phẩm phù hợp hơn, chia nhỏ bữa ăn để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng. Từ tháng thứ hai, thứ ba, có nghĩa là lúc mình biết mình đã có bầu rồi, thì sẽ cần ăn thêm 50 kilo-calories trong một ngày thôi, so với bình thường, tương đương với một ly sữa, hoặc ăn thêm cơm với một chút đồ ăn.
+ Phụ nữ mang thai 3 tháng giữa cần ăn tăng thêm 250 kilo-calories so với khi không mang thai.
+ Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối cần ăn nhiều hơn, tăng khoảng 450 kilo-calories so với người bình thường.
Nếu không đủ năng lượng thì tất cả các tế bào, trong đó có tế bào bạch cầu – tạo ra các kháng thể cho cơ thể – sẽ hoạt động không hiệu quả. Tế bào hồng cầu cũng không tăng trưởng được tốt, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.hội chứng edwards và những điều mẹ bầu cần biết !

– Tăng thêm lượng chất đạm. Chọn lượng chất đạm từ động vật để hấp thu, tiêu hóa tốt. Vì thành phần của các kháng thể chính là polypeptide, được tạo ra từ chất đạm. Tuyệt đối không được ăn hoàn toàn chất đạm có nguồn gốc từ thực vật, vì sẽ bị thiếu chất.
– Tăng thêm chất béo thiết yếu. Thành phần chính của màng tế bào bạch cầu – tế bào tuyến đầu để tiêu diệt virus, vi khuẩn – cũng được cấu tạo từ axitamin, axit béo thiết yếu. Phụ nữ mang thai cần ăn đủ chất béo, ưu tiên thực phẩm có chứa chất béo omega 3, vì omega 3 sẽ giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn.
– Không được ăn giảm chất bột đường, vì hồng cầu bạch cầu sẽ hoạt động không hiệu quả, sức đề kháng của chúng ta sẽ bị tác động xấu.
– Ăn đủ vitamin để nâng cao sức đề kháng, bên cạnh việc giúp thai nhi phát triển tốt, đó là vitamin A, vitamin B, trong đó quan trọng là B1 và B9, vitamin C, Vitamin D, vitamin E. Ăn đủ các chất khoáng, quan trọng nhất là sắt, kẽm, selen, iot và canxi… là những chất được coi là “thần bảo hộ” cho sức khỏe thai kỳ.
Các chất này mẹ bầu có thể bổ sung thông qua nguồn thực phẩm hàng ngày, tuy nhiên đối với những mẹ bầu không thể đảm bảo cung cấp đa dạng nguồn dinh dưỡng qua thức ăn do tính chất công việc, sức khỏe, ốm nghén,… nên bổ sung thêm từ vitamin tổng hợp . Các mẹ bầu nên uống bổ sung những vitamin và khoáng chất này, không nên chỉ bổ sung mỗi sắt, canxi và axit folic.
Các dưỡng chất quan trọng để tăng cường miễn dịch mẹ cần lưu ý:
– Axít béo Omega-3 (DHA,EPA) đóng vai trò quan trọng trong màng tế bào và các vị trí gắn thụ thể liên kết các hormone, chất dẫn truyền thần kinh. Việc bổ sung DHA và EPA giúp phát triển toàn diện hệ thần kinh và miễn dịch. Tăng cường chức năng chống viêm, tăng chức năng của các tế bào B miễn dịch. Phản ứng này giúp hệ miễn dịch duy trì hoạt động cân bằng, đồng bộ và chính xác, cần thiết cho sức khỏe lâu dài.

– Vitamin A, C, E và kẽm, Omega 3: hỗ trợ tăng cường chức năng hàng rào bảo vệ (da/ niêm mạc, dịch tiết)
– Omega 3, các vitamin A, B6, B12, C, D, E, axit folic và các nguyên tố vi lượng (sắt, kẽm, đồng, selen) hoạt động phối hợp để hỗ trợ các hoạt động bảo vệ của tế bào miễn dịch.
– Omega 3 và tất cả các vi chất dinh dưỡng trên đều cần thiết cho việc sản xuất kháng thể.
Việc bổ sung không đủ các vitamin và nguyên tố vi lượng có thể dẫn đến ức chế miễn dịch, dễ nhiễm trùng và làm nặng thêm tình trạng suy dinh dưỡng. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng được lựa chọn này là việc cần làm để tăng cường cả ba mức độ miễn dịch, hỗ trợ hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể. Vì vậy, ngoài tăng cường chế độ ăn, mẹ nhở bổ sung hàng ngày để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể khỏe mạnh, con phát triển tối ưu đồng thời nâng cao để kháng, giúp cơ thể mạnh mẽ chống lại virus Corona mẹ nhé!

Cách giúp mẹ bầu tránh xa ô nhiễm không khí

Hiểu rõ tác động của tình trạng ô nhiễm không khí đối với sức khoẻ của cả mẹ lẫn bé sẽ giúp bạn thực hiện các biện pháp giảm thiểu, ngăn ngừa phù hợp. Cùng sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu ngay nha các mẹ !

Cách giúp mẹ bầu tránh xa ô nhiễm không khí

Nguy hại từ ô nhiễm không khí đến sức khỏe bà bầu

Ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ

Khi mang thai, khả năng miễn dịch của người mẹ suy giảm, vì vậy tiếp xúc nhiều với các chất ô nhiễm trong không khí có thể gây khó chịu, mệt mỏi.
Các chất gây ô nhiễm không khí còn có thể ảnh hưởng tới chức năng phổi, gây kích ứng khí quản và dẫn đến đau tức ngực, khó thở… Nếu tiếp xúc với ô nhiễm không khí thường xuyên trong thời gian dài, bà bầu sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh đường hô hấp như viêm phế quản, khí phế thũng, thậm chí có thể dẫn tới ung thư phổi.
Các triệu chứng đau tức ngực, khó thở có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu phụ nữ mang thai bị hen suyễn. Cụ thể, bà bầu bị hen suyễn sẽ có nguy cơ cao mắc chứng tiền sản giật – tình trạng huyết áp tăng cao trong thai kỳ, dẫn tới suy giảm chức năng gan, thận.Đo độ mờ da gáy để làm gì ?

Ảnh hưởng tới thai nhi

Các nhà nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc với các hạt ô nhiễm không khí nhỏ ngay từ khi còn trong bụng mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não, thậm chí còn làm suy giảm chỉ số IQ của trẻ. Theo các nhà khoa học: các hạt bụi độc hại có thể đi qua nhau thai, gây tổn thương não trực tiếp.
Việc tiếp xúc với những chất ô nhiễm có thể làm co mạch máu, gây hạn chế lưu lượng máu đến tử cung và làm mất khả năng cung cấp ôxy cũng như các chất dinh dưỡng, khiến thai nhi chậm phát triển. Điều này cũng có thể gây ra một số biến chứng thai kỳ phổ biến như thai chậm tăng trưởng trong tử cung.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện việc tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong thời đầu của thai kỳ có ảnh hưởng đáng kể đối với hệ tuần hoàn của thai nhi, đặc biệt là động mạch chính và tĩnh mạch rốn. Việc tiếp xúc về sau cũng gây ảnh hưởng chủ yếu tới kích thước của thai nhi do lưu lượng máu hạn chế từ người mẹ sẽ làm mất khả năng dinh dưỡng bào thai vào giai đoạn cuối.
Tiếp xúc với ô nhiễm không khí trước khi mang thai dẫn tới có khả năng sinh con bị dị tật bẩm sinh cao hơn gần 20%, phụ nữ dễ sinh con bị dị tật hở hàm ếch hoặc môi.
Nguy hiểm nhất là từ những hạt bụi nano. Dù chỉ là một lần tiếp xúc với những hạt bụi nano cũng sẽ làm suy giảm chức năng của các động mạch trong tử cung. Nghiên cứu này cũng cho thấy việc tiếp xúc vào cuối thai kỳ cũng có thể hạn chế lưu lượng máu của cả mẹ và bé, và tiếp tục ảnh hưởng trẻ cho đến khi trưởng thành.
Đến năm 2025, lượng hạt titan dioxit cỡ nano được sản xuất hằng năm trên toàn thế giới được dự đoán sẽ đạt 2,5 triệu tấn. Ngoài việc là một thành phần trong không khí ô nhiễm, titan dioxit còn thường được ứng dụng trong rất nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân như kem chống nắng và phấn phủ.
Đầu tháng thứ nhất và cuối tháng thứ ba của thai kỳ chính là những thời điểm mà các chất ô nhiễm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng nhất tới hệ tim mạch của mẹ và thai nhi.
5 tip giúp mẹ bầu tránh xa ô nhiễm không khí

Cẩn thận các nguồn hơi độc có trong nhà

Cần kiểm tra các nguồn hơi độc có thể có trong nhà bạn như: bếp than, khí thải xe ô tô. Không nên khởi động xe trong gara, đun bếp than, dùng bếp than để sưởi khi đang đóng kín cửa.

Tránh xa khói thuốc lá

Khói thuốc là một chất gây ô nhiễm có thể làm hại trầm trọng sức khỏe thai nhi và gây dị tật bẩm sinh. Vì vậy mẹ bầu nên tránh xa những nơi chứa khói thuốc lá, hãy yêu cầu gia đình, khách trong nhà hoặc đồng nghiệp không hút thuốc khi gần bạn

Tránh xa không khí ô nhiễm

Nếu nhận được cảnh báo ô nhiễm trong khu vực sinh sống, mẹ bầu nên hạn chế ra ngoài, nên ở trong nhà đóng cửa sổ và bật điều hòa.
Không chạy, đi bộ trên đường có nhiều xe lưu thông
Không nên chạy, đi bộ trên đường cao tốc có lưu lượng giao thông cao, bởi dù thời tiết có như thế nào nhưng khi hoạt động mẹ bầu sẽ hít thở nhiều hơn trong không khí bị ô nhiễm.Nên đi bộ trong công viên hoặc khu vực dân cư có lưu lượng giao thông đi lại ít hoặc có nhiều cây xanh giúp không khí trong lành hơn.

Đóng van bếp ga sau khi sử dụng

Và một điều nhỏ nữa nhưng rất có ích đó là hãy chắc chắn rằng bếp ga trong nhà luôn được đóng van an toàn và đúng cách sau khi sử dụng
Những phát hiện về ô nhiễm không khí cho thấy những phụ nữ mang thai, những người đang trong độ tuổi sinh đẻ, và có thể có con, cũng như những người đang điều trị sinh sản, nên tránh những nơi có mức độ ô nhiễm không khí cao, hoặc nên ở trong nhà vào những ngày khói bụi dày đặc, để giảm mức phơi nhiễm. Áp dụng 5 tip giúp tránh xa bầu không khí ô nhiễm sẽ giúp mẹ bầu bảo vệ sức khỏe của mình và thai nhi được tốt hơn.

Đọc thêm: xét nghiệm double test là gì ?

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2020

Triệu chứng ho và cảm lạnh trong khi mang thai

 Ho và cảm lạnh khi mang thai là tình trạng rất dễ gặp ở bà bầu khiến mẹ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Cùng dịch vụ sàng lọc trước sinh Gentis tìm hiểu về tình trạng này để có được những kiến thức bổ ích, mang đến cho mẹ một thai kỳ khỏe mạnh.

Chú ý triệu chứng ho và cảm lạnh khi mang thai

Vì sao bà bầu dễ ho, cảm?

Chúng ta đều biết rằng hệ miễn dịch của các bà bầu bao giờ cũng kém hơn bình thường nên cũng dễ mắc các bệnh viêm nhiễm như ho, cảm lạnh và cúm.

Bạn có thể tăng cường hệ miễn dịch bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý bao gồm tăng cường nhiều rau quả tươi. Những thực phẩm này rất giàu các vitamin chống oxy hóa như vitamin C, giúp chống lại các viêm nhiễm hiệu quả.

Bạn cũng có thể uống vitamin và khoáng chất bổ sung dành cho thai phụ, được kê bởi bác sĩ. Luôn chú ý giữ gìn sức khỏe tinh thần, tránh stress tối đa vì stress là một trong những thủ phạm làm suy yếu hệ miễn dịch.

Triệu chứng của ho và cảm lạnh khi mang thai

Tìm hiểu triệu chứng của ho và cảm lạnh khi mang thai giúp mẹ phát hiện bệnh sớm để đưa ra giải pháp chữa trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe của hai mẹ con.

Triệu chứng

Triệu chứng đầu tiên và dễ phát hiện nhất khi mẹ bầu bị cảm lạnh đó là đau họng kéo dài khoảng 1 – 2 ngày. Bên cạnh đó, mẹ có thể kèm theo các triệu chứng như ngạt mũi, hắt hơi liên tục… Một số mẹ bầu còn kèm theo sốt. Tuy nhiên, tình trạng này không phổ biến và sốt cũng chỉ là sốt nhẹ, không quá lo ngại.

Khi bị ho và cảm lạnh, cơ thể mẹ luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó chịu và đau nhức người. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống thường ngày của mẹ.

Ho và cảm lạnh thai kỳ ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?

Ho và cảm lạnh tuy không quá nguy hiểm nhưng mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan vì nếu để bệnh nặng có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Ho và cảm lạnh nếu không chữa trị có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi

Nếu cảm lạnh thông thường và mẹ biết cách giữ ấm cơ thể thì hầu như tình trạng này không gây ảnh hưởng gì đến thai nhi.

Nếu bị cảm lạnh ở mức độ nặng dễ dẫn đến biến chứng như cổ tử cung co bóp sớm dẫn đến sinh non, sảy thai. Trẻ sinh thiếu tháng thường yếu ớt và kém phát triển hơn những đứa trẻ khác.

Khi bị cảm lạnh và ho, cơ thể mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi, chán ăn. Điều này ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng, tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi.

Trường hợp bị cảm lạnh ở 3 tháng đầu thai kỳ có khả năng tác động đến thai nhi, tăng nguy cơ gây dị tật bẩm sinh. xét nghiệm triple test là gì ?

Lưu ý khi mẹ bầu uống thuốc

Việc sử dụng thuốc đối với bà bầu là vấn đề đặc biệt cần chú ý để bảo vệ sức khỏe của mẹ cũng như tránh tác động xấu đến thai nhi.

  • Dùng thuốc an toàn
  • Bạn không nên tự ý mua thuốc uống mà không hỏi ý kiến bác sĩ bởi vì có rất nhiều thành phần chứa trong thuốc có thể chưa được chứng minh là an toàn cho thai nhi, ảnh hưởng tới sự phát triển và sức khỏe của bé yêu trong bụng.

Ngoài ra, một số loại thuốc còn chứa cafein và thậm chí là cả chất cồn rất nguy hiểm với thai nhi nên mẹ cần đặc biệt cẩn trọng.

  • Nếu bạn muốn giảm đau nhức, khó chịu do ho, cảm cúm thì an toàn nhất là dùng paracetamol. Tuy nhiên, bạn nên tránh tuyệt đối aspirin vì nó có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi ở giai đoạn đầu và ảnh hưởng tới quá trình chuyển dạ cũng như kéo dài thời gian lâm bồn. 
  • Ibuprofen, codeine và các loại thuốc giảm đau khác thường kết hợp nhiều thành phần thuốc và vì thế cũng tuyệt đối tránh.
  • Mẹ bầu uống kháng sinh sai cách có thể gây dị tật cho thai nhi
  • Đối với các bà bầu lớn tuổi thì nên uống một liều vitamin C để sớm thoát khỏi tình trạng cảm lạnh. Nên uống loại vitamin có thể hòa tan trong nước để cơ thể hấp thụ trong thời gian sớm nhất. Nghỉ ngơi cũng giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

Uống kháng sinh có gây hại cho thai nhi?

Nếu bác sĩ kê kháng sinh, bạn hãy an tâm tuân thủ theo hướng dẫn bởi có rất nhiều loại kháng sinh rất an toàn đối với các bà bầu.

Penicillin an toàn nhưng tetracyclines lại có thể gây dị tật thai nhi ở giai đoạn mới thai nghén và làm đổi màu răng của bé nếu người mẹ uống thuốc này khi mang thai những tháng cuối.

Không bao giờ tự ý mua kháng sinh mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Và uống đủ liều ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe khoắn.

Biện pháp phòng ngừa ho và cảm lạnh khi mang thai

Ho và cảm lạnh xuất hiện trong thai kỳ không chỉ khiến mẹ mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nếu mẹ không biết cách chăm sóc đúng đắn. Do đó, phòng ngừa bệnh ngay từ khi chúng chưa xuất hiện chính là giải pháp an toàn nhất bảo vệ sức khỏe của cả 2 mẹ con.

  • Ăn uống khoa học

Trong suốt thai kỳ, mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Mẹ bầu nên ăn uống lành mạnh bằng những thực phẩm tươi ngon, giàu dinh dưỡng như thịt, cá, rau xanh, trái cây… 

  • Ăn uống đủ chất. khoa học là cách phòng ngừa ho và cảm lạnh hiệu quả

Mẹ nên ăn nhiều trái cây, uống nước hoa quả để tăng sức đề kháng, phòng tránh ho, cảm lạnh hiệu quả. Bên cạnh đó, bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết để có một thai kỳ khỏe mạnh.

  • Nghỉ ngơi đầy đủ 

Không phải khi nào thấy mệt mẹ bầu mới dành cho mình những phút giây thư giãn. Hãy nghỉ ngơi đúng cách và hợp lý để cơ thể luôn trong trạng thái tốt nhất, không mệt mỏi, stress. Đừng quá gồng mình vì nó không chỉ ảnh hưởng đến bạn mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé yêu trong bụng.

  • Không hút thuốc

Hút thuốc lá không chỉ có hại cho phổi mà còn làm giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ bị ho và cảm lạnh ở bà bầu. Chính vì vậy hãy dừng việc hút thuốc và tránh xa khói thuốc lá nếu mẹ muốn mình khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.

Khi nào đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn ho dai dẳng hay cảm lạnh nến mức mà có cảm giác như không thể nhấc nổi người lên hoặc nếu bạn bị sốt cao thì cần gọi điện ngay cho bác sĩ. Rất có thể bạn đã bị nhiễm thêm một bệnh nào đó và cần được điều trị.

Nếu bạn cảm thấy thở dốc hoặc cảm thấy hoa mày chóng mặt thì cũng nên đi khám ngay. 

Nếu bạn ho trên 3 tuần hoặc nếu kèm thêm sốt nhẹ và một số triệu chứng nhiễm khuẩn khác thì cũng cần đi khám ngay.

Nếu cảm thấy lo lắng cho sức khỏe thì cũng nên tới phòng khám để được giải đáp mọi băn khoăn, giúp giảm stress.

Đọc thêm: xét nghiệm sàng lọc trước sinh bao nhiêu tiền ?

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2020

Những điều cần biết khi mẹ bị trúng độc lúc mang thai

 Trúng độc khi mang thai là một trong các loại bệnh dễ mắc phải ở thời kì cuối mang thai và đây cũng là bệnh đáng lo lắng nhất. Gần đây, do đã áp dụng các biện pháp dự phòng, dự phòng sớm, điều trị sớm nên tỉ lệ tử vong của mẹ và thai nhi đã giảm rất nhiều so với trước kia. Vậy cùng xét nghiệm sàng lọc trước sinh Gentis tìm hiểu ngay nhé !

Làm gì khi bị trúng độc lúc mang thai

Nguyên nhân trúng độc

Tuy trúng độc do mang thai là bệnh có tính nguy hiểm cao, nhưng đến nay, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ. Có thể giải thích đơn giản là khi mang thai, cơ thể người mẹ không chịu nổi gánh nặng mang thai nên sinh ra rất nhiều trở ngại cho các chức năng khác của cơ thể và có biểu hiện như một chứng bệnh kèm theo.

Triệu chứng trúng độc khi mang thai

Trúng độc mang thai biểu hiện: Có ba triệu chứng chủ yếu là: phù thũng, cao huyết áp và nước tiểu abumin (sau tháng thứ 7 và 8). Tuy nhiên, triệu chứng biểu hiện ở mỗi người cũng khác nhau, có người xuất hiện cả ba triệu chứng, nhưng cũng có người chỉ xuất hiện một triệu chứng.

– Phù thũng là do nước có trong máu lọt qua mao mạch ra ngoài, tích tụ lại ở các tổ chức dưới da gây nên. Nếu thai phụ đứng cả ngày ở một tư thế cũng sinh ra phù thũng. Khi bạn bị phù thũng bình thường, hiện tượng này sẽ khỏi ngay sau khi bạn ngủ dậy. Nhưng nếu sáng dậy, bạn vẫn không thấy hết phù ở chân mà còn lan ra bàn tay, mặt, bụng… thì có khả năng là bạn đã trúng độc mang thai.

– Do tuần hoàn máu bị trở ngại cũng có thể gây ra huyết áp cao. Nếu áp suất đo được khi đè ép trên 18,6kpa, khi thả lỏng trên 12kpa thì đặc biệt phải chú ý. Khi bị cao huyết áp, mạch máu có thể gây ra bong nhau thai sớm, vì vậy bạn nên hết sức cẩn thận.

– Lúc mang thai, thận không phát huy hết được tác dụng, dù không phải là trúng độc mang thai cũng có lúc có hiện tượng nước tiểu abumin. Nếu bị trúng độc mang thai trong nước tiểu sẽ có nhiều abumin, căn cứ vào thử nước tiểu có thể phán đoán chính xác.

Thông qua tín hiệu cân nặng tăng đột ngột, có lúc cũng chuẩn đoán ngay là trúng độc mang thai. Nếu trúng độc mang thai bị nặng, cơ thể sẽ không đem đủ máu tới nhau thai, làm hạn chế sự phát triển của thai nhi. Khi người mẹ bị chứng này dễ bị đẻ non, dù có thể giữ thai tới gần ngày dự định sinh thì khi sinh ra bé cũng chỉ giống như thai nhi mới được 8 tháng.

Trẻ bị trúng độc mang thai yếu hơn so với trẻ thiếu tháng bình thường, tỉ lệ tử vong cao hơn, não kém phát triển hơn và tỉ lệ phát sinh do di chứng cũng cao hơn. Nếu triệu chứng này phát triển thêm một bước nữa thì trong lúc mang thai hoặc trong lúc đẻ có thể dẫn tới co giật do mạch máu não của trẻ bị co hẹp lại. Khả năng tử vong của cả mẹ và thai nhi đều cao. 

Hiện nay, chúng ta đã biết trúng độc mang thai có thể dẫn đến bệnh biến mạch máu DIC (máu đông trong các mạch máu) và bệnh máu không đông. xét nghiệm double test có cần thiết khi mang thai.

Chữa trị trúng độc khi mang thai

Ngày nay, vẫn chưa có phương pháp nào có thể chữa được khỏi hẳn chứng trúng độc mang thai. Vì thế, bà bầu nên chú ý:

– Đảm bảo trạng thái an toàn và yên tĩnh trong sinh hoạt hàng ngày.

– Chú ý ăn uống, đặc biệt phải hạn chế ăn muối (một ngày nên ăn dưới 7g muối).

– Dùng thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Khi triệu chứng tương đối nhẹ, nếu ở mức độ “có khuynh hướng trúng độc” thì phải hạn chế ăn muối và giữ yên tĩnh trong nghỉ ngơi, có thể sẽ làm các triệu chứng chuyển biến theo chiều hướng tốt. 

Mức độ hạn chế ăn muối, độ yên tĩnh trong nghỉ ngơi tuỳ theo triệu chứng để có cách quyết định điều chỉnh hợp lí. Tốt nhất, người bệnh nên sinh hoạt và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nếu triệu chứng phát triển thêm một bước nữa, bạn buộc phải dùng thuốc lợi tiểu và thuốc hạ huyết áp hoặc lúc cần thiết phải dùng cả hai theo hướng dẫn của bác sĩ. Bạn cần vừa hạn chế ăn muối, giữ yên tĩnh, vừa phải uống các loại thuốc trên mới có thể điều trị bệnh này.

Khi triệu chứng nặng hơn nữa, thai phụ phải nằm viện để điều trị. Khi bạn nằm viện, bạn sẽ thoát khỏi áp lực trong các công việc hàng ngày nên sẽ giữ được yên tĩnh. Lượng muối ăn cũng sẽ được bác sĩ kiểm soát chặt chẽ nên đây là phương pháp tốt nhất để chữa trị chứng trúng độc mang thai.

Nếu chữa trị mà triệu chứng không chuyển biến tốt hoặc sự phát triển của thai nhi không giống như dự định thì lúc đó không nên đợi đến tuần thứ 40 mới sinh. Thời gian sinh, phương pháp sinh nên căn cứ theo chỉ định của bác sĩ.

Dự phòng trúng độc khi mang thai

Để dự phòng bệnh này, trước tiên phải kiểm tra định kì đều đặn bằng các phương pháp kiểm tra nước ối, nước tiểu… Khi bạn các triệu chứng sau đây, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra:

– Phù bàn chân, bàn tay: Hàng ngày, vào mỗi buổi sáng khi thức dậy, bạn phải lưu ý xem mu bàn chân, ống chân có bị phù hay không. Nếu thấy phù, dùng ngón tay ấn, da thịt không hồi phục lại như cũ thì phải chú ý lập tức đến bệnh viện để kiểm tra. Nếu bạn bị phù ở cả mu bàn tay, có thể bệnh của bạn đã tương đối nặng.

– Tăng cân nhanh: Ở thời kì cuối mang thai, thường mỗi tuần cân nặng của người phụ nữ tăng khoảng 250 – 450g. Nếu vượt qua phạm vi này, bạn nên chú ý. Nếu trọng lượng hàng tuần quá 500g là dấu hiệu báo động bị trúng độc mang thai.

– Đau đầu, chóng mặt: Ngoài ra, nếu bạn còn thấy cảm giác nặng đầu, mất ngủ, toàn thân mệt mỏi…

– Đau dạ dầy, buồn nôn, nôn mửa: Giống triệu chứng đau dạ dày, ruột thừa khi phản ứng thai nghén.

– Nhìn không rõ: Có thể do huyết áp gây ra.

Điều quan trọng là hàng ngày bạn phải chú ý nghỉ ngơi và ngủ đầy đủ. Thai phụ nên ăn ít đồ mặn và cay, biết khống chế sử dụng các thức ăn có tính kích thích mạnh. Với người phụ nữ mang thai lần đàu, phụ nữ trên 35 tuổi mang thai, bà bầu quá mập, người có khuynh hướng cao huyết áp, người trước kia đã bị bệnh thận là những người có khuynh hướng dễ bị trúng độc mang thai.

Hậu di chứng

Triệu chứng trúng độc mang thai sẽ giảm rất nhanh sau khi sinh đẻ, nhưng lại khó khỏi hoàn toàn, rất dễ để lại di chứng. Những chứng phù thũng, huyết áp cao, nước tiểu nhiễm abumin vẫn có thể xuất hiện nếu bạn không chú ý. 

Do đó, những người đã từng mắc bệnh trúng độc mang thai, sau khi sinh nên đi kiểm tra định kì để tiến hành chữa trị triệt để. Nếu không chữa trị triệt để thì lần mang thai sau có thể bị trúng độc mang thai ngay từ thời kỳ đầu mang thai.

Đọc thêm: Đo độ mờ da gáy là gì ?

Tìm hiểu về nhiễm khuẩn tiết niệu ở phụ nữ mang thai

Các vi khuẩn này từ vùng hậu môn, âm đạo xâm nhập vào bàng quang qua niệu đạo, nhiễm khuẩn khu trú ở đấy gọi là nhiễm khuẩn niệu đạo. Cho dù bạn đang, sắp hay sẽ là phụ nữ mang thai thì vẫn có những thắc mắc xoay quanh vấn đề này. Cùng sàng lọc trước sinh Gentis tìm hiểu chi tiết hơn nhé !

Tìm hiểu về nhiễm khuẩn tiết niệu ở phụ nữ mang thai

Vì sao phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm khuẩn tiết niệu?

Khi mang thai, do khối lượng tử cung lớn dần chèn ép vào niệu quản làm giãn đài bể thận, hoặc do sự trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên niệu quản… gây ra sự ứ đọng nước tiểu – yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn (chủ yếu là vi khuẩn E.coli) phát triển. Các vi khuẩn này từ vùng hậu môn, âm đạo xâm nhập vào bàng quang qua niệu đạo, nhiễm khuẩn khu trú ở đấy gọi là nhiễm khuẩn niệu đạo. 

Nhiễm khuẩn tiết niệu là bệnh lý rất dễ gặp ở phụ nữ mang thai
Vi khuẩn tiếp tục di chuyển đến bàng quang gây viêm bàng quang, và cuối cùng lan đến thận qua đường niệu quản gây viêm thận – bể thận cấp. 

4 thể nhiễm khuẩn tiết niệu thường gặp

  • Nhiễm khuẩn thường: Thường không có triệu chứng lâm sàng. Kết quả xét nghiệm nước tiểu ở hai lần riêng biệt cho thấy có ít nhất 100.000 vi khuẩn/1ml nước tiểu. Bệnh có thể gây biến chứng viêm thận – bể thận cấp với tỷ lệ khá cao nếu không được điều trị kịp thời.
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu thấp (viêm bàng quang cấp): Thai phụ đái buốt, đái rắt, nước tiểu sẫm màu, có khi đái ra máu ở cuối bãi, cảm giác nóng bỏng và rát khi đái, không sốt, nguời mệt mỏi. Khi làm xét nghiệm nước tiểu phát hiện protein âm tính. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm thận – bể thận cấp.
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu cao (viêm thận – bể thận cấp): Người bệnh sốt cao 39 – 40oC, mạch đập nhanh, rét run, thể trạng suy sụp nhanh, mệt mỏi li bì, đau vùng thắt lưng (đặc biệt là bên phải), buồn nôn và nôn, nhức đầu, đái buốt, đái rắt, phù toàn thân nhanh, có khi choáng do urê huyết tăng, rối loạn chức năng thận dẫn đến suy thận cấp. Ngoài ra, có thể bị suy tuần hoàn, suy hô hấp cấp… Đây là thể bệnh nặng nhất, nếu không điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
  • Viêm cầu thận cấp: Thai phụ bị phù toàn thân, phù trắng ấn lõm, cân nặng tăng nhanh (2kg/tuần), tăng huyết áp, tiểu ít, nhức đầu có khi mờ mắt, xét nghiệm nước tiểu có albumin niệu. Những triệu chứng này có thể rất dễ nhầm với tiền sản giật.
    • Suy thận cấp: Người phù, tiểu ít, xét nghiệm có urê máu, creatinin trong huyết thanh tăng cao. Bệnh có thể gây sảy thai, trẻ đẻ nhẹ cân, non tháng hay thai chết lưu. Nguyên nhân có thể do thận thiếu máu nuôi dưỡng, thường xảy ra trong trường hợp mẹ bị băng huyết, mất nước, rau bong non, nhiễm khuẩn huyết. Đo độ mờ da gáy ở tuần bao nhiêu của thai kỳ ?

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn tiết niệu mà mẹ bầu cần biết

Nguyên nhân khiến đa số phụ nữ khi mang thai dễ bị nhiễm khuẩn tiết niệu là do khối lượng tử cung ngày càng lớn, chèn ép vào niệu quản làm giãn đài bể thận. Hoặc cũng có thể do sự trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên niệu quản tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
Thói quen uống ít nước mỗi ngày khiến nước tiểu cô đặc, ứ đọng và trào ngược càng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Dấu hiệu nhận biết nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi mang thai

Biểu hiện của nhiễm khuẩn đường tiết niệu ban đầu cũng không quá rõ ràng nên dễ khiến bà bầu nhầm tưởng đó là những thay đổi bình thường khi mang thai. Do đó, khi gặp những dấu hiệu nhiễm khuẩn tiết niệu dưới đây, mẹ không được chủ quan mà nên đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán chính xác.

Đau lưng, đau bụng cũng có thể là dấu hiệu mẹ bầu bị nhiễm khuẩn tiết niệu
Một số triệu chứng có thể kể đến như:

  • Đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, nóng rát khi đi tiểu
  • Đau lưng, đau bụng và đau xương chậu
  • Buồn nôn, nôn ói rất giống tình trạng ốm nghén
  • Run người, nóng sốt
  • Nguy cơ có thể xảy ra cho mẹ bầu

Phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu ở bà bầu

Viêm đường tiết niệu gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Chính vì vậy, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời là việc làm vô cùng cần thiết.

Hãy uống thuốc và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để chữa trị bệnh hiệu quả
Mẹ bầu cần thường xuyên kiểm tra mẫu nước tiểu trong những đợt khám thai để phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm.
Trường hợp bị bệnh, bạn sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh. Hãy tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, uống đúng cách và đủ liều để có thể chữa trị khỏi căn bệnh vô cùng phiền toái này.
Bên cạnh đó, hãy uống các loại nước trái cây tốt cho sức khỏe và có tác dụng lợi tiểu. Điều này không chỉ giúp chữa trị mà còn hỗ trợ phòng bệnh rất hiệu quả.
Đặc biệt, hãy lưu ý vệ sinh sạch sẽ cơ thể và các cơ quan tiết niệu mỗi ngày để không cho vi khuẩn cơ hội sinh sôi, phát triển.

Cách phòng tránh bệnh khi mang thai

  • Giữ vệ sinh vùng kín rất quan trọng trong việc giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Tránh những kích thích xảy ra trong bộ phận sinh dục. Vi khuẩn phát triển tốt nhất tại các khu vực bị kích thích. Vì vậy, tránh kích thích ở vùng sinh dục bằng cách sử dụng xà phòng nhẹ, dầu gội nhẹ, và sữa tắm. Ngoài ra, bạn có để tránh làm sạch bộ phận sinh dục bằng khăn giấy thô.
  • Giữ cho bàng quang thường xuyên rỗng. Vẫn còn nước tiểu trong bàng quang sẽ cơ hội cho các vi khuẩn phát triển. Do đó, không giữ thói quen giữ lại nước tiểu trong bàng quang mà nên đi vệ sinh thường xuyên.
  • Tránh sử dụng đồ lót tổng hợp. Điều này có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn. Các chuyên gia y tế khuyên bạn nên mặc đồ lót bằng vải cotton có thể thoải mái hơn.
  • Uống đủ nước. Uống đủ nước có thể đẩy các vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu một cách hiệu quả.

Đọc thêm: xét nghiệm double test và những điều mẹ bầu cần biết 

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2020

Các thực phẩm bà bầu nên tránh khi ăn sáng

 Bà bầu nên tránh, hạn chế các món này không chỉ trong bữa sáng mà còn tránh trong cả ngày để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé. Cùng xét nghiệm sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu ngay nhé !

Những thực phẩm bà bầu nên tránh khi ăn sáng

Caffeine

Mẹ bầu không nên dùng caffeine trong thời gian mang bầu. Nếu mẹ thèm quá, mẹ có thể uống một chút xíu. Tuy nhiên, tuyệt đối không uống hơn 200 mg caffeine mỗi ngày tương đương với hai tách cà phê pha.
Đặc biệt, caffeine không chỉ có trong cà phê mà nó còn có trong rất nhiều loại đồ uống khác như soda, trà…
Giải pháp thay thế: ca cao nóng, các loại trà thảo dược, các loại đồ ăn hoặc uống có hương vị cà phê để giảm cơn thèm chẳng hạn sữa bầu hương vị cà phê.

Sữa chưa tiệt trùng

Listeria, salmonella và các vi khuẩn có hại khác có thể được tìm thấy trong sữa tươi và pho mát mềm.

Hải sản hun khói

Cá hồi hun khói có thể chứa listeria. Nếu mẹ bị Listeria có thể gây sinh non, có khả năng gây sảy thai sớm và nguy cơ các biến chứng khác.

Thực phẩm có đường

Khi mang thai, mẹ nên kiểm soát chế độ ăn uống và hạn chế đồ ăn, đồ uống nhiều đường. An thực phẩm nhiều đường có thể làm tăng đường huyết trong thai kỳ dẫn đến tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm.  

Trứng sống

Trứng sống, trứng luộc lòng đào hay các chế phẩm từ trứng sống có thể là món ngon ưa thích của nhiều người. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn các món ăn này vì nó có thể chứa salmonella và các vi khuẩn có hại.

Lời khuyên cho bữa sáng khi mang thai

  • Giữ thực phẩm tươi sống
  • Luôn xem hạn sử dụng khi chọn mua thực phẩm;
  • Thực phẩm ngoài chợ nên chọn tươi sống và bảo quản đúng cách;
  • Sử dụng và bảo quản thực phẩm đúng cách
  • Thực phẩm đã chế biến cần hạn chế tái sử dụng; sử dụng đúng cách.

Chẳng hạn, có rất nhiều mẹ bầu nấu cơm từ buổi tối để sáng hoặc trưa hôm sau mới ăn. Nếu không bảo quản đúng cách hoặc không phải thực phẩm nào cũng để được thời gian lâu như vậy.
Hoặc một số mẹ bầu thường uống nước trái cây đã ép được nhiều giờ mà không biết rằng chúng sẽ bị biến chất và phát sinh mầm bệnh.
Một khi nghi ngờ có mùi, vị lạ, cần bỏ đi ngay.

  • Rửa tay trước khi ăn, uống
  • Mẹ bầu cần ăn chín, uống sôi nhưng cũng cần ăn sạch uống sạch.

Không chỉ là giữ thực phẩm sạch mà còn phải rửa tay sạch thường xuyên như trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh, ra vào nơi công cộng. xét nghiệm double test là gì ?

Cách ăn sáng đúng cách khi mang thai

Nguyên tắc: lỏng-mềm-rắn

Thức ăn nên được ăn theo thứ tự:

  • Uống nước trước tiên;
  • Ăn thức ăn lỏng, thức ăn mềm tiếp theo;
  • Tăng dần thức ăn rắn để hệ tiêu hóa thích nghi và dễ làm việc hơn
  • Ăn đủ bữa

Cho dù mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn ốm nghén hay bận rộn thì cũng cần nhớ ăn đủ ít nhất 3 bữa chính mỗi ngày.

  • Mẹ có thể tăng thêm các bữa phụ với đồ ăn nhẹ;
  • Không nên để bụng quá đói;
  • Luôn nhớ uống nước cho dù không khát.
  • Luôn chuẩn bị đồ ăn sẵn
  • Bữa ăn sáng rất quan trọng, nhiều khi mẹ không kịp nấu bữa ăn sáng một cách cẩn thận thì đồ ăn sẵn là một lựa chọn.

Nhưng cần lưu ý:

  • Không chọn các loại đồ ăn trong danh mục khuyến cáo cho mẹ bầu như đồ ăn chứa thực phẩm sống; sản phẩm chưa tiệt trùng…
  • Xem hạn sử dụng;
  • Đồ ăn uống sẵn cần được bảo quản đúng cách.
  • Chất béo cho bữa sáng

Một lượng chất béo lành mạnh nhất định (từ bơ, các loại hạt, cá béo như cá hồi và dầu ô liu) rất quan trọng, giúp hấp thụ vitamin và axit béo thiết yếu cho mẹ và cho bé.
Thêm chất béo vào bữa ăn sáng với một ít bơ vào sinh tố, các loại hạt vào bột yến mạch hoặc nấu đồ ăn với dầu ô liu.

Chuối

Chuối là một siêu trái cây tổng hợp có chứa: prebiotic, giàu kali, chất xơ, protein, vitamin C và dễ dàng mang đi với một bữa ăn nhẹ.
Thêm chuối vào sinh tố, ngũ cốc, sữa chua, kẹp trong bánh sandwich hoặc trong món salad trái cây sẽ làm phong phú thêm bữa ăn sáng của mẹ bầu.

Đọc thêm: sàng lọc trước sinh khi nào tốt nhất ?