Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2020

Uống sữa bầu mà bị tiêu chảy thì phải làm sao

Uống sữa bầu bị tiêu chảy có thể do mẹ uống không đúng cách, đúng buổi hoặc uống quá nhiều,...để hạn chế tình trạng này mẹ có thể pha theo công thức chỉ định, không uống sữa sau khi đã ăn trái cây chua và những kinh nghiệm uống sữa bầu không bị ngán, không bị đầy bụng, tiêu chảy được chia sẻ bên dưới cùng sàng lọc nipt Gentis.

Uống sữa bầu mà bị tiêu chảy thì phải làm sao

Mẹ bầu nên bắt đầu uống sữa bầu từ khi nào?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ nên bắt đầu uống sữa dành cho bà bầu ngay từ khi biết mình có thai. Thậm chí các bác sĩ còn cho rằng nếu bạn có kế hoạch mang thai từ trước thì nên uống sữa trước khi thụ thai 3 tháng.
Bởi việc bổ sung axít folic cho phụ nữ trước khi mang thai là vô cùng quan trọng vì axít folic có vai trò ngăn ngừa sinh con dị tật ống thần kinh mà ống thần kinh lại được hình thành từ rất sớm, chỉ trong 28 ngày đầu của thai kỳ. Đây cũng là thời điểm chúng ta thường chưa nhận biết được mình đã có thai nên chế độ dinh dưỡng chưa được quan tâm đúng mức.
Với những thai phụ nghén, không ăn được nhiều thì việc sử dụng sữa để bù lại năng lượng và vi chất lại càng trở nên hữu ích. Nếu không, bạn nên chọn thời điểm thai nhi được 20 tuần tuổi làm mốc uống sữa bà bầu bởi đây là lúc thai nhi phát triển mạnh về trí não, hệ xương và răng.
Dù vậy, không phải chị em nào cũng bắt buộc phải uống sữa bà bầu. Nếu cơ thể bạn đã đầy đủ dưỡng chất và có chế độ ăn uống khoa học, cân bằng thì không nên uống quá nhiều sữa bầu.

Tại sao sữa bà bầu có thể gây đầy bụng, tiêu chảy khi uống?

Uống sữa bà bầu bị đầy bụng là hiện tượng mà các mẹ rất hay gặp phải khi sử dụng sữa bầu. Vậy nguyên nhân là do đâu, có nhiều người gặp hiện tượng này hay không, và làm sao để hết đau bụng, hoặc buồn nôn khi uống sữa bà bầu?
Các mẹ đang bị rối loạn tiêu hóa do tâm lý lo lắng, hoặc do cố gắng ăn và uống quá nhiều so với nhu cầu thực tế. Điều này sẽ khiến cho việc hấp thụ và tiêu hóa khi uống thêm sữa bầu là vô cùng khó khăn.
Các mẹ uống sữa bầu không đúng thời điểm và không đúng cách.
Có thể do các mẹ hiện đang có sử dụng một số loại thuốc, sữa ngăn cản sự hấp thụ của thuốc cũng là một nguyên nhân đáng lưu ý.
Uống quá nhiều sữa bầu so với nhu cầu thực tế của mẹ và bé.
Các tác động của tâm lý sợ uống sữa bầu cũng gây khó tiêu hóa, làm dạ dày không tiết acid giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn. hội chứng edwards là gì ?

Uống sữa bầu bị tiêu chảy phải làm sao?

Uống sữa bà bầu đôi khi lại bị đầy bụng. Ngoài ra, còn có cảm giác buồn nôn, thậm chí là tiêu chảy. Vậy làm thế nào để tránh tình trạng đau bụng, bị tiêu chảy khi uống sữa bà bầu này? Dưới đây là những chia sẻ rất hữu ích mẹ bầu tham khảo nhé:
  • Tạo tâm lý thoải mái, không quá lo lắng vì uống quá ít sữa.
  • Không lạm dụng, uống quá nhiều so với nhu cầu.
  • Không pha quá đặc, hãy pha theo công thức của nhà sản xuất.
  • Không ăn uống các chất nhiều acid trước và khi uống sữa 1 tiếng cái này có thể gây hiện tượng tiêu chảy nếu quá nhiều Acid.
  • Không uống sữa kèm thêm đường hoặc socola vì sẽ gây quá hàm lượng cần thiết.
  • Uống thuốc trước hoặc sau uống sữa 1 giờ.

Khi mang thai có nhất thiết phải uống sữa bầu không?

Sữa bầu là rất quan trọng khi các mẹ mang thai, nó bổ sung đầy đủ các chất cho thai nhi.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp bất khả kháng các mẹ không thể uống được sữa bầu thì có thể sử dụng các thực phẩm khác bổ sung, kết hợp với các loại vitamin bà bầu để bổ sung thêm các chất mà thực phẩm thiếu. Các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm, đừng lo lắng quá mức cần thiết khi không uống được sữa bà bầu nhé.
Uống sữa bầu là một trong những vấn đề đau đầu nhất của các mẹ khi mang thai vì lúc thai nghén, các mẹ thường rất sợ vị sữa, ngoài ra còn không biết nên uống thế nào tốt, thế nào là đủ.
Vậy nên, nếu uống sữa bà bầu bị đầy bụng hoặc đau bụng, buồn nôn thì các mẹ cần đọc kỹ lại bài viết này, nếu tình trạng này kéo dài các mẹ nên đi khám chuyên khoa để được tư vấn kỹ hơn.

Cách uống sữa bầu không bị ngán?

Trước khi uống sữa bầu, các thai phụ hãy chú ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên vỏ hộp hoặc xin tư vấn từ bác sỹ để nắm được cách uống sữa.
Thông thường, trên bao bì sản phẩm đều ghi là nên uống 2 cốc/ngày, mỗi cốc khoảng 4 thìa 50g sữa/ngày. Thay vì uống mỗi lần một ly, bạn có thể chia ra uống nhiều lần trong ngày. Khi pha cũng có thể pha loãng sữa, uống từng ít một rồi tăng dần liều lượng.
Để đỡ “ngán” hơn, bà bầu nên chọn loại sữa có mùi vị mà mình ưa thích nhằm kích thích vị giác và tạo cảm giác ngon lành khi uống như vị cam, vani, sôcôla… không nên ép mình uống một loại cố định.
Nhiều chị em bầu bí lựa chọn phương pháp uống sữa bầu kèm theo bánh mỳ, bánh quy… Đây cũng là một cách hay để bạn tham khảo.
Nếu vẫn quá “dị ứng”, không uống được sữa bầu hoặc sữa tươi khi mang bầu, bạn có thể ăn sữa chua hoặc phô mai thay thế, kết hợp bổ sung cho cơ thể và thai nhi những dưỡng chất cần thiết thông qua các thực phẩm bổ dưỡng khác.

Kinh nghiệm chọn loại sữa bầu thích hợp?

Những năm gần đây, trên thị trường sữa bà bầu xuất hiện rất nhiều loại khác nhau, đáng chú ý là dòng sữa bầu nhập khẩu đang tràn vào nước ta một cách chóng mặt. Nếu bạn không chọn được loại sữa hợp với mình và hợp với bé thì quả thực là nan giải.
Thực tế, sữa bầu được chế biến theo công thức dành riêng cho thai phụ chắc chắn là tốt nhất cho phụ nữ mang thai, chỉ khác nhau về hãng sản xuất (nhãn mác, mùi vị, giá cả…) chứ rất khó để phân định sữa nào có chất lượng tốt hơn.
Vấn đề ở chỗ, khi lựa chọn, bạn nên để ý nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng của sữa xem nó có phải là sữa giả, sữa kém chất lượng hay sữa “quá đát” hay không.
Để hạn chế mua phải sữa bầu kém chất lượng mẹ bầu có thể lựa chọn các loại sữa bột khá phổ biến và được ưa chuộng trên thị trường là sữa XO, Enfamama, Similac Mom, Similac Neosure, Anmum Materna, dòng sữa Ensure, Friso Gold Mum, sữa Nuti Enplus…
Nếu không thích sữa bột hoặc cơ thể không hấp thụ được loại sữa này, bạn có thể chuyển sang uống sữa tươi tiệt trùng, sữa đậu nành đi kèm với việc bổ sung thêm dưỡng chất cần thiết thông qua các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, rau xanh, ngũ cốc, hoa quả… nhằm đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng trong thai kỳ.
Đọc thêm: khám sàng lọc trước sinh ở đâu uy tín chất lượng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét