Thứ Tư, 9 tháng 9, 2020

Bà bầu đi bơi cần lưu ý những điều gì ?

Bà bầu đi bơi không chỉ giảm nguy cơ mắc các bệnh về khớp, ngoài ra còn giúp giảm sưng phù mắt cá và chân. Bên cạnh đó, nước giúp đẩy chất lỏng từ các mô vào tĩnh mạch và thúc đẩy tuần hoàn máu ở chân của bạn. vậy bà bầu đi bơi cần lưu ý gì? Thời điểm nào bà bầu đi bơi thích hợp nhất? Sau khi đi bơi bà bầu cần làm gì? chi tiết được xét nghiệm sàng lọc trước sinh Gentis chia sẻ bên dưới. 

Bà bầu đi bơi cần lưu ý những gì ?

Chỉ với 30 phút tập luyện/ ngày (một tuần từ 1-2 ngày) bơi lội sẽ mang đến những hiệu quả bất ngờ cho mẹ bầu. Bơi lội được chứng minh là mang lại rất nhiều lợi ích cho chị em khi mang thai như:
Bà bầu đi bơi không chỉ giảm nguy cơ mắc các bệnh về khớp, ngoài ra còn giúp giảm sưng phù mắt cá và chân. Bên cạnh đó, nước giúp đẩy chất lỏng từ các mô vào tĩnh mạch và thúc đẩy tuần hoàn máu ở chân của bạn.
Chưa dừng lại ở đó, nước lạnh giúp bạn hạn chế cảm giác buồn nôn, làm giảm ốm nghén. Việc bơi còn giúp duy trì cơ bắp, tăng sức chịu đựng cho mẹ và ngăn chặn một số căn bệnh liên quan đến nước ối.
Bơi lội còn giúp giữ vóc dáng cho bà bầu và giúp chị em nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh…

Lưu ý bà bầu khi đi bơi cần nhớ

Tuy nhiên, để được an toàn nhất khi đi bơi, chị em cần tuân thủ một số nguyên tắc dưới đây:
  • Hãy đo huyết áp trước khi xuống nước
  • Dù rất có lợi cho bà bầu, tuy nhiên không phải thai phụ nào cũng có thể xuống nước bơi lội.
  • Trước khi xuống nước cần phải đo huyết áp, mạch đập và làm các kiểm tra khác. Ngoài ra khi xuống nước cần có người thân đi cùng đấy các mẹ bầu nhé!
  • Kiểm tra nhiệt độ nước bể bơi
  • Nước bể bơi nên duy trì ở mức 29-30 độ C. Với nhiệt độ này các cơ sẽ không bị co giật và không làm thai phụ mệt mỏi
  • Nếu nước quá nóng sẽ khiến thân nhiệt thai phụ tăng cao.
  • Nếu nước dưới 28 độ thì dễ làm co tử cung, dẫn đến sinh non hoặc sảy thai. Ngoài ra, cũng nên chọn khoảng thời gian tử cung không dễ co (khoảng 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều) để bơi lội.
  • Bà bầu nên lựa chọn thời gian bơi lội tốt nhất
  • Thời kỳ bơi lội tốt nhất với thai phụ là từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7 mang thai. Bởi lúc đó thai nhi đã đi vào ổn định, chức năng sinh lý bắt đầu phát huy tác dụng.
  • Đặc biệt các mẹ bầu nên chú ý, thời gian cuối của thai kỳ để tránh bị cảm lạnh hoặc vỡ ối sớm nên ngừng hoạt động bơi lội. bảng giá sàng lọc trước sinh nipt ?

Mẹ bầu cần chú ý tư thế bơi

  • Không phải bà bầu có thể bơi mọi tư thế đâu nhé. Các mẹ có thể bơi ngửa, thả người nổi trên nước, chân tay nhẹ nhàng đạp nước đều. Đây là tư thế rất tốt, có thể làm giảm đau lưng.
  • Ngoài ra, để tránh gây mệt mỏi cho cơ thể khi bơi không nên làm những động tác quá mạnh. Cũng không nên rướn người nhiều đâu nhé.
  • Mẹ bầu nên uống nước trước và sau khi bơi
  • Cũng như các hoạt động thể thao khác, trước và sau khi bơi nhớ phải bổ sung lượng nước cho cơ thể. Các mẹ bầu cũng đừng nghĩ bốn bề đều là nước cơ thể không rơi vào tình trạng mất nước đâu nhé!
  • Mẹ bầu không nên bơi quá lâu
  • Không nên bơi quá lâu, làm sao để sau khi kết thúc buổi bơi lội bạn không cảm thấy mệt mỏi.
  • Sau khi bơi nhiều vòng nên đo lại mạch để xem liệu mình có vận động quá sức không. Nếu quá sức, hãy giảm vận động hoặc lên bờ ngồi nghỉ.

Bà bầu đi bơi vào thời điểm nào thích hợp nhất?

Đối với mẹ bầu, thì thời điểm thích hợp nhất để đi bơi là 3 tháng giữa của thai kỳ, bởi ở ba tháng đầu tiên, thai nhi còn chưa bám chắc vào thành tử cung nên dễ gây sẩy thai, còn ba tháng cuối là giai đoạn sắp bước thời kỳ lâm bồn, nếu mẹ không cẩn thận sẽ có thể sinh non.
Nếu đã đủ điều kiện và sức khỏe để đi bơi, mẹ nên nhớ thời gian đi bơi tốt nhất là vào lúc chiều mát. Lúc này không khí vẫn còn ấm và cơ thể mẹ bầu được điều hòa ổn định với môi trường.
Mẹ không nên đi bơi vào lúc nắng gắt hay lúc sáng sớm vì lúc này sự chênh lệch nhiệt độ cơ thể và bên ngoài có thể khiến mẹ bầu cảm thấy chóng mặt hay dễ sinh ra các bệnh cảm sốt…

Bà bầu sau khi đi bơi cần làm gì?

+ Mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn một đôi dép chống trơn trượt khi đi bơi để dùng khi lên khỏi mặt nước.
+ Vừa tắm xong, khi lên bờ, không nên mặc bộ đồ bơi bị ướt mà ngồi bất cứ chỗ nào vì vi khuẩn rất dễ phát triển và xâm nhập vào âm đạo thông qua môi trường ẩm ướt.
+ Bổ sung thêm một lượng nước cho cơ thể.
+ Sau khi bơi nên đi tắm nhưng tuyệt đối không nên tắm hơi.
+ Đi tiểu sau khi bơi để ngăn ngừa viêm âm đạo.
+ Sử dụng nước nhỏ mắt để ngăn chặn nhiễm trùng vi khuẩn.
Tóm lại, những bài tập bơi không chỉ mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho mẹ bầu mà còn hạn chế một số đau nhức phổ biến trong thai kỳ. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được nhiều cho các mẹ bầu trong việc bơi lội khi mang thai và có được cách tập luyện hiệu quả nhất nhé!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét