Thứ Ba, 1 tháng 9, 2020

Mẹ bầu ăn hoa thiên lý được không ?

Bà bầu ăn hoa thiên lý có tác dụng giảm táo bón, cải thiện giấc ngủ, ổn định cân nặng, tốt cho sự phát triển của thai nhi, giúp thai nhi khỏe mạnh và phát triển tốt hơn nhưng chỉ nên ăn từ 2 – 3 lần một tuần là hiệu quả nhất. Một số món ngon từ hoa thiên lý như hoa thiên lý xào thịt bò, hoa thiên lý xào tỏi, canh hoa thiên lý,... Vậy cách chế biến hoa thiên lý cho bà bầu như thế nào...

Tìm hiểu hoa thiên lý có đặc điểm gì, trồng ở đâu?

Cây thiên lý là một loại cây thân thảo, dây leo, mảnh, không có tua cuốn, thân hơi có lông nhất là bộ phận đang còn non. Thân dài từ 1- 10m, có màu lục ánh vàng
Lá thiên lý có hình tim, cuống lá 1-5cm, lông trải đều trên gân lá, đầu lá nhọn, phiến lá có hình trứng dài 4-12cm, rộng 3-10cm.
Hoa thiên lý mọc thành chùm to dưới nách lá, mỗi bông hoa có 5 cánh mở rộng, có màu xanh lục hoặc ngả vàng, cuống hoa 0,5-1,5cm, có lông măng. Tràng hoa màu xanh lục ánh vàng, ống tràng dài 6-10mm và rộng 4-6mm. Thông thường thiên lý sẽ ra hoa vào khoảng đầu tháng 5 đến tháng 10 và kết quả khoảng tháng 10 đến tháng 12.
Cây thiên lý còn được trồng nhiều ở Việt Nam chủ yếu là khu vực miền Bắc, để tạo bóng mát và lấy hương thơm từ hoa. Bên cạnh còn lấy lá và hoa để chế biến món ăn.

Bà bầu ăn hoa thiên lý có tốt không?

Hoa thiên lý không chỉ quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt, mà còn được dùng làm nguyên liệu trong Đông y. Trong hoa thiên lý chứa nhiều thành phần như chất đạm, chất xơ và các vitamin C, B1, B2 cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
Hoa thiên lý có tính bình, vị ngọt, chứa nhiều thành phần bổ dưỡng có ích cho sức khỏe con người. Bà bầu ăn hoa thiên lý rất tốt cho sự phát triển của thai nhi, giúp thai nhi khỏe mạnh và phát triển tốt hơn nhưng chỉ nên ăn từ 2 – 3 lần một tuần là hiệu quả nhất. Tham khảo: hội chứng edwards là gì ?

Thành phần dinh dưỡng có trong hoa thiên lý

Không chỉ đơn giản là thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, hoa thiên lý còn được ứng dụng trong việc chế biến thuốc nhờ vào các thành phần dinh dưỡng vốn có như: chất xơ, chất đạm, chất bột đường, vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, Caroten (tiền vitamin A), khoáng chất như calcium, phospho, sắt, kẽm,…
Trong lá cây thiên lý có chứa Ancaloit là một loại amin chứa độc tố, nếu không cẩn thận dùng quá nhiều sẽ có thể gây ngộ độc thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên với liều lượng ở mức vừa đủ thì sẽ không gây nguy hiểm, mà còn có công dụng trong việc điều trị bệnh.

Bà bầu ăn hoa thiên lý có tác dụng gì?

Giảm táo bón

Trong quá trình mang thai, chức năng đường ruột bị rối loạn dẫn đến chứng táo bón ở đa số bà bầu. Mẹ bầu mang thai bị bón gặp khá nhiều bất lợi như: thiếu chất dinh dưỡng, đầy bụng, khó chịu, dễ tích tụ các chất độc phenol, indol, amoniac,…
Chất xơ có trong hoa thiên lý có tác dụng chống táo bón, chất xơ khi vào ruột sẽ hấp thụ nhiều nước, giúp cho việc đi ngoài dễ dàng hơn.

Giảm đau nhức xương

Khi mang thai cơ thể bà bầu sẽ có nhiều thay đổi dẫn đến sức đề kháng cũng giảm đi. Ốm nghén, mệt mỏi hay cơ thể, xương khớp bị nhức là hoàn toàn bình thường.
Tuy vậy, bà bầu có thể tránh các tình trạng đó nhờ ăn hoa thiên lý. Các thành phần dinh dưỡng có trong thiên lý sẽ giúp mẹ bầu khỏe mạnh, dễ chịu. Cho cơ thể bà bầu luôn trong trạng thái thoải mái nhất.

Ổn định cân nặng

Cân nặng là vấn đề của tất cả chị em, đặc biệt là đối với phụ nữ trong quá trình mang thai. Việc phải bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho thai nhi khỏe mạnh dẫn đến cân nặng cũng tăng theo. Chất xơ và diệp lục trong hoa thiên lý hỗ trợ trao đổi chất tốt, tạo cảm giác no lâu, ít thèm ăn.

Cải thiện chứng mất ngủ

Căng thẳng, mệt mỏi dẫn đến mất ngủ là tình trạng phổ biến và rất không tốt cho sức khỏe bà bầu. Chỉ vài bước đơn giản cùng hoa thiên lý, mẹ bầu có thể an tâm ngon giấc, thai nhi cũng phát triển khỏe mạnh hơn.
Bài thuốc dân gian trị chứng mất ngủ từ hoa thiên lý: hoa thiên lý 30g, hoa nhài 10g, tâm sen 15g. Tất cả nguyên liệu mang nấu chung lấy nước uống trong ngày, mỗi ngày 2 lần sau bữa trưa và tối. Tùy cơ địa từng người, nhưng uống liền 1 tuần như thế có thể cải thiện chứng mất ngủ của bà bầu.

Phòng chống rôm sảy

Mang thai khiến cơ thể nóng hơn người bình thường, bà bầu dễ bị rôm sảy và mẫn ngứa. Nếu gặp tình trạng này, mẹ bầu hãy chăm chỉ ăn hoa thiên lý là có thể giải quyết được ngay. Tính bình, vị ngọt, giải nhiệt có trong hoa giúp cho cơ thể bà bầu thanh mát, tăng sức đề kháng, chống rôm sảy, mụn, mẫn ngứa.

Cách chế biến hoa thiên lý cho bà bầu

Hoa thiên lý xào thịt bò

Nguyên liệu: 300g thiên lý, 100g thịt bò, gia vị: dầu ăn, hành tỏi, muối, hạt nêm.
Cách chế biến hoa thiên lý xào thịt bò:
– Thịt bò rửa sạch, thái nhỏ (hoặc băm tùy ý) cho vào một chén nhỏ, cho ít nước mắm và tiêu vào ướp cho thấm. Thiên lý rửa sạch, để ráo, hành tỏi băm nhỏ.
– Cho dầu ăn vào chảo, dầu sôi cho hành tỏi đã băm vào phi cho thơm. Sau đó cho hoa thiên lý vào đảo sơ tầm 3 phút rồi cho phần thịt bò vào. Nêm nếm gia vị vừa miệng là có thể dùng ngay. Hoa thiên lý xào thịt bò ăn cùng cơm trắng rất ngon và dinh dưỡng. Đo độ mờ da gáy khi nào ?

Canh hoa thiên lý nấu tôm

Nguyên liệu: 200g tôm, 300g hoa thiên lý, gia vị: dầu ăn, hạt nêm, muối, hành tím, hành lá.

Cách nấu canh hoa thiên lý:

– Tôm mua về rửa sạch, bóc vỏ băm nhỏ (để nguyên, không bóc vỏ vẫn được, tùy vào sở thích của bạn), hoa thiên lý rửa sạch, để ráo. Hành tím rửa sạch, băm nhỏ, hành lá rửa sạch, cắt đoạn nhỏ.
– Cho một ít dầu ăn vào nồi, cho hành tím vào phi thơm rồi cho tôm vào đảo chung. Sau đó, cho khoảng 500ml nước vào nồi đun sôi rồi cho thiên lý vào. Nêm nếm vừa miệng, chờ nước sôi lần nữa là có thể dùng.
– Đừng quên cho hành lá vào canh cho thơm nhé (nếu bạn không ăn được hành lá thì không cần cho vào). Có thể thay thịt tôm bằng các nguyên liệu khác như ngao, thịt bò, giò sống,…với cách làm tương tự.

Canh hoa thiên lý cá thác lác

Nguyên liệu: 300g hoa thiên lý, 300g cá thác lác, 2 quả cà chua, rau ngổ, hành lá. Gia vị: me chua, hành tỏi, dầu ăn, nước mắm, hạt nêm.
Cách nấu canh hoa thiên lý với cá thác lác:
Hoa thiên lý và cà chua rửa sạch, cà chua chẻ múi cau. Đun sôi 600ml nước sau đó cho me vào (vớt hột me hoặc không tùy ý), cho vào 1 thìa nước mắm, 3 thìa đường và 1 thìa hạt nêm
Khi nước sôi cho cá và cà chua vào. Nước sôi lần nữa thì cho hoa thiên lý vào, nêm nếm vừa miệng. Đợi nước sôi tiếp thì tắt bếp, cho hành lá và ngổ vào là có thể dùng được
Có thể thay cá thác lác bằng cá hú, cá bông lau, cá chép,…tùy sở thích với cách làm tương tự.

Bà bầu ăn hoa thiên lý cần lưu ý gì?

Bà bầu không ăn quá nhiều hoa thiên lý

Mặc dù dinh dưỡng có trong hoa thiên lý cao, ăn hoa thiên lý tốt cho sức khỏe nhưng không được lạm dụng quá. Chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng ăn hoa thiên lý từ 2 – 3 lần mỗi tuần là tốt nhất.

Không chế biến hoa thiên lý chung với thực phẩm giàu sắt

Trong hoa thiên lý chứa kẽm nên khi sử dụng mẹ bầu tránh nấu chung với các thực phẩm giàu sắt như gan, rau muống, đậu hũ, ốc, cải bó xôi, lòng đỏ trứng,…chất sắt có trong các thực phẩm này sẽ đẩy kẽm cho khỏi cơ thể.

Không sử dụng hoa thiên lý chữa bệnh lúc trái mùa

Thời điểm trái mùa, hoa thiên lý dễ bị phun thuốc, chất xúc tác để đẩy hoa nở. Dùng hoa thiên lý trái mùa làm thuốc không an toàn cho người bệnh. Hoa thiên lý tập trung nở nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, sinh trưởng mạnh mẽ vào mùa xuân khi nhiệt độ vào khoảng từ 20 – 35 độ C.
Như vậy, Bà bầu ăn hoa thiên lý có tác dụng giảm táo bón, cải thiện giấc ngủ, ổn định cân nặng, tốt cho sự phát triển của thai nhi, giúp thai nhi khỏe mạnh. Qua những thông tin sàng lọc trước sinh NIPT Gentis đã tổng hợp về hoa thiên lý trên, hy vọng các bà bầu sẽ có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét